Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 23, 24: Hoàng lê nhất thống chí

I. Mục tiêu cần đạt: giúp hs

1. Kiến thức:

 - Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái, về phong trào Tây Sơn.

 - Nhân vât sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi

 - Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá hai mươi vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc xâm lược ra khỏi đất nước.

2. Kĩ năng:

 - Quan sát các sự việc được kể trong đoạn trích trên bản đồ.

 - Cảm nhận sức trổi dậy kỳ diệu của tinh thần dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc

 - Liên hệ nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với văn bản liên quan

3. Thái độ: GD lòng kính trọng, biết ơn với những vị anh hùng dân tộc và am hiểu kiến thức kịch sử văn hóa

II- CHUẨN BỊ:

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6852 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 23, 24: Hoàng lê nhất thống chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 23-24 HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (HỒI THỨ MƯỜI BỐN - TRÍCH) - Ngô gia văn phái - NS:12.9.13 ND: I. Mục tiêu cần đạt: giúp hs 1. Kiến thức: - Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái, về phong trào Tây Sơn. - Nhân vât sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi - Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá hai mươi vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc xâm lược ra khỏi đất nước. 2. Kĩ năng: - Quan sát các sự việc được kể trong đoạn trích trên bản đồ. - Cảm nhận sức trổi dậy kỳ diệu của tinh thần dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc - Liên hệ nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với văn bản liên quan 3. Thái độ: GD lòng kính trọng, biết ơn với những vị anh hùng dân tộc và am hiểu kiến thức kịch sử văn hóa II- CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Tài liệu tham khảo - Một số tài liệu hiểu biết về Quang Trung. - Tác phẩm “ Hoàng Lê nhất thống chí” 2. Học sinh: Soạn bài; tích hợp kiến thức lịch sử liên quan. III. Phương pháp Phân tích, giảng bình IV- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: Tìm những chi tiết miêu tả thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh qua VB “Vũ trung tuỳ bút”. 3.. Kiểm tra bài cũ: - “ Chuyện cũ trong phủ Chúa trịnh” phản ánh thói ăn chơi và sách nhiễu của bọn quan lại như thế nào? - Bức tranh miêu tả cảnh sống của Chúa trịnh gợi cho em suy nghĩ hiện thực đất nước như thể nào? D.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: Nội dung hoạt động Hoạt động của thầy HĐ của trò HĐ1: Khởi động *HĐ2. Tìm hiểu nội dung I. Đọc - Tìm hiểu chung 1/Tác giả: Ngô Gia Văn Phái. (SGK) 2/Tác phẩm: - Chí: thể văn vừa có tính chất văn vừa có tính chất sử. -“HLNTC”: tiểu thuyết lịch sử (chữ Hán) thế kỉ 18-đầu thế kỉ 19. Tái hiện chân thực bối cảnh lịch sử đầy biến động trong khoảng hơn ba thập kỉ. 3. Đọc 4. Bố cục 3 phần *Đại ý: Đoạn trích dựng lên bức tranh chân thực và sinh động, h/ảnh anh hùng dân tộc N/Huệ và sự thảm bại tất yếu của bọn xâm lược. HĐ3: Tìm hiểu đoạn trích. 1/Hình ảnh người anh hùng N/Huệ: - Hành động mạnh mẽ, quyết đoán, xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết. Chỉ trong một tháng: + Tế cáo lên ngôi Hoàng đế. + Xuất binh ra Bắc. + Tuyển mộ quân lính. + Mở cuộc duyệt binh ở Nghê An. + Phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân đánh giặc, kế hoạch đối phó với quân Thanh sau chiến thắng. à Người lo xa, hành động mạnh mẽ. - Trí tuệ sáng suốt, sâu xa, nhạy bén. + Trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan lực lượng giữa ta và địch. + Phủ dụ quân lính (k/định chủ quyền, lợi thế trung quân, kích thích lòng yêu nước và truyền thống quật cường của dân tộc. + Sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người (Sở - Lân). -Ý chí quyết đoán và tầm nhìn xa trông rộng. + Mới khởi binh đánh giặc đã k/định chiến thắng. + Tính kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng đ/v một nước lớn gấp 10 lần nước mình. - Tài dụng binh như thần. + Trong 4 ngày vượt núi đèo đi350km tới Nghệ An. Vừa tuyển quân, vừa duyện binh tổ chức đội ngũ trong một ngày. Tiến quân thần tốc hẹn Mùng 7/1 ăn tết ở Thăng Long. à Hình ảnh Q/Trung hiện lên qua tả, kể, thuật: Oai phong lẫm liệt người anh hùng mang tính sử thi. 2/ Sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và vua tôi nhà Lê: a-Bọn quân tướng nhà Thanh: *Tôn Sĩ Nghị: bất tài, kiêu căng, tự mãn, chủ quan khinh địch, cho quân lính mặc sức ăn chơi. *Quân lính: Không có kĩ luật, khi lâm trận sợ hãi xin hàng. - Giọng văn: nhịp điệu nhanh, miêu tả khách quan nhưng hàm chứa vẻ hả hê sung sướng. b-Bọn vua tôi phản nước hại dân: - Hèn nhát. - Mưu cầu lợi ích riêng “cõng rắn cắn gà nhà”. - Chịu nỗi sĩ nhục của kẻ đi cầu cạnh van xin, mất tư cách quân vương. - Giọng văn: nhịp điệu chậm, miêu tả tỉ mỉ, giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi Lê Chiêu Thống, cuộc tiếp đãi thịnh tình...âm hưởng ngậm ngùi chua xót (t/g là cựu thần nhà Lê, tủi lòng trước một vương triều phụng thờ đang sụp đổ đó là kết cục không tránh khỏi.) *HĐ3.Hướng dẫn tổng kết. III. Tổng kết. *Ghi nhớ: SGK/72 *HĐ4. Hướng dẫn hs luyện tập. IV. Luyện tập. *Giới thiệu bài : “HLNTC” tác phẩm thể hiện chân thực bối cảnh lịch sử đầy biến động ở nước ta trong khoảng hơn ba thập kỉ cuối của thế kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XX. Trong bối cảnh đó, cuộc nổi dậy đầy khí thế của p/trào nông dân Tây Sơn là một tất yếu. Đoạn trích ở hồi 14 này ta cảm nhận vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng Nguyễn Huệ và sự thảm hại của bọn xâm lược, của lũ vua quan phản dân hại nước. *Ghi tên bài mới. *Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung -Y/c hs đọc chú thích -Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - GV chốt ý: Tác giả: +Tập thể t/g thuộc dòng họ Ngô Thì ở Hà Tây. +Hai t/g chính: Ngô Thì Chí (1753-1788) viết 7 hồi đầu. Ngô Thì Du (1722-1840) anh em chú bác ruột với Ngô Thì Chí viết 7 hồi tiếp, 3 hồi cuối do một người khác viết vào khoảng đầu triều Nguyễn. Nêu đặc điểm của “HLNTC”? Nội dung của “HLNTC”? - GV tóm tắt hồi 12,13 như sgk/72. - Gọi hs đọc. .Bố cục chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? (Đ1: “Từ đầu...năm Mậu Thân” N/Huệ lên ngôi Hoàng đế, cầm quân dẹp giặc. Đ2: “Vua Q/Trung...kéo vào thành”. Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của Q/Trung. Đ3: “Còn lại” Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh, sự thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống. Nêu đại ý của đoạn trích? *Hướng dẫn hs phân tích hình ảnh N/Huệ. Cảm nhận của em về người anh hùng Q/Trung -N/Huệ sau khi đọc đoạn trích? Qua những hành động làm việc của nhân vật , em thấy được điều gì ở người anh hùng? Ngoài biểu hiện con người nhanh gọn, Q/Trung còn thể hiện trí tuệ sáng suốt, sâu xa, nhạy bén. Hãy chứng minh. -GV chốt lại những chi tiết thể hiện trí tuệ của Q/Trung. *Cho hs đọc lời phủ dụ quân lính của N/Huệ. Từ “Quân Thanh...không nói trước” trang 66. Cho biết ý nghĩa của đoạn văn này? -GV bình giảng. Cho hs thảo luận: ?Theo em, chi tiết nào trong tác phẩm giúp ta đánh giá được tầm nhìn xa của Q/Trung-N/Huệ? Việc Q/Trung tuyển quân nhanh, gấp và tiến quân thần tốc (trong 4 ngày đi mấy trăm km-tuyển quân đông).Gợi suy nghĩ gì trong em về h/ảnh người anh hùng? H/ảnh Q/Trung trong trận đánh tả đột hữu xông được miêu tả cụ thể ở những chi tiết nào? (H/ảnh Q/Trung vào Thăng Long “áo bào còn đẫm thuốc súng” là hình ảnh kiêu hùng của một vị vua, đồng thời là một vị tướng oai hùng trên chiến trận. Ông là một tổng chỉ huy chiến dịch thực sự, cưỡi voi đốc quân lính tướng sĩ, khí thế quân ta làm cho quân lính khiếp vía tưỏng như: Tưóng ở trên trời xuống, quân chui dưới đất lên. Tại sao các t/g Ngô Gia vốn trung thành với nhà Lê lại có thể viết thực và hay như thế về người anh hùng N/Huệ? (Tôn trọng sự thực lịch sử và ý thức dân tộc: Q/Trung niềm tự hào của dân tộc) *Tổ chức cho hs tìm hiểu sự thất bại của kẻ thù. -Y/c hs đọc đoạn cuối. Em hiểu gì về nhân vật Tôn Sĩ Nghị ? Số phận bọn xâm lược ntn? Tìm những chi tiết miêu tả sự thất bại của quân giặc? (Quân sĩ các doanh nghe tin, đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều, đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa.) Tình cảnh của bọn bán nước hại dân? (LCT vội vã cùng mấy bề tôi thân tín “đưa thái hậu ra ngoài”, chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền dân để qua sông. Đuổi kịp TSN chỉ biết nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt. *LCT chạy sang Tàu phải cạo đầu, tết tóc, ăn mặc giống như người Mãn Thanh và cuối cùng gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người.) Cho hs thảo luận nhóm câu 4/72. So sánh 2 cuộc tháo chạy, một của quân tướng nhà Thanh và một của vua tôi LCT ? -Đại diện nhóm phát biểu. -GV chốt lại: +Nhà Thanh ồn ào, hỗn loạn, ngòi bút khách quan hàm chứa vẻ hả hê, sung sướng. +LCT khi miêu tả có những giọt nước mắt thương cảm, chua xót, ngậm ngùi. Cảm hứng thể hiện trong đoạn trích là cảm hứng ntn? (Cảm hứng tôn trọng sự thực lịch sử và ý thức dân tộc) *Câu hỏi trắc nghiệm: 1/Văn bản : “HLNTC” có nội dung gì? A/-Ca ngợi người anh hùng Nguyễn huệ. B/-Nêu sự thảm bại của quân tướng Nhà Thanh. C/-Nêu một số bi đát của vua tôi LCT. D/-Cả a,b,c. 2/Nghệ thuật của văn bản: A/-Kể chuyện xen kẽ miêu tả, một cách sinh động, cụ thể, gây ấn tượng. B/-Kể chuyện xen kẽ miêu tả, nhiều câu văn trữ tình, sâu lắng. C/-Truyện kể theo lối thắt nút, gở nầy đầy bất ngờ, đầy kịch tính. D/- Cả a,b,c. -GV chốt lại bằng mục ghi nhớ. **Theo em yếu tố miêu tả góp phần thể hiện sự việc ntn? -Vận dụng: Hãy viết một đoạn văn miêu tả lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Q/Trung từ tối 30 tết đến 5/1(1789). Nghe Ghi tên bài Đọc Giới thiệu Nêu Suy nghĩ, trả lời Nghe Đọc Trả lời Nêu Trả lời Phát biểu Trả lời Chứng minh Đọc Trả lời Thảo luận Quan sát, trả lời Phát biểu Đọc Phát biểu Tìm Trả lời Thảo luận Phát biểu Suy nghĩ trả lời Chọn đáp án đúng Đọc Trả lời Viết đoạn văn E. Củng cố-Dặn dò. * Tìm đọc hết tiểu thuyết “HLNTC”. *Học kĩ bài. *Chuẩn bị bài: Sự phát triển của từ vựng ( Tạo từ ngữ mới - Mượn từ ngữ nước ngoài)

File đính kèm:

  • docTiet 2324NV9.doc