Giáo án môn Toán 11 (cả năm)

1/.Về kiến thức: Nêu được khái niệm pháp luật, và các đặc trưng của pháp luật.

2/.Về ki năng: Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn

 mực của pháp luật.

3/.Về thái độ: Có ý thức tôn trọng pháp luật và luôn xử sự theo đúng quy định của pháp luật.

II/. Trọng tâm: - Khái niệm pháp luat (bao gồm định nghĩa pháp luật , các đặc trưng của pháp luật).

III/. Phương pháp, phương tiện:

1/. Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải, thảo luận, nêu tình huống

2/. Phương tiện: SGK, SGV, phim hoặc hình ảnh về giao thông, Sơ đồ hệ thống p luật việt nam

IV/.Tiến trình dạy học:

1/. Ổn định lớp :

2/. Giới thiệu chương trình: (1 phút)

 * Giới thiệu bài:(1 phút)

 GV cho HS xem một đoạn phim( hoặc hình ảnh) về tình hình trật tự, an toàn giao thông ở nước ta hiện nay rất phức tạp. Từ đó giúp HS thấy được sự cần thiết của pháp luật trong đời

doc171 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 664 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Toán 11 (cả năm), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy : 01 Ngày soạn:10-08-2009 Tiết PPCT: 01 Ngày dạy :13-08-2009 I/.Mục tiêu bài học: Học xong bài này học sinh hiểu 1/.Về kiến thức: Nêu được khái niệm pháp luật, và các đặc trưng của pháp luật. 2/.Về kiõ năng: Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật. 3/.Về thái độ: Có ý thức tôn trọng pháp luật và luôn xử sự theo đúng quy định của pháp luật. II/. Trọng tâm: - Khái niệm pháp luật (bao gồm định nghĩa pháp luật , các đặc trưng của pháp luật). III/. Phương pháp, phương tiện: 1/. Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải, thảo luận, nêu tình huống 2/. Phương tiện: SGK, SGV, phim hoặc hình ảnh về giao thông, Sơ đồ hệ thống p luật việt nam IV/.Tiến trình dạy học: 1/. Ổn định lớp : 2/. Giới thiệu chương trình: (1 phút) * Giới thiệu bài:(1 phút) GV cho HS xem một đoạn phim( hoặc hình ảnh) về tình hình trật tự, an toàn giao thông ở nước ta hiện nay rất phức tạp. Từ đó giúp HS thấy được sự cần thiết của pháp luật trong đời sống. Giới thiệu bài học. 3/. Dạy bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học * Hoạt động 1: thuyết trình+ tình huống có vấn đề+đàm thoại giúp hs làm rõ khái niệm pháp luật. - GV: đưa ra ví dụ: luật giao thông đường bộ,đđiều lệ đoàn - GV đặt câu hỏi: + Theo em đây có phải là pháp luật không? Vì sao? + Em hiểu pháp luật là gì? + Em hãy kể tên một số luật mà em đã được biết . Những luật đó do cơ quan nào ban hành? + Việc ban hành luật đó nhằm mục đích gì? + Nếu không thực hiện pháp luật có sao không? - HS trả lời. - GV: Hiện nay, nhiều người nghĩ rằng pháp luật chỉ là những điều cấm đoán, là sự hạn chế tự do cá nhân, là việc xử phạt..., từ đó hình thành thái độ e ngại, xa lạ với pháp luật, coi pháp luật chỉ là việc của nhà nước... Pháp luật không phải chỉ là những điều cấm đoán, mà pháp luật bao gồm các quy định về : * Những việc được làm( VD: quyền tự do kinh doanh,tự do tín ngững tôn giáo) * Những việc phải làm( VD: nghĩa vụ quân sự, đóng thuế) * Những việc không được làm(VD: không vận chuyển, buôn bán, tàng trữ ma túy) * Mục đích của nhà nước xây dựng và ban hành pháp luật chính là để quản lí đất nước, bảo đảm cho xã hội ổn định và phát triển, bảo đảm các quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân. à GV: Pháp luật là những quy tắc xử sự chung áp dụng cho mọi đối tượng và chỉ có Nhà nước mới được phép ban hành. * Hoạt động 2: Thảo luận + giảng giải giúp hs nắm các đặc trưng của pháp luật - GV chia 4 nhóm đưa ra câu hỏi:(2 phút) +Thế nào là tính qphạm phổ biến của pháp luật? Lấy ví dụ minh hoạ + Tại sao pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung? Ví dụ + Em hãy phân biệt sự khác nhau giữa pluật với quy phạm đạo đức? Có ví dụ + Tính chặt chẻ về mặt hình thức thể hiện ở chổ nào? Ví dụ - HS: thảo luận đại diện theo chỉ định của gv trình bày các nhóm còn lại bổ sung, góp ý để hoàn thiện - GV chuẩn kiến thức cho hs: * Tính quy phạm, tính phổ biếnà Ranh giới phân biệt pluật với các qpxh. - GV:trong xã hội ngoài qppl, các QHXH còn được điều chỉnh bởi các qpxh như: quy phạm đạo đức; tập quán; tín điều tôn giáo; quy phạm của các tổ chức chính trị – xã hội, của các đoàn thể quần chúng. Cũng như các qppl, các quy phạm đó đều có các quy tắc xử sự .Nhưng khác qppl là quy tắc xử sự chung có tính phổ biến, áp dụng ở phạm vi rộng, bao quát hơn, với nhiều tầng lớp, đối tượng khác nhau, với mọi thành viên xh. Trong khi đó, qpxh chỉ áp dụng đối với từng tổ chức VD: Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Điều lệ công đoàn + Tại sao nói, pháp luật có tính quy phạm phổ biến ? - GV: giúp học sinh hiểu rõ phổ biến là sử dung trong phạm vi rộng VD: Pháp luật giao thông đường bộ quy định : Cấm xe ô tô, xe máy, xe đạp đi ngược chiều của đường một chiều. * Tính quyền lực, bắt buộc chung - GV: Xh phân chia gc ,tầng lớp xh khác nhau tồn tại những lợi ích khác nhau, thậm chí đối kháng. NN với tư cách là tổ chức đặc biệt của qlực ctrị để thực hiện các chức năng quản lí nhằm duy trì trật tự xh phù hợp với lợi ích của gc thống trị trong xh. NN là đại diện cho q lực công. Vì vậy, pluật do NN ban hành mang tính quyền lực( Biện pháp cưỡng chế), tính bắt buộc chung, nghĩa là mọi tổ chức, cá nhân, bất kì ai cũng phải thực hiện, bất kì ai vi phạm cũng đều bị xử lí nghiêm theo quy định của pháp luật.à Đặc điểm để phân biệt sự khác nhau giữa pl với đạo đức VD: Luật giao thông đường bộ quy định : chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu , vạch kẻ đường mọi cá nhân, tổ chức đều phải thực hiện, nếu không bị xử lí theo quy định pháp luật bất cứ cá nhân đó là ai + Em hãy nêu một số chuẩn mực đạo đức mà em biết? Đạo đức Pháp luật - hthành trong đời sống xh được cộng đồng thừa nhận, thực hiện; - mang tính tự giác của mọi người; - thực hiện bởi dư luận xh - NN ban hành; - thực hiện pháp luật là bắt buộc đối với mọi người; - thực hiện bằng quyền lực nhà nước * Tính chặt chẽ về mặt hình thức: - GV: Thẩm quyền ban hành văn bản được quy định trong HP và Luật Ban hành văn bản QPPL. Các văn bản qppl nằm trong một hệ thống thống nhất:Văn bản cơ quan cấp dưới phải phù hợp với văn bản cơ quan cấp trên, không được trái HP(HP là đạo luật cao nhất). VD: HP 1992 qđịnh “Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con “ (Điều 64).Luật HNGĐ 2000 Đ 34 khẳng định quy tắc chung “Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con” * Hoạt động 3: Giới thiệu hệ thống pluật VN + liên hệ kiến thức đã học thông qua một số điều luật - GV: giới thiệu nhanh sơ đồ “Hệ thống pháp luật Việt Nam” - GV: giới thiệu cho HS về một số điều khoản của luật HNGĐ - HS: nhận xét về mặt nội dung, hình thức. VD: điều luật hôn nhân- gia đình * nội dung: Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, nam nữ tự nguyện kết hôn trên cơ sở tình yêu hoặc sự phù hợp, kết hôn giữa những người không có vợ, không có chồng để đảm bảo gia đình một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau đã trở thành các quy tắc xử sự chung, có tính phổ biến trong toàn xã hội Việt Nam hiện nay, đồng thời phù hợp với sự tiến bộ xã hội, phù hợp với khát vọng về tình yêu, hạnh phúcNhà nước “quy phạm hoá” các quy tắc xử sự này thành nguyên tắc cơ bản của pháp luật hôn nhân và gia đình. * hiệu lực: bắt buộc đối với mọi công dân. * hình thức: các qtắc xử sự thể hiện thành các điều khoản một cách nhất quán trong nhiều văn bản qppl: HP1992; Luật HNGĐ; Bộ luật Dân sự; Bộ luật Hình sự). à GVKL: Trong các QHXH hàng ngày chúng ta tham gia đã hình thành những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung.Các quy tắc đó giới hạn được làm, phải làm, không được làm để mỗi người trong khi tự do hành động sẽ không xâm phạm đến tự do, lợi ích của người khác.NN với tư cách là tổ chức quyền lực của nhân dân ghi nhận thành pháp luật những quy tắc xử sự được chuẩn mực hoá, phù hợp với lợi ích của người dân, của xã hội và NN. 1. Khái niệm pháp luật: a) Pháp luật là gì ? (12 phút) Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. b) Các đặc trưng của pháp luật: ( 22 phút) ­ Tính quy phạm phổ biến : Pháp luật những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. ­ Tính quyền lực , bắt buộc chung: Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước, mọi cá nhân, tổ chức đều phải thực hiện theo pháp luật. ­ Tính chặt chẽ về hình thức: + Hình thức thể hiện: văn bản có chứa qppl do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành. Văn bản qppl diễn đạt chính xác, một nghĩa. + Nội dung của văn bản cơ quan cấp dưới không được trái với cấp trên.Tất cả các văn bản đều phải phù hợp không được trái Hiến pháp. à 4 phút 4/. Củng cố,luyện tập: (4 Phút) Em hãy trình bày nguồn gốc, nội dung, hình thức thể hiện, phương thức tác động của đạo đức và pháp luật. Đạo đức Pháp luật Nguồn gốc (hình thành từ đâu?) Hình thành từ đời sống qtắc xử sự trong đsxh,được NN ghi nhận à qppl Nội dung Các qniệm, chuẩn mực thuộc đsống tinh thần, tình cảm của con người:thiện, ác, công bằng, danh dự Các quy tắc xử sự (việc được làm, phải làm, không được làm) Hình thức thể hiện Trong nhận thức, tình cảm con người. Văn bản quy phạm pháp luật Pthức tác động Dư luận xã hội Giáo dục, cưỡng chế bằng qlực nhà nước 5/. Hoạt động nối tiếp(1 phút) Học sinh học bài, hoàn thành 2 câu hỏi 1,2 SGK, chuẩn bị phần 2,3 của bài V/. Gợi ý kiểm tra đánh giá: Câu hỏi 1,2 sách giáo khoa VI/. Rút kinh nghiệm: .******. Tuần dạy : 02 Ngày soạn:18-08-2009 Tiết PPCT: 02 Ngày dạy :20-08-2009 I/.Mục tiêu bài học: Học xong bài này học sinh hiểu 1/.Về kiến thức: Hiểu được bản chất của pháp luật ; mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức.. 2/.Về kiõ năng: đánh giá hvi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩnmực của pluật. 3/.Về thái độ: Có ý thức tôn trọng pháp luật và luôn xử sự theo đúng quy định của pháp luật. II/. Trọng tâm: Bản chất giai cấp và bản chất XH của pluật. MQH giữa p luật với kinh tế, chính trị và đạo đức. III/. Phương pháp, phương tiện: 1/. Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải, thảo luận 2/. Phương tiện: SGK; SGV, nhà nước và pháp luật, các tài liệu khác IV/.Tiến trình dạy học: 1/. Ổn định lớp : 2/. Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút) Em hãy nêu các đặc trưng của p luật.Theo em nội quy hs, điều lệ đoàn có phải là văn bản quy phạm pháp luật không? Vì sao? * Giới thiệu bài(2 phút) GV có thể đặt câu hỏi: Em hãy cho biết bản chất của nhà nước là gì? Để quản lí xh nhà nước cần đến công cụ nào?Pháp luật do ai ban hành? Vậy Pháp luật mang bản chất gì? à phần 2,3 3/. Dạy bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học * Hoạt động 1: phát vấn+ giảng giải giúp hs nhận biết được bản chất của p luật - GV: phát vấn yêu cầu HS tự phát hiện vấn đề dựa trên việc tham khảo SGK. + Vì sao pháp luật mang bản chất giai cấp? + Nhà nước ta mang bản chất của giai cấp nào? + Pháp luật do NN ban hành thể hiện ý chí, nguyện vọng, lợi ích của giai cấp nào? + Pháp luật NN ta ban hành phục vụ cho lợi ích giai cấp nào? - HS: trả lời - GV: chuẩn kiến thức bao nhiêu lợi ích đều vì dân,bao nhiêu quyền hạn đều là của dân chính quyền từ xã đến TW đều do dân cử BH: “pháp luật của ta là pháp luật thật sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động” à GVKL: Pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc, đây là biểu hiện chung của bất kì NN nào. Vì pháp luật do nhà nước, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện. - GV nêu câu hỏi: + Vì sao pháp luật mang bản chất xã hội? Em hãy lấy ví dụ chứng minh. - GV: * Pháp luật bắt nguồn từ chính thực tiễn đời sống xã hội, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi. - VD: Cần có đất và nguồn nước trong sạch để bảo đảm cho sức khoẻ, cuộc sống của con người và XHà pháp luật về bảo vệ môi trường ra đời; để đảm bảo giao thông an toàn, thông suốtà những điều luật ATGT chỉ cho người tham gia đi như thế nào, được làm, không được làm gì - GV: liên hệ câu chuyện 2 con Dê cùng qua 1 chiếc cầu) * ngoài gcấp thống trị còn có các g cấp và các tầng lớp XH khác. Vì thế, pluật còn phản ánh nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng của các g cấp và các tầng lớp dân cư khác. VD: pluật TS, ngoài việc thể hiện ý chí của giai cấp TS còn thể hiện ở mức độ nào đó ý chí của các gcấp CN, nông dân, tầng lớp tiểu thương, tiểu chủ, đội ngũ trí thức, * Các QPPL được ban hành không chỉ có g cấp thống trị thực hiện, mà do mọi thành viên trong xh thực hiện, vì sự ptriển chung của toàn xã hội. Các hành vi xử sự cá nhân, tổ chức phù hợp quy định pluật làm cho XH phát triển trong vòng trật tự, ổn định,quyền lợi ích hợp pháp của cdân đều được tôn trọng. VD: thuận mua vừa bán, giữ chữ tín được NN thừa nhận vào trong luật dân sự - GV: Tính xh của pluật được thể hiện ở mức độ ít hay nhiều, ở phạm vi rộng hay hẹp còn tuỳ thuộc vào tình hình ctrị trong và ngoài nước, điều kiện ktế - xã hội ở mỗi nước, trong mỗi thời kỳ Lsử nhất định của mỗi nước. à GVKL: Một đạo luật chỉ phát huy được hiệu lực, hiệu quả nếu kết hợp được hài hoà bản chất xh và bản chất g cấp.Khi NN đại diện cho gcấp thống trị nắm bắt hoặc dự báo được các qtắc xử sự phổ biến phù hợp với q luật k quan của sự vận động, p triển ktế-xã hội trong từng giai đoạn lsử và biến các quy tắc đó thành những QPPL thể hiện ý chí, sức mạnh chung của NN và XH thì sẽ có một đạo luật vừa có hiệu quả vừa có hiệu lực, và ngược lại. * Hoạt động 2: thảo luận+ giảng giải giúp hs hình dung được mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức. - GV: cho hoc sinh thảo luận câu hỏi(2 phút) + Giữa p luật và k tế có mqh với nhau như thế nào? Ví dụ minh họa + Giữa pháp luật và chính trị có mối quan hệ với nhau như thế nào? Ví dụ minh hoạ - HS: thảo luận, sau đó gọi đại diện trình bày - GV:Mối quan hệ biện chứng, hai chiều, xâm nhập vào nhau, tác động lẫn nhau, cùng thúc đẩy nhau phát triển. * Trước hết, pháp luật phụ thuộc vào kinh tế, nội dung pháp luật do các đkiện kinh tế qđịnh. Pluật không hình thành một cách chủ quan, nằm ngoài các đ kiện kinh tế – xã hội của một nước. p luật là bản sao của quan hệ ktế, luôn phản ánh trình độ p triển của k tế, nó không cao hoặc thấp hơn cũng như không được khác với trình độ p triển của ktế. VD:@ cơ chế bao cấp: trong p luật không có quyền tự do kinh doanh; cơ chế TT: HP 1992 Đ 57 thừa nhận quyền tự do kinh doanh của công dân @ KTTT: qhệ giữa các chủ thể k tế bình đẳng, tự thoả thuận thì nội dung của p luật cũng thể hiện n tắc bình đẳng, tự thoả thuận của các chủ thể, không theo qhệ hành chính, mệnh lệnh. * Mối quan hệ đó còn thể hiện: tác động trở lại của pl đối với sự phát triển của kinh tế theo hướng tích cực, tiêu cực. + Khi nào pháp luật tác động tích cực và tiêu cực đến kinh tế? - HS: tìm những ví dụ để minh hoạ. - GV: làm rõ quan hệ giữa pl với chính trị, sau đó kết luận - GV: bên cạnh các qppl còn tồn tại qpxh, trong đó có đạo đức. Đạo đức là quy tắc xử sự phù hợp với lợi ích chung, hình thành trên cơ sở những quan niệm, quan điểm về cái thiện, cái ác, sự công bằng, về nghĩa vụđạo đức khi trở thành niềm tin nội tâmà tự giác thực hiện + Vì sao trong xã hội luôn tồn tại nhiều loại qphạm đạo đức khác nhau? - GV: vì mỗi cộng đồng người, mỗi giai cấp, mỗi lực lượng xã hội đều có những quan điểm, quan niệm riêng của mình. Xã hội có giai cấp, giai cấp nắm quyền lực luôn tìm cách để đưa những qniệm đạo đức của giai cấp mình vào trong các qppl; vì vậy, p luật luôn phản ánh đạo đức của gcấp cầm quyền.Ngoài ra pháp luật còn thể hiện quan niệm đạo đức của các giai cấp và các lực lượng khác trong xã hội. - GV: Khi đạo đức à quy phạm p luật thì nó không chỉ được tuân thủ bằng niềm tin , lương tâm của cá nhân hay do sức ép của dư luận xã hội mà còn được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước . - VD: * Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. * Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. * Thuận mua vừa bán Các quy tắc đạo đức trên được nâng lên thành QPPL Điều 35:Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000: “Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.”; luật Dân sự à GVKL: Trong quá trình xdựng pluật, NN luôn cố gắng đưa những quy phạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự p triển và tiến bộ xhội vào trong các qppl. Trong hàng loạt các qppl luôn thể hiện các quan điểm đạo đức. Chính những giá trị cơ bản nhất của pháp luật như công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải cũng đều là những giá trị đạo đức cao cả mà con người luôn hướng tới. 2. Bản chất của pháp luật (15 phút) a) Bản chất giai cấp của pháp luật - Các quy phạm pháp luật do NN ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước đại diện . - Bản chất giai cấp là biểu hiện chung của bất kì kiểu pháp luật nào. - Nhà nươcù Việt Nam đại diện cho lợi ích giai cấp công nhân và nhân dân lao động. P luật do NN ta ban hành thể hiện ý chí, nhu cầu, lợi ích của đa số nhân dân lao động. b) Bản chất xã hội của pháp luật: - Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội. - Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội. 3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức: (22 phút) a). Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế: - Các quan hệ kinh tế quyết định nội dung của pháp luật, - Pháp luật lại tác động ngược trở lại đối với kinh tế, có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. b) Quan hệ giữa pháp luật với chínhtrị: - Đường lối chính trị của đảng cầm quyền chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện pháp luật ­ Pháp luật phương tiện thể hiện đường lối chính trị, ghi nhận yêu cầu , quan điểm của giai cấp cầm quyền ;công cụ hiệu quả để đảm bảo đường lối của Đảng được thực hiện nghiêm chỉnh. c) Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức: - Trong qppl luôn có nội dung của đạo đức. - Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức. - Pháp luật là khuôn mẫu chung cho cách xử sự của mọi người trong điều kiện, hoàn cảnh như nhau. 4/. Củng cố,luyện tập: ( 1 phút) tóm tắt lại nội dung tiết 2 5/. Hoạt động nối tiếp(1 phút) học sinh chuẩn bị phần 4, hoàn thành các câu hỏi sgk V/. Gợi ý kiểm tra đánh giá: câu hỏi sgk, bài học VI/. Rút kinh nghiệm: .******. Tuần dạy : 03 Ngày soạn: 24-08-2009 Tiết PPCT: 03 Ngày dạy : 27-08-2009 I/.Mục tiêu bài học: Học xong bài này học sinh hiểu 1/.Về kiến thức: Hiểu được vai trò của pháp luật đối với đời sống của mỗi cá nhân, nhà nước và xã hội. 2/.Về kiõ năng: Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật. 3/.Về thái độ: Có ý thức tôn trọng pháp luật và luôn xử sự theo đúng quy định của pháp luật. II/. Trọng tâm: Vai trò của pháp luật đối với Nhà nư ớc, xã hội và mỗi công dân. III/. Phương pháp, phương tiện: 1/. Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải, thảo luận, tình huống 2/. Phương tiện: SGK, SGV, nhà nước và pháp luật, các tài liệu khác IV/.Tiến trình dạy học: 1/. Ổn định lớp : 2/. Kiểm tra bài cũ: ( 4 Phút) Hãy phân tích bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật. * Giới thiệu bài(1 phút) Trong xã hội, vai trò của pháp luật được xem xét dưới 2 góc độ: Nhà nước và công dân. Vậy ở góc độ NN và công dân pháp luật có vai trò như thế nào? Phần 4 3/. Dạy bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học * Hoạt động 1: Phát vấn + tình huống+phân tích giúp hs hiểu vai trò của pháp luật đối với nhà nước - GV: đặt câu hỏi: + Nếu không có pháp luật, NN có quản lí xã hội được không? + Đối với Nhà nước pháp luật có vai trò gì? - GV: nêu câu hỏi tình huống: Có quan niệm cho rằng: chỉ cần phát triển kinh tế thật mạnh là sẽ giải quyết được mọi hiện tượng tiêu cực trong xã hội, vì vậy, quản lí xã hội và giải quyết các xung đột bằng các công cụ kinh tế là thiết thực nhất, hiệu quả nhất ! + Em có đồng ý với quan niệm trên không? Vì sao? - HS: trao đổi (2 phút) sau đó gv gọi hs bất kì trả lời, những hs khác bổ sung, góp ý. - GV: tổng kết ý kiến tranh luận của HS. Lưu ý hs không phải mâu thuẩn, xung đột, việc gì cũng có thể giải quyết bằng kinh tế, mỗi phương tiện có điểm mạnh, hạn chế khác nhau. Vì vậy kết hợp để bổ sung, hổ trợ cho nhau. - GV: cùng với các phương tiện khác, NN sử dụng pluật như một phương tiện hữu hiệu nhất mà không một ptiện nào có thể thay thế được. Không có pluật, sẽ không có trật tự, ổn định, không tồn tại và phát triển. Nhờ có pluật, NN phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan + Vì sao nhà nước phải quản lí xã hội bằng pháp luật ? + Vì sao quản lí bằng pháp luật là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả nhất? - GV: * Pháp luật là khuôn mẫu có tính phổ biến,bắt buộc chung nên quản lí bằng p luật sẽ đảm bảo dân chủ, công bằng, phù hợp với lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhauà đồng thuận - HS: lấy vd và làm rõ tính khuôn mẫu, bắt buộc chung - GV: làm rõ sự dân chủ, công bằng trong pluật qua VD: luật ATGT, luật doanh nghiệp * Pluật điều chỉnh các QHXH một cách thống nhất trong toàn quốc và được bảo đảm bằng sức mạnh của quyền lực NN nên hiệu lực thi hành cao. - GVVD: “người tham gia giao thông ngồi trên xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm..”, sức mạnh quyền lực thể hiện thông qua các hình thức, biện pháp xử lí, cưởng chế buộc mọi người thực hiện( cảnh cáo, phạt tiền, thu giấy phép) - GV: liên hệ xử lí của gvcn trong thực hiện nội quy trường + Thế nào là quản lý xã hội bằng pháp luật? + Làm thế nào để nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật ? - GV: Để quản lí xã hội bằng pháp luật nhà nước ban hành, tổ chức thực hiện pháp luật, kiểm tra giám sát, xử lí nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật. à GVKL:Để hoạt động quản lý của nhà nước được nhịp nhàng, có hiệu quả; phải tiến hành đồng thời việc xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật. * Hoạt động 2:Thảo luận nhóm+phân tích, giảng giải để hs thấy được pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện, bảo vệ quyền lợi của mình. - GV:Nêu yêu cầu, chia nhóm(3 phút) + Em hãy kể cho cả lớp nghe một số quyền mà em được làm theo quy định pháp luật. Nếu không có pháp luật quyền này có thể thực hiện được không? Lấy dẫn chúng minh họa + Thảo luận tình huống : Chị Hiền và anh Thiện yêu nhau đã được hai năm và hai người bàn chuyện kết hôn với nhau. Thế nhưng, bố chị Hiền thì lại muốn chị kết hôn với anh Thanh là người cùng xóm nên đã kiên quyết phản đối việc này. Không những

File đính kèm:

  • docgdcd cuc hay.doc