Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 12 - Tiết 59: Ánh trăng, tác giả Nguyễn Duy năm 2008

I. Mục tiêu bài học:

 - Học sinh hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng từ đó thẫm đẫm cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy và biết rút ra bài học về cách sống cho mình.

 - Cảm nhận được sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong bố cục, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong bài thơ.

II. Chuẩn bị:

1. GV: Bài giảng, tranh ảnh, tài liệu tham khảo về Nguyễn Duy.

2. HS: Đọc, chuẩn bị bài theo yêu cầu trong SGK.

III. Hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1148 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 12 - Tiết 59: Ánh trăng, tác giả Nguyễn Duy năm 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Ngày soạn:10/11/2008 Tiết 59 Ngày dạy:12/11/2008 Văn bản: ÁNH TRĂNG Nguyễn Duy I. Mục tiêu bài học: - Học sinh hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng từ đó thẫm đẫm cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy và biết rút ra bài học về cách sống cho mình. - Cảm nhận được sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong bố cục, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong bài thơ. II. Chuẩn bị: GV: Bài giảng, tranh ảnh, tài liệu tham khảo về Nguyễn Duy. HS: Đọc, chuẩn bị bài theo yêu cầu trong SGK. III. Hoạt động dạy học: Ổn định tổ chức: Kiểm tra bài cũ: Bài mới: *Giới thiệu bài: Trăng là đề tài muôn thưở của thơ ca. Chỉ có điều mỗi nhà thơ lại tìm thấy ở ánh trăng những vẻ đẹp, những tầng ý nghĩa khác nhau. Với Nguyễn Duy, trăng không chỉ mang một vẻ đẹp trong sáng, hiền hòa, là một người bạn tri kỉ nghĩa tình...mà nhà thơ muốn mượn hình ảnh vầng trăng để nói lên một triết lí sống sâu sắc của cuộc đời con người. Để hiểu được điều này, hôm nay thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY- TRÒ 1. Hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu, gọi hs đọc. 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích trong sgk, lưu ý về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. * Chuyển ý: Trên đây là một số thông tin cơ bản về nhà thơ Nguyễn Duy và tác phẩm Ánh trăng. Về nhà chúng ta sẽ sưu tầm tài liệu, tìm hiể kĩ hơn về nhà thơ Nguyễn Duy. Còn bây giờ chúng ta chuyển sang nội dung lớn thứ hai của bài học hôm nay đó là phần Tìm hiểu văn bản. 3. Văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì? - Chia làm hai phần: + Phần 1: Hai khổ thơ đầu. (Vầng trăng trong quá khứ) + Phần 2: Còn lại. (Vầng trăng hiện tại và những suy ngẫm của nhà thơ.) 4. Nhận xét gì về cách trình bày, kết cấu của bài thơ? - Theo trình tự thời gian: Từ quá khứ đến hiện tại. - Phương thức BĐ: Kết hợp giữa tự sự với trữ tình. => Làm nổi bật tình cảm, cảm xúc của tác giả. 5. Chúng ta quan sát bài thơ và cho biết: Tại sao nhà thơ chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên ở mỗi khổ thơ, những chữ đầu dòng ở các câu thơ còn lại không viết hoa? - Vì bài thơ mang tính chất tự sự, giống như một câu chuyện kể nên mỗi khổ thơ là một lời kể, một lời tâm sự. Vì thế, nhà thơ chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên ở mỗi khổ thơ nhằm tạo sự liền mạch về ý tưởng và hình ảnh trong từng khổ thơ hoặc cả bài thơ. Đây là cách trình bày có chủ ý của tác giả. * Chuyển ý: Từ cách bố cục, trình bày ở trên đã thể hiện hiện dược nội dung, ý nghĩa của bài thơ như thế nào, chúng ta cùng chuyển sang tìm hiểu nội dung thứ hai của phần Tìm hiểu văn bản đó là phần Phân tích. 5. Ở khổ thơ đầu, vầng trăng đã gắn bó như thế nào với đời sống của nhân vật trữ tình trong bài thơ? - Lúc ấu thơ: Sống hòa hợp, chan hòa với thiên nhiên, cùng vui chơi, gắn với ruộng đồng, sông biển -> Trăng là người bạn. - Khi đi lính, sống ở rừng: Trăng là người bạn đồng hành, người dẫn đường, cùng chiến đấu, cùng đứng gác => Trăng là người đồng chí, đồng đội cùng vào sinh ra tử. 6. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để diễn tả sự gắn bó của nhân vật trữ tình đối với vầng trăng? - Sử dụng BPNT nhân hóa: vầng trăng tình nghĩa, vầng trăng tri kỉ. - Tác dụng: Làm nổi bật được sự gắn bó gần gũi, chặt chẽ, mật thiết của trăng đối với con người. => GV: Vậy, trăng đã là người bạn tri kỉ, nghĩa tình, thủy chung, là kỉ niệm tươi đẹp, sâu sắc, ân tình. 7. Theo suy nghĩ của nhân vật trữ tình, vầng trăng, người bạn tri kỉ, nghĩa tình ở trên có khi nào bị lãng quên không? - Vầng trăng sẽ không khi nào bị lãng quên. * GV chú ý giảng, chuyển ý: Trong quá khứ, vầng trăng, người bạn tri kỉ, nghĩa tình, người đồng chí đồng đội cùng vào sinh ra tử - ngỡ không bao giờ quên ấy, vậy mà trong đời sống thực tại, đã có lúc trăng bị con người lãng quên, bị xem là người dưng qua đường. Điều gì đã khiến con người bạc bẽo, vô tâm đến vậy? Nguyễn Duy đã suy ngẫm gì về thực tế đau xót, phũ phàng trên? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung thứ hai của bài thơ. 8. Khi trở về thành phố, vầng trăng có còn được coi là một người bạn tri kỉ nữa không? Tại sao? - Trăng không được coi là người bạn tri kỉ nữa mà bị xem là một người dưng qua đường. Tất cả chỉ vì điều kiện cuộc sống, môi trường sống thay đổi với những phương tiện hiện đại, đầy đủ hơn. (quen ánh điện cửa gương) * GV lưu ý bình nguyên nhân của sự thay đổi: - Chúng ta quan sát vào hai bức tranh ở trên màn hình và liên hệ với phần “Vầng trăng trong quá khứ” vừa phân tích ở trên thì sẽ thấy rằng nhà thơ thật khéo léo xây dựng hình ảnh đối lập giữa quá khứ và hiện tại của nhân vật trữ tình để làm nổi bật sự vô tâm, lãng quên của con người. Rõ ràng trong lúc hàn vi gian khổ thì cần có nhau, cần đến sự giúp đỡ của nhau, còn khi sung sướng, đủ đầy lại quên nhau, xa lánh nhau. Đây quả thật là một sự vô tâm, lãng quên đến bạc bẽo của không ít người trong cuộc sống chúng ta ngày nay. 9. Trăng xuất hiện trong đời sống hiện tại của nhân vật trữ tình trong tình huống nào ? - Khi thành phố đột ngột mất điện -> mở cửa sổ để lấy ánh sáng -> đột ngột, bất ngờ thấy trăng (vội bật tung cửa sổ / đột ngột vầng trăng tròn.) 10. Nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tình huống đột ngột nhận ra vầng trăng? - Xây dựng tình huống bất ngờ, phù hợp (xuất hiện trong lúc TP thình lình mất điện => trong phòng tối om => vội mở cửa sổ để lấy ánh sáng => thấy trăng.) - Sử dụng một loạt tính từ, động từ chỉ hoạt động, tính chất bất ngờ: thình lình, vội, tối om, đột ngột. => tạo được ấn tượng, cảm xúc đột ngột, bất ngờ. 11. Từ việc đột ngột, bất ngờ nhận ra vầng trăng đã khiến nhà thơ có tâm trạng, suy nghĩ gì? Điều đó được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh thơ nào? - Suy nghĩ về những kỉ niệm, quá khứ tươi đẹp của tuổi thơ, của những năm tháng sống gian khổ, vất vả của đời lính. - Suy nghĩ, nhớ về những người bạn, những người đồng chí, đồng đội đã từng sống, từng gắn bó với mình, những người dân đã từng cưu mang mình trong chiến tranh…………. Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vạnh vạnh kể chi người vô tình * GV lưu ý bình, phân tích các hình ảnh: + mặt nhìn mặt: con người đối diện với vầng trăng (đối diện với quá khứ nghĩa tình.) + rưng rưng: xúc động, xao xuyến, gợi nhớ, gợi thương. + đồng, bể, sông, rừng:quá khứ, kỉ niệm đã từng gắn bó với mình. + tròn vành vạnh: vẫn đẹp, vẹn nguyên, không thay đổi. + người vô tình: quên, không nhớ. - Trăng – quá khứ - vẫn như vậy, vẫn đẹp đẽ tròn đầy vẹn nguyên, nghĩa tình, thủy chung như xưa, không thay đổi. (trăng cứ tròn vành vạnh ) . Mà sự thay đổi ở đây lại chính là con người (kể chi người vô tình). Thật là đau xót biết bao! 12. Vậy theo chúng ta, vầng trăng lúc này có còn là hình ảnh đơn thuần của tự nhiên nữa không? Hay nó mang ý nghĩa nào khác? - Vầng trăng không phải là hình ảnh của tự nhiên thuần túy nữa mà nó đã trở thành biểu tượng của sự hồn nhiên trong sáng chân thành, là vẻ đẹp bình dị vĩnh hằng của cuộc đời con người mà mỗi chúng ta cần phải trân trọng, giữ gìn và khắc ghi. * Gv tổ chức HS thảo luận câu hỏi: (thời gian 2 phút) 13. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu thơ: “ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.” - Với việc sử dụng BPNT nhân hóa ở trên đã gợi cho chúng ta suy ngẫm gì? - Sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa: ánh trăng im phăng phắc. - Ánh trăng như những người bạn, những người đi trước, rất nhân hậu, chân thành nhưng cũng rất nghiêm khắc nhắc nhở con người: hãy nhớ, hãy luôn biết trân trọng quá khứ. - Chính từ thái độ im phăng phắc của trăng đã khiến nhà thơ phải giật mình suy ngẫm. Hành động giật mình chính là việc thể hiện sự ăn năn, hối lỗi, biết tự nhận ra sai lầm của chính bản thân để sửa chữa, để sống cho tốt hơn. Đây là điều đáng quý, đáng trân trọng ở nhân vật trữ tình, dù đã có lúc là người vô ơn, bạc bẽo. 15. Qua phân tích, bài thơ đã thể hiện chủ đề, tư tưởng gì? - Từ chuyện riêng về ánh trăng,về cuộc đời của nhà thơ, tác giả đã khẳng định và nhắc nhở mọi người hãy sống và biết trân trọng, giữ gìn những kỉ niệm, quá khứ tươi đẹp. Đây chính là tư tưởng, đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. * GVchú ý bình: Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh vầng trăng, nhưng ở những thời điểm khác nhau, quan hệ giữa con người với trăng lại có sự khác nhau: HỒI NHỎ: Sống chan hòa với thiên nhiên, làng quê, đồng nội. => trăng là bạn KHI LỚN, ĐI LÍNH: Trăng là người đồng chí, cùng hành quân, chiến đấu, sẻ chia những khó khăn, gian khổ. KHI VỀ THÀNH PHỐ: Quen với cuộc sống hiện đại nên trăng bị lãng quên. => Trăng là người bạn, là người đồng chí nghĩa tình, thủy chung. => Trăng bị xem là người dưng qua đường. Ánh trăng ở đây đã là hình ảnh ẩn dụ: trăng chính là thiên nhiên, đất nước, là con người, là quê hương, là nhân dân. Dẫu có lúc con người quên ơn nhưng trăng thì luôn vẫn tròn đầy, thủy chung, trọn vẹn, nghĩa tình Dẫu có lúc cuộc sống của chúng ta còn nhiều vất vả với bao nỗi lo toan bởi sự mưu sinh, nhưng xin mọi người hãy ngừng nghỉ một chút để suy ngẫm để rồi sống tốt hơn, sống trọn vẹn, nghĩa tình, thủy chung để lương tâm luôn được thanh thản, không day dứt vì có lỗi với ai một đó. Bài thơ của Nguyễn Duy đã cho ta bài học về đạo lí Uống nước nhớ nguồn và nó sẽ sống mãi với thời gian. Cùng chủ đề này các em có thể tìm đọc thêm các tác phẩm Con voi ở công viên Thủ Lệ của Ngô Văn Phú, Bức tranh của Nguyễn Minh Châu để hiểu thêm về triết lí sống của cha anh chúng ta, những người đã từng đi qua hai cuộc chiến tranh đấy khó khăn, gian khổ, hi sinh của dân tộc. 16. GV tổ chức hs làm bài tập trắc nghiệm. GHI BẢNG I. Đọc, tìm hiểu chú thích: 1. Đọc: 2. Chú thích: SGK . II. Tìm hiểu văn bản: 1. Bố cục: - Chia làm hai phần. - Theo trình tự thời gian. - Kết hợp giữa tự sự với trữ tình. => Làm nổi bật tình cảm, cảm xúc. 2. Phân tích: a. Vầng trăng trong quá khứ: - Trăng gắn bó, sẻ chia những buồn vui, gian khổ với con người. - Nghệ thuật: Nhân hóa. => Trăng đã là người bạn, người đồng chí tri kỉ, nghĩa tình, thủy chung. b. Vầng trăng trong hiện tại và những suy ngẫm của nhà thơ: - Khi về thành phố: quen với cuộc sống đầy đủ, hiện đại nên trăng bị lãng quên, bị coi như người dưng qua đường. - Khi thành phố mất điện: đột ngột, bất ngờ nhận ra trăng. -Nghệ thuật: + Xây dựng tình huống độc đáo hợp lí. + Sử dụng nhiều động từ, tính từ. => tạo được cảm xúc đột ngột, bất ngờ. - Nhà thơ giật mình nhớ và suy ngẫm về những kỉ niệm trong quá khứ . -Trăng là là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình, là vẻ đẹp bình dị vĩnh hằng. => Trăng nhắc nhở con người: “Đừng bao giờ đánh mất quá khứ mà phải biết trân trọng, giữ gìn, bảo vệ.” 3. Tổng kết: Ghi nhớ sgk. III. Luyện tập: 4. Hướng dẫn học tập ở nhà: Về nhà học bài, làm bài tập. Chuẩn bị bài: Luyện tập tự sự kết hợp với nghị luận. --------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • doctiet 59Anh trang.doc