Giáo án môn Vật lý 11 nâng cao - Tiết 54 - Từ trường trái đất

TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 Trình bày được khái niệm độ từ thiên.

 Nêu được khái niệm độ từ khuynh. Trình bày được khái niệm bảo từ.

2. Kỹ năng

 So sánh được sự khác nhau giữa các từ cực của trái đất và các địa cực.

3. Thái độ

 - Tích cực, hứng thú học tập của học sinh.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

 - Phương pháp dùng hình ảnh trực quan, thuyết trình.

C. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án. Hình vẽ 35.1 SGK. La bàn.

2. Học sinh: Ôn lại những kiến thức về tương tác từ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

1. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số (1’)

2. Kiểm tra bài cũ:(5’) Hiện tượng từ trễ là gì? Hãy kể một vài ứng dụng của nam châm điện và nam châm vĩnh cửu.

3. Nội dung bài mới:

a, Đặt vấn đề:(1’) Chúng ta đã biết các dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều chịu tác dụng lực từ. Vậy một khung dây mang dòng điện đặt trong từ trường sẽ như thế nào?

 

doc2 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 11 nâng cao - Tiết 54 - Từ trường trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 54 Ngày soạn: 23 / 02 / 2012 TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Trình bày được khái niệm độ từ thiên. Nêu được khái niệm độ từ khuynh. Trình bày được khái niệm bảo từ. 2. Kỹ năng So sánh được sự khác nhau giữa các từ cực của trái đất và các địa cực. 3. Thái độ - Tích cực, hứng thú học tập của học sinh. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: - Phương pháp dùng hình ảnh trực quan, thuyết trình. C. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Giáo án. Hình vẽ 35.1 SGK. La bàn. 2. Học sinh: Ôn lại những kiến thức về tương tác từ. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC 1. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số (1’) 2. Kiểm tra bài cũ:(5’) Hiện tượng từ trễ là gì? Hãy kể một vài ứng dụng của nam châm điện và nam châm vĩnh cửu. 3. Nội dung bài mới: a, Đặt vấn đề:(1’) Chúng ta đã biết các dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều chịu tác dụng lực từ. Vậy một khung dây mang dòng điện đặt trong từ trường sẽ như thế nào? b, Triển khai bài mới: Hoạt động 1 (12’). Tìm hiểu về đọ từ khuyên, độ từ khuynh và từ trường của trái đất. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC ● Gv: Yêu cầu HS đọc SGK phần 1a để trả lời các câu hỏi. Kinh tuyến từ là gì? Hs: Là đường sức từ của từ trường Trái Đất nằm trên mặt đất. ● Gv: Y/c hs quan sát hình 35.1 SGK. CH2: Cho biết kinh tuyến từ và kinh tuyến địa lí có trùng nhau không? Hs: Chúng hoàn toàn không trùng nhau. ● Gv: Y/C hs quan sát hình 35.2 cho biết kim nam châm như thế nào? Hs: Đọc SGK phần 1b và tr lời : Kim nam châm bị lệch so với phương nằm ngang. ● Gv: Phân biệt la bàn từ khuynh và la bàn từ thiên? Độ từ khuynh là gì? Hs: Trả lời ● Gv: Người ta qui ước khi nào I > 0 và khi nào I < 0? Hs: Thảo luận. Trả lời. ● Gv: Yêu cầu HS đọc SGK phần 2. Cho biết Trái Đất có các cực từ nào? Hs: Tìm hiểu. Trả lời. ● Gv: Phân biệt các cực của Trái Đất với các từ cực? Hs: Trái Đất có hai cực được gọi là Bắc cực và Nam cực. Ngoài ra nó còn có hai từ cực. I. ĐỘ TỪ THIÊN. ĐỘ TỪ KHUYNH 1. Độ từ thiên: Góc lệch giữa kinh tuyến từ và kinh tuyến địa lí gọi là độ từ thiên (hay góc từ thiên). KH : D Qui ước: + D > 0: Cực Bắc của kim la bàn lệch sang phía Đông. + D < 0: Cực Bắc của kim la bàn lệch sang phía Tây. 2. Độ từ khuynh Góc hợp bởi kim nam châm của la bàn từ khuynh và mặt phẳng nằm ngang gọi là độ từ khuynh (hay góc từ khuynh). KH: I. Qui ước: + I > 0: Cực Bắc của kim nam châm nằm ở phía dưới mặt phẳng nằm ngang. + I < 0: Cực Bắc của kim nam châm nằm ở phía trên mặt phẳng nằm ngang. II. CÁC TỪ CỰC CỦA TRÁI ĐẤT Trái Đất có hai cực được gọi là Bắc cực và Nam cực. Ngoài ra nó còn có hai từ cực. Hoạt động 2 (8’). Tìm hiểu về bão từ HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC ● Gv: Hiện tượng bão từ là gì? Hs: Thảo luận nhóm và trả lời CH ● Gv: Các yếu tố của từ trường Trái Đất là gì? Hs: Cảm ứng từ, độ từ thiên, độ từ khuynh . . . ● Gv: Nêu các thông tin bổ sung: Các số liệu đo đạc tại một nơi cố định cho thấy: Các yếu tố của từ trường Trái Đất (như cảm ứng từ, độ từ thiên, độ từ khuynh . . .) có nhũng biến đổi theo thời gian. Nếu những biến đổi này xảy ra cùng một lúc trên toàn hành tinh thì gọi là bão từ. Có 2 loại bão từ: + Loại bão từ mạnh kéo dài hàng chục giờ, hàng vài phân. + Loại bão từ yếu chỉ xảy ra vài ba giây. Các ảnh hưởng của hiện tượng bão từ? Hs: Nó có thể ảnh hưởng đến việc liên lạc vô tuyến trên Trái Đất. III. BÃO TỪ Là sự biến đổi của các yếu tố của từ trường theo thời gian xảy ra với quy mô toàn cầu. Bão từ mạnh có ảnh hưởng đến việc liên lạc vô tuyến trên Trái Đất. Bo từ làm nhiễu sóng điện từ ảnh hưởng đến thông tin liên lạc. 4. Củng cố: (3’) - Nắm được các khái niệm: độ từ thiên, độ từ khuynh. - Nắm được hiện tượng bão từ là gì và các ảnh hưởng của nó. 5. Dặn dò :(1’) + BTVN : 2, 3, 4 + Tìm hiểu về bài tập lực từ.

File đính kèm:

  • doctiet54.doc
Giáo án liên quan