Giáo án môn Vật lí lớp 8 tiết 1: Chuyển động cơ học

TCT : 1

tuần : 1 CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC

I. Mục tiêu

Nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hằng ngày.

Nêu được những VD về tính tương đối của chuyển động và đứng yên. Xác định trạng thái của vật đối với mỗi vật được chọn làm mốc.

Nêu được ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp: Chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.

II. Chuẩn bị

Tranh vẽ (H1.1SGK,H1.2SGK) Phục vụ cho bài giảng và bài tập.

Tranh vẽ (H1.3SGK) về một số chuyển động thường gặp.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 799 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lí lớp 8 tiết 1: Chuyển động cơ học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCT : 1 Bài Soạn : 18/8/2008 tuần : 1 CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC Dạy : 21/8/2008 I. Mục tiêu Nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hằng ngày. Nêu được những VD về tính tương đối của chuyển động và đứng yên. Xác định trạng thái của vật đối với mỗi vật được chọn làm mốc. Nêu được ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp: Chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn. II. Chuẩn bị Tranh vẽ (H1.1SGK,H1.2SGK) Phục vụ cho bài giảng và bài tập. Tranh vẽ (H1.3SGK) về một số chuyển động thường gặp. III. Tổ chức các hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp (2P) GV hướng dẫn HS phương pháp học tập môn Vật lý giải thích các ký hiệu dùng trong SGK. Yêu cầu HS chuẩn bị sách và duụng cụ học tập đầy đủ. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh H Đ1: Tổ chức tình huống học tập: (2 Phút) Đặt vấn đề: Từ hiện tượng thực tế ta thấy Mặt Trời mọc đằng Đông lặn đằng Tây, như vậy có phải là Mặt Trời chuyển động còn Trái Đất đứng yên không? Bài này giúp chúng ta trả lời câu hỏi trên. HĐ2:Làm thế nào để biết một vật đang chuyển động hay đứng yên? (13P) GV yêu cầu Hs thảo luận C1. Làm thế nào để nhận biết một ôtô trên đường, một chiếc thuyền trên sông, một đám mây trên trời đang chuyến động hay đứng yên? GV cần hướng dẫn HS bổ sung các cách chuyển động hay đứng yên trong vật lý dựa trên sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác được chọn làm mốc (vật mốc) Hỏi: Khi nào có thể nói vật chuyển động so với vật mốc? GV yêu cầu HS trả lời C2, C3. HĐ3: Tìm hiểu về tính tương đối của chuyển động và đứng yên (6P). GV cho HS xem H1.2 SGK yêu cầu Hs quan sát và trả lời câu hỏi C4 ,C5, C6. Chú ý đối với từng trường hợp khi nhận xét chuyển động hay đứng yên nhất thiết phải yêu cầu HS chỉ rõ so với vật nào làm mốc. GV yêu cầu HS nhắc lại câu nhận xét hoàn chỉnh. Một vật có thể chuyển động so với vật này nhưng lại là đứng yên so với vật khác. GV yêu cầu HS trả lời C7: nhận xét trên. Từ ví dụ minh hoạ trên ta thấy một vật được coi là chuyến động hay đứng yên phụ thuộc vật chọn làm mốc. Vậy ta nói: Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối. GV cần lưu ý HS nắm vững quy ước khi không nêu vật mốc nghĩa là ta hiểu ngầm đã chọn vật mốc là vật gắn với Trái Đất. GV yêu cầu HS trả lời C8 và nêu ở đề bài. HĐ4: Giới thiệu một số c/động thường gặp(6P) GV dùng tranh vẽ các vật chuyển động H1.3a,b,c SGK và có thể làm ngay một số thí nghiệm về c/động của vật rơi, ném ngang, con lắc đơn, của kim đồng hồ qua đó yêu cầu HS quan sát và mô tả lại các hình ảnh c/động của các vật đó. GV yêu cầu HS trả lời C9. HĐ5: Vận dụng (15P). GV hướng dẫn HV thảo luận và trả lời câu hỏi C10, C11. HS: Từ kinh nghiệm đã có, có thể nêu các cách nhận biết khác nhau như: Quan sát bánh xe quay, nghe tiếng máy nổ to rồi nhỏ dần, nhìn thấy khói xả ra ở ống xả hoặc bụi tung bay ở lốp xe I. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên? HS: Nêu thêm cách nhận biết ôtô chuyển động dựa trên sự thay đổi vị trí của nó so với cột điện cây cối hoặc nhà cửa hai bên đường Trả lời: Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. C2: HS tự chọn vật mốc và xét chuyển động của vật khác so với vật mốc đó. C3: Khi vật không thay đổi vị trí đối với vật khác chọn làm mốc thì được coi là đứng yên. HS tự tìm ví dụ. HS thảo luận theo nhóm và trả lời. Để nhận biết một vật đang chuyển động hay đứng yên người ta dựa vào vị trí của vật đó so với vật khác được chọn làm mốc(vật mốc) - Sự thay đổi vị trí của vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động). II. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên C4: So với nhà ga thì hành khách đang chuyển động vì vị trí của người này thay đổi so với nhà ga. C5: So với toa tàu thì hành khác là đứng yên vì vị trí của hành khách đó so với toa tàu là không đổi. C6: Điền từ thích hợp và nhận xét. Đối với vật này Đứng yên Trả lời C7: Hành khách chuyển động so với nhà ga và đứng yên so với toa tàu. HS trả lời C8: Mặt Trời thay đổi vị trí so với một vật mốc gắn với Trái Đất vì vậy Mặt Trời có thể coi là chuyển động khi lấy vật mốc là Trái Đất. Kết luận Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tuỳ thuộc vào vật đựợc chọn làm mốc. Người ta thường chọn những vật gắn với mặt đất làm vật mốc III. Một số chuyển động thường gặp HS quan sát tranh vẽ và các thí nghiệm để mô tả lại các dạng chuyển động của các vật. Máy bay chuyển động thẳng. Quả bóng bàn chuyển động cong. Kim đồng hồ chuyển động tròn. HS trả lời C9. Các chuyển động thường gặp là: Chuyển động thẳng, chuyển động cong (trong chuyển động cong có trường hợp đặc biệt đó là chuyển động tròn). IV. Vận dụng HS thảo luận trả lời C10, C11. C10: HS tự trả lời. C11: Khoảng cách từ vật đến vật mốc không thay đổi thì vật đứng yên so với vật mốc, nói như vậy không phải lúc nào cũng đúng. Có trường hợp sai như khi vật chuyển động tròn quanh vật mốc. 3. Dặn dò (1P) Về nhà học thuộc phần ghi nhớ, làm bài tập trong SBT

File đính kèm:

  • doctiết 1 chuyển động cơ học.doc
Giáo án liên quan