Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 41 + 42: Lục vân tiên gặp nạn

I. MỤC TIÊU.

* Giúp hs :- Qua tìm hiểu cái thiện, ác trong đoạn thơ nhận biết được thái độ, tình cảm lòng tin tác giả gửi gắm những người lao động bình thường.

 - Tìm hiểu nghệ thuật sắp xếp tình tiết, ngôn từ văn bản.

II. CHUẨN BỊ.

 Giáo viên: Bảng bút.

 Học sinh: Bảng nhóm, cá nhân yêu cầu tiết 40.

IV. PHƯƠNG PHÁP/KT DẠY HỌC

 - Nêu vấn đề, gợi mở, hỏi đáp, thực hành

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

 1. Ổn định lớp: Ktss.

 2. Kiểm tra bài cũ: - Yếu tố miêu tả nội tâm đóng vai trò như thế nào trong văn bản tự sự.

 -Một số nét cụ thế về phương pháp miêu tả.

 3. Giới thiệu bài mới: (Nói về tại sao Nguyễn Đình Chiểu bị mù ).

 4. Dạy bài mới.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 41 + 42: Lục vân tiên gặp nạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10 BÀI 9 Ngày soạn : 02/10/2010 Ngày dạy : 14 /10/2010 Tiết 41 + 42 LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN (Trích: Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu) I. MỤC TIÊU. * Giúp hs :- Qua tìm hiểu cái thiện, ác trong đoạn thơ nhận biết được thái độ, tình cảm lòng tin tác giả gửi gắm những người lao động bình thường. - Tìm hiểu nghệ thuật sắp xếp tình tiết, ngôn từ văn bản. II. CHUẨN BỊ. Giáo viên: Bảng bút. Học sinh: Bảng nhóm, cá nhân yêu cầu tiết 40. IV. PHƯƠNG PHÁP/KT DẠY HỌC - Nêu vấn đề, gợi mở, hỏi đáp, thực hành III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp: Ktss. 2. Kiểm tra bài cũ: - Yếu tố miêu tả nội tâm đóng vai trò như thế nào trong văn bản tự sự. -Một số nét cụ thế về phương pháp miêu tả. 3. Giới thiệu bài mới: (Nói về tại sao Nguyễn Đình Chiểu bị mù ). 4. Dạy bài mới. HOẠT ĐỘNG THẦY – TRÒ NỘI DUNG HĐ I. HĐ1. Cách đọc lời văn biểu lộ thái độ nhân vật khác nhau; phân vai nhịp vừa, ung dung, tự tại (Ngư Ông). HĐ2. Yêu cầu học sinh: Nêu vị trí đoạn trích. - Các chú thích chưa rõ. HĐII. Tìm hiểu nội dung bài học GV: Những nhân vật cần được tìm hiểu trong vb này là ai ? HĐ1. GV: Trịnh Hâm đã có những hành động gì đối với Vân Tiên? Gợi ý:Thời gian,địa điểm,hành động,thái độ. (Trịnh Hâm đã hãm hại Vân Tiên trong một bối cảnh hết sức khó khăn cho người bị nạn) G:Vì sao Trịnh Hâm lại hãm hại Vân Tiên? GV: Em có nhận xét gì về hành động đó? (Trịnh Hâm chỉ vì tính đố kị với Vân Tiên, ganh ghét tài năng của Vân Tiên. Hắn lợi dụng cơ hội lúc Vân Tiên bị mù lại gặp chuyện nhà nên hắn đã ra tay hãm hại.) HĐ 2. GV:-Việc cứu người bị nạn của gia đình Ngư Ông diễn ra ntn? - Hành động đó thể hiện điều gì ở họ? (Cứuchữa cho Vân Tiên với một tinh thần hết sức khẩn trương, chu đáo và ân cần,có tấm lòng bao dung, nhân ái và hào hiệp. Biết tình cảnh khốn khó của chàng nên sẵn sàng cưu mang Vân Tiên, và cũng không cần so đo thiệt hơn khi cứu được Vân Tiên). GV: Nhận xét của em về g/đình Ngư Ông ? - Gvy/c: HS thảo luận nhóm nhỏ(đôi bạn)2’ và gọi trả lời -> GVkl. HĐ 3. GV. Nêu nét tiêu biêu trong nghệ thuật vb? HĐ III. Thực hiện phần tổng kết - Gv cho hs nội dung của văn bản . - Giá trị nghệ thuật. HĐ IV: Thực hiện phần luyện tập - Gv cho hs thực hiện bài tập theo y/c sgk. - Hs đọc lại truyện và sắp xếp các nhân vật cùng nhóm với gia đình Ngư Ông, và nêu điểm chung. I.Đọc, hiểu chú thích văn bản 1. Đọc văn bản 2.Hiểu chú thích - Xuất xứ: Đoạn trích ở đầu phần 2 của t/p. - Chú thích: (một số từ địa phương) II. Tìm hiểu văn bản 1.Tâm địa và hành động của Trịnh Hâm - Giết người có tính toán, sắp đặt : + Thời gian: đêm khuya + Địa điểm: trên sông nước bao la. + Hành động: xô ngay xuống. + Thái độ: giả kêu trời. - Đố kị, ganh ghét với Vân Tiên. žTrịnh Hâm là người thâm hiểm,tàn nhẫn, mất nhân tính . 2. Gia đình Ngư Ông. -Ân cần,chu đáo chạy chữa để cứu Vân Tiên - Sẵn sàng cưu mang Vân Tiên trong hoàn cảnh khốn khó nhất -Cuộc sống thanh bạch,tự do phóng khoáng, thảnh thơi giữa sông nước,tự làm chủ mình. ]Gia đình Ngư Ông là một gia đình giàu lòng bao dung và nhân ái, sống không cầu danh lợi. 3.Nghệ thuật nổi bật - Hình ảnh thơ đối lập; ngôn ngữ giản dị, trong sáng III. Tổng kết: - Nội dung: - Nghệ thuật: * Ghi nhớ: IV. Luyện tập: 4. Củng cố: Gv củng cố lại nội dung bài học. 5.Hướng dẫn, dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài chương trình địa phương . @ Rút kinh nghiệm : ********************************

File đính kèm:

  • docNgu van 9(1).doc