Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 48: Thành ngữ

I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

 -Hiểu được đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ

 -Tăng thêm vốn thành ngữ, có ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp.

II-CHUẨN BỊ.

 1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK-SGV, bảng phụ

 2.Học sinh:Xem bài và chuẩn bị bài

III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2529 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 48: Thành ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 48 Ngày soạn: Ngày dạy: THÀNH NGỮ I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. -Hiểu được đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ -Tăng thêm vốn thành ngữ, có ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp. II-CHUẨN BỊ. 1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK-SGV, bảng phụ 2.Học sinh:Xem bài và chuẩn bị bài III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HOẠT ĐỘNG 1 (5’) ²Khởi động -Oån định -Kiểm tra bài cũ -Bài mới -Kiểm tra sỉ số lớp HỎI: 1/Thế nào là từ đồng âm? 2/Để sử dụng từ đồng âm cần phải chú ý điều gì trong giao tiếp? -Y/c HS nhận xét và bổ sung -GV nhận xét và công bố điểm -Ghi tựa bài lên bảng -Báo cáo sỉ số -Cá nhân trả lời: 1/Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. 2/Trong trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm. -HS nhận xét bổ sung -Lắng nghe -Ghi tựa bài vào tập HOẠT ĐỘNG 2 (20’) ²Hình thành kiến thức mới. I-THẾ NÀO LÀ THÀNH NGỮ? Ghi nhớ -Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. -Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,.. II-SỬ DỤNG THÀNH NGỮ. Ghi nhớ -Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ… -Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao. -Y/c HS đọc ngữ liệu 1 HỎI:Có thể thay một vài từ trong cụm từ này bằng những từ khác được không? HỎI:Có thể chêm xen một vài từ khác vào cụm từ được không? HỎI:Có thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ được không? HỎI:Từ nhận xét trên, em rút ra được kết luận gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ “lên thác xuống ghềnh”? -Y/c HS đọc ngữ liệu 2 HỎI:Cụm từ “lên thác xuống ghềnh” có nghĩa là gì? HỎI:Tại sao nói “lên thác xuống ghềnh”? HỎI:”Nhanh như chớp” có nghĩa là gì? HỎI:Tại sao lại nói ”Nhanh như chớp”? HỎI:Vậy thành ngữ là gì? Nghĩa của thành ngữ bắt nguồn từ đâu? -Y/c HS đọc phần ghi nhớ -GV chốt ý và ghi nội dung bài học -Y/c HS đọc ngữ liệu HỎI:Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong các câu: +Bảy nổi ba chìm? +tắt lửa tối đèn? HỎI:Em hãy thay thế mỗi thành ngữ đã nêu bằng một cụm từ đồng nghĩa rồi so sánh hai cách diễn đạt đó xem cách nào hay hơn? HỎI:Em hãy phân tích cái hay của việc dùng các thành ngữ trong hai câu trên? HỎI:Vậy em có nhận xét gì về sử dụng thành ngữ? HỎI:Vậy muốn hiểu nghĩa của thành ngữ Hán Việt thì cần phải làm gì? -Y/c HS đọc ghi nhớ -GV chốt ý và ghi nội dung bài học -Cá nhân đọc -Cá nhân trả lời:không thay được một vài từ trong cụm từ này bằng từ khác. -Cá nhân trả lời:không thể chêm xen một vài từ khác vào cụm từ được. -Cá nhân trả lời:không thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ được. -Cá nhân trả lời:cụm từ “lên thác xuống ghềnh” là thành ngữ, có cấu tạo cố định (các từ trong thành ngữ khó thay đổi, thêm bớt, vị trí cũng không thay đổi) -Cá nhân đọc -Cá nhân trả lời:lặn lội khó khăn vất vả, hiểm nguy,… -Cá nhân trả lời: +thác:chỗ dòng sông có vực đá làm cho nước chảy dốc xuống. +ghềnh:vũng sâu nước chảy xoáy mạnh. ðlên thác xuống ghềnh là công việc vất vả, khó khăn, nguy hiểm. -Cá nhân trả lời:rất nhanh, cực kì nhanh. -Cá nhân trả lời:chớp:ánh sáng loé ra rất nhanh -Cá nhân trả lời: +Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. +Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,.. -Cá nhân đọc -Lắng nghe và ghi bài -Cá nhân đọc -Cá nhân trả lời: +Bảy nổi ba chìm:là vị ngữ (chủ ngữ là “thân em” ) +tắt lửa tối đèn:là phụ ngữ của danh từ “khi”. -Cá nhân trả lời: +Bảy nổi ba chìm – long đong, phiêu dạt. +tắt lửa tối đèn – khó khăn, hoạn nạn. -Cá nhân trả lời:ngắn gọn, hàm súc có tính hình tượng, tính biểu cảm cao. -Cá nhân trả lời:làm chủ ngữ, vị ngữ,… -Cá nhân trả lời:tìm hiểu nghĩa của các yếu tố Hán Việt và nghĩa của các từ tạo nên thành ngữ Hán Việt đó, nhưng quan trọng nhất vẫn là phải hiểu cho được ý nghĩa hàm ẩn của nó. -Cá nhân đọc -Lắng nghe và ghi bài HOẠT ĐỘNG 3 III-LUYỆN TẬP Bài tập 1 -Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong các câu: a/sơn hào hải vị (thức ăn ở núi và ở biển); nem công chả phượng (thức ăn từ thịt con công bóp với thính, thức ăn từ thịt con phượng nướng chín)ðthức ăn quý hiếm. b/khoẻ như voi (có sức mạnh); tứ cố vô thân (không có ai là họ hàng thân thích) c/da mồi tóc sương (màu da người già lốm đốm như màu đồi mồi, màu tóc người già bạc như sương)ðđã già Bài tập 2 -Kể vắn tắt các truyền thuyết và ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch của các thành ngữ: +Con Rồng, cháu Tiên +Eách ngồi đáy giếng +Thầy bói xem voi Bài tập 3 -Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn: +Lời ăn tiếng nói +Một nắng hai sương +Ngày lành tháng tốt +No cơm ấm cật +Bách chiến bách thắng +Sinh cơ lập nghiệp Bài tập 4 -Sưu tầm 10 thành ngữ chưa được giới thiệu trong sách giáo khoa và giải nghĩa: +Khẩu Phật tâm xà (miệng nói từ bi, thương người mà lòng thì nham hiểm, độc địa) +thâm căn cố đế (ăn sâu, bền chắc, khó lòng thay đổi, cải tạo) +Bán tín bán nghi (nửa tin nửa ngờ) +Độc nhất vô nhị (có một không hai) +Non xanh nước biếc +Cưỡi ngựa xem hoa +Nói dối như cuội +Nước đổ lá khoai -Y/c HS đọc bài tập -Y/c HS xác định yêu cầu của bài tập -Y/c HS trình bày -Y/c HS nhận xét và bổ sung -GV nhận xét chung -Y/c HS đọc bài tập -Y/c HS xác định yêu cầu của bài tập -Y/c HS trình bày -Y/c HS nhận xét và bổ sung -GV nhận xét chung -Y/c HS đọc bài tập -Y/c HS xác định yêu cầu của bài tập -Y/c HS trình bày -Y/c HS nhận xét và bổ sung -GV nhận xét chung -Y/c HS đọc bài tập -Y/c HS xác định yêu cầu của bài tập -Y/c HS trình bày -Y/c HS nhận xét và bổ sung -GV nhận xét chung -Cá nhân đọc -HS xác định yêu cầu của bài tập -HS trình bày -HS nhận xét và bổ sung -Lắng nghe -Cá nhân đọc -HS xác định yêu cầu của bài tập -HS trình bày -HS nhận xét và bổ sung -Lắng nghe -Cá nhân đọc -HS xác định yêu cầu của bài tập -HS trình bày -HS nhận xét và bổ sung -Lắng nghe -Cá nhân đọc -HS xác định yêu cầu của bài tập -HS trình bày -HS nhận xét và bổ sung -Lắng nghe HOẠT ĐỘNG 4 ²Củng cố-Dặn dò -Về nhà học bài và chuẩn bị bài Trả bài kiểm tra Văn- Trả bài kiểm tra tiếng Việt cần nắm: +Xem lại nội dung bài học về phần Văn và phần tiếng Việt. +Nhận xét lại bài làm của bản thân qua đề bài kiểm tra -Nhận xét lớp học -Nghe tiếp thu để chuẩn bị

File đính kèm:

  • docThanh ngu.doc
Giáo án liên quan