Giáo án môn học Địa lý 10 - Bài 11: Tác động ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất

I/. Mục tiêu bài học: Sau bài này học sinh cần

 1. Về kiến thức :

 - Biết khái niệm về ngoại lực và nguyên nhân sinh ra ngoại lực.

 - Phân tích và trình bày được tác động của ngoại lực làm biến đổi địa hình, thể hiện ở các hình thức: phong hóa, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.

 - So sánh để phân biệt với các quá trình đó.

 2. Về kỹ năng :

 - Phân tích và trìnbh bày các quá trình ngoại lực bằng hình vẽ, tranh ảnh.

 - Rèn luyện kỹ năng đọc và nhận xét tác động của ngoại lực giữa các khu vực trên bản đồ.

 3. Về thái độ.

 Biết được sự tác động của ngoại lực tới địa hình bề mặt tđ làm biến đổi môi trường, có thái độ đúng đắn đối với việc sử dụng và bảo vệ môi trường.

II/. Thiết bị dạy học :

 - Hình vẽ, tranh ảnh về sự phong hóa, xâmthực do nước chảy, bồi tụ.

 - Bản đồ tự nhiên thế giới

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 - Bài 11: Tác động ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần . . .. Ngày soạn . . tháng . .. . năm 20. . . Tiết . . . . Ngày dạy..tháng..năm 20. . . . Bài 11 : TÁC ĐỘNG NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT I/. Mục tiêu bài học: Sau bài này học sinh cần 1. Về kiến thức : - Biết khái niệm về ngoại lực và nguyên nhân sinh ra ngoại lực. - Phân tích và trình bày được tác động của ngoại lực làm biến đổi địa hình, thể hiện ở các hình thức: phong hóa, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ. - So sánh để phân biệt với các quá trình đó. 2. Về kỹ năng : - Phân tích và trìnbh bày các quá trình ngoại lực bằng hình vẽ, tranh ảnh. - Rèn luyện kỹ năng đọc và nhận xét tác động của ngoại lực giữa các khu vực trên bản đồ. 3. Về thái độ. Biết được sự tác động của ngoại lực tới địa hình bề mặt tđ làm biến đổi môi trường, có thái độ đúng đắn đối với việc sử dụng và bảo vệ môi trường. II/. Thiết bị dạy học : - Hình vẽ, tranh ảnh về sự phong hóa, xâmthực do nước chảy, bồi tụ. - Bản đồ tự nhiên thế giới III/. Trọng tâm bài học Các quá trình phong hóa, bóc mòn, vận chguyển và bồi tụ. IV/. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra: Trình bày vận động theo phương thẳng đứng và vận động theo phương nằm ngang 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HĐ 1: Cả lớp GV hướng dẫn hs quan sát về sự tác động của gió mưa, nước chảy kết hợp đọc mục I.SGK để hiểu về khái niệm ngoại lực, nguyên nhân sinh ra ngoại lực. KL: Họat động của gió, mưa, nước chảy sinh ra nguồn năng lượng tác động lên bề mặt TĐ. Ngoại lực được sinh ra do những nguồn năng lượng ở bên ngoài TĐ, nguyên nhân chủ yếu là do bức xạ MT. HĐ 2: Cặp/ nhóm * Bước 1: HS dựa vào kiến thức đã học, đọc mục a. SGK và quan sát hình 11.1; 11.2 tìm hiểu về phong hóa lý học. - Các lọai đá có cấu trúc đồng nhất không? Tính chất của các loại đá ra sao? - Khi có sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, tại sao đá lại vỡ ra? - Sự lớn lên của rễ cây có ảnh hưởng như thế nào đến đá? - Tại sao ở hoang mạc, phong hóa lý học diễn ra mạnh mẽ? - Nhận xét và rút ra khái niệm phong hóa lý học. * Bước 2:Đại diện HS trình bày kết quả,GV giúp HS chuẩn kiến thức. HĐ 3: Cá nhân * Bước 1: GV nên 1 số công thức hóa học của một số loại đá. * Bước 2: HS dựa vào kiến thức hóa học nêu 1 số phản ứng hóa học sẽ xảy ra với một số khoáng vật. * Bước 3: hs trình bày kết quả GV dựa vào 1 số tranh ảnh , nội dung sgk, chốt lại kiến thức: - Không khí, nước và những khóang hòa tan trong nướctác động vào đá và khoáng vật, xảy ra các phản ứng hóa học khác nhau. - Các khóang vật bị tác động, không còn duy trì dạng tinh thể của mình mà bị phá hủy, chuyển trạng thái dần dần trở thành khối đất vụn bở. - Trong điều kiện khí hậu ẩm ướt, phong hóa hóa học diễn ra mạnh mẽ, vì vậy ở miền nhiệt đới ẩm, xích đạo quá trình phong hóa hóa học diễn ra mạnh mẽ. HĐ 4: Cả lớp GV: Dựa vàohình 11.2 SGK, kết hợp với kiến thức hóa học, nêu tác động của sinh vật đến đá và khoáng vật bằng con đường cơ giới và hóa học. - SV bài tiết ra khí CO2 , axit hữu cơ cũng phá hủy đá về mặt hóa học. - GV : Từ nhữngkiến thức thự tế và 3 kiểu phong hóa, kết hợp với phần đầu mục b SGK => cho biết phong hóa là gì? - HS trả lời, GV chuẩn kiến thức. HĐ 5: Cặp/ nhóm * Bước 1: HS làm việc theo phiếu học tập Các nhóm lẻ tìm hiểu về quá trình xâm thực, thổi mòn, mài mòn. Các njhóm chẵn: tìm hiểu về quá trình vận chuyển vàbồ tụ. * Bước 2: HS trình bày kết quả, GV giúp HS chuẩn kiến thức. - Xâm thực có vai trò chủ yếu làm chuyển dời các sản phẩm phong hóa từ nơi cao xuống nơi thấp làm cho địa hình bị biến dạng. - Quá trình diễn ra không chỉ trên mặt mà cả dưới sâu,với tốc độ nhanh. Vì vậy người ta phải có những biện pháp để làm giảm quá trình xâm thực ( trồng rừng, bờ kè) - Quá trình mài mòn cũng là quá trình xâm thực nhưng chủ yếu diển ra trện bề mặt đất đá. GV: Từ các kiến thức trên hãy cho biết quá trình xâm thực là gì? Việc phân tách các quá trình tạo thành địa hình của các tác nhân ngoại lực do các quá trình tên mang tính quy ước vì ranh giới của chúng không rõ ràng . Bề mặt Trái Đất chịu sự tác động của nhiều nhân tố : Nội lực và ngoại lực, nội lực và ngoại lực chịu tác động đồng thời trên bề mặt TĐ, trong thiên nhiên khó có thể phân biệt được. I. Ngoại lực - Khái niệm: Là những lực được sinh ra ở bên ngoài tđ. - Nguyên nhân sinh ra ngoại lực: là do nguồn năng lượng của bức xạ MT. II. Tác động của ngoại lực. Quá trình phong hóa. a. Phong hóa lý học: Là sự phá hủy đá thành những khối vụn có kích thước khác nhau và không làm thay đổi thành phần hóa học của đá. - Nguyên nhân: Do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, sự đóng băng, tác động của sinh vật. - Kết quả: Đá bị nứt vỡ, thay đổi về kích thước nhưng không thay đổi về thành phần hóa học. b. phong hóa hóa học: lá quá trình phá hủy làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học củađá và khóang vật. - Kết quả: Đá và khoáng vật phá hủy, biến đổi thành phần, tính chất hóa học. - Nguyên nhân: Do tác động của chất khí, nước, những chất khoáng hào tan trong nước, các chất do sinh vật bài tiết. c. Phong hóa sinh học: Là sự phá hủy đá và khóang vật dưới tác động của sinh vật ( sựï lớn lên của rễ cây, sự bài tiết của sinh vật * Quá trình phong hóa: Là sự phá hủy làm thay đổi đá, khoáng vật về kích thước và thành phần hóa học. 2. Quá trình bóc mòn. a. Xâm thực: - Là quá trình làm chuyển dời các sản phẩm đá đã bị phong hóa. - Do tác động của nước chảy, sóng biển với tốc độ nhanh chậm, nông sâu khác nhau. - Địa hình bị biến dạng: giảm độ cao, lở sông b. Thổi mòn: Là tác độïng xâm thực do gió c. Mài mòn: Quá trình này diễn ra chậm chạp, chủ yếu tên bề mặt đất, đá. - Do nước chảy tràn trên sườn dốc hoặc do sóng biển tạo thành các dạng địa hình như hàm ếch sóng vỗ. * Quá trình bóc mòn: Là quá trình do các tác nâhn ngoại lực làm chuyển dời các vật liệu khỏi vị trí ban đầu. 3. Quá trình vận chuyển: Là quá trình di chuyển các vật liệu từ nơi này đến nơi khác. 4. Quá trình bồi tụ: Là quá trình tích tụ các vật liệu. Kết quả- tạo nên các dạng địa hình mới. V/. Đánh giá So sánh sự khác nhau và nêu tính chất phân hóa theo đới của các loại phong hóa vật lý, hóa học sinh học. VI/. Họat động nối tiếp Phân tích, so sánh các quá trình ngoại lực theo các câu hỏitrong SGK

File đính kèm:

  • docBAI 11.doc