Giáo án môn: Làm quen văn học - Đề tài Thơ: hoa đào- Hoa mai

I. Mục đích – yêu cầu.

1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên bài thơ. tên tác giả.

- Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Bài thơ nói về vẻ đẹp của hoa đào, hoa mai. Cả hai loại hoa đều nở vào mùa xuân làm cho mùa xuân thêm vui và tươi đẹp ở cả hai phương trời.

- Trẻ hiểu các từ: hội tụ, hai phương trời.

 

2. Kỹ năng.

 - Trẻ cảm nhận được âm điệu vui tươi, thiết tha của bài thơ.

- Trẻ trả lời được câu hỏi của cô mạch lạc, rõ ràng, đủ câu.

- Bước đầu đọc thơ diễn cảm.

3. Thái độ.

- Yêu vẻ đẹp rực rỡ của hoa đào, hoa mai

- Thể hiện lòng vui sướng khi “ mùa xuân đến”

- Biết cách chăm sóc cây, tưới nước cho cây.

II. Chuẩn bị:

- Đồ dùng: máy vi tính , máy prôrecter, đàn.

- 10 mũ hoa đào, 10 mũ hoa mai

- 1 cây đào, 1 cây mai vàng.

- Bút laze.

- Đĩa bài hát “Hoa đào, hoa mai”

(ST: Cô giáo Phan Thanh Hương)

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 23789 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn: Làm quen văn học - Đề tài Thơ: hoa đào- Hoa mai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Môn: :Làm quen văn học. Đề tài: Thơ: Hoa đào- hoa mai (Tác giả: Lệ Bình) Loại tiết: Đa số trẻ chưa biết Chủ đề: Têt- Mùa xuân. Lứa tuổi: MGN-B2. Người thực hiện: Phan Thị Thanh Hương Mục đích – yêu cầu. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài thơ. tên tác giả. - Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Bài thơ nói về vẻ đẹp của hoa đào, hoa mai. Cả hai loại hoa đều nở vào mùa xuân làm cho mùa xuân thêm vui và tươi đẹp ở cả hai phương trời. - Trẻ hiểu các từ: hội tụ, hai phương trời. Kỹ năng. - Trẻ cảm nhận được âm điệu vui tươi, thiết tha của bài thơ. - Trẻ trả lời được câu hỏi của cô mạch lạc, rõ ràng, đủ câu. - Bước đầu đọc thơ diễn cảm. Thái độ. - Yêu vẻ đẹp rực rỡ của hoa đào, hoa mai - Thể hiện lòng vui sướng khi “ mùa xuân đến” - Biết cách chăm sóc cây, tưới nước cho cây. Chuẩn bị: Đồ dùng: máy vi tính , máy prôrecter, đàn. 10 mũ hoa đào, 10 mũ hoa mai 1 cây đào, 1 cây mai vàng. Bút laze. Đĩa bài hát “Hoa đào, hoa mai” (ST: Cô giáo Phan Thanh Hương) III Hệ thống câu hỏi. Cô vừa đọc bài thơ gì? Trong bài thơ nói về hoa gì? Hoa đào là hoa như thế nào? Ai biết gì về hoa đào? Hoa mai là hoa như thế nào? Ai biết gì về hoa mai? Con cảm thấy thế nào khi mùa xuân đến? Cách tiến hành. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ *) HĐ1: ổn định: Cô cho trẻ chơi trò chơi: Gieo hạt Khi mùa xuân đến hoa đào, hoa mai đua nhau khoe sắc. Có một bài thơ rất hay nói về vẻ đẹp rực rỡ của hai loài hoa này, đó là bài thơ: Hoa đào- hoa mai” do cô Lệ Bình sáng tác. *) HĐ2: Bài mới Cô đọc diễn cảm kết hợp với nhạc nền bài thơ lần 1. Cô đọc diễn cảm bài thơ lần 2 kết hợp với trình chiếu. *) Đàm thoại trích dẫn giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ. Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác? Bài thơ nói về những hoa gì? Hoa đào là hoa như thế nào? (Ai biết gì về hoa đào) ( Slide hình ảnh hoa đào) Trích dẫn: “ Hoa đào ....mưa bay” Hoa mai là hoa như thế nào? (Ai biết gì về hoa mai) ( Slide hình ảnh hoa mai) Trích dẫn “ Hoa mai ...chút gió” Con cảm thấy thế nào khi mùa xuân đến? ( Slide hình ảnh mùa xuân) Trích dẫn “ Hoa đào ... nở rộ” ( Slide mọi người vui hôị hoa) Trích dẫn: “ Mùa xuân...phương trời” - Cô giải thích cho trẻ hiểu câu thơ “Mùa xuân hội tụ – Niềm vui nụ chồi” : Khi mùa xuân đến tất cả các loài hoa đều nở rộ, các nụ chồi cũng nẩy bật trên các cành cây. Mọi niềm vui đều đến với mọi người. + Hai phương trời: phương Bắc là miền Bắc nơi các con đang sống, có hoa đào. Phương Nam là ở trong miền Nam, có hoa mai. Mỗi một miền lại có một loài hoa đặc trưng cho Tết và hoa đào, hoa mai chỉ nở vào mùa xuân. *) Dạy trẻ đọc thơ. Cô cho cả lớp đọc thơ cùng cô 2 lần. Khi trẻ đọc cô chú ý sửa sai, động viên trẻ. Cô mời 3 tổ lần lượt lên đọc thơ (nhắc trẻ thể hiện tình cảm khi đọc bài thơ) Mời nhóm bạn trai bạn gái lên đọc thơ (thể hiện tình cảm) Mời một nhóm (6 – 7 trẻ) lên đọc thơ(thể hiện tình cảm) Mời cá nhân lên đọc thơ. *) Lần 3: Cô giới thiệu bài thơ được cô phổ nhạc. Cô hát cho trẻ nghe và khuyến khích trẻ biểu diễn cùng cô. HĐ3: Kết thúc: Cô nhận xét khen ngợi trẻ. Trẻ chơi trò chơi Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ đọc thơ Trẻ đọc thơ Trẻ đọc thơ Trẻ đọc thơ Trẻ đọc thơ Trẻ hưởng ứng cùng cô.

File đính kèm:

  • docLam quen van hoc Tho Hoa dao hoa mai.doc