Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 99: Tiếng Việt - Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp)

A. MỤC TIÊU:

- Kiến thức:

+ Nắm được cách chuyển đổi các cặp câu tương ứng chủ động thành bị động và ngược lại.

- Tích hợp với phần Văn qua bài: ý nghĩa của văn chương, với phần TLV.

- Kĩ năng:

+ Có kĩ năng nhận diện và phân biệt câu bình thường có chứa từ bị, được và các cặp câu chủ động, bị động tương ứng.

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 99: Tiếng Việt - Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: NG: 7A: 10/3 7B: 14/3/07 Tiết 99 Tiếng Việt Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp) A. Mục Tiêu: - Kiến thức: + Nắm được cách chuyển đổi các cặp câu tương ứng chủ động thành bị động và ngược lại. - Tích hợp với phần Văn qua bài: ý nghĩa của văn chương, với phần TLV. - Kĩ năng: + Có kĩ năng nhận diện và phân biệt câu bình thường có chứa từ bị, được và các cặp câu chủ động, bị động tương ứng. B. Phương tiện dạy học: - Đồ dùng: Bảng phụ, Phiếu học tập................. - Tư liệu tham khảo, .................................................... C. Cách thức tiến hành: - Phương pháp: giảng bình, phát vấn, quy nạp thực hành...... - Hình thức tổ chức.................. D. Tiến trình giờ dạy. I. ổn định: KTSS: -7A............. - 7B.............. II. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào câu chủ động? Câu bị động? Cho ví dụ minh hoạ? ? Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại là gì? H: Ghi nhớ1+ 2 SGK (57,58). III. Nội dung bài mới: G: ở tiết trước, các em đã hiểu thế nào là câu chủ động, câu bị động. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Vậy muốn chuyển câu chủ động thành câu câu bị động thì ta làm thế nào? Có những cách chuyển ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. Hoạt động của Thầy và Trò G: Hướng dẫn H tìm hiểu cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? G: Treo bảng phụ ghi ví dụ SGK_T64. H: Đọc to, rõ ví dụ trên bảng ? Hai câu vừa đọc có gì giống nhau? (Hai câu có miêu tả cùng một sự việc không?) H: Miêu tả cùng một sự việc " tức là nội dung giống nhau. H: Giống nhau: cùng đối tượng miêu tả ? Theo khái niệm câu bị động thì hai câu này có phải là câu bị động không? H: là câu bị động. ? Vậy giữa hai câu này có gì khác nhau? H: Khác: + Câu a chứa từ được. + Câu b không chứa từ được. G: Treo bảng phụ ghi ví dụ: “Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm “hoá vàng”” ? Câu này có cùng một nội dung miêu tả với hai câu a và b không? H: Có cùng nội dung miêu tả với hai câu a và b. ? Đây là câu chủ động hay câu bị động ? Muốn chuyển câu chủ động đó thành câu bị động thì ta chuyển ntn? H:SGK_T64. ? Như vậy có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? H: Có hai cách chuyển. G: Treo bảng phụ ghi VD3 SGK. a. Bạn em được giải nhất. b. Tay em bị đau. ? Hai câu trên có phải câu bị động không? Vì sao? H: Không phải là câu bị động vì nó không có câu chủ động tương ứng. G: Không phải câu nào có từ bị, được cũng là câu bị động. ? Như vậy, thế nào là chuyển câu chủ động thành câu bị động? H:Ghi nhớ SGK_T64 G: Là làm cho câu đang có chủ ngữ chỉ chủ thể của hoạt động thành câu có chủ ngữ chỉ đối tượng của hành động được nêu ở vị ngữ. Hoạt động cá nhân. H làm bài tập " lên bảng trình bày. G + H quan sát, nhận xét, sửa sai ( nếu có) G: Cho điểm. Nội dung I. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. 1. Ví dụ (SGK_T64) 2. Phân tích ví dụ: + Cùng đối tượng miêu tả. + Cùng là câu bị động. + Câu a chứa từ được. + Câu b không chứa từ được. 3. Nhận xét: - Có 2 cách chuyển câu chủ động thành câu bị động: + Chuyển đối tượng của hoạt động lên đầu câu * Ghi nhớ SGK_T64. III. Luyện tập: Bài tập 1: Chuyển đổi câu. a.(1) Ngôi chùa ấy được xây từ thế kỉ XIII. (2)......................xây từ thế kỉ XIII. b. (1) Tất cả các cánh cửa chùa được làm bằng gỗ lim. (2) Tất cả các cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim. c. (1) Con ngựa bạch được buộc bên gốc đào. (2) Con ngựa bạch buộc bên gốc đào. d. (1) Một lá cờ đại được dựng ở giứa sân. (2) Một lá cờ đại dựng ở giứa sân. Bài tập 2. ( Hoạt động nhóm). a. Thầy giáo phê bình em. + (1) Em được thầy giáo phê bình. (sắc thái ý nghĩa tích cực, tiếp nhận sự phê bình của thầy một cách chủ động, tự giác, có chuẩn bị về tâm thế.) + (2) Em bị thầy giáo phê bình: ( Sắc thái ý nghĩa tiêu cực) b. Người ta phá ngôi nhà ấy đi/ + (1) Ngôi nhà ấy đã được người ta phá đi " Sắc thái ý nghĩa tích cực. + (2) Ngôi nhà ấy đã bị người ta phá đi " Sắc thái ý nghĩa tiêu cực. c. + (1) Sự khác biệt ....... đã được trào lưu đô thị hoá thu hẹp " sắc thái ý nghĩa tích cực. + (2) Sự khác biệt ....... đã bị trào lưu đô thị hoá thu hẹp " sắc thái ý nghĩa tiêu cực. G: - Câu bị động dùng được có hàm ý đánh giá tích cực về sự việc được nói đến trong câu. - Câu bị động dùng bị có hàm ý đánh giá tiêu cực về sự việc được nói đến trong câu. Bài tập 3 ( Hoạt động cá nhân) G: Hướng dẫn H làm bài tập 3. IV. Củng cố: G: hệ thống lại nội dung kiến thức cần ghi nhớ của bài. ? Thế nào là câu CĐ, câu BĐ? ? Mục đích của việc chuyển đổi câu CĐ thành câu BĐ. V. Hướng dẫn về nhà: - Học kĩ nội dung bài học, làm bài tập còn lại - Chuẩn bị kĩ bài: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh. E. Rút kinh nghiệm: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docT99.doc