Giáo án môn Ngữ văn- Lớp 11cơ bản

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS :

1. Về kiến thức:

- Hiểu được tầm tư tưởng mang tính chiến lược, chủ trương tập hợp nhân tài để xây dựng đất nước của vua Quang Trung, một nhân vật kiệt xuất trong lịch sử nước ta.Qua đó HS nhận thức được tầm quan trọng của nhân tài đối với quốc gia

- Thấy được cách diễn đạt tinh tế bằng lời lẽ vừa tâm huyết vừa có sức thuyết phục cao và lập luận chặt chẽ của tác giả.

3. Về kĩ năng : - Rèn kĩ năng đọc - hiểu bài chiếu theo đặc trưng thể loại.

2. Về tư tưởng, tình cảm: Có ý thức trân trọng người hiền tài.

II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:

1. GV:

Thiết bị đồ dùng dạy học:

Hướng dẫn, gợi mở cho HS nhận ra vấn đề.

2. Tài liệu dạy họcSGK, SGV, Giáo án,.

2. HS: Đọc kĩ tác phẩm và soạn bài ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những nét nổi bật trong hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

 

doc121 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1830 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Ngữ văn- Lớp 11cơ bản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/10/2012 Tuần 7, Tiết 25 26 CHIẾU CẦU HIỀN Ngô Thì Nhậm I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp HS : 1. Về kiến thức: - Hiểu được tầm tư tưởng mang tính chiến lược, chủ trương tập hợp nhân tài để xây dựng đất nước của vua Quang Trung, một nhân vật kiệt xuất trong lịch sử nước ta.Qua đó HS nhận thức được tầm quan trọng của nhân tài đối với quốc gia - Thấy được cách diễn đạt tinh tế bằng lời lẽ vừa tâm huyết vừa có sức thuyết phục cao và lập luận chặt chẽ của tác giả. 3. Về kĩ năng : - Rèn kĩ năng đọc - hiểu bài chiếu theo đặc trưng thể loại. 2. Về tư tưởng, tình cảm: Có ý thức trân trọng người hiền tài. II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1. GV: Thiết bị đồ dùng dạy học: Hướng dẫn, gợi mở cho HS nhận ra vấn đề. 2. Tài liệu dạy họcSGK, SGV, Giáo án,... 2. HS: Đọc kĩ tác phẩm và soạn bài ở nhà.. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những nét nổi bật trong hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. 3. Bài mới Trọng tâm: Đọc hiểu VB Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài giảng GV giới thiệu bài. HS đọc tiểu dẫn. Nêu những nét cơ bản về 1 tác giả Ngô Thì Nhậm 2 hoàn cảnh ra đời của bài chiếu 3 thể loại và bố cục của bài chiếu.( 4 đoạn) GV, HS đọc diễm cảm bài chiếu. HS đọc từ khó HS đọc lại đoạn 1,2 GV: Người viết đã xác định vai trò và nhiệm vụ cao cả của người hiền là gì? Cách nêu vấn đề có tác dụng gì đối với các đoạn tiếp theo. ĐH : đề cao. So sánh họ như sao sáng trên trời cao; là tinh hoa tinh tú của non sông đất nước.Nhưng ngôi sao chỉ co thể phát huy tác dụng tỏa ánh sáng nếu biết châu về ngôi bắc thần- làm sứ giả cho thiên tử. Đó là mối qua hệ giữa người hiền và thiên tử, là sứ mệnh thiêng kiêng của người nói chung Nêu ra tư tưởng có tính quy luật trong các triều đình phong kiến xưa nay để làm cơ sở cho việc chiêu hiền, cầu hiền của nhà vua là có cơ sở, là hợp lòng trời, lòng người. GV: giải thích từ cầu? Vì sao nhà vua, người có quyền lực cao nhất lại không ra lệnh mà lại cầu? ĐH: những bậc hiền tài thường có lòng tự trọng , nên kể cả vua chúa không thể gọi, lệnh mà phải thể hiện tấm lòng chân thành, khao khát bằng hành động cấu, thỉnh. GV: tiếp theo, tác giả phân tích tình hình thời thế trước đây nhằm mục đích gì? Đối tượng mà nhà vua muốn hướng tới là ai? Hai câu hỏi ở cuối đoạn thể hiện tâm trạng gì của đấng quân vương? ĐH: nêu ra những tình thế, việc làm như vậy, nhà vua thể hiện sự cảm thông, khoan thứ, không truy cứu, không tính đến: chẳng qua là bất đắc dĩ, là nhầm lẫn, nông nổi. Với sĩ phu Bắc Hà, điều này càng thấu tình đạt lí vì họ lâu nay trung thành với vua Lê mà Tây Sơn là triều đình mới thì nhắc vậy là đủ. Nhà vua khiêm tốn cho mình ít đức. Hai câu cuối đoạn không chỉ thề hiện sự băn khoăn, sự mong mỏi tha thiết trông đợi các bậc hiền tài xứ Bắc mà cò nói lên sự chân thành của nhà vua. Đồng thời nhắc nhở người hiền tài rằng lịch sử đã sang trang, thời cơ cống hiến đã tới, sao còn chần chừ nữa. GV nêu vấn đề thảo luận: ở đoạn tiếp theo tg tiếp tục nêu thêm những luận điểm mới nào? Những luận điểm đó có xác đáng không? Vì sao? HS thảo luận. phát biểu ĐH: tiếp tục nêu lí lẽ cầu hiền thuyết phục các bậc hiền tài còn đang phân vân, lúng túng, bảo thủ bằng những lí lẽ mới Những khó khăn, nhiệm vụ mới mẻ và chồng chất, phức tạp của triều đình… Một mình nhà vua và triều đình hiện tại dù tận tâm và cố gắng cũng không thể gánh vác hết được. Theo quy luật, cứ 10 nhà một ấp thì phải có người trung thành tín nghĩa, tài năng. Vậy trên dải đất bắc hà nghìn năm văn hiến, chắc chắn phải có bậc hiền tài.Chỉ có điều các bậc hiền tài ấy chưa kịp ra giúp nước mà thôi. Tác giả tiếp tục kết hợp nêu lí lẽ, phân tích bằng tình cảm, dưới hình thức bày tỏ và nêu câu hỏi tu từ. cách nêu thực, không tránh né, lời lẽ mềm mỏng và kiên quyết. trí tuệ, tấm lòng của QT. HS đọc các đoạn ,4. GV: Nội dung chủ yếu của đoạn 3 là gì? Qua đó có thể nhận xét gì về chủ trương, chính sách cầu hiền của QT? HS phân tích, nêu nhận xét ĐH: nêu khá cụ thể những chủ trương chính sách cầu hiền của triều đình để cho việc cầu hiền dễ dàng và có kết quả: không phân biệt quan, dân ai có tài được phép tâu bày. Lời hay, mưu hay được khen dùng. Lời không hợp, không dùng có sơ suất không bắt tội. tiến cử nghề nghệp hay, giỏi, tinh thực. Vậy chủ trương chính sách là khá tự do. Dân chủ và tiến bộ. Mọi hình thức chỉ nhằm mục đích sao cho đất nước. Điều đó thể hiện tầm chiến lược lãnh đạo sâu rộng của QT. HS đọc diễn cảm đoạn kết. GV: nhận xét cách kết thúc bài chiếu của tác giả. Cách kết ấy có tác dụng gì với người nghe, người đọc? HS nêu nhận xét, đánh giá. ĐH: Trở lại cách nêu vấn đề ở đoạn đầu bằng những hình ảnh không gian chỉ vận hội của người tài. Lời khích lệ, mở ra tương lai tốt đẹp cho đất nước, triều đình, cho cả người hiền. I/ TÌM HIỂU CHUNG 1/ Tác giả Ngô Thì Nhậm, người ở Hà Nội, từng là quan cho chúa Trịnh, sau theo Quang Trung, có nhiều đóng góp cho triều đại Tây Sơn. 2/ Tác phẩm Viết chiếu cầu hiền là một truyền thống thời trung đại ở phương Đông. Bài chiếu này của vua Quang Trung do Ngô thì Nhậm viêt thay vào khoảng năm 1788-1789, nhằm thuyết phục các trí thức triều đại cũ ra cộng tác với triều đại Tây Sơn. II/ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1/ Thể loại và bố cục Chiếu là VB do vua ban, người viết thườgn là quan văn,viết theo lệnh vua. Bài này viết bằng chữ Hán, có bố cục như sau: “Từng nghe…người hiền vậy” “Trước đây ….hay sao” “Chiếu này ban xuống…bán rao” Phần còn lại. 2/ Đọc hiểu chi tiết. a/ Lí lẽ và chủ trương của vua Quang Trung trong chủ trương cầu hiền. Người hiền như sao sáng trên trời cao. Nhưng tinh tú của trời đất chỉ có thể phát huy tác dụng nếu biết chầu về ngôi Bắc thần, làm sứ giả cho thiên tử. Nêu ra quy luật này là có cơ sở, hợp lòng trời, lòng người. Bậc hiền tài giàu lòng tự trọng, không thể ép, không thể lệnh mà cần có sự chân thành, => phải cầu, thỉnh. Nhằm tỏ lòng khoan thứ, cảm thông, không truy cứu đến=> tránh chạm tự ái. Tự hạ mình => Sự khiêm tốn mong mỏi chân thành của nhà vua. Những luận điểm mới: Nhiều nhiệm vụ mới, khó khăn mà vua và triều đình mới phải đối mặt: việc biên ải, việc kinh tế, văn hóa… Dù tận tâm, cố gắng nhưng một mình vua và triều đình hiện tại không thể làm tốt được. Quy luật: mười nhà thì ít nhất có môt người trung nghĩa. Cách lập luận: lí lẽ kết hợp với thực tế. Tầm nhìn và tấm lòng của QT. b/ Đường lối, chủ trương cầu hiền của vua Q.Trung. Mọi người được tiến cử người hiền tài. Người tài được tự tiến cử. Mưu hay, lời đúng được dùng, chưa đúng, chưa hay thì không trách phạt. Người tài: người có học và người giỏi nghề. -->Khá mở ộng tự do dân chủ. Thể hiện tầm tư tưởng chiến lược của người lãnh đạo. c/ Phần kết. Trở lại hình ảnh không gian thanh bình= vận h ội ra giúp nước của người tài. Lời kêu gọi hành động giúp nước. III/ TỔNG KÊT Chiếu cầu hiền là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn ủa nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước. Bài chiếu được viết với nghệ thuật thuyêt phục đặc sắc và thể hiện tình cảm của tac giả đối với sự nghiệp xây dưng đất nước. III. Hướng dẫn học bài ở nhà Bài cũ: học bài Bài mới: chuẩn bị Xin lập khoa luật RÚT KINH NGHIỆM: Cần chỉ ra các luận điểm rõ ràng cho HS. Ngày soạn: 4/10/2012 Tuần 7, Tiết 27 XIN LẬP KHOA LUẬT Nguyễn Trường Tộ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp HS : 1. Về kiến thức: - Nôi dung của pháp luật và ý nghĩa của pháp luật với thành viên trong xã hội. - Pháp luật với ý thức dân chủ. - nghệ thuật lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, lời lẽ mềm dẻo. 3. Về kĩ năng: - Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. 2. Về thái độ: Có ý thức tôn trọng pháp luật II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Hướng dẫn, gợi mở. III. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ 1. GV: SGK, SGV, Giáo án,... 2. HS: Đọc kĩ tác phẩm và soạn bài ở nhà.. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những lí lẽ mà vua Q.Trung dùng để thuyết phục nhân sĩ Bắc Hà ra phục vụ đất nước? Nhận xét về tầm nhìn của vua Q.Trung đối với công cuộc xây dựng đất nước. 3. Bài mới. Trọng tâm: Quan điểm ,cách nhìn mới của nhà văn về PL Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài giảng GV giới thiệu bài học. HS đọc tiểu dẫn sgk.Xác định các ý chính HS đọc 2 lần toàn bài. GV nhận xét cách đọc. HS đọc giải thích từ khó. HS xác định thể loại và bô cục. GV hướng dẫn đọc hiểu chi tiết. GV: Theo Nguyễn Trường Tộ, luật bao gồm những lĩnh vực nào? Ông đã giới thiệu việc thực hành pháp luật ở những nước phương Tây ntn? GV: Tác giả chủ trương vua quan và dân phải có thái độ ntn trước pháp luật? Vì sao ông chủ trương như vậy? GV: Theo Nguyễn Trường Tộ, Nho học truyền thống có tôn trọng luật pháp không? GV: Tác giả quan niệm thế nào về mqh giữa pháp luật và đạo đức? GV: Việc nhắc đến Khổng Tử và khái niệm đạo đức,văn chương có tác dụng gì đố với nghệ tuật biện luận trong đoạn trích? I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: - 1830 – 1871, quê ở Nghệ An. Là người có học, tầm nhìn xa trông rộng. - Sinh thời ông có nhiều bản điều trần gửi nhà Nguyễn đề nghị thực thi việc cải cách , chấn hưng đất nước. Nhưng nhà Nguyễn hầu như không thực hiện. - Các bản điều trần thể hiện một tấm lòng yêu nước tha thiết, lập luận chặt chẽ. 2. Bài: “Xin lập khoa luật” trích từ bản điều trần 27, có nội dung bàn về sự cần thiết của luật pháp đối với xã hội, mục đích là thuyết phục triều đình cho lập khoa luật. Điều trần: văn nghị luận chính trị xã hội, trình bày vấn đề theo từng điều từng mục. Bố cục: (1) Vai trò và tác dụng của luật pháp đối với xã hội.(2) Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo Nho, văn chương và nghệ thuật.(3) Mối quan hệ giữa luật pháp và đạo đức. II. Tìm hiểu văn bản. 1/ Theo tác giả, luật pháp bao gồm: kỉ cương, uy quyền, chính lệnh, tam cương ngũ thường.. Việc thực thi luật pháp ở các nước phương Tây rất nghiêm mih công bằng. Không ai đứng trên luật pháp, mọi sự thưởng phạt đều dựa trên luật pháp. Đó là nhà nước pháp quyền. 2/ Tác giả chủ trương mọi người phải có thái độ tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp. Chủ trương vậy để bảo đảm công bằng XH. 3/ Nho học không có truyền thống tôn trọng luật pháp, chỉ nói suông, làm tốt không ai khen, làm dở không ai phạt. Khổng Tử cũng công nhận điều này. 4/ Đạo đức và luật pháp có quan hệ thống nhất, đúng luật, đúng đạo đức. Đạo đức lớn nhất là chí công vô tư. Trái luật là trái đạo đức. 5/ Việc nhắc đến Khổng Tử và các khái niệm đạo đức, văn chương có tác dụng làm cho nghệ thuật biện luận tác động đến tâm lí, tư duy các nhà Nho vốn theo đaọ Khổng, để họ nhận ra vai trò quan trọng của luật pháp. III. Hướng dẫn học bài ở nhà. Đọc lại bài.nhận xét về tình hình thực hiện luật pháp ở nước ta hiện nay ở những lĩnh vực mà em biết. Soạn bài “Ôn tập VH TĐ VN” RÚT KINH NGHIỆM: Phân tích tác phẩm gắn với tư tưởng canh tân cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, với các tác giả đã học. Ngày soạn: 4/10/2012 Tuần 7, Tiết 28 THỰC HÀNH VỀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG SỬ DỤNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp HS : 1. Về kiến thức: - Củng cố và nâng cao những hiểu biết về các phương thức chuyển nghĩa của từ và hiện tượng từ nhiều nghĩa, hiện tượng đồng nghĩa. 3. Về kĩ năng: - Có kĩ năng sử dụng từ theo các nghĩa chuyển khác nhau, lĩnh hội các nghĩa của từ và kĩ năng lựa chọn từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa cho thích hợp với ngữ cảnh 2. Về tư tưởng, tình cảm: bồi dưỡng và nâng cao tình cảm yêu quý vốn từ ngữ phong phú, giàu sức biểu hiện của tiếng Việt II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY - Ôn tập, hướng dẫn, gợi mở, thực hành. III. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ 1. GV: SGK, SGV, Giáo án,... 2. HS: Soạn bài ở nhà.. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 2. Kiểm tra bài cũ: Nội dung chính của bài Xin lập khoa luật? Nhận xét của em về Nguyễn Trường Tộ. II.Bài mới Trọng tâm: Thực hành giải BT Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài giảng GV giới thiệu bài: ngôn ngữ là công cụ GT, nhận thức phát triển, NN cũng phát triển để đáp ứng nhu cầu phong phú trong GT. Trong htực tế sử dụng, từ ngữ có nhiều biến động linh hoạt và thú vị. GV hướng dẫn luyện tập theo hệ thống câu hỏi trong sgk. - GVgọi học sinh lên bảng sửa bài tập 1, 2 các học sinh khác theo dõi. - HS làm bài bài tập 1 trên bảng. - GV nhận xét, sửa chữa. - HS lần lượt trả lời bài tập 2 tại chổ. - GV nhận xét, sửa chữa. - GV gọi học sinh làm bài tập 3, 4 các học sinh khác theo dõi. - HS lần lượt trả lời và nhận xét. - GV tìm các từ đồng nghĩa của từ cậy, nhờ? Các từ này có nghĩa chung, riêng như thế nào? - HS trả lời và nhận xét. GV tổng hợp. *GV gợi ý cách dùng từ của Nguyễn Du. HĐ3 - GV chọn các từ phù hợp về nét nghĩa với các câu văn đã cho? - HS chọn và giải thích cách chọn của mình. - GV nhận xét và tổng hợp I/ NGHĨA CỦA TỪ Là khả năng biểu hiện về nghĩa của từ 9ó trong thực tế sử dụng. II/ LUYỆN TẬP 1.a/ Trong câu thơ này, từ “lá” được dùng với nghĩa gốc: bộ phận của cây, ở ngọn, cành; màu xanh, mỏng, có bề mặt. b/ - lá chỉ bộ phận cơ thể người. lá dùng với các từ chỉ vật bằng giấy. lá dùng với các từ chỉ vậtbằng vải. lá dùng với các từ chỉ vậtbằng tre, nứa, cỏ. lá dùng với các từ chỉ vật bằng kim loại. Từ lá dùng ở các trường nghĩa khác nhau nhưng có điểm chung: Các vật này có điểm giống nhau: hình dang mỏng , dẹt, có bề mặt hoặc có cuống (như lá cây). 2/ Đặt câu với các từ lấy bộ phận cơ thể chỉ con người. Ta vừa tóm được một cái lưỡi. Nó có chân trong ban cán sự lớp. Ông ta có trái tim thật nhân hậu. Khó qua được những vị có tai mắt trong làng lắm. 3/ Đặt từ diễn tả cảm giác đã có sự chuyển nghĩa. “ Nói ngọt lọt đến xương.” “ Giọng hỏi mới chua chát làm sao.” “ Những đắng cay trong cuộc sống đã làm chị không còn biết khóc than khi hữu sự.”........ 4/ Giải thích, nhận xét cách dùng từ của Nguyễn Du. Từ cậy có từ nhờ là từ đồng nghĩa. Nghiã chung: bằng lời nói tác động đến người khác mong họ giúp mình làm một việc gì đó. Nghĩa riêng: cậy thể hiện niềm tin vào sự sẵn sàng giúp đỡ và hiệu quả chắc chắn của sự giúp đỡ ấy. Từ chịu có các từ đồng nghĩa như nhận, nghe, vâng lời. Nghĩa chung: chỉ sự đồng ý, chấp thuận. Nghĩa riêng: nhận: tiếp nhận đồng ý một cách bình thường; nghe, vâng: đồng ý , chấp thuận của kẻ dưới đới với người trên với thái độ ngoan ngoãn, kính trọng; chịu : chấp nhận theo một lẽ nào đó mà không thể từ chối dù có thể không hài lòng. Trong hoàn cành của Th.Kiều, dùng các từ cậy, chịu là thích hợp hơn. 5/ Chọn từ phù hợp. a. “ Canh cánh” vừa chỉ việc thường xuyên xuất hiện trong NKTT, vừa chỉ tâm tư day dứt triền miên của Bác Hồ=> nhấn mạnh lòng yêu nước của Người. Các từ khác chỉ có giá trị nói đến tấm lòng nhớ nước như là một đặc điểm nội dung của NKTT. b. Có thể dùng từ dính dáng hoặc liên can, các từ khác không hợp về nghĩa. c. Dùng từ bạn có tính chung và hợp với việc ngoại giao. Các từ bầu bạn, bạn bè, bạn hữu có nghĩa khái quát và chỉ số nhiều. không phù hợp hoặc quá suồng sã. III. Hướng dẫn học bài ở nhà Tìm nghĩa và phân biệt cách dùng các từ sau: yếu điểm-điểm yếu; cứu cánh- cứu hộ; Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam.. RÚT KINH NGHIỆM: Cần dặn dò học sinh chuẩn bị kĩ cho bài học sau. Ngày soạn: 10/10/2012 Tuần 8: Tiết 29, 30 ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Giúp HS : 1. Về kiến thức: - Các tác giả, tác phẩm đã học. - Những nội dung yêu nước và nhân đạo mới. - Những nghệ thuật truyền thống và sự manh nha của sự thay đổi để hiện đại hóa văn học. 3. Về kĩ năng: nhận diện, phân tích, cảm nhận những tác phẩm văn học TĐ. 2. Về tư tưởng, tình cảm: chủ động hệ thống hoá kiến thức văn học trung đại. II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Ôn tập, hướng dẫn HS trình bày, gợi mở, tự đưa ra kết luận. III. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ 1. GV: SGK, SGV, Giáo án,... 2. HS: Soạn bài ở nhà.. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra chuẩn bị bài của một số cá nhân Hs. 3. Bài mới Trọng tâm: những biểu hiện mới của nội dung yêu nước và nhân đạo trong VH ở giai đoạn này. Giá trị thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài giảng GV giới thiệu bài học.Sau đó hướng dẫn HS trả lời câu hỏi theo sgk 1/ Những biểu hiện mới của nội dung yêu nước và nhân đạo trong VHTĐ giai đoạn thế kỉ XVII đến hêt thế kỉ XIX. GV: Nhắc lại những biểu hiện chủ yếu của nội dung yêu nướ và nhân đạo của VH giai đoạn tk X- XV? Định hướng: Yêu nước: thiên nhiên đất nước, tự hào dân tộc, căm thù giặc, ý chí bất khuất chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm. Nhân đạo: khát khao tự do, tình yêu hạnh phúc và cảm thông với sồ phận người phụ nữ. GV: Nêu rõ và phân tích những điểm mới trong trogn từng nội dung trên qau các tpvh đã học ở lớp 11. Hs chỉ rõ, phân tích, cm. Định hướng: - Nội dung yêu nước: âm hưởng bi tráng trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Vì nó phản ánh một thời khổ nhục nhưng vĩ đại. - Tư tưởng canh tân đất nước: đề cao vai trò của luật pháp, nhà nước pháp quyền(Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ) Đề cao vai trò của người trí thức đối với sự phát triển của đất nước (Chiếu cầu hiền của Quang Trung_ Ngô Thì Nhậm) 2/ Vì sao đến thế kỉ XVIII – XIX, chủ nghĩa nhân đạo mới xuất hiện thành một trào lưu văn học? Dẫn chứng CM? HS lí giải, CM Định hướng: ở giai đoạn này những tp những tp mang nd NĐ xuất hiện nhiều, liên tiếp với những tp có giá trị lớn: Truyện Kiều, CPN, CONK, thơ HXH. GV: Những biểu hiện phong phú của nội dung NĐ trogn VH giai đoạn này? Hs thống kê, trình bày. Định hướng:Thương cảm trước bi kịch và đồng cảm trước khát vọng của con người; khẳng đinh, đê cao tài năng, nhân phẩm con người; lên án,tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp con người; đề cao truyền thống đạo línhân nghĩa của dân tộc. Những biểu hiện mới : hướng vào quyền sống của con người_ con người trần thế; … Trong ba đặc điểm của nội dung nhân đạo, vấn đề khẳng định quyền sống con người là vần đề cơ bản nhất. Vì nó xuyên suốt các tp nổi tiếng trong giai đoạn này. Minh họa cũ thể. 3/ Phân tích giá trị phản ánh và phê phán hiện thực của đoạn tríng Vào phủ chúa Trịnh(Lê Hữu Trác) Gv cho HS tóm tắt ngắn gọn nội dung đoạn trích và trả lời câu hỏi. Lưu ý hai khía cạnGV: phản ánh và phê phán hiện thực. Định hướng: tp ghi lại việc tg lên kinh đô chữa bệnh cho chúa Trịnh. Đoạn trích là bưc tranh chân thực về cs xa hoa của chúa Trịnh ở các phương diện: cs thâm nghiêm xa hoa; cs đầy quyền lực ; cs hiếu sinh khí, yếu ớt. Hết tiết 29. Tiết 30. 4/ Những giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu? Vì sao nói , với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, lầ đầu tiên trong VHDT có một tượng đài bi tráng và bất tử về người nông dân nghĩa sĩ? Hs thảo luận theo nhóm trả lời. Định hướng Giá trị nội dung: thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu đề cao đạo lí nhâ nghĩa ( Lục Vân Tiên); yêu nước bất khuất chống giặc ngoại xâm ( thơ văn yêu nước, các bài vă tế, thơ Nôm Đường luật) Giá trị nghệ thuật: tính chất đạo đức trữ tình; màu sắc Nam Bộ; ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc: Bi: đau buồn thương tiếc ; qua đời sống lam lũ,vất vả , nỗi đau thương mất mát của nghĩa sĩ và tiếng khóc đau thương của những người thân, những người còn sống. Tráng : hào hùng , tráng lệ; qua lòng yêu nước, căm thù giặc, qua hành động quả cảm, anh hùng của nghĩa quân, sự ca ngợi công đức của những người anh hùng đã hi sinh vì nước vì dân. Tiếng khóc ấy là tiếng khóc lớn lao cao cả. Trươc Nguyễn Đình Chiểu, trong VHVN chưa có hình tượng nghệ thuật nào được như thế. Sau Nguyễn Đình Chiểu rất lâu thơ văn VN cũng chưa có hình tượng nào được như vậy. cái mới mẻ và trở thành bất tử của hình tượng người nông dân nghĩa sĩ là ở điểm này. Hướng dẫn ôn tập về CHUẨN BỊ BÀI HỌC. Hs điền vào bảng hệ thống theo mẫu ở sgk. Một số đăc điểm quan trọng và cơ bản về thi pháp( nghệ thuật theo nghĩa mở rộng) HS điền vào mẫu Minh chứng, dẫn giải một số sáng tạo phá cách trong quy phạm, ước lệ. Hs làm việc theo cặp, cử đại diện trình bày. Định hứơng: tơ HXH, thơ Ng. Khuyến, bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc( cũng là thu diệp, thu thủy, thiên thu, nhưng trong thơ Ng.Khuyến đây là cảnh thu mang nét riêng của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ: chiếc ao làng với sóng hơi gợn, nước trong veo, lạnh lẽo. lối vào nhà với ngõ trúc quanh co..Văn tế của Nguyễn Đình Chiểu cũng có 4 phần , có ngôn ngữ hình ảnh hình tượng trong khuôn khổ của văn tế, nhưng đã phả vào tinh thần thời đại, vượt lên trên rất nhiều bài văn tế thông thường. Hs nêu một số tên tác phẩm VHTĐ mà tên tác phẩm gắn với thể loại: Thượng kinh kí sự, Bài ca ngất ngưởng, Bài ca phong cảnh Hương Sơn, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Đặc điểm nghệ thuật của thơ Đường luật: thường chia làm 4 phần : đề, thực, luận, kết (ở thơ thất ngôn bát cú) Phép đối trong thơ Đường luật: hai câu 3 – 4 đối nhau; hai câu 5 – 6 đối nhau.Vd bài Tự tình, bài Chạy giặc. Tác dụng của nghệ thuật đối: tạo âm hưởng hài hòa, nhịp nhàng về âm thanh, đối chọi hoặc tương đồng về ý nghĩa. I/ NỘI DUNG 1/ Những biểu hiện mới của nội dung yêu nước: và nhân đạo trong VH giai đoạn từ TK XVII đến hết TK XIX. - Âm hưởng bi tráng trong thơ văn của Ng. Đình Chiểu vì nó phản ánh một thời kì khổ nhục nhưng vĩ đại. - Tư tưởng canh tân đất nước: đề cao vai trò của luật pháp_nhà nước pháp quyền. - Đề cao vai trò của người trí thức đối với sự phát triển của đất nước. 2/ Nhiều tác phẩm mang nội dung nhân đạo xuất hiện liên tiếp, có giá trị lớn. - Những biểu hiện phong phú: thương cảm trước bi kịch và đồng cảm với khát vọng của con người; khẳng định đề cao tài năng, nhân phẩm con người; lên án, tố cáo những thế lực chà đạp con người; đề cao truyền thống đạo lí nhân nghĩa. Những biểu hiện mới: hướng vào quyền sống của con người trần thế; ý thức cá nhân đậm nét:quyền sống, hạnh phúc, tài năng,tình yêu… - Trong 3 đặc điểm của nội dung nhân đạo,vấn đề cơ bản nhât là khẳng định quyền sống của con người vì nó xuyên suốt hầu hết các tp lớn của giai đoạn này. - Những vấn đề cơ bản nhất trong các tp: +Truyện Kiều: quyền sống của con người. Chinh phụ ngâm: quyền sống và hạnh phúc của con người trong chiến tranh. +Thơ Hồ xuân Hương: quyền sống, tình yêu, hạnh phúc của người phụ nữ. +Lục VânTiên: bài ca đạo đức, nhân nghĩa, ca ngợi con người lí tưởng( trung, hiếu, tiết, nghĩa) +Bài ca ngất ngưởng: một lối sống, một quan niệm sống tự do, khoáng đạt mà vẫn không ngoài quy củ nhà Nho. +Khóc Dương Khuê: ca ngợi tình bạn thắm thiết thủy chung. +Thương vợ: ca ngợi người vợ hiền đảm, châm biếm thói đời đen bạc. 3/ Thượng kinh kí sự ghi lại việc tg lên kinh đô Thăng Long chữa bệnh cho cha con Trịnh Sâm. - - Tính hiện thực của đọan trích thể hiện ở các phương diện: + Cuộc sống thâm nghiêm xa hoa. + Cuộc sống thiếu sinh khí yếu ớt. + Đó là một thế giơi riêng đầy quyền uy. + Là nơi rất đỗi xa hoa, giàu sang vô cùng.( cây cỏn tiện nghi, đồ ăn thức uống..) - Nghệ thuật kể, tả điềm đạm kín đáo nhưng cũng hàm chứa sự phê phán. 4/- Giá trị nội dung của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: đề cao đạo lí nhân nghĩa; yêu nước bất khuất, chống giặc ngoại xâm. - Giá trị nghệ thuật: tính chất đạo đức_ trữ tình; đậm sắc thái Nam bộ; bình dị. - Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc: + Bi: đau buồn, thương tiếc; qua đời sống lam lũ, vất vả, nỗi đau thương mất mát của nghĩa sĩ và tiếng khóc đau thương của những người thân, những người còn sống. + Tráng: hào hùng, tráng lệ; qua lòng yêu nước, căm thù giặc, qua hành động quả cảm, anh hùng của nghĩa quân, sự ca ngợi công đức của những người anh hùng đã hi sinh vì nước vì dân..Đó là tiếng khóc lớn lao cao cả. Trước N Đ C, thơ văn VN chưa có hình tượng nào như thế. II/ ÔN TẬP VỀ CHUẨN BỊ BÀI HỌC. HS điền theo mẫu( kẻ ô) -. Số thứ tự -.Tác giả: -.Tác phẩm: -. Nội dung, nghệ thuật chủ yếu. 1/ Một số đặc điểm quan trọng và cơ bản về thi pháp.( GV gợi ý cho HS kẻ bảng như rồi trình bày) Đặc điểm thi pháp Nội dung biểu hiện Tư duy nghệ thuật. Theo kiểu mẫu, công thức, hình ảnh ước lệ tượng trưng(tùng, cúc, trúc mai tạo thành tứ quý, tứ linh, tứ nghiệp.hình ảnh ước lệ tượng trưng: thu diệp, thu thiên, thu hoa..) Quan niệm thẩm mĩ hướng về cái đẹp trong quá khứ, thiên về cái tao nhã, cao cả, ưa sử dụng điển tích, điển cố, thi liệu Hán học Bút pháp Thiên về ước lê, tượng trưng, gợi nhiều hơn tả. Thể loại Kí sự, thơ Đường luật, hát nói_ca trù, văn tế. 2/ Minh chứng một số sáng tạo phá cách trong quy phạm ước lệ. - Thơ HXH, thơ Nguyễn Khuyến. + Hình thức: thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú; thi liêu ước lệ. + Sáng tạo: thi đề, hình ảnh từ ngữ, từ láy.. TT Tên tác giả Tên tác phẩm Những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật 1 Lê Hữu Trác Vào phủ chúa Trịnh - Bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý nơi phủ chúa Trịnh và thái độ coi thường lợi danh của tác giả. - Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, lựa chọn chi tiết đặc sắc, đan xen tác phẩm thơ ca. 2 Hồ Xuân Hương Tự tình (II) - Tâm trạng cô đơn, khao k

File đính kèm:

  • docgiao an 11(1).doc
Giáo án liên quan