Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ II - Tuần 21 - Tiết 20: Bổ trợ kiến thức về văn nghị luận: Tìm hiểu chung về văn nghị luận

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS đạt được:

1. Kiến thức: - Nắm chắc khái niệm về văn nghị luận

 - Hiểu các đặc điểm cụ thể của loại văn này.

2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng nhận diện văn bản nghị luận

 - Bước đầu tìm hiểu luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng trong văn nghị luận

3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình yêu thích học văn nghị luận.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1034 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ II - Tuần 21 - Tiết 20: Bổ trợ kiến thức về văn nghị luận: Tìm hiểu chung về văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Tiết 20: Ngày soạn: 02/012011 Ngày dạy: /01/2011 Bổ trợ kiến thức về văn nghị luận : Tìm hiểu chung về văn nghị luận I. Mục tiêu bài học: * Học xong bài này, HS đạt được: 1. Kiến thức: - Nắm chắc khái niệm về văn nghị luận - Hiểu các đặc điểm cụ thể của loại văn này. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng nhận diện văn bản nghị luận - Bước đầu tìm hiểu luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng trong văn nghị luận 3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình yêu thích học văn nghị luận. ii. chuẩn bị: - GV: SGK, Các dạng bài TLV và cảm thụ thơ văn 7, Ngữ văn 7 nâng cao… - HS: SGK, Các dạng bài TLV và cảm thụ thơ văn 7, vở ghi,… iii. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò: Yêu cầu cần đạt: Hoạt động 1: ổn định tổ chức - Lớp 7A1: Vắng:..... - Lớp 7A2: Vắng:..... Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (Xen kẽ phần ND kiến thức cơ bản) Hoạt động 3: Bài mới # Giới thiệu bài: GV giới thiện khái quát về văn nghị luận: Văn nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan trọng trong đời sống, xã hội và con người. Viết văn nghị luận nhằm rèn luyện tư duy, năng lực biểu đạt các quan niệm, tư tưởng sâu sắc trong đời sống. Có thể nói văn nghị luận là cơ sở để lập luận các tư tưởng sâu sắc trong cuộc sống. Có năng lực nghị luận là một điều kiện cơ bản để con người thành đạt trong xã hội. # Nội dung dạy học cụ thể: Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức chung đã học về văn nghị luận ?- Trong đời sống, ta thường bắt gặp văn nghị luận dưới các dạng nào? - Những ý kiến nêu ra trong các cuộc họp, hội nghị/ xã luận/ bình luận/ bài phát biểu ý kiến trên báo chí,... ?- Thế nào là văn nghị luận? - Là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. ?- Để thuyết phục ngừơi đọc, người nghe, một bài văn nghị luận cần phải đáp ứng những yêu cầu gì? - Phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. ?- Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới điều gì để tực sự có ý nghĩa? - Phải hướng tới giải quyết những vấn đề có thực trong cuộc sống Hướng dẫn HS làm một số bài tập bổ trợ về VBNL (1)?- BTTN: a/ Những câu tục ngữ đã học được biểu đạt theo phương thức nào? A. Tự sự B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Miêu tả b/ Văn nghị luận không được trình bày dưới dạng nào? A. Đề xuất một ý kiến B. Trình bày diễn biến sự việc C. Đưa ra một nhận xét D. Bàn bạc, thuyết phục người nghe về một vấn đề nào đó bằng lí lẽ và dẫn chứng. (2)?- Đoạn trích sau có phải là văn ban rnghị luận không? Vì sao? “Chính phủ đặt nhiệm vụ năm 2003 là năm kỉ cương, phép nước. Nhà nước ta, chế độ ta đã trải qua hơn nửa thế ký. Nhà nước ấy, chế độ ấy đã biết dùng “phép nước”, dùng “kỉ cương” để huy động toàn dân đánh giặc, xây dựng hậu phương, chiến đấu nơi tiền tuyến, làm kinh tế, làm văn hóa, khoa học, ngoại giao... Xét về thành tựu, và chỉ nói riêng về kỉ cương, phép nước, thành là rất đáng tự hào” (HS suy nghĩ, thực hiện và trả lời) - Đoạn trích là văn bản nghị luận. Vì: + Đối tượng để bàn luận: Là một vấn đề trong đời sống xã hội (KC, PN) + Dùng lí lẽ, dẫn chứng để làm rõ vấn đề và thuyết phục người đọc (3) ?- a/ Đặt đầu đề cho văn bản trích trên! b/ Tìm luận điểm cho đoạn trích? (Cho HS thảo luận theo nhóm à Đại diện trình bày à HS nhận xét, bổ sung à GV đánh giá chung) a/ Đầu đề : Kỉ cương, phép nước b/ Luận điểm: Thành tựu của kỉ cương – phép nước. Hoạt động 4: Củng cố: GV khái quát, đánh giá chung về nội dung tiết học Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà - Nắm chắc nội dung đã bổ trợ - Hoàn thành các bài tập trên lớp và làm BT 4: ?- Hãy sưu tầm một đoạn văn nghị luận em cho là hay và tự lí giải vì sao em thích! - Chuẩn bị tiếp tục bổ trợ kiến thức về văn nghị luận: Đặc điểm của văn bản nghị luận I. kiến thức cơ bản: 1. Khái niệm về văn nghị luận - Là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. 2. Yêu cầu: - Luận điểm rõ ràng - Lí lẽ thuyết phục - Dẫn chứng cụ thể, sinh động 3. Tư tưởng, quan điểm trong văn nghị luận - Phải hướng tới giải quyết những vấn đề có thực Ii. bài tập: 1. Bài 1: Câu a: Đáp án (C) Câu b: Đáp án (B) 2. Bài 2: - Đoạn trích là văn bản nghị luận. Vì: + Đối tượng để bàn luận: Là một vấn đề trong đời sống xã hội + Dùng lí lẽ, dẫn chứng để làm rõ vấn đề và thuyết phục người đọc 3. Bài 3: a/ Đầu đề : Kỉ cương, phép nước b/ Luận điểm: Thành tựu của kỉ cương – phép nước. Kiểm tra ngày 08 tháng 01 năm 2011

File đính kèm:

  • docTuan21.doc