Giáo án môn học Địa lý 10 - Tiết 47 đến tiết 51

I/Mục tiêu bài học:

1/ Về kiến thức

- Nắm đượcvai trò to lớn của ngành thông tin liên lạc, đặc biệt trong thời đại thông tinvà toàn cầu hóa hiện nay.

- Biết được sự phát triển nhanh chóng của ngành viễn thông trên thế giới và đặc điểm phân bố dịch vụ viễn thông hiện nay.

2/ Về kĩ năng :

- Có kĩ năng làm việc với BĐ và lược đồ

- Có kĩ năng vẽ biểu đồ thích hợp từ bảng số liệu đã cho

II / Chuẩn bị của gv và hs

1.GV:- Hình 39 (SGK) vẽ to .

- Các hình ảnh về các thiết bị và dịch vụ thông tin hiện đại .

2.HS:

 

doc14 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 - Tiết 47 đến tiết 51, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng Lớp Sĩ số HS vắng 10A1 10A2 10A3 10A4 10A5 10A6 10A7 Tiết 47. Bài 39: Địa lí ngành thông tin liên lạc I/Mục tiêu bài học: 1/ Về kiến thức - Nắm đượcvai trò to lớn của ngành thông tin liên lạc, đặc biệt trong thời đại thông tinvà toàn cầu hóa hiện nay. - Biết được sự phát triển nhanh chóng của ngành viễn thông trên thế giới và đặc điểm phân bố dịch vụ viễn thông hiện nay. 2/ Về kĩ năng : - Có kĩ năng làm việc với BĐ và lược đồ - Có kĩ năng vẽ biểu đồ thích hợp từ bảng số liệu đã cho II / Chuẩn bị của gv và hs 1.GV:- Hình 39 (SGK) vẽ to . - Các hình ảnh về các thiết bị và dịch vụ thông tin hiện đại . 2.HS: III/ Tiến trình bài giảng 1/ KTBC:Báo cáo về kênh đào Pa na ma 2/ Giảng bài mới: Hoạt động của GV&HS Nội dung chính *HĐ1: Tìm hiểu Vai trò của ngành thông tin liên lạc Cả lớp Lần lượt sử dụng các câu hỏi sau, và khuyến khích HS dựa vào SGK và những hiểu biết của bản thân để trả lời các câu hỏi sau: - Hãy chứng minh ngành thông tin liên lạc có từ thửa sơ khai? - Nêu vai trò của thông tin liên lạc trong đời sống và sản xuất. - Tại sao lại có thể coi sự phát triển của TTLL như là thước đo của nền văn minh nhân loại. _ So sánh sản phẩm của GTVT với TTLL - Hãy chứng minh TTLL đã hạn chế được khoảng cách không gian và thời gian. - Tìm 1 số VD để chứng minh TTLLđã góp phần to lớn vào viêvj phát triển kinh tế thế giới. *HĐ2:Tình hình phát triển và phân bố ngành thông tin liên lạc Nhóm - Bước 1: HS thảo luận và hoàn thành phiếu học tập Dịch vụ TTLL Năm ra đời Công dụng và đặc điểm điện báo Điện thoại Telex Fax Rađiô Máy tính cá nhân và Internet - Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày, GV đưa phiếu thông tin phản hồi , chuẩn xác kiến thức. Có thể yêu cầu h/s trả lời các câu hỏi sau: + Dợa vào hình 39, hãy phân tích đặc điểm máy điện thoại trên thế giới + Hãy phân tích đặc điểm phân bố máy tính cá nhân trên thế giới qua lược đồ bình quân số máy tính cá nhân trên thế giới I/ Vai trò của ngành thông tin liên lạc - Đảm bảo sư vận chuyển tin tức nhanh chóng và kịp thời - góp phần thực hiện mối giao lưu giữa các địa phương và các nước. - Tác động sâu sắc đến việc tổ chức đời sống xã hội , tổ chức lãnh thổ các hoạt động kinh tế. - Thước đo của nền văn minh. II/ Tình hình phát triển và phân bố ngành thông tin liên lạc 1/ đặc điểm chung - tiến bộ không ngừng trong lịch sử phát triển của loài người - Sự phát triển gắn liền với công nghệ truyền dẫn 2/ Các loại - điện báo: Ra đời năm 1837( Do Xa- mu- en mốc –Xơ người Mỹ phát minh) Năm 1844điện báo thương mại đầu tiên được đưa vào sử dụng - Điện thoại: Ra đời năm 1876( Do A-Lê-xan đơ người Mỹ phát minh)và được lắp đặt năm 1877 ở bang Bôx- tơnvà bang Ma- Xa- su- xát .Dùng để chuyển tín hiệu âm thanh giữa người với người - Telex: Năm 1958 được đưa vào sử dụng . Hệ thống cho phép truyền các thông điệp bằng máy in từ xa , sử dụng đường điện thoại quang số trực tiếp - Fax: Là thiết bị viễn thông cho phép truyền văn bản và hình đồ họa đi xa một cách dễ dàng và rẻ tiền . Các tín hiệu văn bản và đồ họa được số hóa và mã hóa và truyền đi bằng đường điện thoại. Máy Fax nhận tin lại chuyển ngược trở lại các tín hiệu đã mã hóa thành văn bản và đồ họa , in ra bằng máy in gắn với máy Fax - Rađiô và vô tuyến truyền hình là các hệ thống thông tin đại chúng .Trong TTLL người ta cũng dùng Ra đi ô để liên lạc 2 chiều giữa cá nhân( Thường trên khoảng cách ngắn vài km) Vô tuyến truyền hình trong một số trường hợp có thể phục vụ cho việc hội thảo từ xa - Máy tính cá nhân và Internet: Là thiết bị đa phương tiện 3. Củng cố: ý nào dưới đây không thuộc về vai trò của TTLL 1. Đảm bảo sư vận chuyển tin tức nhanh chóng và kịp thời 2. góp phần thực hiện mối giao lưu giữa các địa phương và các nước. 3. Tác động sâu sắc đến việc tổ chức đời sống xã hội , tổ chức lãnh thổ các hoạt động kinh tế. 4. Có vai trò rất quan trọng với người cổ xưa. 4. Dặn dò: Làm phần câu hỏi và bài tập trong SGK Ngày giảng Lớp Sĩ số HS vắng 10A1 10A2 10A3 10A4 10A5 10A6 10A7 Tiết 48 Bài 40: Địa lí ngành thương mại I/Mục tiêu bài học: 1/ Về kiến thức - Nắm đượcvai trò to lớn của ngành thương mại trong nền kinh tế quốc dânvà đối với việc phục vụ đời sống nhân dân, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay. - Biết được những nét cơ bản của thị trường thế giới và sự biến động của nó trong những năm gần đây 2/ Về kĩ năng : - Phân tích được sơ đồ, biểu đồ, bảng số liệu thống kê 3/ Thái độ: Có thái độ hiểu đúng đắn nền kinh tế nước nhà II / Chuẩn bị của gv và hs 1.GV: - Hình 40 (SGK) vẽ to . - Các biểu đồ, bảng số liệu thống kê. 2. HS: SGK III/ Tiến trình bài giảng 1/ KTBC: Bài tập 1/ 135 SGK 2/ Giảng bài mới: Hoạt động của GV & HS Nội dung chính * HĐ1: Cả lớp - Yêu cầu HS quan sát sơ đồ hoạt động của thị trường và rút ra khái niệm về thị trường. - Em hiểu thế nào là hàng hóa? - Vật ngang giá là gì? Tại sao hiện nay lại dùng vật ngang giá bằng tiền? Qui luật cung cầu là gì? Nêu VD thực tế cho từng trường hợp( cung.>cầu, cung <cầu, cung=cầu) * HĐ2: nhóm Bước 1: HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết, Thảo luận theo gợi ý - Trình bày vai trò của ngành thương mại? - Ngành nội thương có vai trò gì? Tại sao sự phát triển của ngành nội thương sẽ thúc đảy sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng? -Ngành ngoại thương có vai trò gì? - Hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu có mối quan hệ với nhau như thế nào? Tại sao nói thông qua việc đảy mạnh hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, nền kinh tế trong nước sẽ có động lực mạnh mẽ để phát triển? - Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày. GV chuẩn kiến thức . * HĐ3: Cá nhân - Bước 1: HS đọc SGK, hoàn thành phiếu học tập Cán cân XNK KN Xuất Siêu Nhập Siêu Các NướcPT ĐPT - Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày. GV chuẩn kiến thức . * HĐ4: Cả lớp - Quan sát sơ đồ buôn bán các khu vực lớn trên TG, Em có nhận xét gì về tình hình XNK trên TG? - Nghiên cứu bảng số liệu giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của một số nước năm 2001 . Rút ra nhận xét về tình hình ngoại thương một số nước có ngành ngoại thương phát triển hàng đầu TG. *HĐ5: Cả lớp -Yêu cầu HS đọc SGK, nêu một số nét cơ bản về WTO -Yêu cầu HS đọc kĩ bảng một số khối kinh tế lớn trên tế giới, nêu một số đặc điểm chung cho mỗi khối - GV tổng kết về vai trò của các khối kinh tế trên TG. Có thể hỏi thêm các câu hỏi sau + XĐ các nước thành viên của tổ chức ASEAN, NAFTA trên BĐ + VN hiện đang là thành viên của những khối kinh tế nào? + Nêu những thông tin mới nhất về việc gia nhập WTO của VN I/ Khái niệm về thị trường 1/ Thị trường. Là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán 2/ Hàng hóa -Vật được đem mua bán trên thị trường - Hàng hóa gồm 2 thuộc tính + giá tri(tiền) + Giá trị sử dụng( thỏa mãn nhu cầu) 3/ vật ngang giá Làm thước đo giá trị của hàng hóa, vật ngang giá hiện đại là tiền 4/ Cơ chế hoạt động của thị trường Hoạt động theo qui luật cung – cầu - Cung> cầu: Người mua có lợi - cung< cầu : Nhà sản xuất có lợi - Cung = cầu : Thị trường ổn định vì vậy phải tiép cận thị trường ( Ma két tinh) II/ Ngành thương mại 1/ Vai trò - Là khâu nối giữa SX và tiêu dùng - Điều tiết sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng - Ngành nội thương: làm nhiệm trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia - ngành ngoại thương: làm nhiệm trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia 2/ Cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu a/ Cán cân xuất nhập khẩu - Khái niệm: Quan hệ so sánh giá trị giữa hàng xuất khẩu( hay kim ngạch xuất khẩu) với giá trị hàng nhập(hay kim ngạch nhập khẩu) được gọi là cán cân xuất nhập khẩu - Phân loại: +xuất siêu: xuất khẩu > nhập khẩu +nhập siêu: xuất khẩu < nhập khẩu b/ Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu - Các nước đang phát triển: + Hàng xuất: Sản phẩm cây công nghiệp,lâm sản, nguyên liệu và khoáng sản + Hàng nhập: Sản phẩm công nghiệp, máy công cụ, lương thực, thực phẩm -Các nước phát triển:Ngược lại III/ Đặc điểm của thị trường thế giới - Toàn cầu hóa nền kinh tế là xu thế quan trọng nhất - Châu âu, châu á, châu mĩ có tỉ trọng buôn bán trong nội vùng và trên TG đều lớn - Khối lượng buôn bán trên TG liên tục tăng trong những năm qua - Ba trung tâm buôn bán lớn nhất TG là Hoa kì, Tây âu, Nhật bản - hoa kì, Đức, nhật bản, anh, Pháplà các cường quốc về xuất nhập khẩu ( Ngoại tệ mạnh) IV/ Các tổ chức thương mại thế giới 1/ Tổ chức thương mại thế giới WTO - Ra đời tháng 15/11/1994, hoạt động chính thức từ 1/1/1995 lúc dầu gồm 125 thành viên - Là tổ chức quốc tế đầu tiên đề ra luật lệ buôn bán qui mô toàn cầu và giảI quyết các tranh chấp quốc tế - Thúc đẩy sự phát triển quan hệ buôn bán quốc tế 2/ một số khối kinh tế lớn trên thế giới năm 2000 - EU: Tây âu, Thành lập năm 1957 gồm 27 thành viên, dân số hơn 460 triệu người. Tổng giá trị xuất khẩu khoảng 4000 tỷ USD - ASEAN: đông nam á, thành lập năm 1967 gồm 11 thành viên, dân số khoảng 550 triệu dân. Tổng giá trị xuất khẩu 548 tỷ USD - NAFTA: Bắc mĩ, thành lập năm 1992 gồm 3 thành viên, dân số khoảng 432 triệu dân. Tổng giá trị xuất khẩu 1329,6 tỷ USD 3.Củng cố: Câu 1: Sắp xếp các ý ở cột A và B sao cho hợp lí A. Nhóm nước B. Các mặt hàng xuất nhập khẩu 1. Nhóm nước đang phát triển 2. Nhóm nước phát triển a. Nông sản b. Máy công cụ , các mặt hàng điện tử c. Khoáng sản thô d. Các sản phẩm hóa dầu e. Thép cán, thép tấm Câu 2: Tổ chức thương mại lớn nhất thế giới là 1. EU 3. WTO 2. ASEAN 4. NAFTA 4.Dặn dò Làm câu 2 trang 158(SGK) Ngày giảng Lớp Sĩ số HS vắng 10A1 10A2 10A3 10A4 10A5 10A6 10A7 Tiết 49. Chương X : môI trường và sự phát triển bền vững Bài41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên I/Mục tiêu bài học: 1/ Về kiến thức - Nắm đượckhái niệm cơ bản về môi trường , phân biệt được các loại môi trường. - Nắm được chức năng của môi trường và vai trò của môi trường đối với sự phát triển của xã hội loài người. - Năm được khái niệm tài nguyên, các cách phân loại tài nguyên 2/ Về kĩ năng : - Kĩ năng liên hệ với thực tế VN, phân tích có tính phê phán những tác động xấu tới môi trường 3/ Thái độ : Có ý thức bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lí TNTN II / Chuẩn bị của GV và HS 1.GV: - Sơ đồ về môi trường sống của con người và sơ đồ phân loại tài nguyên thiên nhiên 2. HS: Sưu tầm Một số hình ảnh về con người khai thác và cải tạo tự nhiên III/ Tiến trình bài giảng 1/ Kiểm tra bài cũ: Bài tập 3/ 158(SGK) 2/ Giảng bài mới Hoạt động của GV & HS Nội dung chính * HĐ1: Tìm hiểu về môi trường Cá nhân - Bước 1: HS đọc mục 1và dựa vào sơ đồ, trả lời các câu hỏi sau: + Môi trường là gì? + Môi trường sống của con người là gì?Môi trườg sống bao gồm các loại môi trường nào? - Bước2: + HS trình bày nội dung đã tìm hiểu. + GV tóm tắt và chuẩn xác kiến thức. + GV hỏi: Sự khác nhau cơ bản giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo ở điểm nào? GV giải thích về vị trí của con người trong sinh quyển *HĐ2: Tìm hiểu vai trò của môi trường cả lớp - GV hỏi : Hãy nêu chức năng chính của môi trường và cho dẫn chứng chứng minh - GV giải thích về vai trò của môi trường địa lí. *HĐ3: Tìm hiểu TNTN Nhóm - Bước 1: HS dựa vào mục III và vốn hiểu biết , trả lời các câu hỏi sau: + Nêu khái niệm về tài nguyên thiên thiên và cách phân loại TNTN + Tìm VD chứng minh rằng trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, số lượng các loại TNTNđược bổ sung không ngừng Lấy VD về loại tài nguyên không khôi phục được , tài nguyên khôi phục được và tài nguyên không bị hao kiệt + Cho biết vì sao phải sử dụng tài nguyên khoáng sản một cách tiết kiệm và phải bảo vệ môi trường - Bước 2: HS trình bày kết quả, GV giải thích thêm và giúp HS hoàn thiện kiến thức. I/ Môi trường - Môi trường xung quanh hay môi trường địa lí là môi trường bao quanh trái đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người - Môi trường sống của con người , tức là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người , có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của con người , đến chất lượng cuộc sống của con người.( bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo + Môi trường tự nhiên xuất hiện trên trái đất không phụ thuộc vào con người và phát triển theo qui luật riêng của nó + Môi trường nhân tạolà kết quả lao đọng của con người, tồn tại phụ thuộc hoàn toàn vào con người - Con người là sinh vật đặc biệt, có tác động làm biến đổi tự nhiên. II/ Chức năng của môi trường , vai trò của môi trường đối với sự phát triển của xã hội loài người Môi trường có ba chức năng chính - là không gian sống của con người - Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên Là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra - Môi trường tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối với xã hội loài người.Nhưng nó không có vai trò quyết địnhđến sự phát triển của xã hội - Con người có thể làm nâng cao chất lượng môi trường hay làm suy thoái chất lượng môi trường III/ Tài nguyên thiên nhiên 1/ Khái niệm: TNTN là các thành phần của tự nhiên ( các vật thểvà các lực tự nhiên) mà ở trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng. 2/ Phân loại tài nguyên thiên nhiên - Theo thuộc tính tự nhiên: Tài nguyên đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản - Theo khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người + Tài nguyên có thể bị hao kiệt: . Tài nguyên không khôi phục được: khoáng sản . Tài nguyên khôi phục được: đất trồng, sinh vật + Tài nguyên không bị hao kiệt:Năng lượng mặt trời, không khí, nước. 3.Củng cố: Câu nói sau đây đúng hay sai? Vì sao? “ Môi trường địa lí có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội” 4.Dặn dò: Học bài theo hệ thống câu hỏi cuối bài SGK Ngày giảng Lớp Sĩ số HS vắng 10A1 10A2 10A3 10A4 10A5 10A6 10A7 Tiết 50. Bài42: Môi trường và sự phát triển bền vững I/Mục tiêu bài học: 1/ Về kiến thức - Hiểu được mối quan hệ giữa môi trường và phát triển nói chung, ở các nước phát triển và đang phát triển nói riêng - Hiểu được những mâu thuẫn , những khó khăn mà các nước đang phát triển phải giải quyết trong mối quan hệ giữa môi trường và phát triển - Hiểu được mỗi thành viên trong xã hội đều có thể đóng góp nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa môi trường và phat triển, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. 2/ Về kĩ năng : - Kĩ năng liên hệ với thực tế VN, phân tích có tính phê phán những tác động xấu tới môi trường 3/Thái độ, hành vi - Xác định thái độ hành vi trong bảo vệ môi trường, tuyên truyền bảo vệ II / Chẩn bị của GV và HS 1.GV:- Các hình ảnh phản ánh cách giải quyết mối quan hệ giữa môi trường và phát triển ở các nước khác nhau, ở các chế độ khác nhau, các nền kinh tế có trình độ phát triển và trình độ quản lí khác nhau 2.HS: SGK III/ Tiến trình bài giảng 1/ Kiểm tra bài cũ: Môi trường địa lí có những chức năng chủ yếu nào? Tại sao chúng ta phải có biện pháp bảo vệ môi trường ? 2/ Giảng bài mới Hoạt động của GV &HS Nội dung chính *HĐ1: Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển Cặp - GV giao nhiệm vụ : Đọc và tìm những nội dung chính được đề cập đến trong mục1 - HS trình bày nội dung đã tìm hiểu - GV tóm tắt, chuẩn xác kiến thức. *HĐ2: Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước phát triển Cá nhân GV giao nhiệm vụ : Đọc mục 2 cho biết những vấn đề về môi trường ở các nước phát triển và nguyên nhân của nó - HS trình bày nội dung đã tìm hiểu - GV tóm tắt, chuẩn xác kiến thức.Nhấn mạnh trách nhiệm của các nước phát triển với vấn đề ô nhiễm môi trường toàn cầu và ở các nước đang phát triển. *HĐ3: Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước đang phát triển nhóm GV giao nhiệm vụ : Đọc mục III và thảo luận về - Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước đang phát triển - Những khó khăn về kinh tế – xã hội khi giảI quyết vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển? - HS thảo luận nhóm khoảng 10 phút - HS báo cáo kết quả thảo luận ( đại diện một vài nhóm, các nhóm khác góp ý) - GV tóm tắt, chuẩn xác kiến thức và làm rõ mối quan hệ giữa sự chậm phát triển, bùng nổ dân số với sự hủy hoại môi trường , do đó việc giải quyết những vấn đề mổitường gắn liền với giải quyết những vấn đề xã hội - GV làm rõ mối quan hệ giữa sự tiến bộ của KH-KT với việc tiết kiệm được trong sử dụng nguyên nhiên liệu , giảm giá nguyên , nhiên liệu . Sự thiệt thòi của các nước đang phát triển trong xuất khẩu khoáng sản - GV giải thích để HS hiểu rằng các vấn đề về môi trường và TNTNở các nước đang phát triển không tách rời vấn đề phát triển ở các nước TBPT I/ Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển Mâu thuẫn giữa sự phát triển nền sản xuất xã hội ngày càng tăng với nguồn TNTN có hạn - Sự tiến bộ trong kinh tế và khao học kĩ thuật dẫn đến môi trường sinh thái bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng - Phải sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường , phát triển bền vững - Việc giải quyết vấn đề môi trường cần phải có những nỗ lực lớn về chính trị, kinh tế và KH- KT, có sự phối hợp , nỗ lực chung của các quốc gia, chấm dứt chạy đua vũ trang, chấm dứt chiến tranh II/ Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước phát triển - Sự phát triển của công nghiệp, đô thị đều tác động đến môi trường - Các nước phát triển đã gây nên các hiện tượng ô nhiễm toàn cầu: thủng tầng ô dôn, hiệu ứng nhà kính, mưa xít - Các nước phát triển đã làm trầm trọng thêm vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển. III/ Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước đang phát triển 1/ các nước đang phát triển là nơi tập trung nhiều vấn đề môi trường và phát triển - Các nước đang phát triển chiếm hơn 1/2 diện tích các lục địa và 3/4 dân số thế giới, là nơi giầu tài nguyên thiên nhiên - Các nước đang phát triển là các nước nghèo, chậm phát triển , sức ép dân số, bùng nổ dân số làm cho môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng .Vì lẽ đó các nước phát triển đã lợi dụng những khó khăn về kinh tế của các nước đang phát triển để bóc lột tài nguyên 2/ Khai thác và chế biến khoáng sản ở các nước đang phát triển - Khai thác và chế biến khoáng sản có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước đang phát triển , chủ yếu để xuất khẩu - Việc khai thác các mỏ lớn gây ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí 3/ Việc khai thác tài nguyên nông, lâm nghiệp ở các nước đang phát triển - Việc đốn rừng, tình trạng đốt nương làm rẫy, phá rừng để lấy củ, mở rộng diện tích canh tác và đồng cỏ, việc chăn thả gia súc quá mức, làm hàng triệu ha đất rừng bị mất đi, mở rộng diện tích đất trống, đồi núi trọc,và thúc đẩy quá trình hoang mạc hóa. 3.Củng cố: 1. Vì sao nói các vấn đề môi trường và tài nguyên ở các nước đang phát triển không tách rời với vấn đề phát triển ở các nước TBCN phát triển. 2. Tại sao việc giải quyết vấn đề môi trường đòi hỏi sự nỗ lực của các quốc gia và toàn thể loài người 4.Dặn dò: Chuẩn bị nội dung ôn tập học kì II Ngày giảng Lớp Sĩ số HS vắng 10A1 10A2 10A3 10A4 10A5 10A6 10A7 Tiết 51. Ôn tập học kì II I / Mục tiêu bài học : 1/ Về kiến thức : - Củng cố kiến thức đã học -Khắc sâu kiến thức cho học sinh - Đánh giá kết quả học kì II 2/ Về kĩ năng : - Rèn luyện kĩ năng ghi nhớ lô gíc - Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ II/ Chuẩn bị của GV và HS GV: Hệ thống kiến thức HS: Vở ghi, SGK III/ Tiến trình bài giảng 1/ Kiểm tra bài cũ: Trong quả trình dạy bài mới 2/ Nội dung ôn tập: Hoạt Động của GV & HS Nội dung chính * HĐ1: Nhóm - Thế nào là nguồn lực? - Có mấy loại nguồn lực? đó là những nguồn lực nào? Đối với nước ta nguồn lực nào được xác định là nguồn lực chính, vì sao? - Thế nào là cơ cấu nền kinh tế? - Các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế ? + cơ cấu nền kinh tế ? + cơ cấu thành phần kinh tế ? + cơ cấu lãnh thổ kinh tế ? * HĐ2: Cả lớp - Ngành nông nghiệp có vai trò như thế nào? - Đặc điểm của ngành nông nghiệp - Tại sao nông nghiệp lại phát triển và phân bố ở những nơi có điều kiện -Taị sao lai phải tổ chức nhiều hình thức tổ chức sxnông nghiệp? HĐ3: Cả lớp - Thế nào là cây trồng? - Dựa vào đâu để phân loại cây trồng - Cây lương thực có đặc điểm sinh thái và phân bố như thế nào? - Thế nào là cây công nghiệp? - Cây công nghiệp có vai trò và đặc điểm gì ? - Cây CN & cây lương thực loại cây nào phân bố rộng hơn, vì sao? - Ngành trồng rừng có vai trò như thế nào? - Tình hình ngành trồng rừng trên thế giới và ở VN diễn ra như thế nào? *HĐ4: Cả lớp - Vai trò? - Đặc điểm? Nhân tố nào quyết định đối với sự phát triển và phân bố chăn nuôi? - Ngành chăn nuôi có vai trò và đặc điểm gì ? Phân bố trên thế giới như thế nào? Tại sao lại phân bố như vậy. - Ngành nuôi trồng thủy sản có vai trò như thế nào? Tình hình nuôi trồng thủy sản trên thế giới và ở VN diễn ra như thế nào? * HĐ5: Cả lớp - Ngành CN có vai trò và đặc điểm gì? - Đặc điểm của NN & CN khác nhau như thế nào? - Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp như thế nào? *HĐ6: Nhóm - Tình hình sản xuất và phân bố của các ngành CN nhóm A và B ( Mỗi nhóm 1 ngành) * Nhóm 7: Nêu lại - Cơ cấu - Vai trò - Các nhân tố ảnh hưởng Tới sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ? - Các nhân tố ảnh hưởng Tới sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ như thế nào? Nhân tố nào là quyết định? * Nhóm 8: Nêu lại - Cơ cấu - Vai trò - Các nhân tố ảnh hưởng Tới sự phát triển và phân bố các ngànhGTVT? - Các nhân tố ảnh hưởng Tới sự phát triển và phân bố các ngành GTVT như thế nào? Nhân tố nào là quyết định? * Nhóm 9: Trình bày ưu điểm, nhược điểm, sự phát triển và phân bố ngành GTVT. So sánh ưu điểm, nhược điểm của từng loại hình. * Nhóm 10: Nêu lại - Cơ cấu - Vai trò - Các nhân tố ảnh hưởng Tới sự phát triển và phân bố các ngành thông tin liên lạc * Cả lớp: - Khái niệm về thị trường? - Ngành thương mại + Vai trò + Cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩucủa TG như thế nào? - Đặc điểm của thị trường thế giới là gì? - Các tổ chức thương mại thế giới hoạt động như thế nào? Cho HS luyện tập một số bài cụ thể A/ Phần kiến thức: Chương VII: Cơ cấu nền kinh tế 1/ Bài 26: Cơ cấu nền kinh tế - Nguồn lực phát triển kinh tế + K/n + Các nguồn lực + vai trò của nguồn lực - Cơ cấu nền kinh tế + K/n + Các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế Chương VII: Địa lí nông nghiệp 2/ Bài 27: Vai trò. Đặc điểm , các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp - Vai trò , đặc điểm của nông nghiệp - Đặc điểm - Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp - Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp + Trang trại + Thể tổng hợp nông nghiệp + Vùng nông nghiệp 3/ Bài 28: Địa lí ngành trồng trọt * Vai trò * Phân loại cây trồng a/ Cây lương thực - Vai trò - Các cây lương thực chính + Lúa gạo + Lúa mỳ + Ngô - Các cây lương thực phụ + Các loai lúa mạch, khoai tây + Khoai lang, sắn, cao lương, kê b/ Cây công nghiệp - Vai trò, đặc điểm - Các cây công nghiệp chủ yếu: mía, củ cải đường, bông, đậu tương, chè, cà phê, cao su c/ Ngành trồng rừng - Vai trò - Tình hình ngành trồng rừng 4/Bài 29: Địa lí ngành chăn nuôi a/ Vai trò, đặc điểm ngành chăn nuôi - Vai trò - Đặc điểm + Nhân tố thức ăn là quyết định đối với sự phát triển và phân bố chăn nuôi + Nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng phong phú nhờ tiến bộ của KH- KT + Ngành chăn nuôi thay đổi nhiều về hình thức b/ Các ngành chăn nuôi - Gia súc lớn: Bò, trâu - Gia súc nhỏ: lợn, cừu, dê - Gia cầm: chủ yếu là gà c/ Ngành nuôi trồng thủy sản - Vai trò - Tình hình nuôi trồng thủy sản Chương VIII: Địa lí công nghiệp 5/ Bài 31: Vai trò. Đặc điểm của công nghiệp.các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp. a/ Vai trò. Đặc điểm của công nghiệp - Vai trò - Đặc điểm b/ Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp. - Vị trí địa lí - Tự nhiên - Kinh tế , xã hội 6/ Bài 32 + 33 : Địa lí các ngành công nghiệp a/ CN năng lượng Khai thác than, dầu, điện lực b/ CN luyện kim Luyện kim đen, luyện kim mầu c/ CN cơ khí Cơ khí thiết bị, cơ khí máy công cụ, cơ khí hàng tiêu dùng, cơ khí chính xác d/ CN điện tử – tin học e/ CN hóa chất g/ CN sản xuất hàng tiêu dùng h/ CN thực phẩm Chương IX : Địa lí dịch vụ 7/ Bài 35Vai trò các nhân tố ảnh hưởngvà đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ - Cơ cấu - Vai trò - Các nhân tố ảnh hưởng Tới sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ + Nhân tố tự nhiên + Nhân tố KT-XH ( Quyết định) - Đăc điểm phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới 7/ Bài 36: Vai trò các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố cácngành GTVT - Vai trò - Đặc điểm - Các nhân tố ảnh hưởng Tới sự phát triển và phân bố các ngành GTVT + Nhân tố tự nhiên + Nhân tố KT-XH ( Quyết định) 8/ Bài 37: Địa lí các ngành GTVT - Đường sắt - Đường ô tô - Đường ống - Đường sông hồ - Đường biển - Đường hàng không 9/ Bài 39: Địa lí ngành thông tin liên lạc - Vai trò - Tình hình phát triển và phân bố 10/ Địa lí ngành thương mại - Khái niệm về thị trường - Ngành thương mại + Vai trò + Cán cân xuất nhập khẩuvà cơ cấu xuất nhập khẩu - Đặc điểm c

File đính kèm:

  • docgiao an 10 tu t47 den t51.doc