Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Thị Trấn - Tiết 75: Tìm hiểu chung về văn nghị luận

1. MỤC TIÊU:

a. Kiến thức:

 - Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn nghị luận.

b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng văn nghị luận trong nói, viết.

c. Thái độ: Giáo dục ý thức vận dụng văn nghị luận vào cuộc sống.

2. CHUẨN BỊ:

GV:.N/c kĩ bài .

HS: SGK ,VBT , chuẩn bị bài.

3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Vấn đáp gợi tìm, dùng lời có nghệ thuật, nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm.

4. TIẾN TRÌNH:

4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6106 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Thị Trấn - Tiết 75: Tìm hiểu chung về văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN . Tiết 75. ND: 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: - Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn nghị luận. b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng văn nghị luận trong nói, viết. c. Thái độ: Giáo dục ý thức vận dụng văn nghị luận vào cuộc sống. 2. CHUẨN BỊ: GV:.N/c kĩ bài . HS: SGK ,VBT , chuẩn bị bài. 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Vấn đáp gợi tìm, dùng lời có nghệ thuật, nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện. 4.2. Kiểm tra bài cũ: Không. 4.3. Giảng bài mới: Gv giới thiệu bài: Trong đ/s đôi khi ta kể lại 1 câu chuyện, miêu tả 1 sự vật hay bộc bạch những tâm tư…. Của mình qua các thẻ loại kc, mt, bc. Người ta cũng thường trao đổi những v/đ có t/c pt, gt hay nhận định. Đó chính là nhu cầu cần thiết của văn nghị luận… HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS PHẦN GHI BẢNG *Hoạt động 1: Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận. Hs đọc Sgk. Trong cuộc sống em có gặp vấn đề và câu hỏi như thế không? Hs : Thường gặp. Vấn đề cần giải quyết trong mỗi VD là gì? Hs phát biểu: Hãy nêu thêm các câu hỏi và các vấn đề tương tự? Hs thực hiện. Gv nhận xét, sửa chữa: - Vì sao con cháu phải hiếu thuận với ông bà cha mẹ? - Vì sao phải siêng năng, cần mẫm học tập? - Vì sao phải luôn tu bổ và bảo vệ đê điều? - Vì sao phải giữ cho trái đất xanh và sạch? Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó em có thể trả lời bằng các kiểu VB đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm hay không? Hãy giải thích vì sao? Hs phát biểu. Gv : Không thể trả lời bằng các kiểu VB đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm, vì các câu hỏi đó phải dùng lí lẽ kèm theo dẫn chứng xác đáng để bày tỏ 1 tư tưởng, 1 quan điểm nào đó thật rõ ràng, mạch lạc có sức thuyết phục.Đó chính là nghị luận. Để trả lời những câu hỏi như thế hàng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình, em thường gặp những kiểu VB nào? Hãy kể tên 1 vài kiểu VB mà em biết? - Kiểu VB nghị luận như các ý kiến nêu ra để tranh luận 1 vấn đề, các bài xã luận, các bài phát biểu ý kiến. HS đọc VB chống nạn thất học SGK/7. Bác Hồ viết này này nhằm mục đích gì? Hs phát biểu. Gv chốt: Bác viết bài này để kêu gọi, thuyết phục nhân dân chống nạn thất học. Để thức hiện mục đích ấy bài viết nêu ra những ý kiến nào? - Nhân dân phải có kiến thức mới để tham gia vào công việc xây dựng đất nước à Muốn vậy phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ, truyền bá chữ quốc ngữ giúp đồng bào thoát khỏi cảnh mù chữ. Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm nào? Tìm các câu văn mang luận điểm? Hợp tác nhóm nhỏ: 5 phút. Để ý kiến có sức thuyết phục bài viết đã nêu lên những lí lẽ nào? Hãy liệt kê những lí lẽ ấy? Đại diện nhóm trình bày. GV nhận xét, chốt ý. Bài phát biểu của Bác nhằm xác lập cho người đọc người nghe 1 tư tưởng 1 qđ nào? Hs trả lời. Gv chốt: Những luận điểm mà Bác nêu ra có rõ ràng và thuyết phục hay không? Hãy nêu ý kiến của em? Hs nêu ý kiến. Tác giả có thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được không? Vì sao? Hs phát biểu. Gv chốt: Không, vì chỉ có văn nghị luận mới có thể bày tỏ ý kiến, quan điểm, thái độ của mình 1 cách rõ ràng chính xác, có sức thuyết phục, văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm không có được những lập luận sắc bén, thuyết phục để giải quyết vấn đề trong thức tế đời sống như văn nghị luận. Trong dời sống ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng nào? Thế nào là văn nghị luận?Đặc điểm chung của văn nghị luận? HS đọc ghi nhớ SGK/9. I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận: 1. Nhu cầu nghị luận: - Theo em, như thế nào là sống đẹp à Vấn đề cần giải quyết: bàn bạc để tìm ra hành động đúng đắn tạo nên lối sống đẹp. - Trẻ em hút thuốc lá là tốt hay xấu hay lợi hay hại? à Dùng lí lẽ, dẫn chứng để thuyết phục người đọc, người nghe về tác hại của thuốc lá. 2. Đặc điểm chung của văn bản nghị luận. Văn bản “Chống nạn thất học”. - Luận điểm: Mọi người VN phải hiểu biết quyền lợi bổn phận của mình, phải cóp kiến thức mới để tham gia vào công việc xây dựng nước nhà. - Lí lẽ dẫn chứng. + 95% người VN mù chữ thì tiến bộ làm sao được nâng cao dân trí. + Người biết chữ dạy cho người chưa biết chữ. + Những người chưa biết chữ gắng sức học cho biết. - Tư tưởng, quan điểm: Bằng mọi cách phải chống lại nạn thất học để xây dựng nước nhà giúp cho đất nước tiến bộ phát triển. à Lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. * Ghi nhớ: SGK/9 4.4. Củng cố và luyện tập: Văn nghị luận không được trình bày dưới dạng nào? A. Kể lại diễn biến sự việc. B. Đề xuất 1 ý kiến. C. Đưa ra 1 nhận xét. 4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Học thuộc ghi nhớ. - Chuẩn bị bài : Tìm hiểu chung về văn nghị luận(tt) - Trả lời câu hỏi SGK - VBT. 5. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doctiet 75.doc