Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 41, 42 (chương trình địa phương): Mùa mắm còng

I. MỤC TIÊU:

Học sinh học xong bài này, học sinh phải:

1. Kiến thức:

• Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của người nông dân Bến Tre nói riêng, người dân Nam Bộ nói chung thông qua nhân vật cậu Năm.

• Cốt truyện đơn giản nhưng tạo được sự bất ngờ đối với người đọc.

2. Kĩ năng:

• Rèn kĩ năng tìm hiểu, cảm nhận tác phẩm văn học địa phương qua cách cảm, cách nghĩ, cách phản ánh, và việc sử dụng phương ngữ của người dân Nam Bộ.

• Đọc, hiểu văn học theo đặc trưng thể loại.

3. Thái độ:

• .Bồi dưỡng tình cảm gắn bó, tinh thành tự hào về một món ăn dân giã.

• Thể hiện được tình cảm thương nhớ quê hương, người thân sâu đậm.

• Nhắn nhủ thế hệ sau hãy biết ơn và trân trọng quá khứ.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 17016 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 41, 42 (chương trình địa phương): Mùa mắm còng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 9 Ngày soạn:11/08/2013 Tiết:41,42 Ngày dạy: 11/10/2013 MÙA MẮM CÒNG Tiết 41,42 (Chương trình địa phương): _ Nguyễn Hồ_ I. MỤC TIÊU: Học sinh học xong bài này, học sinh phải: Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của người nông dân Bến Tre nói riêng, người dân Nam Bộ nói chung thông qua nhân vật cậu Năm. Cốt truyện đơn giản nhưng tạo được sự bất ngờ đối với người đọc. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu, cảm nhận tác phẩm văn học địa phương qua cách cảm, cách nghĩ, cách phản ánh, và việc sử dụng phương ngữ của người dân Nam Bộ. Đọc, hiểu văn học theo đặc trưng thể loại. Thái độ: .Bồi dưỡng tình cảm gắn bó, tinh thành tự hào về một món ăn dân giã. Thể hiện được tình cảm thương nhớ quê hương, người thân sâu đậm. Nhắn nhủ thế hệ sau hãy biết ơn và trân trọng quá khứ. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Giáo viên: Sách tài liệu dạy học ngữ văn địa phương trung học cơ sở tỉnh Bến Tre, giáo án. Học sinh: Sách tài liệu dạy học ngữ văn địa phương trung học cơ sở tỉnh Bến Tre, tập viết bài. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: Ổn định lớp: Điểm danh, kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ Lục Vân Tiên đoạn “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”. Nêu nghệ thuật và nội dung của đoạn trích đó. Giới thiệu bài: Đối với người dân Nam Bộ có rất nhiều món ăn dân giả như gỏi, mắm, khô… Trong đó, mắm là món ăn dân giả đặc trưng của người dân Nam Bộ. Một số loại mắm nổi tiếng như: Mắm cá lóc (Châu Đốc), mắm cá linh (Châu Đốc, mắm ruốc (Vũng Tàu), mắm còng (Bến Tre)… Qua bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về một loại mắm đó chính là mắm còng của tác giả Nguyễn Hồ. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét chung về tác giả, tác phẩm. - GV nêu cây hỏi: Trình bày vài nét chính về tác giả ? - GV chốt lại những nét chính cho học sinh - GV nêu câu hỏi: Trình bày đôi nét về tác phẩm ? - GV giới thiệu thêm đôi nét về xuất xứ của tập truyện ngắn Bến Tre (1945-2005) Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản. - GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu – gọi 2 HS đọc tiếp. - GV lưu ý HS một số từ ngữ lạ với các em. - GV nêu câu hỏi: Em hãy tóm tắt cốt truyện “ Mùa mắm còng” ? - GV nêu câu hỏi: Hãy nêu bố cục của bài và tiêu đề từng phần. Hoạt động 3: Tìm hiểu mùa mắm còng – gợi nhớ kỉ niệm. - GV nêu câu hỏi: Em hãy nêu kỉ niệm của mắm còng trong chiến tranh ? GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về kỉ niệm của mắm còng trong chiến tranh ? - GV nêu câu hỏi: Em hãy nêu kỉ niệm của mắm còng trong chiến tranh ? - GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về món quà kỉ niệm mắm còng sau chiến tranh ? Hoạt động 4: Cậu Năm – Người nông dân Nam Bộ: - GV nêu câu hỏi: Em hãy nêu vài nét về cuộc đời của cậu Năm ? - GV nêu câu hỏi: Em hãy cho biết tính cách của cậu Năm ? - GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét về nhận vật cậu Năm ? Hoạt động 5: Khái niệm nghệ thuật, nội dung của bài. - GV nêu câu hỏi: Em hãy cho biết nghệ thuật của bài. - GV nêu câu hỏi: Em hãy cho biết cậu chuyện nêu lên nội dung gì ? I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: Nguyễn Hồ tên thật là Nguyễn Minh Triết sinh năm 1942, quê ở tỉnh Bến Tre. Tác phẩm: Du kích vành đai (kí, 1968), Con đường (tập truyện, 1985), Người đàn bà lạ lung (1999). Chim phóng sinh (2000) … 2. Tác phẩm: Mùa mắm còng trích trong “Tuyển tập truyện ngắn Bến Tre (1945-2005). II. Đọc – Tìm hiểu văn bản: 1. Đọc – Chú thích: - Đọc: chậm và thể hiện sự hoài niệm. - Chú thích: SGK 2. Tóm tắt: - Từ những năm kháng chiến, cậu Năm làm du kích, nhân vật “tôi” làm phóng viên mặt trận cùng chung sống trong đội du kích địa phương. - Giặc đánh phá ác liệt để có thức ăn, nước uống nhiều chiến sĩ phải hi sinh. - Trong sự khó khăn đó, họ đã nảy sinh ra sang kiến làm mắm còng. Thứ mắm làm từ còng lột để dành ăn dài hạn - Mùa mắm còng trở thành mùa nhớ quê nghèo, nhớ đồng đội, nhớ cậu Năm. - Biết vậy, nên năm nào cứ đến mùa mắm còng cậu Năm gởi lên cho tôi. - Thằng con trai út sinh ra lớn lên ở thành phố không ăn được món ăn dân giả, nên đã làm cậu Năm giận. - Tưởng cậu Năm không thể bỏ qua nhưng bất ngờ vào một hôm vào ngày mắm còng tôi nhận được món quà kỉ niệm từ cậu Năm kèm lá thư. - Thì ra cậu đã hết giận vì theo cậu không ăn được mắm còng nhưng đứa cháu biết đờn tài tử bài “Khổng Minh tọa lầu” chứng tỏ nó vẫn không quên cội nguồn. 3. Bố cục: - Từ đầu … “hoài niệm” ® Mắm còng món ăn để hoài niệm. - Tiếp … “thắm vào đó” ® Mắm còng trong những năm kháng chiến. - Còn lại ® Mắm còng tình cảm cậu Năm. 4. Phân tích: a. Mùa mắm còng - gợi nhớ kỉ niệm: - Trong chiến tranh: + Giặc đánh phá ác liệt, du kích làm mắm còng ăn dần. + Mắm còng có khi thắm cả máu của du kích. ® Mắm còng là biểu tượng của kỉ niệm thời chiến tranh, của tình đồng đội, tình yêu quê, yêu nước. - Sau chiến tranh: + Nhân vật “tôi” về thành phố còn cậu Năm thì bám làng quê. + Mùa mắm còng nào, cậu Năm cũng làm, gởi lên cho tôi. ® Món quà mắm còng là sự nhắc nhở sâu sắc, nghĩa tình với quê hương, với đồng đội, với quá khứ. b. Cậu Năm – Người nông dân Nam Bộ: - Cuộc đời cậu Năm là người nông dân, trong chiến tranh từng làm du kích. - Tính cách: + Giận đứa cháu không ăn được mắm còng ® Bộc trực. + Tha thứ cho đứa cháu vì biết đàn tranh bài “Khổng Minh tọa lầu” ® Giàu lòng vị tha và nghĩa tình. Þ Cậu Năm tiêu biểu cho người dân Bến Tre nói riêng, người dân Nam Bộ nói chung: mộc mạc, chất phát, nghĩa tình, không quên cọi nguồn. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Cốt truyện đơn giản nhưng tạo sự bất ngờ đối với người đọc. - Hình ảnh giản dị, chi tiết giàu sức gợi. 2. Nội dung: - Truyện kể về một món quà quê nhưng đã thể hiện được tình cảm thương quê hương, người thân sâu đậm. - Truyện còn là lời nhắc nhở thế hệ sau biết ơn và trân trọng quá khứ. IV. TỔNG KẾT - ĐÁNH GIÁ: Tổng kết: Học sinh đọc ghi nhớ cuối bài. Đánh giá: Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Tác giả quê ở tỉnh nào ? Bến Tre Tiền Giang Trà Vinh Vĩnh Long Đáp án A. Bến Tre Bài “Mùa mắm còng” trích trong tác phẩm nào ? Du kích vành đai kí Con đường Tuyển tập truyện ngắn Bến Tre Chim phóng sinh Đáp án C. Tuyển tập truyện ngắn Bến Tre Bố cục của tác phẩm gồm mấy phần ? 2 phần 3 phần 4 phần 5 phần Đáp án B. 3 phần Cậu Năm từng làm nghề gì ? Phóng viên mặt trận Người nông dân Người làm mắm Du kích Đáp án D. Du kích V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: Học bài cũ Đọc và soạn trước bài “Người phương Nam” Đọc bài đọc thêm “Chuyện xóm tôi” MÙA MẮM CÒNG Sáng dậy, gỡ tờ lịch, tiện mắt xem ngày âm, tôi biết bữa nay ngày mồng năm tháng năm, Tết Đoan ngọ, ngày tôi nhớ đời: dưới quê tới mùa còng lột, mùa mắn còng     Mọi năm, vào dịp này, sau ngày mồng năm chừng vài tuần, tôi thường được món quà: keo chao đựng mắm còng nhỏ xíu kèm theo vài trái chuốt chát của cậu Năm gởi từ quê lên.     Mắm làm bằng con còng lột chỉ là món ăn đồng nội đạm bạc của quê nghèo, vậy mà ngót mười lăm năm sau ngày giải phóng, năm nào, mùa còng nào cậu cũng gởi lên cho tôi. Vì một lý do riêng đối với cậu cháu tôi, mắm còng trở thành món ăn để hoài niệm.     Trong chiến tranh, cậu làm du kích, tôi làm phóng viên mặt trận. Năm đó, quê tôi là chiến trường, lại vào chiến dịch nên tôi thường về sống với đội du kích của cậu. Sông Ba Lai hạ nguồn mùa khô nước mặn đắng, dân lại tản cư, du kích mất nguồn tiếp tế nước ngọt và thức ăn.     Để có nước ngọt cầm hơi, du kích phải ngược dòng sông, bơi miết về trên nguồn nơi giáp nước, nhận xuồng cho nước ngọt tràn vào đầy óc ách rồi bơi về, tiện tặn chi xài cho qua mùa, qua chiến dịch     Có một lần, địch phục kích, mấy đội viên lấy nước ngọt không trở về nữa.     Còn thức ăn, du kích ăn toàn chữ C: thịt cò, cua, còng, cá chốt, đọt chà là, dây cóc kè... được coi là món ăn "chiến lược". Căn cứ núp trong rừng cò, ăn tỉa cò mới ra ràng lột da, xẻo đùi hầm với củ hủ chà là hoặc rô ti đường chảy, ăn ngày này qua tháng nọ. Tỉnh ủy sợ lô căn cứ, sợ cò bỏ đi nên buộc phải ngưng, thế là tắt nguồn, chúng tôi phải quay sang cua, cá chốt. Những thứ này phải câu và cũng hiếm nên cứ phải luân phiên từ cá cua, tới còng.Mùa còng lột vỏ, mỗi năm một lần vào mồng năm tháng năm ta. Lớp áo giáp đủ màu được trút bỏ, những chú còng mềm như lụa, thân ngậm đầy sữa, chỉ cần nấu qua loa cũng thành món ăn "cao cấp" liền. Nhưng còng lột nhiều vô kể, ăn đâu hết một lần, nên phải làm mắm để dành ăn dài hạn cả năm. Lại cũng có mùa, mắm đầy hũ nhưng không nhá được vì nhớ tới máu của một đội viên du kích thấm vào đó...     Như thế, mùa mắm còng đâu chỉ là mùa mắm còng, nó đã trở thành mùa để nhớ quê nghèo, nhớ đồng đội, nhớ cậu Năm. Cậu biết vậy nên cứ tới mùa còng làm mắm gởi lên thành phố cho tôi. Lần duy nhất đích thân cậu mang lên cho tôi khi cậu về hưu cách đây ba năm nhưng cũng là lần buồn nhất: thằng con trai nhỏ bảy tuổi của tôi phản đối quyết liệt, không ăn mắm. Bảo nó mắm ngon, của ông Năm cực khổ mang từ quê lên, nó rán nhắm mắt nhắm mũi gắp một đũa tí tẹo. Chưa kịp nuốt nó đã nôn ra mật xanh mật vàng. Bàn ăn lặng đi. Cậu tôi buông đũa, làm bộ cười khà khà nhưng mặt tái đi như bị hớp hồn. Lầ đó cậu về, buồn, giận, thôi không gởi mắm còng, cũng không lên nữa.     Tôi tưởng cậu sống để vậy chết mang theo, người du kích già sẽ không tha thứ đứa cháu trai kêu bằng ông sanh ra tại chốn thị thành không biết giá trị mắm còng. Nào ngờ, chỉ mưới hôm sau tờ lịch mách bảo cho tôi mùa mắm còng tới, vợ tôi tới cơ quan làm việc thì nhận được cái giỏ đệm con con. Vừa mở ra đã nghe mùi khăng khẳng quen thuộc của mắm còng. Thật thần kỳ, cậu đã hết giận. Tháo bọc nylon xếp cạnh keo mắm còng ra còn thấy một gói chuối khô, loại chuối hồng phơi nắng tại nhà! Trong bọc chuối hồng, có lá thư, nét chữ quen thuộc của cậu tôi xấu như gà bươi:     " Mắm còng tao gởi cho vợ chồng mày. Còn gói chuối hồng khô tao gửi cho thằng Dân, nó khôg ăn được mắm thì ăn chuối cũng không sao. Hôm hổm tao coi truyền hình thấy nó đờn tranh được giải thưởng tao mừng, hết giận. Không ăn mắm còng nhưng đờn được bài Khổng Minh tọa lầu nhịp ngoại là tốt lắm, được cả xóm mình khen. Tao nay già rồi, vợ chồng mày có dịp dắt nó về cho tao thăm. Cậu".     Vợ tôi vừa đọc thư vừa khóc. Còn tôi thì chỉ biết xếp bức thư lại để tối về nhà đọc riêng một mình. (Nguyễn Hồ, trong tuyển tập truyện ngắn Bến Tre (1945-2005))

File đính kèm:

  • docTiet 4142 Mua mam cong.doc
Giáo án liên quan