Giáo án môn Vật lý 10 - Chương I: Chuyển động thẳng đều

1 - Nhiệm vụ của cơ học

Cơ học là một phần của vật lí nghiên cứu chuyển động của các vật thể dưới tác dụng tương hỗ của chúng.

2 - Chất điểm

Mỗi vật đều có kích thước. Bởi vậy trong khi vật chuyển động thì mỗi điểm trên vật có thể chuyển động khác nhau.Ví dụ?

Trong thực tế, Nhiều khi vật có kích thước không nhỏ so với con người, nhưng lại rất nhỏ so với chiều dài quĩ đạo của vật. Khi đó để xác định vị trí của vật trên quĩ đạo ta

 

doc15 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 10 - Chương I: Chuyển động thẳng đều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỘNG HỌC Chương I CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU A - CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN I - CÁC KHÁI NIỆM 1 - Nhiệm vụ của cơ học Cơ học là một phần của vật lí nghiên cứu chuyển động của các vật thể dưới tác dụng tương hỗ của chúng. 2 - Chất điểm Mỗi vật đều có kích thước. Bởi vậy trong khi vật chuyển động thì mỗi điểm trên vật có thể chuyển động khác nhau.Ví dụ? Trong thực tế, Nhiều khi vật có kích thước không nhỏ so với con người, nhưng lại rất nhỏ so với chiều dài quĩ đạo của vật. Khi đó để xác định vị trí của vật trên quĩ đạo ta có thể coi vật như một chất điểm nằm ở trọng tâm của nó. 3 - Chuyển động tịnh tiến Chuyển động tịnh tiến là chuyển động mà tất cả các điểm trên vật vạch ra những đường giống nhau và đường nối hai điểm bất kỳ luôn song song với chính nó. Để khảo sát chuyển động tịnh tiến ta chỉ cần khảo sát chuyển động của một điểm trên vật. Khi nào chuyển động của một vật có thể coi là chuyển động của một điểm? 4 - Hệ qui chiếu Nhiệm vụ của cơ học là xác định được vị trí của chất điểm ở một thời điểm bất kì. Để xác định vị trí của một chất điểm trong không gian ta phải đối chiếu vị trí của nó với một vật đã chọn trước, gọi là vật làm mốc. Sau khi chọn vật làm mốc, để xác định chính xác vị trí của chất điểm ta chọn một hệ trục tọa độ gắn với vật làm mốc gọi là hệ qui chiếu. Vậy hệ qui chiếu gồm có: + Một điểm O nằm ở trên vật làm mốc gọi là gốc tọa độ + Một hệ trục tọa độ 5 - Tính tương đối của chuyển động Muốn xét xem một vật có chuyển động hay không và chuyển động như thế nào, ta phải xem xét vị trí của nó với vật làm mốc, hệ tọa độ. Nhưng cùng một vạt so sánh với các vật làm mốc khác nhau thì vị trí thay đổi cũng khác nhau. (Ví dụ) Vậy: mọi chuyển động và mọi trạng thái đứng yên đều có tính chất tương đối. Như vậy khi nói một vật đứng yên hay chuyển động ta phải nói rõ là so với vật nào - qui ước là đứng yên. 6 - Mốc thời gian Để xác định vị trí vật theo thời gian ta phải xác định thời điểm chính xác ứng với mỗi vị trí. Muốn vậy ta phải chọn một thời thời điểm, một lúc nào đó làm mốc thời gian để đối chiếu. II - CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU 1 - Chuyển động thẳng đều Chuyển động thẳng đều là chuyển động trên một đường thẳng, trong đó vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì. 2 - Vận tốc của chuyển động thẳng đều Để so sánh sự nhanh chậm của hai vật ta có hai cách: + So sánh quãng đường mà hai vật đi được trong cùng một thời gian. + So sánh thời gian mà hai xe dùng để đi cùng một quãng đường. Trong vật lí ta dùng cách thứ nhất và lấy khoảng thời gian để so sánh là một đơn vị thời gian. Giả sử trong thời gian t vật đi được quãng đường là s, thì trong một đơn vị thời gian vật đi được quãng đường là . Vật chuyển động càng nhanh thì thương số càng lớn. Vậy thương số có thể dùng để đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của chuyển động và được gọi là vận tốc của vật. Định nghĩa: Vận tốc của vật chuyển động thẳng đều là đại lượng vật lí đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của chuyển động và đo bằng thương số giữa quãng đường đi được và thời gian dùng để đi hết quãng đường đó. Biểu thức: v = 3 - Đơn vị vận tốc Trong công thức trên, nếu lấy s = 1m, t = 1s thì vận tốc là v = . Đơn vị vận tốc 1 nghĩa là trong 1(s) vật đi được quãng đường là 1(m) Ngoài đơn vị vận tốc trên người ta còn dùng một số đơn vị khác như: 4 - Véc tơ vận tốc Hai chuyển động không những khác nhau về nhanh hay chậm mà còn khác nhau về hướng chuyển động. Để đặc trưng đầy đủ cho hai tính chất trên người ta dùng véc tơ vận tốc. Véc tơ vận tốc là một vec tơ có: + Điểm đặt trên vật + Hướng trùng với hướng của chuyển động + Độ dài là được biểu diễn theo tỉ lệ chọn trước. III - PHƯƠNG TRÌNH VÀ ĐỒ THỊ 1 - Đường đi của vật chuyển động thẳng đều Đường đi của vật chuyển động thẳng đều là: s = v.t Trong chuyển động thẳng đều thì v là không đổi do đó quãng đường tỉ lệ thuận với thời gian. 2 - Tọa độ của một vật chuyển động thẳng đều + Chọn hệ qui chiếu + Chọn mốc thời gian + phương trình: + Trong đó: v lấy dấu + nếu cùng chiều chuyển động và ngược lại thì v có dấu - t là thời điểm mà vật chuyển động so với thời gian làm mốc. Nếu lấy mốc thời gian là lúc vật bắt đầu chuyển động thì t= 0. Phương trình có dạng: xlà vị trí ban đầu của vật. 3- Đồ thị của chuyển động thẳng đều Theo phương trình biểu diễn vị trí vật theo thời gian ta thấy: Tọa độ là hàm bậc nhất theo thời gian như vậy đồ thị là một đường thẳng. IV - CÔNG THỨC CỘNG VÂN TỐC 1 - Tính tương đối của tọa độ Để xác định vị trí của một vật ta so sánh nó với một vật khác dùng để làm mốc, tức là ta phải xác định tọa độ của nó trong hệ tọa độ gắn với vật làm mốc. Trong hệ tọa độ này vật có tọa độ x1 thì trong hệ tọa độ khác vật có tọa độ là x2.Như vậy tọa độ vật chỉ có tính tương đối. 2 - Tính tương đối của vận tốc + Ví dụ: + Kết luận: Vận tốc của một vật đối với những hệ tọa độ khác nhau thì khác nhau nghĩa là vận tốc của vật có tính tương đối. 3 - Công thức cộng vận tốc Giả sử vật 1 chuyển động với vận tốc so với vật hai. Vật hai lại chuyển động với vận tốc so với vật 3 thì vật 1 chuyển động so với vật 3 vận tốc là: . Đây là phép toán cộng véc tơ, véc tơ tổng được biểu diễn là đường chéo của hình bình hành có hai cạnh là hai , ta có: Các trường hợp đặc biệt: Hai chuyển động cùng phương cùng chiều Hai chuyển động cùng phương ngược chiều Hai chuyển động theo phương vuông góc nhau B - BÀI TẬP CHƯƠNG II CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU A - CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN I - CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI 1 - Thế nào là chuyển động thẳng biến đổi đều Trong thực tế đời sống cũng như trong kĩ thuật, ta thường gặp những chuyển động trong đó vận tốc biến đổi theo thời gian, biến đổi về cả độ lớn và về hướng. Những chuyển động đó gọi là chuyển động biến đổi. Trong chuyển động thẳng biến đổi thì vận tốc biến đổi về độ lớn còn giữ nguyên hướng. Trong các chuyển động biến đổi để xác định được đường đi và vị trí của vật ta phải biết được qui luật biến đổi của vận tốc. Do vậy ta phải dùng thêm các đại lượng vật lí mới diễn tả những tính chất mới của chuyển động. 2 - Vận tốc trung bình, Vận tốc tức thời a) Vận tốc trung bình Vận tốc trung bình của một chuyển động thẳng biến đổi trên một quãng đường nhất định là đại lượng đo bằng thương số giữa quãng đường đi được và khoảng thời gian để đi hết quãng đường đó. Kí hiệu vận tốc trung bình là: Trong chuyển động biến đổi thì vận tốc trung bình trên các quãng đường khác nhau thì khác nhau vì vậy phải nói rõ là vận tốc trung bình trên quãng đường nào. Ví dụ: b) Vận tốc tức thời Giả sử ta phải xác định vận tốc tại điểm B. Xét quãng đường BM = tính từ điểm B, nếu điểm M càng gần B ( càng nhỏ) thì vận tốc của vật thay đổi càng ít, chuyển động của vật trên đoạn BM càng giống chuyển động của vật tại B. Nếu lấy rất nhỏ ứng với thời gian đi hết quãng đường cũng rất nhỏ thì vận tốc trung bình trên quãng đường thay đổi rất ít, thực tế coi như không đổi. Lúc đó vận tốc trung bình trên đoạn BM = có thể coi như bằng vận tốc ở điểm B. Ta gọi đó là vận tốc tức thời tại điểm B. Vậy vận tốc tức thời hay vận tốc tại một điểm đã cho trên quĩ đạo là đại lượng đo bằng thương số giữa quãng đường đi rất nhỏ tính từ điểm đã cho và khoảng thời gian rất nhỏ để vật đi hết quãng đường đó, kí hiệu là vt. II - GIA TỐC 1 - Khái niệm về gia tốc Các chuyển động biến đổi khác nhau ở chỗ, vận tốc tức thời biến thiên theo thời gian nhanh hay chậm khác nhau.(vd) Để biểu thị sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc, ta xét độ biến thiên của vận tốc trong một đơn vị thời gian. Giả sử ở thời điểm to vật có vận tốc là , sau t giây vật có vận tốc là . Như vậy độ biến thiên vận tốc trong thời gian Dt = t - to là =-. Độ biến thiên vận tốc trong 1 giây là: , ta biết là một véc tơ đó là véc tơ gia tốc, kí hiệu là : = = Vậy gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của của vận tốc và đo bằng thương số giữa độ biến thiên của vận tốc và khoảng thời gian xảy ra sự biến thiên đó. Gia tốc là một đại lượng véc tơ. 2 - Véc tơ vận tốc trong chuyển động thẳng đều Ta có =-=+ (-) trong đó - là véc tơ đối của Trong chuyển động thẳng nhanh dần, các véc tơ vận tốc cùng phương và vt > vo, véc tơ có cùng chiều với các vận tốc vận tốc. Như vậy véc tơ gia tốc cùng chiều với nên cũng cùng chiều với các véc tơ vận tốc. Trong chuyển động thẳng chậm dần thì vt < vo véc tơ ngược chiều với các vận tốc vận tốc. Như vậy véc tơ gia tốc cùng chiều với nên cũng ngược chiều với các véc tơ vận tốc. Vì các véc tơ , và đều cùng phương nên khi chiếu lên trục tọa độ song song với phương đó, ta có công thức đại số cho giá trị của gia tốc: Đối với chuyển động nhanh dần thì a cùng dấu với vt, vo. Đối với chuyển động chậm dần thì a trái dấu với vt, vo. 3 - Gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều a) Định nghĩa: Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động thẳng trong đó vận tốc biến thiên được những lượng bằng nhau (tăng hoặc giảm) trong những khoảng thời gian bất kì. Nếu vận tốc tăng dần đều thì ta gọi là chuyển động nhanh dần đều. Nếu vận tốc giảm dần đều thì ta gọi đó là chuyển động chậm dần đều. b) Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều: Theo định nghĩa về chuyển động thẳng biến đổi đều thì ta thấy gia tốc của nó là một véc tơ không đổi về cả độ lớn và hướng. Giá trị của gia tốc là: = hằng số 4 - Đơn vị gia tốc Giả sử = 1 đơn vị vận tốc, Dt = 1 đơn vị thời gian thì: Vậy đơn vị gia tốc là gia tốc của một chuyển động cứ sau 1 đơn vị thời gian thì vận tốc biến thiên được một đơn vị vận tốc. Đơn vị chuẩn: 1 đơn vị gia tốc = Ngoài ra người ta còn dùng các đơn vị khác: Nếu a = 1 ta hiểu là cứ sau 1 giây thì vận tốc biến thiên được 1 III - VẬN TỐC TRONG CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU 1 - Công thức vận tốc trong chuyển động thẳng biến đổi Từ công thức gia tốc , nếu chọn to = 0 thì ta có Þ vt = vo + at (1) Công thức (1) được dùng chung cho cả chuyển động nhanh dần đều và chậm dần đều với qui ước như sau: vt, vo và a có giá trị dương nếu các véc tơ tương ứng cùng chiều với chiều dương chọn trên trục tọa độ và có giá trị âm khi ngược chiều. 2 - Đồ thị vận tốc - thời gian của chuyển động thẳng biến đổi đều Theo công thức vận tốc ta thấy vận tốc tức thời là một hàm bậc nhất theo thời gian vì vậy đồ thị của nó theo thời gian là một đường thẳng. IV - ĐƯỜNG ĐI TRONG CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU Nếu chuyển động là nhanh dần đều thì quãng đường mà vật đi được trong thời gian t là: Nếu chuyển động là chậm dần đều thì quãng đường mà vật đi được trong thời gian t là: Qui ước: Ta dùng chung công thức cho cả hai loại chuyển động với qui ước như sau: vo và a lấy dấu + nếu các véc tơ tương ứng cùng chiều trục tọa độ. và lấy dấu - nếu ngược chiều. V - PHƯƠNG TRÌNH CỦA CHUYỂN ĐỘNG THĂNG BIẾN ĐỔI ĐỀU + Chọn một hệ qui chiếu. + Chọn một thời điểm làm mốc. Ta đã biết quãng đường mà vật đi được trong thời gian t là . Giả sử lúc đầu vật ở vị trí có li độ xo, thì ở thời điểm t vật ở vị trí: x = xo + s Trong công thức này s là quãng đường mà vật đã chuyển động được. Giả sử to là thời điểm mà vật bắt đầu chuyển động thì ở thời điểm t thực tế vật đã chuyển động được thời gian là t - to khi đó quãng đường mà vật đã chuyển động là: . Vậy vị trí của vật ở thời điểm t là: x = xo + Trong công thức trên vo và a lấy dấu + nếu các véc tơ tương ứng cùng chiều trục tọa độ. và lấy dấu - nếu ngược chiều. Nếu ta chọn t = 0 là thời điểm vật bắt đầu chuyển động thì phương trình chuyển động sẽ là: x = xo VI - MỐI QUAN HỆ GIỮA GIA TỐC, VẬN TỐC VÀ QUÃNG ĐƯỜNG Từ hai công thức: vt = vo + at ta rút ra được mối quan hệ: VI - SỰ RƠI TỰ DO CỦA CÁC VẬT 1 - Sự rơi tự do trong không khí Lấy hai tờ giấy hoàn toàn như nhau, vo viên một tờ rồi cùng thả cả hai cho rơi từ cùng một độ cao. Ta thấy tờ giấy vo viên rơi nhanh hơn mặc dù hai tờ giấy là nặng như nhau. Như vậy các vật rơi nhanh hay chậm không phải vì nặng hay nhẹ. Quan sát kĩ ta lại thấy khi tờ giấy rơi thì thường chao đảo nhiều khi có gió lại bay lên như vậy không khí có ảnh hưởng đến sự rơi tự do của các vật. Nhà bác học Niuton đã lấy một viên trì và một cái lông chim cho vào một ống thủy tinh kín. Khi trong bình còn đầy khí thì viên chì rơi nhanh hơn cái lông chim, nhưng khi dùng bơm hút hết không khí ra, rồi dốc ngược bình thì viên chì và cái lông chim rơi như nhau. Vậy sức cản không khí là nguyên nhân làm cho các vật rơi nhanh hay chậm khác nhau. 2 - Sự rơi tự do. Sự rơi của các vật trong chân không, chỉ dưới tác dụng của trọng lực gọi là sự rơi tự do. Trong không khí nếu sức cản của không khí là không đáng kể so với trọng lực tác dụng lên vật thì ta có thể coi như klà rơi tự do. a) Phương của rơi tự do. Thả quả dọi rơi ta thấy nó rơi theo đúng phương của đây rọi. Vậy vật rơi tự do rơi theo phương thẳng đứng. b) Tính chất của chuyển động rơi tự do + Chuyển động rơi tự do là chuyển động nhanh dần đều c) Gia tốc của sự rơi tự do Ta biết rằng các vật rơi được cùng độ cao trong cùng một thời gian. Vây gia tốc của chúng bằng nhau. Ở cùng một nơi trên trái đất các vật rơi tự do với cùng một gia tốc. Bằng các phương pháp tính toán người ta xác định được gia tốc của sự rơi tự do là g = 9,8 đôi khi ta lấy là 10 d) Công thức của sự rơi tự do. vt = gt h = Þ B - BÀI TẬP I - Bài tập SGK Bài 1.(sgk) Hai ôtô cùng xuất phát từ hai địa điểm A và B cách nhau 20Km, chuyển động cùng chiều từ A đến B có vận tốc lần lượt là 60Km/h và 40Km/h. a) Lập phương trình chuyển động của hai xe trên cùng một hệ trục tọa độ, Lấy A làm gốc tọa độ, chiều dương là từ A đến B. b) Tìm vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau. c) Vẽ đồ thị chuyển động của hai xe trên cùng một hệ trục tọa độ. Bài 2.(sgk) Lúc 8 giờ một xe đi từ Hà nội về Hải phòng với vận tốc 60Km/h. Cùng một lúc xe thứ hai đi từ Hải phòng về Hà nội với vận tốc 40Km/h. Hà nội cách Hải phòng 100Km. a) Lập phương trình chuyển động của hai xe theo cùng một trục tọa độ, lấy Hà nội làm gốc tọa độ và chiều dài từ Hà nội đến Hải phòng là chiều dương, lúc 8 giờ là gốc thời gian. b) Tính vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau. c) Vẽ đồ thị tọa độ của hai xe trên cùng một hình vẽ. Bài 3.(sgk) Lúc 8 giờ một đoàn tàu hỏa dời Hà nội đi Hải phòng với vận tốc 30Km/h. Sau khi chạy được 40 phút tàu đỗ lại ở một ga trong 5 phút, sau đó tiếp tục đi về phía Hải phòng với cùng vận tốc như lúc đầu. Lúc 8 giờ 45 phút , một ôtô khởi hành từ Hà nội về phía Hải phòng với vận tốc 40Km/h. a) Vẽ đồ thị chuyển động của ôtô và tàu trên cùng một hình vẽ. b) Căn cứ vào đồ thị xác định vị trí và thời gian lúc ôtô đuổi kịp tàu. Bài 4.(1.3 - sbt) Trên hình là đồ thị tọa độ - thời gian O 2 3 5 t(h) t(h) x(Km) t(h) (1) (3) 20 20 60 các chuyển động của 3 xe. a) Dựa trên đồ thị xác định tính chất các chuyển động, vận tốc của 3 xe. b) Lập phương trình chuyển động của 3 xe c) Xác định thời điểm và vị trí gặp nhau của mỗi xe. Bài 5.(1.4 - sbt) Lúc 10 giờ một người đi xe đạp với vận tốc 10Km/h gặp một người đi bộ ngược chiều với vận tốc 5Km/h trên cùng một đường thẳng. Lúc 10 giờ 30 phút người đi xe đạp dừng lại, nghỉ 30 phút rồi quay trở lại đổi theo người đi bộ với vận tốc như trước. Coi chuyển động của hai người là đều. a) Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của hai người. b) Căn cứ vào đồ thị xác định vị trí và thời điểm khi hai người gặp nhau lần thứ hai. Bài 6.(1.6 - sbt) Một canô trong nước yên lặng chạy với vận tốc 30Km/h. Canô đó chạy trên một dòng sông nước chảy từ bến A trên thượng lưu đến bến B dưới hạ lưu mất 2 giờ và đi ngược lại từ B đến A mất 3 giờ. Tìm: a) khoảng cách giữa hai bến sông. b) Vận tốc của dòng nước so với bờ sông. Bài 7.(1.7 - sbt) Một chiếc thuyền chuyển động xuôi dòng nước từ bến A đến bến B cách nhau 6Km dọc theo một dòng sông sau đó lại quay về B mất tất cả 2 giờ 30 phút. Biết rằng vận tốc của thuyền trong nước yên lặng là 5Km/h. Tính vận tốc của dòng nước và thời gian thuyền đi xuôi dòng. Bài 8.(1.8 - sbt) Một chiếc thuyền đi từ bến A đến bến B trên một dòng sông rồi lại quay về A. Biết rằng vận tốc của thuyền trong nước yên lặng là 12Km/h, vận tốc của dòng nước so với bờ sông là 2Km/h, khoảng cách AB là 14Km. Tính thời gian đi tổng cộng của thuyền. Bài 9.(1.9 - sbt) Một chiếc canô đi dọc một con sông, xuôi dòng từ A đến B mất 2 giờ và đi ngược dòng mất 3 giờ. Hỏi nếu người ta tắt máy để cho canô trôi theo dòng nước thì nó trôi từ A đến B hết bao nhiêu thời gian? Bài 10.(1.10 - sbt) Một hành khách ngồi trong một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 36Km/h, nhìn qua cửa sổ thấy đoàn tàu thứ hai dài 150Km chạy song song ngược chiều và đi qua trước mặt mình hết 10 giây. Tìm vận tốc của đoàn tàu thứ 2. Bài 11.(1.11 - sbt) Một ôtô đang chạy với vận tốc 54Km/h thì đuổi kịp một đoàn tàu đang chay trên đường sắt song song với đường ôtô. Một hành khách ngồi trên ôtô nhận thấy từ lúc ôtô gặp đoàn tàu đến lúc vượt qua mất 30 giây. Đoàn tàu gồm 10 toa mỗi toa dài 15m. Tìm vận tốc của đoàn tàu. Bài 12.(1.12 - sbt) Một canô đi ngang qua sông, xuất phát từ điểm A, mũi hướng vào một điểm B trên bờ sông bên kia AB vuông góc với bờ sông nhưng do dòng nước chảy lên sau một thời gian t = 100 giây, canô đến một vị trí C ở bờ bên kia, cách B một đoạn BC = 200m. Nếu người lái giữ cho mũi canô luôn hướng theo phương chếch với bờ sông một góc 60o và mở máy như trước thì canô sẽ sang đến đúng điểm B. Hãy tìm: a) Vận tốc của dòng nước so với bờ sông. b) Vận tốc của canô so với dòng nước. c) Chiều rộng d của dòng sông. d) Thời gian để canô đi qua sông trong trường hợp canô cập bến B. Bài 13.(1.13 - sbt) Một người lái đò chèo đò qua một con sông rộng 400m, muốn cho đò đi theo đường AB vuông góc với bờ sông, người ấy phải luôn hướng con đò theo hướng AC. Đò sang sông mất một thời gian 8 phút 20 giây, vận tốc của dòng nước so với bờ sông là 0,6m/s. Tìm vận tốc của con đò so với dòng nước. III - Các bài tập khác Bài 1. Một học sinh đạp xe từ nhà đến trường. Khi đi được 6 phút, học sinh chợt nhớ mình quên hộp chì vội quay lại lấy và đi ngay đến trường. Do đó thời gian chuyển động của học sinh lúc này bằng 1,5 lần thời gian học sinh đi từ nhà đến trường khi không quên hộp chì màu. Biết thời gian lên hoặc xuống xe là không đáng kể và học sinh luôn chuyển động với vận tốc không đổi. Tính quãng đường từ nhà học sinh đến trường và thời gian học sinh đi từ nhà đến trường khi không quên hộp chì màu?(4Km, 24phút) Bài 2. Một người đi xe đạp từ A đến B có chiều dài là 24Km. Nếu đi liên tục không nghỉ thì sau 2 giờ người đó sẽ đến B. Nhưng khi đi tiếp được 30 phút, người đó dừng lại 15 phút rồi mới đi tiếp. Hỏi ở quãng đường sau, người đó phải đi với vận tốc bao nhiêu phải kịp đến B?(14,4Km/h) Bài 3. Một người đi môtô trên quãng đường dài 60Km. Lúc đầu người này dự định đi với vận tốc 30Km/h. Nhưng sau khi đi được 1/4 quãng đường, người này muốn đến sớm hơn 30 phút. Hỏi ở quãng đường sau người đó phải đi với vận tốc bao nhiêu?(45Km/h) Bài 4. Nam dự định đi thăm một người bạn Trang ở Gia lâm cách nhà mình 19Km bằng xe đạp. Anh Bình bảo Nam chờ 15 phút và dùng xe máy đèo Nam với vận tốc 40Km/h. Sau khi đi được 15 phút xe bị hỏng phải sửa mất 30 phút. Sau đó anh Bình và Nam đi với vận tốc 10m/s. Nam đến nhà bạn sớm hơn dự định đi xe đạp là 15 phút. Hỏi nếu đi xe đạp thì Nam đi với vận tốc bao nhiêu?(12,67 Km/h) Bài 5. Một người đi xe môtô từ A đến B để đưa người thứ hai từ B về A. Người thứ 2 đến nơi hẹn B sớm hơn 55 phút nên đi bộ (với vận tốc 4Km/h) về phía A. Giữa đường hai người gặp nhau và người thứ nhất đưa người thứ 2 đến A sớm hơn dự định là 10 phút (so với trường hợp hai người đi môtô từ B về A). Tính: a) Quãng đường người thứ 2 đã đi bộ? () b) Vận tốc của người đi xe môtô? (40Km/h) Bài 6. An và Bình cùng chuyển động từ A đến B (AB = 6Km). An chuyển động với vận tốc V1 = 12Km/h. Bình khởi hành sau An 15 phút và đến nơi sau An 30 phút. a) Tìm vận tốc chuyển động của Bình?(8Km/h) b) Để đến nơi cùng lúc với An, Bình phải chuyển động với vận tốc là bao nhiêu?(24Km/h) Bài 7. Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc V1 = 12Km/h. Nếu người đó tăng vận tốc thêm 3Km/h thì đến nơi sớm hơn 1 giờ. a) Tìm quãng đường AB và thời gian dự định đi từ A đến B?(5 giờ) b) Ban đầu người đó đi với vận tốc V1 được quãng đường S1 thì xe bị hỏng phải sửa mất 15 phút. Do đó trong quãng đường còn lại người đó phải đi với vận tốc V2 = 15Km/h thì đến nơi vẫn sớm hơn dự định 30 phút. Tính quãng đường S1?(15Km) Bài 8. Một người đi bộ khởi hành từ C đến B với vận tốc V1 = 5Km/h. Sau khi đi được 2 giờ, người ấy ngồi nghỉ 30 phút rồi đi tiếp về B. Một người khác đi xe đạp khởi hành từ A (AB > CB và C nằm giữa AB) cùng đi về B với vận tốc V2 = 15Km/h nhưng khởi hành sau người đi bộ 1 giờ. a) Tính quãng đường AC và CB? Biết cả hai người đến B cùng lúc và khi người đi bộ bắt đầu ngồi nghỉ thì người đi xe đạp đã đi được 3/4 quãng đường AC.(AB = 33,75Km, AC = 20Km, CB = 13,75Km) b) Để gặp người đi bộ tại chỗ ngồi nghỉ nguời đi xe đạp phải đi với vận tốc là bao nhiêu?(20Km/h £ V2 £ 30Km/h) Bài 9. Lúc 6 giờ 20 phút hai bạn chở nhau bằng xe đạp đi học với vận tốc V1 = 12Km/h. Sau khi đi được 10 phút, một bạn chợt nhớ mình quên bút ở nhà lên quay lại rồi đuổi theo với vận tốc như cũ. Trong lúc đó bạn thứ hai tiếp tục đi bộ đến trường với vận tốc V2 = 6Km/h và hai bạn đến trường cùng một lúc. a) Hai bạn đến trường lúc mấy giờ? Trễ học hay đúng giờ? Biết 7 giờ vào học.(7 giờ 10 phút) b) Tính quãng đường từ nhà đến trường?(6Km) c) Để đến nơi đúng giờ học, bạn quay về bằng xe đạp phải đi với vận tốc bao nhiêu? Hai bạn gặp nhau lúc mấy giờ và cách trường bao xa (để từ đó trở nhau đến trường đúng giờ)?(1,6Km) Bài 10. Mỗi ngày, ôtô thứ nhất khởi hành từ A lúc 6 giờ đi về B, ôtô thứ hai khởi hành từ B lúc 7 giờ đi về A và hai xe gặp nhau lúc 9 giờ. Một hôm, ôtô thứ nhất khởi hành trễ hơn 2 giờ nên hai xe gặp nhau lúc 9 giờ 48 phút. Hỏi mỗi ngày, hai ôtô đến nơi (A và B) lúc mấy giờ? Biết vận tốc của mỗi xe không đổi.(ôtô 1: 6 giờ, ôtô 2: 4 giờ) Bài 11. Tuấn và Hằng cùng đứng một nơi trên một chiếc cầu AB = s và cách cầu A một khoảng s' = 50m. Lúc Hà vừa đến một nơi cách đầu cầu A một quãng bằng s thì tuấn và Hằng bắt đầu đi hai hướng ngược nhau. Tuấn đi về phía Hà và Hà gặp Tuấn ở đầu cầu A, gặp Hằng ở đầu cầu B. Biết vận tốc của Tuấn bằng nửa vận tốc của Hằng. Tính S? Bài 12. Lúc 7 giờ, một người đi bộ khởi hành từ A về B với vận tốc 4Km/h. Lúc 9 giờ một người đi xe đạp cũng xuất phát từ A đi về phía B với vận tốc 12Km/h. a) Viết phương trình chuyển động của hai người? b) Lúc mấy giờ, hai người này cách nhau 2km? Bài 13. x(Km) (2) (1) t(h) O 1 2,5 1,5 2,5 Lúc 6 giờ, xe 1 chuyển động đều từ A về C. Đến 6 giờ 30 phút, xe 2 đi từ B về C với cùng vận tốc xe 1. Lúc 7 giờ xe 3 đi từ A về C. Xe 3 gặp xe 1 lúc 9 giờ và gặp xe 2 lúc 9 giờ 30 phút. Biết AB = 30Km. Tìm vận tốc mỗi xe? (V1 = V2 = 40Km/h, V3 = 60Km/h) Bài 14. Cho đồ thị chuyển động của hai xe được mô tả như hình vẽ: a) Hãy nêu đặc điểm chuyển động của mỗi xe? b) Xe thứ hai chuyển động với vận tốc bao nhiêu thì có thể gặp được xe thứ nhất hai lần? Bài 15. (1) (2) (2) x(Km) t(h) O 0,5 2 3 4 4 20 50 Cho đồ thị chuyển động của hai xe được mô tả như hình vẽ: a) Hãy nêu đặc điểm chuyển động của hai xe. b) Tính thời điểm hai xe gặp nhau, lúc đó mỗi xe đi được quãng đường là bao nhiêu? c) Cho biết khi xe thứ nhất đã đến B thì xe thứ hai còn cách A bao nhiêu Km? d) Để xe thứ hai gặp xe thứ nhất lúc nó dừng lại thì xe thứ hai phải chuyển động với vận tốc bao nhiêu? Bài 16. (1) 40 80 (2) B t(h) x(Km) Cho đồ thị chuyển động của hai xe được mô tả như hình vẽ: a) Hãy nêu đặc điểm chuyển động của hai xe? b) Xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau? A=O 2 1 A=O c) Để xe 2 gặp xe 1 bắt đầu chuyển động sau khi dừng lại thì vận tốc của xe 2 là bao nhiêu? d) Vận tốc xe 2 phải là bao nhiêu thì nó gặp xe 1 hai lần? e) Tính vận tốc trung bình của xe 1 trên cả quãng đường đi và về? Bài 17. Cho đồ thị chuyển động của ba xe được mô tả như hình vẽ: a) Hãy nêu đặc điểm chuyển động của 3 xe? A=O x(Km) t(h) 6 4 2 1 50 150 250 (3) (2) (1) B (3) C E E E b) Xác định thời điểm và vị trí các xe gặp nhau? c) Để xe 1 và xe 2 có thể gặp xe 3 lúc 3 xe dừng lại thì vận tốc xe 1 và xe 2 là bao nhiêu? d) Xe 1 và xe 2 cùng lúc gặp xe 3 (khi xe 3 đang dừng lại) lúc mấy giờ? Vận tốc xe 1 và xe 2 là bao nhiêu? Biết khi này vận tốc xe 2 bằng 2,5 lần vận tốc xe 1. Bài 18. Một người đi bộ khởi hành từ A với vận tốc 5Km/h để đi về B với AB = 20Km. Người này cứ đi 1 giờ lại dừng lại nghỉ 30 phút. a) Hỏi sau bao lâu người đó đến B và đã dừng lại nghỉ bao nhiêu lần? b) Một người khác đi xe đạp từ B về A với vận tốc 20Km/h, Khởi hành cùng lúc với người đi bộ. Sau khi đến A rồi lại quay về B với vận tốc cũ, rồi lại tiếp tục quay trở lại A...Hỏi trong quá trình đi từ A đến B, người đi bộ gặp người đi xe đạp mấy lần? Lúc gặp nhau người đi bộ đang đi hay dừng lại nghỉ? Các thời điểm và vị trí gặp nhau? Bài 19. Một người đi bộ khởi hành từ trạm xe buýt A với vận tốc V1 = 5

File đính kèm:

  • docON TAP VAT LY 10(4).doc