Giáo án môn học Địa lý 10 (cơ bản) - Lê Văn Đỉnh - Tiết 6: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1 - Về kiến thức

- Hiểu được bản chất của đường chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.

- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mùa trên Trái Đất.

- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.

 2.Về kĩ năng:

- Khai thác kiến thức trong SGK

 3. Thái đô, hành vi

Nhận thức đúng các quy luật tự nhiên

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY BỌC

- Các hình vẽ phóng to trong SGK

- Quả Địa cầu

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

+ Bài cũ: Trình bày ý nghĩa của chuyển động tự quay quanh trục của trái đất ?

+ Mở bài: Tại sao lại có các mùa trong năm? Tại sao ngày đêm lại dài ngắn khác nhau ? Chúng ta sẽgiải thích hiện tượng này qua bài học.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 (cơ bản) - Lê Văn Đỉnh - Tiết 6: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 24 tháng 9 năm 2006 Lê Văn Đỉnh Chương trình cơ bản Tiết 6 Bài 6 Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất I. Mục tiêu bài học 1 - Về kiến thức - Hiểu được bản chất của đường chuyển động biểu kiến của Mặt Trời. - Giải thích được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mùa trên Trái Đất. - Giải thích được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa. 2.Về kĩ năng: - Khai thác kiến thức trong SGK 3. Thái đô, hành vi Nhận thức đúng các quy luật tự nhiên III. Phương tiện dạy bọc - Các hình vẽ phóng to trong SGK - Quả Địa cầu IV. Hoạt động dạy học + Bài cũ: Trình bày ý nghĩa của chuyển động tự quay quanh trục của trái đất ? + Mở bài: Tại sao lại có các mùa trong năm? Tại sao ngày đêm lại dài ngắn khác nhau ? Chúng ta sẽgiải thích hiện tượng này qua bài học. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hoạt động 1: cá nhân - GV hỏi: Quan sát hình 6.1 hãy cho biết Đường chuyển động biểu kiến của Mặt Trời cho biết điều gì? - HS trả lời - GV bổ sung và chuẩn kiến thức. I. Chuyển Động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời Hoạt động 2:cá nhân Dựa vào hình 6.1 và kiến thức đã học, em hãy cho biết: - Khu vực nào trên Trái Đất Mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm? - Khu vực nào trên Trái Đất Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần trong năm? - Khu vực ngoại chí tuyến Mặt Trời có lên thiên đỉnh không? - HS trả lời - GV gọi 1 HS khác lên đánh giá câu trả lời của bạn và bổ sung> - GV tổng kết và bổ sung. - Khu vực Mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm: là khu vực giữa 2 chí tuyến (nội chí tuyến) - Khu vực Mặt trời chỉ lên thiên đỉnh 1 lần trong năm là: 2 chí tuyến. - Khu vực ngoại chí tuyến trong năm không khi nào Mặt Trời lên thiên đỉnh. Hoạt động 3: nhóm + Dựa vào hình 6.2 và 6.3 Hãy cho biết nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng mùa trên Trái Đất? - HS trả lời - GV giải thích thêm cho HS hiểu về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mùa trên Trái Đất. II. Các mùa trong năm - Một năm chia thành 4 mùa xuân, hạ, thu, đông - ở các nước miền ôn đới 4 ngày xuân phân, hạ chí, thu phân và đông chí là 4 ngày khời đầu cho 4 mùa. - ở bán cầu Nam 4 mùa diễn ra ngược lại với bán cầu Bắc. Hoạt động 4: Nhóm - GV đưa ra sơ đồ và yêu cầu HS xác định nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ngày đêm dài ngăn theo mùa: Nguyên nhân kết quả Ngày đêm dài ngắn theo mùa ? - HS trả lời - GV đưa ra sơ đồ đã điền nguyên nhân. - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có từ 4 – 6 HS Nhiệm vụ: + Dựa vào hình vẽ 6.2 trong SGK hãy cho biết: - Thời gian nào, mùa nào nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm? nửa cầu Nam có ngày ngắn hơn đêm ? - Thời gian nào, mùa nào nửa cầu Bắc có ngày ngắn hơn đêm? nửa cầu Nam có ngày dài hơn đêm ? - GV gọi 1 nhóm lên báo cáo và 1 nhóm khác lên bổ sung. - GV tổng kết + Dựa vào hình vẽ 6.3 trong SGK hãy cho biết: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau có thay đổi theo vĩ độ ? Vì sao ? - GV gọi 1 nhóm lên báo cáo và 1 nhóm khác lên bổ sung. - GV tổng kết. III. Ngày đêm dài ngắn theo mùa - Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi quay quanh Mặt Trời ’ hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa. - ở xích đạo quanh năm có ngày đêm bằng nhau - ở 2 cực quanh năm có 6 tháng là ngày, 6 tháng là đêm. - Càng xa xích đạo số ngày đêm dài ngắn càng tăng. IV. Đánh giá + Yêu cầu HS giải thích câu ca dao sau: “ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối” V. Hoạt động nối tiếp + Học sinh làm các câu hỏi và bài tập 2 và 3 trang 24 SGK

File đính kèm:

  • docTiet 6 Bai 6 CB.doc
Giáo án liên quan