Giáo án môn học Địa lý 10 - Tiết 25 đến tiết 36

I.Mục tiêu bài học:

- Hs biết được quy mô dân số, tình hình biến động dân số thế giới và giải thích nguyên nhân của sự niến động đó.

- Hiểu được các khái niệm: tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô, phân biết được gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học.

- Biết tính tỉ suất sinh, tỉ suất tử, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên, tỉ suất gia tăng dân số.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích bảng số liệu, biểu đồ, lược đồ.

II.Thiết bị dạy học:

-Các bảng số liệu, biểu đồ( phóng to theo SGK- nếu có)

- Biểu đồ, lược đồ, bản đồ thế giới

III.Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số và vệ sinh

2. Kiểm tra bài cũ:

 Trình bày khái niệm, nguyên nhân và cá biểu hiện cỉa quy luật địa đới và phi địa đới.

 

doc38 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 - Tiết 25 đến tiết 36, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/11/2007 Tuần 13 Tiết PPCT : 25 Tên bài dạy: PHẦN II : ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI CHƯƠNG V: ĐỊA LÍ DÂN CƯ Bài 22: DÂN SỐ VÀ SỤ GIA TĂNG DÂN SỐ I.Mục tiêu bài học: - Hs biết được quy mô dân số, tình hình biến động dân số thế giới và giải thích nguyên nhân của sự niến động đó. - Hiểu được các khái niệm: tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô, phân biết được gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học. - Biết tính tỉ suất sinh, tỉ suất tử, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên, tỉ suất gia tăng dân số. - Rèn luyện kĩ năng phân tích bảng số liệu, biểu đồ, lược đồ. II.Thiết bị dạy học: -Các bảng số liệu, biểu đồ( phóng to theo SGK- nếu có) - Biểu đồ, lược đồ, bản đồ thế giới III.Tiến trình dạy học: Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số và vệ sinh Kiểm tra bài cũ: Trình bày khái niệm, nguyên nhân và cá biểu hiện cỉa quy luật địa đới và phi địa đới. 3.Giảng bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Cá nhân GV: Đọc nội dung SGK và cho biết nhận xét về dân số thế giới ( quy mô dân số)? HS: trả lời và bổ sung GV: nhận xét và chuẩn kiến thức => Quy mô DS giữa các nước khác nhau: có 11 quốc gia DS trên 100 triệu người: T.Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Bănglađét, Nigiêria, Mêhicô Có 17 quốc gia dân số ít: Mônacô, Tunalu *Việt Nam: dân số là 83,3 triệu người ( 2003)- đứng thứ 13 trên thế giới và đứng thứ 2 Đông Nam Á. GV: Dựa vào bảng số liệu trang 82, nhận xét tình hình phát triển của dân số thế giới? ( Thời gian dân số tăng thêm một tỉ người và thời gian dan số tăng gấp đôi). => Quy mô dân số thế giới ngày càng lớn, tốc độ gia tăng nhanh, đặc biệt nửa sau thế kỉ XX. Nguyên nhân mức tử vong ở trẻ em giảm nhờ những thành tựu của y tế, chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng Hoạt động 2: Nhóm nhỏ( cặp) GV: Sự biến động dân số trên thế giới( tăng lên hay giảm xuống) là d hai nguyên nhân chủ yếu quyết định: sinh đẻ và tử vong. GV: Quan sát biểu đồ 21.1, nhận xét tình hình tỉ suất sinh thô của thế giới, các nước đang phát triển, các nước phát triển giai đoạn 1950- 2005? HS: thảo luận và trả lời GV: nhận xét và chuẩn kiến thức. * Trong nửa thế kỉ, tỉ suất sinh ở tất cả các nước đều giảm mạnh( 1,6 lần) nhưng ở các nước phát triển giảm nhanh hơn( 2 lần). => Do tỉ suất sinh chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau: +Khả năng sinh sản của các cặp vợ chồng +Một số yếu tố khác: tuổi kết hôn, thời gian chung sống của các cặp vợ chồng, số con họ mong muốn, địa vị của người phụ nữ trong xã hội GV: Dựa vào hình 22.2, em hãy nhận xét tỉ suất tử thô của toàn thể thế giới và ở các nước phát triển, các nước đang phát triển? HS: trả lời câu hỏi GV: chuẩn kiến thức => Tỉ suất tử thô có xu hướng giảm mạnh nhờ những biến đổi sâu sắc về kinh tế- xã hội và mức sinh. Đầu thế kỉ XX, mức tử vong còn khá cao, từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đã giảm nhanh. Đối với các nước phát triển, mức chết giảm nhanh, sau đó có chững lại và có tăng lên, do cơ cấu dân số già, tỉ lệ người lớn tuổi cao. Ở các nước đang phát triển, mức chết giảm chậm hơn do cơ cấu dân số trẻ. GV: Dựa vào hình 22.3, cho biết trên thế giới có mấy nhóm có tỉ suất gia tăng dan số tự nhiên? Kể tên một vài nước? HS: Trả lời và bổ sung cho nhau GV: nhận xét và chuẩn kiến thức => Vì mức tử cao( do dân số già), mức sinh thấp và thấp hơn hoặc bằng mức tử. =>Mức tử thấp, mức sinh thấp song vẫn cao hơn mức tử, gia tăng DS thấp và ổn định. =>Vì mức sinh tương đối cao, mức tử thấp. Việt Nam: Gia tăng tự nhiên( Tg): 1,7% GV: Em hãy cho biết hậu quả của sự gia tăng dân số không hợp lí đối với kinh tế, xã hội và môi trường? HS: trả lời và bổ sung GV: cho HS tự ghi vào vở, coi như một bài tập ở nhà. Hoạt động 3: Cả lớp Lời dẫn: Theo Liên Hiệp Quốc: “ gia tăng cơ học là sự di chuyển của dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này sang một đơn vị lãnh thổ khác nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhất định” GV: Trình bày hiểu biết của em về gia tăng cơ học? HS: tìm hiểu, suy nghĩ và trả lời GV: Chuẩn kiến thức => Tỉ suất nhập cư là tương quan giữa só người đến cư trú mới trong năm so với số dân trung bình trong cùng thời gian đó (%). I.Dân số và tình hình phát triển dân số 1.Dân số thế giới: - Dân số thế giới: 6.477 triệu người( 2005) - Quy mô dân số giữa các nước có sự khác nhau. 2.Tình hình phát triển dân số thế giới: - Thời gian tăng thêm một tỉ người và thời gian dan số tăng gấp đôi ngày càng được rút ngắn: + Tăng thêm một tỉ người từ 123 năm rút xuống còn 12 năm. + Tăng gấp đôi từ 123 năm rút xuống còn 47 năm. =>Tốc độ gia tăng dân số nhanh, quy mô dân số ngày càng lớn. II.Gia tăng dân số: 1.Gia tăng tự nhiên: a)Tỉ suất sinh thô: - Khái niệm: là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm. - Tỉ suất sinh thô có xu hướng giảm mạnh, nhưng ở các nước phát triển giảm mạnh hơn. b)Tỉ suất tử thô -Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình cùng thời điểm. -Tỉ suất tử thô toàn thế giới, ở các khu vực và trong từng nước có xu hướng giảm roc rệt. c)Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên: -Là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô. -Gia tăng tự nhiên có 4 nhóm có mức gia tăng tự nhiên khác nhau: + Gia tăng bằng 0 và âm: Liên Bang Nga, các quốc gia Đông Âu(Bungari, Ucraina..) + Gia tăng chậm <0,9%: các quốc gia ở Bắc Mỹ, Ôtrâylia, Tây Âu +Gia tăng trung bình từ 1- 1,9%: TQuốc, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á, các nước Mỹ La Tinh( Chilê, Braxin, Achentina) + Gia tăng cao và rất cao: 2- 3%: các nước ở Châu Phi, các nước Trung Đông, một số nước ở Trung và Nam Mỹ (Urugoay, Nicaragoa) - Tỉ suất gia tăng tự nhiên được coi là động lực phát triển dân số. -Hậu quả của gia tăng dân số không hợp lí: (SGK) 2.Gia tăng cơ học: -Sự di chuyển của dân cư từ nơi này sang nơi khác dẫn đến sự biến động cơ học của dân cư. -Tỉ suất gia tăng cơ học được xác định bằng hiệu số giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư. -Gia tăng cơ học không ảnh hưởng lớn đến vấn đề dân số trên toàn thế giới. 3.Gia tăng dân số: - Tỉ suất gia tăng dân số được xác định bằng tổng số giữa tỉ suất gia tăng dan số tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học( %). 4.Củng cố: - Nhắc lại cho học sinh về thước đo gia tăng tự nhiên: tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên. - Phân biệt được gia tăng cơ học và gia tăng dân số. 5.Dặn dò: Học bài, làm bài tập trang 86 và chuản bị bài mới: Cơ cấu dân số. IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 7/1/2008 Tuần 19 Tiết PPCT: 36 Tên bài dạy: CHƯƠNG VIII: ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP Bài 31: VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHIỆP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP. I.Mục tiêu bài học: - HS hiểu được vai trò, đặc điểm của sản xuất công nghiệp. - Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp - Rèn luyện lĩ năng phân tích sơ đồ - Có định hướng trong học tập. II. Thiết bị dạy học: Sơ đồ kiến thức trong SGK III. Tiến trình dạy học: Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số và vệ sinh Kiểm tra bài cũ: Giảng bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân Bước 1: GV hướng dẫn HS giải quyết vấn đề bằng việc trả lời các câu hỏi sau: *Công nghiệp đóng vai trò như thế nào trong nền kinh tế quốc dân? Bước 2: Gọi một số HS trả lời và bổ sung.GV nhận xét và chuẩn kiến thức. =>CN là một trong những ngành sản xuất vật chất cơ bản của nền kinh tế quốc dân, tạo ra một khối lượng của cải vật chất lớn cho xã hội.=> có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. => Tạo ra khối lượng sản phẩm lớn cho toàn XH, tất cả các thiết bị máy móc trong các ngành kinh tế( nông nghiệp, giao thông, thông tin liên lạc, dịch vụ ) I.VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHIỆP: 1.Vai trò: - Đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. + Tạo ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn + Tạo ra các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành kinh tế. +Nâng cao trình độ văn minh của toàn xã hội. GV: Cho HS lấy ví dụ? * Cung cấp cho NN máy móc( máy kéo, máy liên hợp, máy gặt đập), phân bón, hoá chất trừ cỏ dại, côn trùng, chất tăng trưởng * Đối với GTVT: các phương tiện giao thông, vật liệu để xay dựng đường xá, cầu cống. *Đối với thương mại: máy móc buôn bán, thông tin liên lạc => Trong mọi ngành sản xuất, CN có vai trò rất lớn, nhờ có CN và chỉ có CN, con người mới được giải phóng khỏi các công việc nặng nhọc, vất vả, năng suất lao động tăng cao. Hoạt động 2: Tìm hiểu những đặc điểm của công nghiệp Bước 1: GV đặt câu hỏi: -Công nghiệp có những đặc điểm gì khác với nông nghiêp? - Phân loại công nghiệp? Bước 2: Gọi học sinh trả lời và bổ sung.GV chuẩn kiến thức. GV giải thích thêm cho HS: =>Tác động vào đối tượng lao động để tạo ra nguyên liệu (khai thác quặng, than, dầu mỏ, gỗ). Chế biến các nguyên liệu thành tư liệu sản xuất hay sản phẩm tiêu dùng( máy móc, các sản phẩm từ gỗ). Và dù ở giai đoàn nào thì SXCN đều có đặc điểm là sử dụng máy móc. Máy móc càng nhiều, càng hiện đại thì năng suất và khối lượng càng lớn. - CN thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác. - Giải phóng sức lao động cho con người, tạo ra nhiều sản phẩm tiêu dùng. - Củng cố an ninh quốc phòng - Khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. - CN hoá: quá trình chuyển dịch từ nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở nông nghiệp sang nền kinh tế về cơ bản dựa trên một nền sản xuất công nghiệp. 2. Đặc điểm a. Sản xuất công nghiệp gồm hai giai đoạn: giai đoạn tác động vào đối tượng lao động và giai đoạn chế biến nguyên liệu. Cả hai giai đoạn này đều sử dụng máy móc. Hai giai đoạn này không phải theo trình tự bắt buộc như NN, mà có thể tiến hành đồng thời và thậm chí cách xa nhau về không gian. GV giải thích thêm: =>Khác với tính chất phân tán trong không gian như NN, tính chất tạp trung của CN thể hiện ở chỗ một diện tích không rộng có thể xây dựng nhiều xí nghiệp, nhà máy, kho bãi với hàng vạn công nhân và tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn gấp nhiều lần so với nông nghiệp. GV giải thích thêm: => Công nghiệp được tổ chức theo một sự phân công rạch ròi tỉ mỉ theo từng chi tiết, từng công đoạn. Vì thế phải có sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều cơ sở để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Do vậy mà trong CN, chuyên môn hoá và hợp tác hoá là hai mặt không thể tách rời nhau.Hợp tác hoá không chỉ diễn ra trong phạm vi một nước mà còn diễn ra trên qui mô khu vực và toàn thế giới. Hoạt động 3: Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. Nội dung thảo luận: Dựa vào sơ đồ trang 120, kết hợp với sự hiểu biết của em: Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, các yếu tố kinh tế- xã hội tới sự phát triển và phân bố công nghiêp. Bước 2: Các nhóm tiến hành thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV Bước 3: Đại diện các nhóm trình bàu kết quả của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung. GV chuẩn kiến thức. b.Sản xuất công nghiệp có tính tập trung cao. c. Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng. * Phân làm hai loại: ( Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động). + Công nghiệp nặng( nhóm A) gồm các ngành sản xuất tư liệu. + Công nghiệp nhẹ( nhóm B) sản xuất sản phẩm phục vụ trực tiếp cho con người. II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP: . 1.Vị trí địa lí: Có tác động lớn đến việc lựa chọn các nhà máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất VTĐL thuận lợi: gần cảng, gần sân bay, đường quốc lộ, đường sắt 2.Tự nhiên: - Khoáng sản: chi phối đến qui mô, cơ cấu, tổ chức các xí nghiệp công nghiệp. - Nguồn nước: quan trọng cho việc phân bố các xí nghiệp cần nhiều nước trong quá trình SX như: luyện kim, dệt, nhộm.. - Khí hậu: là cơ sở nguyên liệu cho các ngành chế biến LTTP. 3.Kinh tế- xã hội: - Dân cư, lao động: phát triển mạnh các ngành cần nhiều lao động: dệt, giày da - Tiến bộ khoa học kĩ thuật: làm cho việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên hợp lí. - Thị trường: tác động mạnh mẽ tới quá trình lựa chọn vị trí xí nghiệp, hướng chuyên môn hoá sản xuất 4.Củng cố: 1.Vai trò và đặc điểm của công nghiệp? Ngành CN có những đặc điểm gì khác với NN? 2.Hãy chứng minh vai trò chủ đạo của ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân ? 1 - Công nghiệp nặng là ? a. Các ngành sản xuất sản phẩm tiêu dùng trực tiếp b. Các ngành khai thác mỏ c. Các ngành sản xuất tư liệu sản xuất d. Các ngành sản xuất lương thực thực phẩm 2 - Công nghiệp dệt may là nganh sản xuất hàng tiêu dùng quang trọng của các nước đang phát triển là vì : a. Nguồn lao động trẻ và dồi dào b. Dân số đông nên thị trường tiêu thụ rộng lớn c. Vùng trồng bông mở rộng d. Máy móc hiện đại 5.Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài mới: Địa lí các ngành công nghiệp. IV. Rút kinh nghiệm: * Chú ý phần vai trò và đặc điểm của công nghiệp: Ở các nước đang phát triển, tỉ trọng ngành CN vẫn cao do vậy phát triển công nghiệp sẽ thúc đẩy ngành CN và các ngành kinh tế khác phát triển, đảm bảo sự ổn định về KT- XH, giải quyết tốt việc làm, tăng thêm thu nhập Ngày soạn: 8/1/2008 Tuần 20 Tiết PPCT: 37 Tên bài dạy: Bài 32: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP I.Mục tiêu bài học: - HS hiểu được vai trò, cơ cấu tình hình sản xuất và phân bố của ngành năng lượng: khai thác than, dầu và công nghiệp điện lực. - HS hiểu được vai trò, tình hình sản xuất và phân bố của ngành luyện kim. - Xác định trên bản đồ những khu vực phân bố chủ yếu của dầu mỏ, những nước khai thác than, sản xuất nhiều điện, thép trên thế giới. - Rèn luyện kĩ năng nhận xét biểu đồ cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới - Nhận thức được tầm quan trọng của ngành năng lượng và luyện kim trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. II. Thiết bị dạy học: Bản đồ thế giới, các bản đồ SGK, các tranh ảnh trong SGK. III. Tiến trình dạy học: Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số và vệ sinh Kiểm tra bài cũ: Nêu vai trò, đặc điểm của ngành công nghiệp? Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiêp? Nhân tố nào đóng vai trò quan trọng nhất? Giảng bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của ngành công nghiệp năng lượng Bước 1: GV đặt câu hỏi cho cả lớp ? Theo em, ngành CN có vai trò như thế nào trong nền kinh tế quốc dân? Bước 2: Cho HS nghiên cứu và gọi một cá nhân trả lời ,bổ sung.GV chuẩn kiến thức GV giải thích thêm: =>CN năng lượng có vai trò hết sức quan trọng đối với các ngành kinh tế, đặc biệt đối với công nghiệp. Trong quá trình công nghiệp hoá của một nước, ngành năng lượng bao giờ cũng là “ngành đi trước một bước”. I. CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG: 1.Vai trò: -Là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản, nền sản xuất hiện đại chỉ phát triển được với sự tồn tại của cơ sở năng lượng -> là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ cấu, tình hình sản xuất và phân bố của công nghiệp năng lượng Bước 1: GV đặt câu hỏi ?Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm những ngành nào? Vai trò và tình hình sản xuất của ngành đó? Bước 2: Gọi HS trả lời và bổ sung. GV chuẩn kiến thức GV giải thích thêm: a. Khai thác than xuất hiện rất sớm, đã từ lâu trong cơ cấu năng lượng thế giới, than được coi là nguồn năng lượng cơ bản. Than được sử dụng làm nhiên liệu trong các nhà máy nhiệt điện, than được cốc hoá là nguyên liệu cho các ngành luyện kim đen và là nguyên liệu quí của ngành hoá chất. Liên hệ Việt Nam: trữ lượng 6,6 tỉ tấn( Quảng Ninh chiếm hơn 90% trữ lượng). GV giải thích thêm: b. Dầu mỏ được coi là “ vàng đen” của nhiều quốc gia vì nó có khả năng sinh nhiệt lớn, tiện sử dụng và vận chuyểnSự xuất hiện của động cơ đốt trong và ngành công nghiệp hoá dầu làm cho CN dầu mỏ ngày càng phát triển nhanh. => Việt Nam: trữ lượng khoảng 5- 6 tỉ tấn, tập trung chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam. 2.Cơ cấu, tình hình sản xuất và phân bố Gồm khai thác than, khai thác dầu và công nghiệp điện lực. a. Khai thác than - Than gồm: than nâu, than đá, than Atraxit - Vai trò: là nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản. -Sản lượng khai thác than của thế giới: 5 tỉ tấn/ năm. - Những nước có nhiều than: Hoa Kì, Liên Bang Nga, Ấn Độ, CHLB Đức b. Khai thác dầu mỏ: - Vai trò: là “ vàng đen” của nhiều quốc gia - Làm nguyên liệu cho CN hoá dầu - Làm nhiên liệu vận hành máy móc. - Sản lượng khai thác dầu mỏ của thế giới là 3,9 tỉ tấn/ năm. - 80% sản lượng tập trung ở Trung Đông, Bắc Phi, Đông Nam Á. ?Dựa vào hình 32.3, nhận xét sự phân bố dầu mỏ và các nuớc khai thác nhiều dầu mỏ? => Việt Nam: sản lượng điện nước ta tăng nhanh cùng với việc đưa nhiều nhà máy nhiệt điện, thuỷ điên mới ( Phả Lại, Hoà Bình, Trị An, Yaly) ?Nhận xét sự phân bố sản lượng điện năng thế giới dựa vào hình 32.4? => Giáo dục học sinh ý thức tiết kiệm điện năng và sử dụng điện an toàn. Hoạt động 3:Tìm hiểu ngành công nghiệp luyện kim Bước 1: GV chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm + Nội dung thảo luận: Nhóm 1: tìm hiểu về ngành luyện kim đen Nhóm 2: tìm hiểu về ngành luyện kim màu Bước 2: +HS tiến hành thảo luận để đưa ra ý kiến. + đại diện của nhóm lên báo cáo và các nhóm khác bổ sung ý kiến Bước 3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức bằng bảng kiến thức. ( Hướng dẫn học sinh kẽ và hoàn thành bảng theomẫu) CN luyện kim đen CN luyện kim màu Vai trò Đặc điểm kinh tế kĩ thuật Phân bố c. Công nghiệp điện lực: - Các loại hình sản xuất điện: thuỷ điện, điện tua bin khí, điện nguyên tử - Sản lượng điện thế giới là 15.000 tỉ kWh, trong đó nhiệt điện chiếm 64%, thuỷ điện chiếm 18%. - Những nước có sản lượng điện cao: Hoa Kì( 25% thế giới), Trung Quốc, Nhật Bản, LB Nga CN luyện kim đen CN luyện kim màu 1.Vai trò - Hầu như tất cả các ngành kinh tế đều sử dụng sản phẩm của ngành luyện kim đen. - Là cơ sở phát triển CN chế tạo máy, sản xuất công cụ lao động. - Sử dụng nguyên liệu tạo ra sản phẩm tiêu dùng. - Cung cấp vật liệu cho xây dựng. - Cung cấp nguyên liệu cho CN chế tạo máy, chế tạo ô tô, máy bay - Phúc vụ công nghiệp hoá học, các ngành kinh tế quốc dân khác. - Kim loại màu quí hiếm phục vụ cho CN điện tử, năng lượng nguyên tử 2. Đặc điểm kinh tế, kĩ thuật. - Sử dụng khối lượng lớn nguyên, nhiên liệu và các chất trợ dung. - Đòi hỏi qui trình công nghệ phức tạp: Quặng sắt và than cốc => nấu thành gang trong lò cao => từ gang luyện thành thép => cán thép thành thỏi( dát thành tấm). - Phải sử dụng các biện pháp tổng hợp nhằm rút tối đa các nguyên tố có trong quặng. 3. Phân bố - Nước SX nhiều là những nước phát triển: Nhật Bản, Hoa Kì, LB Nga - Những nước có trữ lượng sắt hạn chế thì chủ yếu nhập quặng ở các nước đang phát triển ( Nhật Bản). - Nước SX là những nước CN phát triển. - Các nước đang phát triển có kim loại màu nhưng chỉ là nơi cung cấp quặng: Braxin, Giamaica 4.Củng cố: Công nghiệp năng lượng có vai trò như thế nào? Cho ví dụ? 5. Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài mới: Địa lí các ngành công nghiệp( tt). IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn : 26- 1- 2008 Tuần 21 Tiết PPCT : 38 Tên bài dạy: ĐỊA LÍ NGÀNH CÔNG NGHIỆP ( Tiết 2) I - MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học học sinh cần nắm - Biết được vai trò, đặc điểm sản xuất và phan bố của ngành công nghiệp cơ khí, điện tử - tin học và ngành công nghiệp sản xuất hoá chất. - Hiểu được vai trò của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nói chung, công nghiệp dệt, may nói riêng, công nghiệp thực phẩm cũng như đặc điểm phân bố của chúng. - Phân biệt được các phân ngành của các ngành công nghiệp trên. - Biết phan tích và nhận xét lược đò sản xuất ôtô và máy thu hình. II - THIẾT BỊ DẠY HỌC: - Sơ đồ về ngành công nghiệp hoá chất và ngành công nghiệp cơ khí trong SGK phóng to. - Bản đồ thế giới. III - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1 - Ổn định lớp 2 - Kiểm tra bài cũ : Trình bày vai trò, đặc điểm, tình hình sản xuất của ngành công nghiệp năng lượng ? ( ngành khai thác than, khai thác dầu, công nghiệp năng lượng ) Trình bày vai trò của ngành công nghiệp luyện kim đen và công nghiệp luyên kim màu ? 3 - Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1 : Tìm hiểu các ngành công nghiệp cơ khí, điện tử - tin học, hoá chất. Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm thảo luận tìm hiểu về vai trò, cơ cấu và sự phân bố của các ngành công nghiệp cơ khí, điện tử - tin học và công nghiệp hoá chất. + Nhóm 1 , 2 : Công nghiệp cơ khí + Nhóm 3 , 4 : Công nghiệp điện tử - tin học + Nhóm 5 , 6 : Công nghiệp hoá chất Bước 2: HS thảo luận và đại diện học sinh các nhóm trình bày Bước 3: GV chuẩn kiến thức và yêu cầu học sinh thể hiện bảng kiến thức vào vở . III - Công nghiệp cơ khí: IV - Công nghiệp điện tử - tin học: V - Công nghiệp hoá chất CN cơ khí CN điện tử - tin học CN hoá chất Vai trò - Đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện cuộc cách mạng kĩ thuật, cung cấp công cụ máy móc cho các ngành kinh tế, nâng cao năng suất lao động. Cung cấp sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng, cải thiện điều kiện sống cho con người. - Là thước đo trình độ phát triển kinh tế kĩ thuật của 1 nước. - Là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước - Là một ngành công nghiệp mũi nhọn. -Tạo ra sản phẩm đa dạng, có những sản phẩm không có trong tự nhiên, có giá trị cao. - Sản phẩm được ứng dụng rộng rải trong sản xuất và đời sống. - Tận dụng phế liệu, vừa tiết kiệm vừa tránh ô nhiễm môi trường. . Cơ cấu - Cơ khí thiết bị toàn bộ. - Cơ khí máy công cụ. - Cơ khí hàng tiêu dùng. - Cơ khí chính xác. - Máy tính - Thiết bị điện tử - Điện tử tiêu dùng - Thiết bị viễn thông - Hoá chất cơ bản - Hoá chất tông hợp hữu cơ - Hoá dầu: xăng, dầu hoả, dược phẩm thơm... Phân bố - Các nước phát triển đi đầu cả về trình độ và công nghệ. - Các nước đang phát triển chủ yếu chỉ sửa chữa, lắp ráp - Đứng đầu là Hoa Kì, Nhật Bản, EU... - Các nước phát triển sẽ phát triên đầy đủ các ngành - Các nước đang phát triển chủ yếu là hoá chất cơ bản, chất dẻo... Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 2: Tìm hiểu công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm Bước 1: GV đặt câu hỏi: ?Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có vai trò như thế nào? Bước 2: HS trả lời và bổ sung. GV chuẩn kiến thức. GV giải thích thêm: - Phát triển CN hàng tiêu dùng chủ yếu dựa vào nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu. Hơn nữa, ngành này có thể phát huy khả năng của mọi ngành kinh tế khác với nhiều hình thức, quy mô, công nghệ thích hợp. -Ngành dệt may sử dụng nhiều lao động (nữ) với những đức tính cần cù, khéo tay. Ít gây ô nhiễm môi trường, sử dụng nước vừa phải, vốn đầu tư không lớn. =>Việt Nam: Ngành CN dệt may là một trong những ngành trọng điểm. - Nguyên liệu chủ yếu của CN thực phẩm là sản phẩm của trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thuỷ hải sản.Vì vậy nó thúc đẩy ngành NN phát triển.--> Xuất khẩu, tích luỹ vốn, cải thiện đời sống VI.Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng - Đa dạng, phong phú nhiều ngành, phục vụ mọi tầng lớp nhân dân. - Các ngành chính: dệt may, giày da, sành sứ, thuỷ tinh. Trong đó ngành dệt may là chủ đạo. - Các nước có ngành dệt may phát triển: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Nhật Bản VII.Công nghiệp thực phẩm: * Vai trò: - Cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu hàng ngày của con người về ăn, uống. * Đặc điểm kinh tế: - Xây dựng tốn ít vốn đầu tư - Quay vòng vốn nhanh - Tăng khả năng tích luỹ cho ngành kinh tế. * Gồm 3 ngành: - Chế biến các sản phảm từ trồng trọt - Chế biến các sản phẩm từ chăn nuôi - Chế biến thuỷ hải sản. 4. Củng cố: 1.Nêu vai trò của ngành công nghiệp cơ khí, điện tử - tin học, hoá chất và CN nhẹ? 2. Củng cố bảng kiến thức tóm tắt về công nghiệp thực phẩm. CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM Chế biến các sản phẩm từ trồng trọt Chế biến các sản phẩm từ chăn nuôi Chế biến thuỷ, hải sản Xay xát, Đường, bánh kẹo Đồ hộp, rau, quả Chè, cafe, thuốc lá Dầu thực vật Sữa Thịt hộp Các sản phẩm từ thịt Muối, nước mắm Thuỷ, hải sản sáy khô Đông lạnh 5. Dặn dò : Về nhà học bài cũ, chuẩn bị bài mới IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn : 28-01-2008 Tuần: 22 Tiết PPCT : 39 Tên bài dạy: MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP I - MỤC TIÊU BÀI HỌC : Sau bài học học sinh cần nắm - Phân biệt được một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp( TCLTCN ) - Biết được quá trình phát triển từ thấp lên cao của các hình thức này. - Nhân biết được những đặc điểm chính của TCLTCN II - THIẾT BỊ DẠY HỌC : - Sơ đồ các hình thức TCLTCN chủ yếu phóng to theo SGK - Các tranh ảnh về các hình thức TCSX trên thế giới. III - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1 - Ổn định lớp. 2 - Kiểm tra bài cũ : Trình bày vai trò và đặc điểm của ngành công nghiệp hoá chất và ngành CN chế biến thực phẩm ? 3- Bài mới : Mở bài: Cũng thương tự như trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, trong sản xuất công nghiệp cũng có sự phân công tổ chức sản xuất nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế -xã hội và môi trường. Các hình thức TCLTCN này được hình thành trên cơ sở điều kiện tự nhiên và kinh tế đặc thù của từng lãnh thổ nên có sự khác biệt giữa các nơi. Chúng ta đ

File đính kèm:

  • docGiao an 10 HKII.doc
Giáo án liên quan