Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tiết 111: Dùng cụm chủ – vị để mở rộngcâuluyện tập (tiếp)

1. MỤC TIÊU:

a. Kiến thức:

- Củng cố kiến thức về việc dùng cụm C – V để mở rộng câu. Bước đầu biết cách mở rộng câu bằng cụm C – V.

b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng dùng cụm C – V để mở rộng câu.

c. Thái độ:Giáo dục tình cẩn thận khi dùng cụm C – V để mở rộng câu.

2. CHUẨN BỊ:

GV:.Bảng bài tập.

HS: SGK ,VBT, chuẩn bị bài.

3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: RLTM, trực quan

4. TIẾN TRÌNH:

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 988 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tiết 111: Dùng cụm chủ – vị để mở rộngcâuluyện tập (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DÙNG CỤM CHỦ–VỊ ĐỂ MỞ RỘNGCÂULUYỆN TẬP (TT) Tiết 111 ND: 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về việc dùng cụm C – V để mở rộng câu. Bước đầu biết cách mở rộng câu bằng cụm C – V. b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng dùng cụm C – V để mở rộng câu. c. Thái độ:Giáo dục tình cẩn thận khi dùng cụm C – V để mở rộng câu. 2. CHUẨN BỊ: GV:.Bảng bài tập. HS: SGK ,VBT, chuẩn bị bài. 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: RLTM, trực quan 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện. 4.2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? Cho ví dụ?(6đ) - Có thể dùng cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm C-V. - HS cho ví dụ. Có mấy trường hợp dùng cụm chủ vị để MRC?(4đ) - Cụm C-V làm Chủ ngữ. - Cụm C-V làm VN. - Com C- V làm phụ ngữ cho cụm danh từ, cụm tt… 4.3. Giảng bài mới: Giới thiệu bài: Ở tiết 102, các em đã tìm hiểu về dùng cụm C-V để mở rộng câu. Để củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài tập hôm nay chúng ta sẽ học: dùng cụm C-V để mở rộng câu( luyện tập) . HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS PHẦN GHI BẢNG HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT 1 HS đọc và xác định yêu cầu BT1 Gv hướng dẫn: BT1 có 2 yêu cầu: + Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm + Cho biết ở mỗi câu, cụm C-V làm thành phần gì. HS lên bảng làm. Dưới làm ra VBT HS nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chốt kết quả HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT 2 HS đọc và xác định yêu cầu BT2 Gv hướng dẫn: Khi gộp, có thể thêm hoặc bớt những từ cần thiết nhưng không làm thay đổi nghĩa chính của các câu và vế câu. 2HS lên bảng làm. Dưới làm ra VBT HS nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chốt kết quả: HĐ3: Hướng dẫn HS làm BT 3 HS đọc và xác định yêu cầu BT3 Gv hướng dẫn: Cũng gộp câu hoặc vế câu như BT2 nhưng khác ở chỗ là chỉ gôp lại những phần in đậm 3 HS lên bảng làm; Dưới làm ra VBT. HS nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chốt kết qua:û Bài tập 1 a) (1) khí hậu nước ta ấm áp ( CN) (2) ta quanh năm trồng trọt, thu hoạch bốn mùa ( phụ ngữ cho cụm ĐT “ cho phép”) b) (1) Các thi sĩ ca ngợi cảnh núi non, hoa cỏ (2) Có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh ( phụ ngữ cho danh từ “khi”) (3) núi non, hoa cỏ trông mới đẹp (4) tiếng chim, tiếng suối mới hay (phụ ngữ cho động từ “nói”) Bài tập 2 a) Chúng em học giỏi làm cho cha mẹ và thầy cô rất vui lòng. b) Nhà văn Hoài Thanh khẳng định rằng cái đẹp là cái có ích. c) Tiếng Việt giàu thanh điệu khiến lời nói của người Việt Nam du dương, trầm bổng như một bản nhạc. d) Cách mạng tháng Tám thành công giúp cho Tiếng Việt có một bước phát triển mới, một số phận mới. Bài tập 3 a) Anh em hoà thuận khiến hai thân vui vầy b) Đây là cảnh rừng thông ngày ngày biết bao nhiêu người qua lại. c) Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống” … ra đời đã sưởi ấm cho ánh đèn sân khấu ở khắp mọi miền đất nước. 4.4. Củng cố và luyện tập: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu dùng cụm C – V làm thành câu? A. Mẹ về là 1 tin vui. B. Tôi rất thích quyển truyện bố tặng tôi nhân dịp sinh nhật. C. Chúng tôi đã làm xong BT mà thầy giáo cho về nhà. D. Ông tôi đang ngồi đọc báo ở bàn, trong phòng khách. Trong những cặp câu dưới đây, cặp câu nào không thể gộp lại thành 1 câu có cụm C – V làm thành phần câu mà không thay đổi ý nghĩa của chúng? A. Anh em vui vẻ, hoà thuận. Ông bà và cha mẹ rất vui lòng. B. Mùa xuân đến. Mọi vật như có sức sống mới. C. Mẹ đi làm. Em đi học. D. Chúng ta phải CNH, HĐH. Đất nước ta theo kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới. 4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Xem lại bài tập. - Chuẩn bị bài :Liệt kê. + Đọc và tìm hiểu các VD Sgk. 5. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doctiet 111.doc