Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 93: Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng

A. MỤC TIÊU:

- Kiến thức:

+ HS: cảm nhận được, ua bài văn, một trong những phảm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị: giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và ngôn ngữ nói, viết. HS hiểu được nghệ thuật nghị luận đặc sắc, đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng, kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc, giọng văn sôi nổi, nhiệt tình, rất cuốn hút.

- Tích hợp với phần Tiếng Việt và TLV.

- Kĩ năng:

+ Đọc và phân tích văn bản nghị luận chứng minh.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 93: Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 23/3/07 NG: 7A:26/2 7B:3/3 Tiết: 93 Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ Phạm Văn Đồng A. Mục tiêu: - Kiến thức: + HS: cảm nhận được, ua bài văn, một trong những phảm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị: giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và ngôn ngữ nói, viết. HS hiểu được nghệ thuật nghị luận đặc sắc, đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng, kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc, giọng văn sôi nổi, nhiệt tình, rất cuốn hút. - Tích hợp với phần Tiếng Việt và TLV. - Kĩ năng: + Đọc và phân tích văn bản nghị luận chứng minh. B. Phương tiện dạy học: - Đồ dùng: ảnh chủ tịch HCM và Thủ tướng Phạm Văn Đồng - Tư liệu tham khảo, C. Cách thức tiến hành: - Phương pháp: giảng bình, phát vấn, phân tích, tổng hợp.. - Hình thức tổ chức.................. D. Tiến trình giờ dạy. I. ổn định: KTSS: -7A............. - 7B........... II. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu đặc điểm NT nổi bật trong văn bản: “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” - Yêu cầu nêu được: + NT nghị luận kết hợp giải thích với chứng minh, bình luận. + Lập luận chặt chẽ: nêu nhận định " giải thích, mở rộng nhận định " chứng minh. + Các dẫn chứng toàn diện, bao quát. - Sử dụng biện pháp mở rộng câu " vừa làm rõ nghĩa vừa bổ sung thêm các khía cạnh mới hoặc mở rộng điều đáng nói mà không cần viết thành câu khác... III. Bài mới: G: ở bài thơ: “ Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ, chúng ta đã rất xúc động trước hình ảnh giản dị của “người cha mái tóc bạc”, suốt đêm không ngủ, “đốt lửa cho anh nằm, rồi nhón chân đi dém chăn, từng người, từng người một”. Còn hôm nay, chúng ta lại thêm một lần nhận rõ hoen phẩm chất cao đẹp này của CT HCM qua một đoạn văn xuôi nghị luận đặc sắc của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng – người học trò xuất sắc – người cộng sự gần gũi nhiều năm với Bác Hồ. Hoạt động của Thầy và Trò ? Em hãy giới thiệu một vài nét chính về tác giả PVĐ? H: Nêu theo nội dung SGK. G: bổ sung:.............................. ? Xuất xứ của đoạn trích “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”? H:................ G: Hướng dẫn H đọc: đọc rõ ràng mạch lạc đồng thời phải biểu hiện được tình cảm của tác giả. G: đọc mẫu " H đọc " G sửa lỗi cho H ( nếu có). ? Em hiểu thế nào là: “ Thanh bạch”, “ tao nhã”, “chân lí”? H: ? Văn bản được viết theo thể loại gì? H: Nghị luận. ? Thao tác nghị luận chủ yếu là gì? H: Dùng dẫn chứng và sắp xếp những dẫn chứng ấy theo một hệ thống lập luận hợp lí. ? Xác định luận điểm chính của bài? H: ? Trình tự lập luận của tác giả? H: Từ khái quát đến cụ thể. ? Trên cơ sở đó, hãy xác định bố cục của văn bản? H: 2phần: - P1: nêu nhận xét chung về đức tính giản dị của Bác Hồ ( từ đầu đến tốt đẹp) - P2: Trình bày những biểu hiện của đức tính giản dị của Bác ( Phần còn lại). ? Tại sao văn bản không có kết luận như bố cục thông thường? H: Vì đây chỉ là đoạn trích. H: Quan sát phần đầu của văn bản, chú ý các câu (1) “điều rất quan trọng... giản dị và khiểm tốn của HCT” (2) “ Rất lạ lùng...thanh bạch, tuyệt đẹp” ? Theo em nhận xét được nêu thành luận điểm ở câu (1) là gì? H: Sự nhất quán giữa đời sống hoạt động chính trị và đời sống bình thường của Bác. G: Luận điểm này đề cập đến hai phạm vi đời sống của Bác, đó là đời sống cách mạng to lớn và đời sống hằng ngày giản dị. ? Em thấy văn bản này tập trung làm nổi bật phạm vi đời sống nào của Bác Hồ? H: - Đời sống giản dị hàng ngày. ? Đức tính này đựơc tác giả nhận định bằng những từ nào? H:Trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp. ? Trong số đó, từ nào quan trọng nhất? Vì sao?ư H: Thanh bạch: vì từ này thâu tóm đức tính giản dị của Bác. trong Thanh bạch có giản dị, trong sáng và đẹp trong lối sống của người cách mạng. ? Khi nhận định về đức tính giản dị của Bác, tác giả đã có thái độ ntn? Tìm lời văn chứng tỏ thái độ ấy? H: Ngợi ca ( rất lạ lùng, rất kì diệu) ? Trong đoạn văn tiếp theo, tác giả đã đề cập đến hai phương diện trong lối sống giản dị của Bác Hồ. đó là những phương diện nào? H:- Giản dị trong tác phong sinh hoạt. - Giản dị trong quan hệ với mọi người. ? Để làm rõ nếp sinh hoạt giản dị của BH, tác giả đã dựa trên những chứng cứ nào? H: Bữa cơm của Bác. - Cái nhà sàn nơi Bác ở. ? Vậy em có nhận xét gì về các dẫn chứng được nêu trong đoạn này? H: Dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, giản dị, đời thường, gần gũi với mọi người nên dễ hiểu, dễ thuyết phục người đọc ? Để chứng minh cho đức tính giản dị của Bác trong quan hệ với mọi người, tác giả đã nêu những chi tiết cụ thể nào? H: Viết thư cho một đồng chí. - Nói chuyện với các cháu miền Nam. - Đi thăm nhà tập thể của công nhân... ? Nhận xét về cách đưa dẫn chứng trong đoạn này? H: ? Trong đoạn văn này, tác giả dùng hình thức chứng minh kết hợp với bình bình và biểu cảm? ? Hãy chỉ ra các câu văn bình luận, biểu cảm? H: - Bình luận: ở sự việc nhỏ....người phục vụ. - Một đời sống...tao nhã biết bao. ? Tác dụng của các câu văn bình luận, biểu cảm đó? H: - Khẳng định lối sống giản dị của Bác. - bày tỏ tình cảm quý trọng của người viết. - tác động đến tình cảm, cảm xúc người, người nghe. ? Em hiểu vì sao Bác lại có lối sống giản dị đó? H; Vì cuộc đời Bác luôn gắn liền với cuộc đấu tranh gian khổ của nhân dân, vì người được tôi luyện trong cuộc đấu tranh gian khổ của nhân dân. G: Lối sống giản dị hoà hợp với các giá trị tình thần khác làm thành phẩm chất cao quý tuyệt đẹp ở Bác Hồ. - Đó là biểu hiện của đời sống thật sự văn minh mà mọi người cần lấy làm gương sáng noi theo. ? Em có nhận xét gì về những lời giải thích, bình luận của tác giả? H:.............................................. G: Đoạn cuối văn bản, để làm sáng tỏ sự giản dị trong cách nói và viết của Bác ? Tác giả đã dẫn những câu nói nào của Bác? H: Nước Việt Nam là một....bao giờ thay đổi. G: Bác đã nói giản dị về những điều thật lớn lao ? Tác giả đã giải thích lí do Bác nói giản dị NTN? H: vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. ? Từ đó em hiểu thềm gì về tác dụng của những lời nói và viết của Bác? - Có sức tập hợp, lôi cuốn, cảm hoá lòng người. G: Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng ? Em hiểu gì về ý nghĩa của lời bình này? H: đề cao sức mạnh phi thường của lối nói giản dị và sâu sắc của Bác, đó là sức mạnh khơi dậy lòng yêu nước, ý chí cách mạng trong quần chúng nhân dân. - Từ đó, khẳng định tài năng có thể viết thật giản dị về những điều lớn lao của Bác Hồ. ? Cảm nhận của em về nội dung của văn bản? H: ? Em học tập được gì từ cách nghị luận của tác giả? H: đọc to, rõ mục ghi nhớ SGK. Nội dung I. Tìm hiểu tác giả và tác phẩm: 1. Tác giả: Phạm văn Đồng ( 1906-2000) Là nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hoá lớn. 2. Tác phẩm: VB trích từ bài diễn văn của PVĐ trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh chủ tịch HCM (1970) II. Tiếp xúc văn bản: 1. Đọc ........................................... 2. Tìm hiểu chú thích. 3. Thể loại. - Nghị luận. 4. Bố cục: 2 phần III. Phân tích: 1. Nhận định về đức tính giản dị của Bác Hồ: - Sự nhất quán giữa đời sống hoạt động chính trị và đời sống bình thường của Bác. - Đời sống giản dị hàng ngày. + Trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp. Tác giả: tin yêu, ngợi ca. 2. Những biểu hiện của đức tính giản dị của Bác Hồ: a. Giản dị trong lối sống: (1)- Giản dị trong tác phong sinh hoạt. (2)- Giản dị trong quan hệ với mọi người. + (1): +Bữa cơm của Bác. + Cái nhà sàn nơi Bác ở. [ Dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu.. - Liệt kê, tiêu biểu " Làm nổi rõ con người Bác trong quan hệ với mọi người: trân trọng, tỉ mỉ, yêu quý.. - Sâu sắc, sát, đúng với con người Bác. - Mang cảm xúc ngưỡng vọng. b. Giản dị trong cách nói và viết. - “ Không có gì quý hơn độc lập, tự do” IV. Tổng kết: 1. Nội dung: - Giản dị là đức tính cao quý trong con người HCM. 2. Nghệ thuật: - Dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, xác thực, nhận xét sâu sắc. * Ghi nhớ: SGK. V. Luyện tập: IV. Củng cố: G: hệ thống lại nội dung kiến thức cần ghi nhớ của bài học. ? Em hiểu ntn là đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống? ? Nêu những nét đăc sắc trong nghệ thuật nghị luận của văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” V. Hướng dẫn về nhà: - Học bài, nắm chắc nội dung và NT của bài. - Học thuộc lòng những câu văn hay, tiêu biểu trong bài. - Soạn bài: ý nghĩa của văn chương.... E. Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docT93.doc