Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tuần 13 - Tiết 13: Xa ngắm thác núi lư - cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh - Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS đạt được:

1. Kiến thức: - Tìm hiểu bổ sung về một số tác phẩm thơ trung đại nước ngoài (Trung Quốc) như: Xa ngắm thác núi Lư, Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm các bài thơ và trả lời một số câu hỏi có liên quan đến từng tác phẩm.

3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, trân trọng văn hóa nhân loại.

II. CHUẨN BỊ:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1096 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tuần 13 - Tiết 13: Xa ngắm thác núi lư - cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh - Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Tiết 13: Ngày soạn: 11/11/2010 Ngày dạy: /11/2010 Bổ trợ kiến thức về thơ trung đại nước ngoài: Xa ngắm thác núi lư - Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh - Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê I. Mục tiêu bài học: * Học xong bài này, HS đạt được: 1. Kiến thức: - Tìm hiểu bổ sung về một số tác phẩm thơ trung đại nước ngoài (Trung Quốc) như: Xa ngắm thác núi Lư, Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm các bài thơ và trả lời một số câu hỏi có liên quan đến từng tác phẩm. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, trân trọng văn hóa nhân loại. ii. chuẩn bị: - GV: SGK, Nâng cao NV7,… - HS: SGK, HDTH Ngữ văn 7, vở ghi,… iii. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò: Yêu cầu cần đạt: Hoạt động 1: ổn định tổ chức - Lớp 7A1: Vắng:..... - Lớp 7A2: Vắng:..... Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (1) - Kiểm tra đoạn văn HS thực hiện ở nhà (BT.6) (2)?- Kể tên các bài thơ trung đại Trung Quốc mà em đã học! Hoạt động 3: Bài mới # Giới thiệu bài: Từ phần kiểm tra bài cũ (câu hỏi 2) à dẫn dắt HS vào bài. # Nội dung dạy học cụ thể: Hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê cho 3 bài thơ cần bổ trợ theo 3 nhóm + Nhóm 1:“ Xa ngắm thác núi Lư” (Lý Bạch) + Nhóm 2: “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” (Lý Bạch) + Nhóm 3: “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” (Hạ Tri Chương) TT Tác phẩm Tác giả Nội dung Nghệ thuật 1 Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố) Lý Bạch -Vẻ đẹp sinh động của thác nước trên đỉnh Hương Lô - Tình yêu thiên nhiên đằm thắm + tính cách mạnh mẽ, hào phóng của tác giả. - Hình ảnh tráng lệ, huyền ảo - Sử dụng thànhcông các động từ, S2 2 Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) Lý Bạch - Tình cảm yêu nhớ cố hương của tác giả trong đêm trăng thanh tĩnh - Từ ngữ giản dị mà tinh luyện - Sử dụng thành công phép đối, các ĐT 3 Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư) Hạ Tri Chương - Tình yêu quê thắm thiết của một người xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ. - Cách thể hiện chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi - Sử dụng thành công phép đối; hình ảnh có sức gợi Hướng dẫn HS làm một số bài tập bổ trợ về 3 bài thơ trên (1)?- Trả lời nhanh, ngắn gọn các câu hỏi sau: a/ Điểm nhìn của Lý Bạch đối với toàn cảnh núi Lư? b/ Vẻ đẹp của bức tranh núi Lư? c/ Chủ đề của bài “Tĩnh dạ tứ”? d/ Tâm trạng của Hạ Tri Chương trong bài “Hồi hương ngẫu thư”? (Yêu cầu HS trả lời + nhận xét nhanh à GV chữa) a/ đứng nhìn từ xa b/ tráng lệ, kì ảo c/ Vọng nguyệt hoài hương (trông trăng nhớ quê) d/ ngậm ngùi, hụt hẫng khi trở thành khách lạ giữa quê hương. (2)?- Qua cảnh thác nước núi Lư, em hãy tìm hiểu về tâm hồn và tính cách nhà thơ? Gợi ý: - Đối tượng miêu tả của bài thơ? (Một danh lam thắng cảnh của đất nước) - Khuynh hướng, thái độ của tác giả? (Trân trọng, ca ngợi) - Lý Bạch đã làm nổi bật những đặc điểm gì của thác nước và điều đó nói lên những gì trong tâm hồn, tính cách ông? (Tính chất mĩ lệ, hùng vĩ, kì diệu à Vừa nói lên tình yêu quê hương, tình yêu thiên nhiên đằm thắm, vừa thể hiện tính cách hào phóng mạnh mẽ của nhà thơ) (3)?- So sánh với bài “Tĩnh dạ tứ” để thấy được sự biểu hiện tình quê độc đáo của Hạ Tri Chương trong bài “Hồi hương ngẫu thư”! (HS suy nghĩ thực hiện) - “Tĩnh dạ tứ”: ở nơi xa nhà, nhìn trăng sáng mà nhớ quê - “Hồi hương ngẫu thư”: cả đời xa quê, nay trở về quê cũ, một nỗi buồn đau dâng lên khi “bị” xem như là “khách”. Chính trong nỗi đau đó mà tình quê hương laị càng được bộc lộ một cách ngậm ngùi, sâu sắc. Hoạt động 4: Củng cố: ?- Đọc diễn cảm từng bài thơ (cả phần phiên âm và phần dịch thơ)! Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà - Nắm chắc nội dung đã học - Làm bài tập (4): Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về một trong ba bài thơ vừa bổ trợ! - Chuẩn bị luyện tập về Từ đồng âm I. kiến thức cơ bản: 1. Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố - Lý Bạch) 2. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ – Lý Bạch) 3. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư- Hạ Tri Chương) (Bảng phụ) Ii. bài tập: 1. Bài 1: a/ đứng nhìn từ xa b/ tráng lệ, kì ảo c/ Vọng nguyệt hoài hương (trông trăng nhớ quê) d/ ngậm ngùi, hụt hẫng khi trở thành khách lạ giữa quê hương. 2. Bài 2: - Tình yêu quê hương, yêu thiên nhiên đằm thắm - Tính cách hào phóng mạnh mẽ của nhà thơ Bài 3: Kiểm tra ngày ..... tháng 11 năm 2010

File đính kèm:

  • docTuan 13.doc