Giáo án môn học Địa lý lớp 10 - Tiết 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- HS trình bày được khái niệm về ngoại lực, nguyên nhân gây ra các tác nhân ngoại lực.

- Khái niệm về quá trình phong hoá; Phân biệt được phong hoá hoá học, phong hoá lý học và phong hoá sinh học.

2. Kỹ năng

- Nhận xét tác động của các quá trình phong hoá đến địa hình mặt TĐ qua hình vẽ

- Đọc được các hình 9.1, 9.2 và 9.3

- Liên hệ thực tế ở địa phương về các quá trình phong hoá.

3. Thái độ:

- Có cơ sở khoa học để giải thích về sự hình thành các hang động trong vùng núi đá vôi ở địa phương

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý lớp 10 - Tiết 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/8/2009 Ngày giảng: 10A1........................................... 10A2................................................. 10A3........................................... 10A4................................................. Tiết 09 – Bài 9 Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất I. mục tiêu bài học 1. Kiến thức - HS trình bày được khái niệm về ngoại lực, nguyên nhân gây ra các tác nhân ngoại lực. - Khái niệm về quá trình phong hoá ; Phân biệt được phong hoá hoá học, phong hoá lý học và phong hoá sinh học. 2. Kỹ năng - Nhận xét tác động của các quá trình phong hoá đến địa hình mặt TĐ qua hình vẽ - Đọc được các hình 9.1, 9.2 và 9.3 - Liên hệ thực tế ở địa phương về các quá trình phong hoá. 3. Thái độ: - Có cơ sở khoa học để giải thích về sự hình thành các hang động trong vùng núi đá vôi ở địa phương - Có tinh thần nghiêm túc, hợp tác trong học tập. II. thiết bị dạy học - Tranh về các quá trình phong hoá - Các hình trong SGK - Phiếu học tập cho học sinh III. phƯƠng pháp - Thảo luận, Đàm thoại gợi mở - Trực quan, phân tích. IV. tiến trình tổ chức giờ học 1. ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số và nề nếp HS. 2. Kiểm tra bài cũ Trình bày các vận động kiến tạo và tác động của nó đến địa hình trên bề mặt Trái Đất? 3. Bài mới Khởi động bài: - Mục tiêu: Giới thiệu mục tiêu của bài 9 và tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập, kích thích học sinh tư duy.... - Thời gian: 2 – 3’ - Phương pháp: Thuyết trình - Cách thức tiến hành: Gv nêu vấn đề, HS nghe và ghi nhớ. Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về ngoại lực - Mục tiêu: HS nắm được khái niệm và nguyên nhân sinh ra ngoại lực - Thời gian: 3 – 4’ - Phương tiện: SGK - Phương pháp: Đàm thoại - Cách thức tiến hành: + Bước 1: GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS nghiên cứu nội dung SGK và hiểu biết thực tế trả lời: Trình bày khái niệm ngoại lực và cho biết nguyên nhân sinh ra ngoại lực? + Bước 2: HS trình bày nội dung + Bước 3: GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức và khẳng định quá trình ngoại lực ảnh hưởng đến địa hình trên bề mặt TĐ thông qua 4 quá trình cơ bản: Phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ. I. Ngoại lực 1. Khái niệm: Là lực sinh ra trên bề mặt TĐ 2. Nguyên nhân sinh ra ngoại lực: Do nguồn năng lượng của bức xạ Mặt trời Hoạt động 2: Tìm hiểu khái quát về quá trình phong hoá - Mục tiêu: HS nắm được khái niệm về quá trinh phong hoá, các tác nhân tham gia vào quá trình phong hoá và giải thích được vì sao quá trình phong hoá lại xảy ra mạnh nhất trên bề mặt TĐ. - Thời gian: 3 – 5’ - Phương pháp: Đàm thoại - Cách thức tiến hành: + Bước 1: GV nêu câu hỏi, yêu cầu học sinh dựa vào nội dung SGK và hiểu biết thực tế tả lời: - Khái niệm về quá trình phong hoá - Các tác nhân tham gia vào quá trình phong hoá? - Vì sao quá trình phong hoá lại xảy ra mạnh nhất trên bề mặt TĐ? + Bước 2: HS trình bày lần lượt từng nội dung. Các học sinh bổ sung kiến thức cho nhau + Bước 3: GV tổng hợp ý kiến và chuẩn xác kiến thức. II. Tác động của ngoại lực 1. Quá trình phong hoá - Khái niệm: Là quá trình phá huỷ và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của các nhân tố ngoại lực. - Các tác nhân ngoại lực: Sự thay đổi nhiệt độ, nước, ôxi, khí cacbonic, các loại axit có trong tự nhiên và sinh vật. - Quá trình phong hoá xảy ra mạnh nhất ở bề mặt TĐ vì đây là nơi trực tiếp nhận nguồn năng lượng MT và là nơi tiếp xúc của các quyển của TĐ và là nơi trực tiếp nhận sự tác động của con người. Hoạt động 3: Tìm hiểu về các quá trình phong hoá. - Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm, tác nhân và kết quả của quá trình phong hoá lý học, phong hoá hoá học và phong hoá sinh học; đọc được các hình trong SGK và lấy ví dụ thực tế để chứng minh. - Thời gian: 20 – 25’ - Phương tiện: Hình 9.1, 9.2, 9.3 SGK; một số hình ảnh khác về quá trình phong hoá. - Phương pháp: Thảo luận nhóm - Cách thức tiến hành: + Bước 1: Gv chia lớp làm 6 nhóm. Yêu cầu học sinh dựa vào kênh chữ, kênh hình trong SGK và hiểu biết thực tế, hoàn thành phiếu học tập sau: Quá trình Khái niệm Tác nhân Kết quả Phong hoá lý học Phong hoá hoá học Phong hoá sinh học * Nhóm 1, 2: Phong hoá lý học * Nhóm 3, 4: Phong hoá hoá học * Nhóm 5, 6: Phong hoá sinh học + Bước 2: HS thảo luận nhóm, GV quan sát chung và đôn đốc học sinh trao đổi + Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày nội dung. Các nhóm bổ sung. + Bước 4: GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức Các quá trình phong hoá Khái niệm Tác nhân Kết quả Phong hoá lý học Sự phá huỷ đá thành các khối vụn có kích thước khác nhau nhưng không làm biến đổi về màu sắc, thành phần khoáng vật và hoá học của chúng Do thay đổi của nhiệt độ, nước đóng băng, tác động của sinh vật, con người... Đá nứt vỡ thay đổi về kích thước, không thay đổi về thành phần hoá học và màu sắc Phong hoá hoá học Sự phá huỷ đá và khoáng vật về thành phần và tính chất hoá học Tác động của khí, nước, các chất hoà tan trong nước, các chất thải do sinh vật bài tiết. Đá và khoáng vật bị phá huỷ, biến đổi về thành phần, tính chất hoá học Phong hoá sinh học Đá và khoáng vật bị phá huỷ về mặt cơ giới và hoá học Vi khuẩn, nấm, rễ cây, con người Đá và khoáng vật bị nứt vỡ, thay đổi về kích thước và thành phần hoá học 4. Củng cố, đánh giá (5 – 8’) - Mục tiêu: Kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh thông qua một số câu hỏi. a. Vì sao phong hoá lý học lại xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng và miền khí hậu lạnh? -> Do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, nước đóng băng.... b. Lấy ví dụ về hoạt động sản xuất của con người là tác nhân của phong hoá lý học? -> Cuốc đất, cày đất, khai thác đá.... làm cho đất đá bị vỡ ra thành những tảng, mảnh nhỏ, vụn. c. Kể tên một vài dạng địa hình cactơ mà em biết? -> Hang động (Nhũ đá, măng đá, chuông đá, rèm đá....) d. Lờy ví dụ chứng minh rằng hoạt động sản xuất của con người có thể làm biến đổi thành phần hoá học của đất đá? -> Các biện pháp bón phân cải tạo đất làm cho thành phần hoá học của đất thay đổi.... 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Trả lời các câu hỏi SGK. - Tìm hiểu tiết 10. v. rút kinh nghiệm ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiet 9.doc