Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 5 đên tuần 31

A- Mục tiêu cần đạt:

- Giúp học sinh cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng khát vọng lớn lao của dân tộc qua bài thơ "Sông núi nước Nam", "phò giá về kinh".

+ Bước đầu hiểu được thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt.

- Tích hợp với phần Tiếng việt: Từ hán việt và phần tập làm văn, văn biểu cảm.

- Giáo dục lòng yêu nước, căm thù giặc, lòng tự hào dân tộc

- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm và tìm hiểu thơ trung đại

 

doc358 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1256 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 5 đên tuần 31, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5+6. Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 5. Tiết 17: Ngữ văn Văn bản: Sông núi nước nam (Nam quốc sơn hà) Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) Trần Quang Khải A- Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng khát vọng lớn lao của dân tộc qua bài thơ "Sông núi nước Nam", "phò giá về kinh". + Bước đầu hiểu được thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt. - Tích hợp với phần Tiếng việt: Từ hán việt và phần tập làm văn, văn biểu cảm. - Giáo dục lòng yêu nước, căm thù giặc, lòng tự hào dân tộc - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm và tìm hiểu thơ trung đại B- Phương tiện dạy học: - Sử dụng Lược đồ Sử, bảng phụ. C- Tiến trình dạy và học: I. ổn định tổ chức: (1') II. Kiểm tra bài cũ: (5') ? Thế nào là ca dao, dân ca? Kể tên những chủ đề ca dao, dân ca mà em đã học? - Ca dao, dân ca là những bài thơ, bài hát trữ tình của nhân dân, phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. - Ca dao, dân ca thể hiện dưới hình thức thơ lục bát hoặc lục bát biến thể truyền miệng của tập thể tác giả. - Các chủ đề đã học: + Những câu hát về tình cảm gia đình + Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người + Những câu hát than thân; + Những câu hát châm biếm GV gọi HS nhận xét, GV bổ sung, nhận xét và cho điểm III. Bài mới GV giới thiệu bài: (1') Sau khi An Dương Vương để mất thành Cổ Loa, nước ta đã rơi vào ách đô hộ hàng ngàn năm cuả phong kiến phương Bắc. Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng lập nên nền tự chủ cho dân tộc ta. Trên con đường bảo vệ củng cố quốc gia và chống giặc ngoại xâm, hai bài thơ Sông núi nước nam và Phò giá về kinh ra đời TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1' 7' GV ghi tên 2 văn bản lên bảng Văn bản: Sông núi nước Nam ? Em hãy nêu vài nét về tác giả? - Có 2 ý kiến: + Tác giả là Lý Thường Kiệt + Tác giả vô danh GV: Theo một số sách báo, từ lâu vẫn ghi tác giả bài thơ là Lí Thường Kiệt (ảnh chụp sơn mài ở Viên Bảo tàng lịch sử) vì Lý Thường Kiệt là tướng tài của Lý lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống. Giả thuyết 2 cho rằng tác giả vô danh cũng có lý do vì chưa tìm thấy 1 văn bản cổ nào ghi tên tác giả của bài thơ. ? Em hãy nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? - GV treo tranh để chỉ cho HS. - Bài thơ ra đời trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) tại đền thờ 2 anh em họ Trương có công với nước. GV: Bài thơ được viết bằng chữ Hán, lúc đầu chưa có tên đầu bài. Đầu bài bây giờ là do người đời sau đặt. - Khi dịch từ phiên âm ra tiếng Việt có nhiều dị bản. Hôm nay chúng ta tìm hiểu bản dịch của Nam Trân. GV hướng dẫn cách đọc: Đọc với giọng hào hùng, chắc, đanh thép. - GV đọc 1 lần bản phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ. GV treo bảng phụ ? Em có nhận xét gì về số câu, số chữ trong bài thơ. GV: Đây là 1 thể thơ Đường, 4 câu, 7 tiếng gọi là thất ngôn tứ tuyệt. Thể thơ này có kết cấu khai - thừa - chuyển - hợp. ? Nhịp thơ và cách hiệp vần như thế nào? ? Em hãy giải thích nghĩa các yếu tố Hán Việt: Nam, quốc, thiên thư, xâm phạm, nghịch lỗ? ? Tìm những từ ghép Hán Việt có yếu tố "quốc" nghĩa là đất nước? ? ở bài này có mấy nội dung chính? ? Những chữ nào trong câu thơ đầu diễn đạt chủ quyền của dân tộc ta và ý nghĩa của chữ ấy? ? Ta nên hiểu chữ "cư " nghĩa nào? GV: Chữ "đế", "cư" thể hiện ý nghĩa độc lập bình đẳng, ngang hàng với các hoàng đế Trung Hoa. Từ bao đời nay các vua Trung Hoa đều tự cho mình quyền tối thượng thống trị thiên hạ và có quyền phong vương cho các chúa địa phương. Vua nước Nam ta được phong là An Nam quốc vương. Bởi vậy vua các nước chư hầu xưng "đế" thì quả là vô lễ. Nhưng với dân tộc ta thì việc đó lại chứng tỏ ý thức độc lập, tự cường, không chịu phụ thuộc nước lớn. Và một chân lý hiển nhiên và thiêng liêng đã được khẳng định: Bắc có Bắc đế thì Nam cũng có hoàng đế của mình. Mỗi đế làm chủ 1 phương, ngang hàng nhau, chẳng kém gì nhau. ? ở phiên âm tác giả dùng chữ "đế" và chữ "cư" nhưng người dịch là "vua, ở", điều đó có ảnh hưởng như thế nào? "Vằng vặc sách trời chia xứ sở" ? "vằng vặc" thuộc loại từ gì, nó có nghĩa gì? ? Theo em, tại sao tác giả lại nói như vậy? GV: Theo quan niệm phong kiến, trời là đại diện cho công lý, là đấng tối cao soi tỏ mọi việc. Tạo hoá - tự nhiên vĩnh hằng đã công nhận như vậy. Hợp đạo trời Đất thuận lòng người là bất di bất dịch. ? Hai câu đầu, tác giả khẳng định chắc chắn điều gì? ? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ở câu 3? GV: Đây là câu hỏi tu từ, hỏi không phải để trả lời. ? Câu hỏi hướng đến đối tượng nào và nhằm mục đích gì? ? Câu cuối, tác giả đã sử dụng từ loại gì? Sắc thái biểu cảm của từ loại đó ra sao? ? Cụm từ "nhất định phải tan vỡ" khẳng định thái độ gì của tác giả? GV: Chúng ta sẽ chiến thắng vì ta có sức mạnh chính nghĩa, có lòng yêu nước, có tinh thần đại đoàn kết bất khuất và có tướng sỹ mưu lược, dũng cảm. Và thực tế lịch sử đã chứng minh hùng hồn cho quyết tâm đó. Sông cầu và bến đò Như Nguyệt là mồ chôn hàng vạn lũ giặc phương Bắc. Trước sự giáng trả sấm sét của quân ta, Quách quỳ phải tháo chạy, thất bại nhục nhã. Sông Cầu-Như Nguyệt là một trong những trang sử vàng chói lọi của Đất việt. ? Bài thơ này được coi là bài thơ "thần" vì sao? ? Bt được coi như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, vì sao? (lớp chia 4 nhóm thảo luận) - Gọi đại diện nhóm trả lời - Gv nhận xét, kết luận ? Hãy nêu những nét đặc sắc về NT? - Thể thơ "Thất ngôn tứ tuyệt", giọng đanh thép, hào hùng. Vần "chân" có tác dụng làm cho bt cứ ngân vang mãi trong lòng chúng ta. ? NT ấy làm nổi bật nd gì? - Bt là niềm tự hào về chủ quyền dân tộc. Nó được coi như bản TNĐL đầu tiên của nước ta. GV gọi HS đọc ghi nhớ/ SGK (65) I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm 1, Tác giả: HS đã đọc chú thích ở nhà. 2, Tác phẩm II. Đọc, hiểu văn bản 1, Đọc, tìm hiểu chú thích. 1 HS đọc lại - Bài thơ có 4 câu, 7 chữ - Nhịp thơ 4/3, hiệp vần ở tiếng cuối của câu 1,2,4. - Nam: phương nam, phía nam. - Quốc: đất nước - Thiên thư: thiên(sách), thư(trời), sách trời. -Xâmphạm:xâm(chiếm) phạm(lấn), chiếm, lấn - Nghịch lỗ: giặc dữ + ái quốc, quốc kì, quốc ca. . . - Hai nội dung chính: + 2 câu đầu: khẳng định chủ quyền của dtộc ta. + 2 câu sau: lời cảnh báo của quân ta trước kẻ thù 2, Tìm hiểu văn bản. a. Khẳng định chủ quyền của dân tộc ta - 1 HS đọc lại 2 câu đầu - Nam quốc: nước Nam là 1 nước, không phải là 1 quận huyện của Trung Hoa - Đế: nước Nam có quốc chủ. - Cư: ở ngự trị + Nên hiểu chữ "cư" theo nghĩa 2 " Ngự trị" thể hiện sự trang nghiêm, làm chủ của 1 vị hoàng đế Đại việt - Bản dịch chưa lột tả hết được vị thế của Hoàng đế Nam quốc - Vằng vặc: từ láy -> rất sáng, rõ ràng - Chân lý này đã thành sự thật hiển nhiên trong thực tế và càng rõ ràng hơn, vững chắc hơn khi được ghi tại sách trời. *Khẳng định niềm tin, ý chí về chủ quyền quốc gia thiêng liêng bất khả xâm phạm. 2, Lời cảnh báo đối với kẻ thù HS đọc 2 câu cuối với giọng đọc thách thức, quả quyết. - Dùng câu hỏi - Hướng về bọn xâm lược vì chúng dám làm trái "sách trời" xâm phạm đất nước có chủ quyền * Vạch trần bản chất phi nghĩa, vô đạo lí của bọn phong kiến phương Bắc - Đại từ nhân xưng "chúng mày"-> tỏ thái độ khinh thường, căm giận. * Khẳng định sự quyết tâm chiến thắng của quân ta. - BT được coi là bt "thần" vì được đọc trong 1 ngôi đền linh thiêng, có tác dụng làm nhụt nhuệ khí của kẻ thù, kẻ thù khiếp sợ. Đồng thời động viên khích lệ tinh thần quân sĩ ta với niềm tin vào sự chiến thắng của chính nghĩa. + Bt mang màu sắc chính luận sâu sắc. ý thơ được thể hiện trực tiếp rành rõ, mạch lạc. + Giọng thơ hùng hồn, đanh thép, gọn sắc cô đọng như khắc tạc vào đá núi, vào mỗi tâm hồn người Đại việt ý thức tự lực tự cường. Vì thế nó được coi như bản TNĐL đầu tiên của dân tộc ta. III. Tổng kết 1. NT 2. ND Văn bản: Phò giá về kinh (Trần Quang Khải) GV giới thiệu: Chúng ta vừa tìm hiểu bt"SNNN" khẳng định chủ quyền của dân tộc ta thì ở bài thơ "Phò giá về kinh" như 1 trang kí sự bằng thơ nóng hổi tính thời sự và đầy ắp sự kiện lịch sử nhà trần. Bt này 1 lần nữa khẳng định sức mạnh vô song của dt ta trong việc chống lại quân xâm lược phương Bắc. TG HĐ của giáo viên HĐ của học sinh 2' ? Nêu vài nét về tác giả? - Trần Quang Khải (1241-1294) ông là người có công lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược NguyênMông. ? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? - Bt ra đời khi ông phò vua về kinh đô Thăng Long (1285) GV: Cần đọc với giọng phấn chấn, hào hùng, chậm chắc, nhịp 2/3 - GV đọc bản phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ 1 lần. ? So bt này với bt "SNNN" có gì giống và khác nhau về số câu, số chữ? - Giống: 4 câu - Khác: 5 tiếng GV: đây là 1 kiểu nữa của thơ trung đại, gọi là ngũ ngôn tứ tuyệt. Nó cũng có kết cấu K-T-C-H. ? Giải thích nghĩa của các yếu tố "đoạt", "cầm", "thái bình"? - Đoạt: cướp lấy - Cầm: Bắt - Thái bình: rất bình yên ? Xác định từ loại của yếu tố trên? + Đoạt, cầm: đt + Thái bình: tt ? Bt này có mấy nd chính? 2 nd chính: - 2 câu đầu: Chiến công của quân ta - 2 câu sau: suy tư của tác giả ? Em có nhận xét gì về giọng điệu 2 câu thơ đầu? - Giọng điệu hân hoan, phấn chấn. ? Địa danh lịch sử nào được nhắc đến và gắn với chiến công gì? - Chương Dương: thu được nhiều vũ khí của giặc. - Hàm tử: bắt được nhiều tù binh - GV treo bảng phụ ? So sánh bản dịch thơ với phiên âm, em thấy có đặc điểm gì khác? - Cùm từ "Đoạt sáo"và"cầm hồ"đặt trước địa danh Chương Dương và Hàm tử ? Bản phiên âm đặt "đoạt sáo", "cầm hồ" lên trước địa danh có ý nghĩa gì? -> Nhấn mạnh chiến công của ta xuống đầu kẻ thù GV: Trên thực tế, trận Hàm Tử xảy ra trước, trận Chương Dg xảy ra sau nhưng cả hai chiến thắng khá gần nhau về thời gian địa điểm. Tác giả nhắc trận CDg trước vì dường như ông vẫn đang sống trong tâm trạng hân hoan mừng chiến thắng. ? Hai câu đầu tác giả sử dụng NT gì? T/d của nghệ thuật ấy? - NT miêu tả -> làm nổi bật chiến thắng liên tiếp, vang dội của quân ta ? Qua đó em hãy nhận xét về lực lượng của quân ta? - Quân ta có thế và lực hơn hẳn, tấn công, áp đảo. ? Thử đặt mình trong không khí chiến thắng em hãy hình dung ra tâm trạng của tác giả? ? Quan sát bức tranh trong SGK, em hãy dựng lại không khí chiến thắng của quân ta. - Trân CD, HT đại thắng làm thế cờ đảo ngược, quân ta thắng giòn giã, thu được thuyền, vũ khí và bắt được nhiều tù binh. Kinh thành Thăng Long trong niềm vui hân hoan, kiêu hãnh của 1 dt anh hùng. ? Giọng điệu 2 câu cuối khác 2 câu đầu như thế nào? - Giọng thơ sâu lắng, thâm trầm như 1 lời tâm tình, nhắn gửi. ? Qua 2 câu cuối, tác giả muốn nhắn gửi tới mọi người điều gì? (Tổ 1,2 thảo luận 2') ? Tác giả thể hiện suy tư gì qua 2 câu cuối (Tổ 3,4 thảo luận 2') - Đại diện trả lời - GV nhận xét kết luận - Sau này vua Trần Nhân Tông cũng có suy nghĩ như vậy: Xã tắc 2 phen chồn ngựa đá Non sông nghìn thủa vững âu vàng GV: Đó cũng chính là phương châm chiến lược lâu dài, kế sách giữ và dựng nước muôn đời của cha ông ta. Vì khi đất nước đã trở lại thái bình không ít người đã nhanh chóng quên đi những ngày đánh giặc gian nan, những hy sinh to lớn, có khi lại chủ quan, sông an nhàn hưởng lạc. Đó chính là nguy cơ mất nước. - Qua đó ta hiểu thêm về hào khí Đông A-1 trong những đặc điểm nổi bật của quân dân nhà Trần về tinh thần yêu nước bất khuất. ? Em có biết nhân vật lịch sử nào mới 15 tuổi đã bóp nát quả cam thể hiện quyết tâm đánh giặc? TQK, THĐ, TQT. . . là linh hồn của phong trào yêu nước đó. ? Nét đặc sắc về NT? - Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt, cô đọng, hàm súc ? ND chính của bt là gì. - Lòng tự hào dt, khát vọng hoà bình ? Qua 2 bt đã học, em thấy cảm hứng chủ đạo bộc lộ như thế nào? - Lòng yêu nước, tự hào dt, quyết tâm bộc lộ nền độc lập chủ quyền dt và khát vọng hoà bình GV: Đó chính là nd biểu cảm được ẩn chứa trong tư tưởng của bt ? Là HS yêu quê hương đât nước em sẽ làm gì? - Biết ơn những người đã có công với đất nước - Học tập tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước. ? Tại sao ở bài NQSH lại nói là "Nam đế cư", nói "Nam nhân cư" có được không, ý kiến của em? I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm 1. Tác giả: 2. Tác phẩm: II/ Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc, tìm hiểu chú thích HS đọc lại bt. 2. Tìm hiểu chi tiết văn bản a. Chiến công của quân ta HS đọc lại 2 câu đầu * Niềm vui chiến thắng, tự hào về những chiến công hiển hách của dt ta. b. Suy tư của tác giả: HS đọc lại 2 câu cuối: giọng đọc chậm, trầm. * Nhắn gửi: mọi người hãy ra sức lao động và xây dựng đất nước trong hoà bình * Niềm tin vào sự bền vững muôn đời của dt. HS: Trần Quốc Toản III/ Tổng kết 1. NT 2. Nội dung GV gọi HS đọc ghi nhớ IV/ Củng cố, luyện tập: GV KL: Sau khi học xong 2 bt Hán Việt, các em biết ngôn ngữ của chúng ta chịu ảnh hưởng rất nhiều của tiếng Hán. Vì vậy khi nói hoặc viết, biết sử dụng các từ Hán Việt đúng lúc đúng chỗ sẽ làm cho ngôn ngữ trở nên trang trọng, lịch sự hơn. V/ Hướng dẫn học bài - Học thuộc phần ghi nhớ và 2 bài thơ - Đọc trước bài tiếp theo Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 18: Từ hán việt A- Mục tiêu cần đạt: * Giúp học sinh hiểu: - Thế nào là yếu tố Hán Việt. - Cách cấu tạo đặc biệi của TGHV. * Tích hợp với phần văn ở VB Sông núi nước Nam, với phần TLV: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm. * Kĩ năng: biết dùng từ HV trong viết văn biểu cảm và trong giao tiếp XH. B- Tiến trình lên lớp: I. ổn định tổ chức: (1') II. Kiểm tra bài cũ: (5') ? Nêu các nguồn vay mượn của tiếng việt? - HS : có 2 nguồn vay mượn là tiếng Hán và tiếng ấn Âu GV: Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về ý nghĩa của các yếu tố HV và cấu tạo của từ ghép HV. III. Bài mới GV giới thiệu bài: (1') SGK TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 8' 10' GV treo bảng phụ ghi bài thơ (phần phiên âm) Nam quốc sơn hà. ? Các tiếng nam, quốc, sơn, hà nghĩa là gì? +Nam: phương Nam +Quốc: nước +Sơn: núi +Hà: sông ? Tiếng nào có thể dùng độc lập, tiếng nào không thể dùng độc lập? - Nam: có thể dùng độc lập VD: phương nam, miền nam - quốc, sơn, hà không dùng độc lập được vì không nói được là: + yêu quốc-> phải nói yêu nước + leo sơn -> phải nói leo núi + lội hà -> phải nói lội sông GVKL: Các tiếng trên dùng để đạo từ HV gọi là yếu tố HV GV: "Thiên"trong từ"thiên thư"là trời ?"Thiên"trong "thiên niên kỉ", "thiên lí mã"nghĩa là gì? +"Thiên"trong"thiêu đô"nghĩa là gì? - Thiên niên kỉ - Thiên lí mã Thiên nghĩa là nghìn(1000) - Thiên đô: "thiên" nghĩa là dời, di, di dời. GV: Mỗi 1 yếu tố HV có thể có những yếu tố đồng âm nhưng khác nghĩa. Do đó phải nhìn mặt chữ, hoặc qua văn cảnh, ngữ cảnh để hiểu cho đúng nghĩa. ? Em có nhận xét gì về các yếu tố HV? - GV ghi bài tập lên bảng phụ ? Giải thích các yếu tố HV trong thành ngữ sau? "Độc nhất vô nhị" - Độc: duy nhất - Nhất: một - Vô: Không - Nhị: Hai ? Tìm thêm các yếu tố "thiên" có nghĩa khác với 3 nghĩa trên? - Thiên vị, thiên kiến. "thiên": lệch - Thiên phóng sự: "thiên"có nghĩa là chương, bài. ? Em hãy nhắc lại các loại từ ghép đã học trong TV? - Trong TV có TGĐL, TGCP ? Dựa vào các TGĐL, em có nhận xét gì về các từ: sơn hà, xâm phạm, giang san GV gợi ý để hs trả lời: Nhìn vào chú thích bài NQSH - Sơn hà = núi+sông - Xâm phạm = chiếm + lấn - Giang sơn = sông + núi ? Vậy những từ sơn hà, xâm phạm, giang sơn là loại từ gì? -> Từ ghép đẳng lập ? Thế nào là từ ghép ĐL Hán Việt? - Gồm có 2 yếu tố HV ghép lại, các yếu tố diễn đạt ý độc lập với nhau. GV treo bảng phụ để HS quan sát? ? Dựa vào đặc điểm của TGCP tiếng Việt, em có nhận xét gì về các từ: + ái quốc, thủ môn, chiến thắng + Thiên thư, thanh mã, tái phạm - Lớp chia 2 nhóm thảo luận (2') - ái: yêu; quốc: nước -> yêu nước - thủ: giữ; môn: cửa -> giữ cửa => Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau - Thiên: trời; thủ: sách-> sách trời - thạch: đá; mã: ngựa - tái: lại; phạm: lấn -> Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau ? So sánh với TGCP trong TV em rút ra nhận xét gì? - TGCP tiếng Việt trật tự các tiếng là chính + phụ - Tiếng Hán: Chính + phụ Phụ + chính GV gọi HS đọc ghi nhớ/ SGK ? Phân loại nhóm từ sau thành TGĐL và TGCP? - thiên địa, đại lộ, khuyển mã, hải đăng, kiên cố, tân binh, nhật nguyệt, quốc kì, hoan hỉ. * TGĐL: thiên địa = trời + đất + Khuyển mã = chó + ngựa + Kiên cố = vững + chắc + Nhật nguyệt = mặt trời + mặt trăng + Hoan hỉ = mừng + vui * TGCP + Đại lô = lớn + đường (đường lớn) + hải đăng = biển + đèn (đèn biển) + Tân binh = Mới + lính (lính mới) + Quốc kì = nước + cờ GV gọi HS đọc lại cả 2 phần ghi nhớ GV ghi sẵn lên bảng phụ Nghĩa của các yếu tố HV đồng âm - Hoa1: chỉ sinh vật, cơ quan sinh sản hữu tính của cây hạt kín. - Hoa2: phồn hoa, bóng bẩy - phi1: bay - phi2: trái với lẽ phải, trái PL - phi3: vợ thứ của vua, xếp dưới hoàng hậu - tham1: ham muốn - tham2: tham dự vào, dựa vào - gia1: nhà - gia2: thêm vào Nhóm 1: quốc: quốc gia, ái quốc, quốc lộ, quốc huy, quốc ca. . . Nhóm 2: Sơn: sơn hà, giang sơn Nhóm 3: Cư: cư trú, an cư, định cư, du cư, nhàn cư Nhóm 4: bại: thảm bại, chiến bại, thất bại, đại bại, bại vong BT3: a, TGCP yếu tố phụ + chính - Thi nhân: người làm thơ (nhân là chính) - đại thắng: thắng lớn (thắng là chính) - Tân binh: lính mới (binh là chính) - hậu đãi: đãi ngộ rất hậu (đãi là chính) b, TGCP yếu tố chính + phụ - hữu ích: có ích lợi (hữu là chính) - phát thanh: phát thành tiếng - bảo mật: bảo đảm bí mật - phòng hoả: đề phòng cháy BT4: - Tìm trong lời nói, trong văn thơ những TGCP có yếu tố chính + phụ, phụ + chính. ->Phụ + chính: Tình thư: bức thư tình(thư là chính) hồng ngọc, ngư ông. . . -> Chính phụ: ái quốc, đại diện, hữu hiệu. . . I/ Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt. - HS đọc to, chậm, rõ * Phân biệt cho HS: "hà" là sông với "hà" là trợ từ để hỏi: "Như hà nghịch. . .phạm" * HS đọc ghi nhớ 1/ SGK. II/ Từ ghép Hán Việt 1, Từ ghép đẳng lập: 2. Từ ghép CP: Gọi 2 HS lên bảng làm, ở lớp làm vào phiếu học tập III/ Luyện tập BT1/70 Gọi 2 HS lên bảng làm Bài2/71 HS thảo luận trong 2': 4 nhóm ghi vào bảng phụ BT3/71. Cả lớp cùng làm 2 HS lên bảng làm BT4: nêu 1 vài VD, GV hướng dẫn hs về nhà làm. IV/ Củng cố: ? Thế nào là yếu tố HV? ? Thế nào là TGHV? V/ Hướng dẫn học bài - Học thuộc ghi nhớ - Làm bt vào vở bt Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 19: trả bài làm văn số 1 (ở nhà) (Văn tự sự hoặc văn miêu tả) A- Mục tiêu cần đạt: - Ôn tập và củng cố những kiến thức về văn tự sự, miêu tả đã họclớp 6. - Luyện kỹ năng kể chuyện sáng tạo bằng lời văn của mình - HS tự giác sửa chữa và nhận ra lỗi sai trong bài của mình B- Tiến trình lên lớp: I. ổn định tổ chức: (1') II. Kiểm tra bài cũ: (5') ? Em hãy nêu bố cục của 1 bài văn tự sự? - Bố cục: 3 phần. + MB: Giới thiệu chung về n/v và sự việc +TB: Kể chi tiết các sự việc theo diễn biến thời gian, không gian, tâm lí. . . + KL: Kết thúc của sự việc và số phận của n/v III. Bài mới GV giới thiệu bài: (2') ? Tại sao chúng ta cần ôn lại văn tự sự? - Vì văn tự sự rất phổ biến đối với chúng ta, trong đó có yếu tố miêu tả, biểu cảm. - Rèn kỹ năng viết văn tự sự, miêu tả để bài sau các em viết tốt về văm biểu cảm. TG HĐ của giáo viên HĐ của học sinh 10' 7' GV chép đề bài lên bảng ? Em hãy kể lại câu chuyện"Ông lão đánh cá và con cá vàng" theo 1 kết cục mới ? Hãy nêu các bước tạo lập văn bản. - Định hướng - Xây dựng bố cục - Diễn đạt thành lời văn - K.tra, sửa chữa, bổ sung những thiếu sót. ? Xác định thể loại của đề. - Thể loại: văn tự sự ? Phạm vị kiến thức - Dựa vào bố cục của truyện"Ông lão đánh cá và con cá vàng" ? Yêu cầu của đề? Ngôi kì - Viết 1 kết cục mới cho truyện trên (Ngôi 3) ? Cả lớp cùng thảo luận và xây dựng bố cục cho đề văn trên? *Bố cục: - MB: Gthiệu: ônglão và vợ sống trong cảnh nghèo trên bờ biển - TB: Kể chi tiết + Ông lão đi đánh ca, bắt đựơc cá vàng + Mụ vợ bắt ông lão đòi con cá trả ơn + Lần 1: đòi máng lơn -> biển gợn sóng yên ả + Lần 2: ngôi nhà rộng -> biển lăn tăn + Lần 3: nhất phẩm phu nhân-> biển nổi gió + Lần 4: nữ hoàng -> biển nổi sóng dữ dội + Lần 5: Long vương -> biển nổi sóng mù mịt - KB: + Ông lão tỉnh ngộ và xin cá hãy tha thứ cho mụ vợ. Mụ vợ trở về ngôi nhà cũ nhưng xấu hổ với ông lão và mọi người đã bỏ đi. ? Trong bố cục trên, chỗ nào sử dụng văn miêu tả văn biểu cảm. * Miêu tả: mặt biển *Biểu cảm: suy nghĩ, tình cảm của ông lão - GV chọn đọc 1 bài khá nhất ? Các bài làm trên có những ưu điểm gì? - Ưđ: Đảm bảo được yêu cầu của đề + Viết trong sáng, sinh động ? Còn nhược điềm gì? - Nđ: Đôi chỗ còn sáo rỗng, chưa trong sáng ? đọc 1 bài bị điểm kém và cho HS nhận xét - Bài làm chưa đúng đề, sơ sài, bố cục chưa rõ ràng. GV: Chốt lại những ưu điểm của cả lớp và những nhược điểm: - Ưđ: Nhìn chung các em đã nắm được thể loại, xác định được yêu cầu của đề bài, viết có mạch lạc, lời văn trong sáng Tiêu biểu là các em:. . . - Nđ: Các em còn kể quá dài dòng, đôi chỗ các em sáng tạo nhưng không hợp với văn cảnh. + 1 số bạn còn sai lỗi chính tả, câu thiếu CN, VN - Lớp 7A: Phần lớn các em sai lỗi chính tả và cách diễn đạt: ch-tr, s-x, l-n - Lớp 7B: Sai lỗi chính tả, câu, bốcục chưa rõ ràng GV: công bố kết quả, tuyên dương các em đại diện điểm cao: 8,9 động viên khích lệ các em 5,6,7 cố gắng. Đồng thời nhắc nhở các em điểm dưới TB cần cố gắng hơn nữa để đạt kq cao hơn - Đọc 1 số bài đạt điểm cao đẻ cả lớp tham khảo HS đọc lại đề I/ Tìm hiểu đề, xây dựng bố cục II/ Nhận xét ưu, khuyết điểm. III/ Sửa chữa lỗi sai * Công bố kết qủa 7A: K,G: 30% TB: Y: 7B: K,G: 20% TB: Y: IV/ Củng cố: ? Nhắc lại các bước tạo lập văn bản ? Bố cục 1 bài văn tự sự, miêu tả V/ Hướng dẫn học bài: - Về nhà các em tự sửa các lỗi trong bài - Chọn và viết tiếp thành bài văn 1 đề tham khảo Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 20: tìm hiểu chung về văn biểu cảm A- Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh + Hiểu được văn biểu cảm nảy sinh là do nhu cầu biểu cảm của con người. + Biết phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt các yếu tố đó trong văn bản. - Tích hợp với phần văn qua 2 VB: NQSH, PGVK, ca dao, dân ca, với từ Hán việt. - Bước đầu nhận diện và phân tích các văn bản biểu cảm, chuẩn bị để tập viết kiểu văn bản này. B- Phương tiện dạy học: - Bảng phụ C- Tiến trình lên lớp: I. ổn định tổ chức: (1') II. Kiểm tra bài cũ: (5') (Tích hợp văn) ? Tình cảm nào của tác giả gửi gắm trong 2 bài thơ: SNNN, PGVK? - Tình cảm yêu nước, tự hào dân tộc, khát vọng thái bình - Căm thù giặc sâu sắc III. Bài mới GV giới thiệu bài: (1') Trong mỗi con người đều có những tình cảm yêu ghét, trong mỗi bài văn, bài thơ, các tác giả đều gửi gắm nỗi lòng của mình vào đó. Để hiểu về những tình cảm của con người trong cuộc sống và trong XH, chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay. TG HĐ của GV HĐ của HS 8' 15' ? Thử vận dụng các kiến thức về từ HV giải thích nghĩa của các yếu tố: "nhu cầu biểu cảm"? - Nhu: cần phải có mong muốn có - Cầu: mong muốn - Biểu: thể hiện ra ngoài rung động được - Cảm: rungđộng,mếnphục thể hiện=vầnthơ GV: Nhu cầu biểu cảm là mong muốn được bày tỏ những rung động của mình thành lời văn, lời thơ. ? Trong cuộc sống hàng ngày, có khi nào em xúc động trước 1 vẻ đẹp hay 1 cử chỉ cao thượng của cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Em hãy kể lại? - HS có thể kể: xúc động khi ốm mẹ chăm sóc. . hoặc đến thăm lăng Bác Hồ, về kính yêu Bác hơn. . . GV: Là con người ai cũng có những phút g

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 7(20).doc