Giáo án môn Vật lý 10 - Ôn tập chương 1

1. Các cách nhiễm điện cho một vật:

 Có 3 cách nhiễm điện cho một vật: cọ xát, tiếp xúc, hưởng ứng.

_ Nhiễm điện do cọ xát: cọ xát 2 vật, kết quả là 2 vật bị nhiễm điện.

_ Nhiễm điện do tiếp xúc: Cho vật nhiễm điện tiếp xúc với vật dẫn khác không nhiễm điện, kết quả là vật dẫn bị nhiễm điện.

_ Nhiễm điện do hưởng ứng: Đưa một vật nhiễm điện lại gần nhưng không chạm vào vật dẫn khác trung hoà về điện. Kết quả là hai đầu của vật dẫn bị nhiễm điện trái dấu. Đầu của vật dẫn ở gần vật nhiễm điện mang điện tích trái dấu với vật nhiễm điện.

2. Định luật Coulomb:

 _ Định luật: Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích, tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

_ Biểu thức:

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 10 - Ôn tập chương 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP CHƯƠNG 1 Các cách nhiễm điện cho một vật: Có 3 cách nhiễm điện cho một vật: cọ xát, tiếp xúc, hưởng ứng. _ Nhiễm điện do cọ xát: cọ xát 2 vật, kết quả là 2 vật bị nhiễm điện. _ Nhiễm điện do tiếp xúc: Cho vật nhiễm điện tiếp xúc với vật dẫn khác không nhiễm điện, kết quả là vật dẫn bị nhiễm điện. _ Nhiễm điện do hưởng ứng: Đưa một vật nhiễm điện lại gần nhưng không chạm vào vật dẫn khác trung hoà về điện. Kết quả là hai đầu của vật dẫn bị nhiễm điện trái dấu. Đầu của vật dẫn ở gần vật nhiễm điện mang điện tích trái dấu với vật nhiễm điện. 2. Định luật Coulomb: _ Định luật: Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích, tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. _ Biểu thức: 3. Thuyết electron: Thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của các electron để giải thích các hiện tượng điện và các tính chất điện của các vật gọi là thuyết electron. 4. Định luật bảo toàn điện tích: Trong một hệ cô lập về điện, tổng đại số các điện tích là không đổi. 5. Điện trường: _ Khái niệm: điện trường là một dạng vật chất bao quanh điện tích và gắn liền với điện tích. _ Tính chất: tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó. 6. Cường độ điện trường: _ Định nghĩa: Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại điểm đó. Được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F tác dụng lên một điện tích thử q ( dương ) đặt tại điểm đó và độ lớn của q. _ Biểu thức: _ Đơn vị: V/m. 7. Vectơ cường độ điện trường: Cường độ điện trường là một đại lượng vectơ: _ Điểm đặt: tại điểm đang xét. _ Phương: trùng với phương của lực tác dụng. _ Chiều: trùng với chiều của lực tác dụng lên điện tích thử q ( dương ). _ Độ lớn: biểu diễn độ lớn của cường độ điện trường. 8. Cường độ điện trường của một điện tích điểm: 9. Công của lực điện: _ Định nghĩa: công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường giữa hai điểm bất kỳ là , không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi. 10. Điện thế: _ Định nghĩa: Điện thế tại một điểm ( M ) trong điện trường là đại lượng đặc trưng riêng cho điện trường về phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q. Nó được xác định bằng thương số của công của lực điện tác dụng lên q khi q di chuyển từ điểm M ra vô cực và độ lớn của q. _ Biểu thức: 11. Hiệu điện thế: _ Định nghĩa: điện thế tại một điểm trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của một điện tích từ điểm này đến điểm kia. Nó được xác định bằng thương số của công của lực điện tác dụng lên một điện tích q trong sự di chuyển giữa hai điểm đó và độ lớn của q. _ Biểu thức: 12. Hệ thức giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường: 13. Tụ điện: Là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau bằng một lớp cách điện. Tụ điện dùng để chứa điện tích. 14. Điện dung: _ Định nghĩa: là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định. Nó được xác định bằng thương số của điện tích của tụ điện và hiệu điện thế giữa hai bản của nó. _ Biểu thức: hay _ Đơn vị: Fara ( F ).

File đính kèm:

  • docOn tap theo chuan kien thuc ky nang chuong 1 co ban.doc