Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tuần 5 - Tiết 5: Bổ trợ kiến thức: đại từ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS đạt được:

1. Kiến thức: - Hiểu rõ về các loại đại từ, ý nghĩa của nó

2. Kĩ năng: - Nhận diện chính xác các loại đại từ.

- Biết cách sử dụng đại từ trong từng tình huống giao tiếp cụ thể

3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng có hiệu quả đại từ trong khi nói và viết.

II. CHUẨN BỊ:

 - GV: SGK, Bổ trợ kiến thức Ngữ văn 7, Một số KT-KN và BT nâng cao NV6

 - HS: SGK, HDTH Ngữ văn 7, vở ghi,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tuần 5 - Tiết 5: Bổ trợ kiến thức: đại từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Tiết5: Ngày soạn:18/9/2010 Ngày dạy: /9/2010 Bổ trợ kiến thức: đại từ I. Mục tiêu bài học: * Học xong bài này, HS đạt được: 1. Kiến thức: - Hiểu rõ về các loại đại từ, ý nghĩa của nó 2. Kĩ năng: - Nhận diện chính xác các loại đại từ. - Biết cách sử dụng đại từ trong từng tình huống giao tiếp cụ thể 3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng có hiệu quả đại từ trong khi nói và viết. ii. chuẩn bị: - GV: SGK, Bổ trợ kiến thức Ngữ văn 7, Một số KT-KN và BT nâng cao NV6 - HS: SGK, HDTH Ngữ văn 7, vở ghi,… iii. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò: Yêu cầu cần đạt: Hoạt động 1: ổn định tổ chức - Lớp 7A1: Vắng:..... - Lớp 7A2: Vắng:..... Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (Xen kẽ phần nội dung kiến cơ bản cần nắm) Hoạt động 3: Bài mới # Giới thiệu bài: Từ một tình huống giao tiếp cụ thể có sử dụng một số loại đại từ khác nhau à Cho HS nhận xét à Dẫn dắt vào bài. # Nội dung dạy học cụ thể: Yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức cơ bản về đại từ. ?- Thế nào là đại từ? - Là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất,... được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi. ?- Đại từ có vài trò ngữ pháp gì trong câu? Lấy VD minh hoạ! - Làm chủ ngữ (VD: Nó// đang làm bài) - Làm vị ngữ (VD: Người hát lúc trước// là tôi) - Làm phụ ngữ cho DT, ĐT, TT (VD: Tôi không thích làm như vậy) ?- Phân loại đại từ bằng sơ đồ! Đại từ (Cho HS vẽ sơ đồ theo nhóm từng bàn vào phiếu học tập à Trình bày à Nhận xét) Đại từ để trỏ Đại từ để hỏi Trỏ người, sự vật Trỏ số lượng Trỏ hoạt động, tính chất SV Hỏi về người, sự vật Hỏi về số lượng Hỏi về hoạt động, tính chất SV Hướng dẫn HS làm các bài tập bổ trợ (1)?- Từ “bác” nào được dùng như một đại từ xưng hô? A. Bác tôi là thợ mỏ B. Người là Cha, là Bác, là Anh C. – Thưa bác, cháu không rõ ạ! D. Bác ngồi đó lớn mênh mông (2)?- Đại từ nào không hỏi về khôn gian? A. ở đâu B. Khi nào C. Nơi đâu D. Chỗ nào (3)?- Đại từ nào không cùng loại? A. Chúng nó B. Họ C. Hắn D. Ai (4)?- Cho các câu sau: - Ai cũng biết chúng nó làm như thế là sai, sao không ai nói gì? - Chị ơi, ai đang đứng dưới gốc cây bàng? - Hắn nghĩ bụng: “Người này khoẻ như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”. (TS) - Theo các bạn, hoa cúc có bao nhiêu cánh? - Phật nói thêm: “Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm”. a/ Tìm đại từ! b/ Chỉ ra sự khác nhau trong cách dùng đại từ “ai” và “bao nhiêu” trong các câu trên! (HS suy nghĩ thực hiện à GV cho nhận xét, bổ sung à Sửa chữa) a/ (…) b/ Lưu ý HS: Các từ dùng để hỏi những cũng có thể dùng để trỏ chung. - Ai (1): dùng trỏ chung (mọi người) - Ai (2) dùng để hỏi - Bao nhiêu (1): dùng trỏ chung (rất nhiều) - Bao nhiêu (2): dùng để hỏi - Bao nhiêu (3): dùng trỏ một số lượng chưa xác định. (5)?- Tìm đại từ và cho biết chúng thuộc ngôi nào, số ít hay số nhiều? a/ Chiều nay, cậu đến nhà mình chơi nhé! b/ Mình về có nhớ ta chăng Ta về ta nhớ hàm răng mình cười c/ Nào mình cùng lên xe buýt… d/ Ta về thôi, các bạn ơi! e/ Này, tất cả bọn mình cùng đến thăm cô giáo đi. g/ Bọn mình không biết việc xẩy ra bên lớp 7A2 các cậu đâu! (PP: Tương tự bài 4) a/ - Cậu: ngôi thứ 2 số ít - mình: ngôi thứ 1 số ít b/ - mình: ngôi thứ 2 số ít - ta: ngôi thứ 1 số ít c/ mình: ngôi thứ 1+2 số nhiều (gộp ngôi) d/ - Ta: ngôi thứ 1+2 số nhiều (gộp ngôi) - các bạn: ngôi thứ 2 số nhiều e/ bọn mình: ngôi thứ 1+2 số nhiều (gộp ngôi) g/ - bọn mình: ngôi thứ 1 số nhiều - các cậu: ngôi thứ 2 số nhiều Hoạt động 4: Củng cố: (6)?- Nối đại từ ở cột (A) với nội dung ở cột (B) cho phù hợp! (A) (B) a/ bao giờ 1/ Hỏi về người và vật b/ Bao nhiêu 2/ Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc c/ Thế nào 3/ Hỏi về số lượng d/ Ai 4/ Hỏi về thời gian Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà - Nắm chắc nội dung đã học và hoàn thành các bài tập trên lớp. - Làm bài tập sau: (7)?- Viết một đoạn văn (6 à 8 câu) trong đó có sử dụng ít nhất 3 đại từ dùng để trỏ, 3 đại từ dùng để hỏi. - Chuẩn bị: Luyện tập tạo lập văn bản I. kiến thức cơ bản: 1. Khái niệm 2. Chức vụ ngữ pháp: Làm chủ ngữ Làm vị ngữ Làm phụ ngữ cho DT, ĐT, TT 3. Các loại đại từ: a. Đại từ để trỏ: b/ Đại từ để hỏi: (Bảng phụ) Ii. bài tập: Bài tập trắc nghiệm: 1. Bài 1: Đáp án (C) 2. Bài 2: Đáp án (B) 3. Bài 3: Đáp án (D) Bài tập tự luận: 4. Bài 4: a/ (…) b/ - Ai (1): dùng trỏ chung (mọi người) - Ai (2) dùng để hỏi - Bao nhiêu (1): dùng trỏ chung (rất nhiều) - Bao nhiêu (2): dùng để hỏi - Bao nhiêu (3): dùng trỏ một số lượng chưa xác định. 5. Bài 5: a/ - Cậu: ngôi thứ 2 số ít - mình: ngôi thứ 1 số ít b/ - mình: ngôi thứ 2 số ít - ta: ngôi thứ 1 số ít c/ mình: ngôi thứ 1+2 số nhiều (gộp ngôi) d/ - Ta: ngôi thứ 1+2 số nhiều (gộp ngôi) - các bạn: ngôi thứ 2 số nhiều e/ bọn mình: ngôi thứ 1+2 số nhiều (gộp ngôi) g/ - bọn mình: ngôi thứ 1 số nhiều - các cậu: ngôi thứ 2 số nhiều a à 4 b à 3 c à 2 d à 1 Kiểm tra ngày ..... tháng 9 năm 2010

File đính kèm:

  • docTuan5.doc