Giáo án môn Vật lý 11 nâng cao - Tiết 80 - Kính lúp

KÍNH LÚP

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 Trình bày được tác dụng của kính lúp và cách ngắm chừng.

 Trình bày được khái niệm số bội giác của kính lúp và phân biệt được số bội giác với số phóng đại của ảnh.

 Viết được biểu thức số bội giác của kính lúp trong trường hợp ngắm chừng ở điểm cực cận và ngắm chừng ở vô cực.

2. Kỹ năng

 Rèn luyện kĩ năng tính toán xác định các đại lượng liên quan đến sử dụng kính lúp.

 Vận dụng kiến thức để giải một số bài tập về kính lúp.

3. Thái độ

 Tích cực, hứng thú học tập của học sinh.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

 Phương pháp thảo luận. Hỏi đáp

C. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án. Hình vẽ 52.2 ; 52.3SGK. Một số kính lúp.

2. Học sinh: Ôn lại kiến thức về thấu kính, các công thức thấu kính.

 

doc2 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 455 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 11 nâng cao - Tiết 80 - Kính lúp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 80 Ngày soạn: 18 / 4 / 2012 KÍNH LÚP A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Trình bày được tác dụng của kính lúp và cách ngắm chừng. Trình bày được khái niệm số bội giác của kính lúp và phân biệt được số bội giác với số phóng đại của ảnh. Viết được biểu thức số bội giác của kính lúp trong trường hợp ngắm chừng ở điểm cực cận và ngắm chừng ở vô cực. 2. Kỹ năng Rèn luyện kĩ năng tính toán xác định các đại lượng liên quan đến sử dụng kính lúp. Vận dụng kiến thức để giải một số bài tập về kính lúp. 3. Thái độ Tích cực, hứng thú học tập của học sinh. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phương pháp thảo luận. Hỏi đáp C. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Giáo án. Hình vẽ 52.2 ; 52.3SGK. Một số kính lúp. 2. Học sinh: Ôn lại kiến thức về thấu kính, các công thức thấu kính. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC 1. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ. 3. Nội dung bài mới: a, Đặt vấn đề:(1’) Khi nhìn các vật nhỏ mắt ta không thể nhìn thấy. Cần sự trợ giupa của các dụng cụ quang học. Vậy dụng cụ quang học đó có tác dụng gì, đặc điểm ra sao? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một dụng cụ đó là kính lúp. b, Triển khai bài mới: Hoạt động 1 (20’). Tìm hiểu về công dụng của kính lúp và các cách ngắm chừng HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC ● Gv: Yêu cầu HS tìm hiểu mục 1, 2 và vận dụng các kiến thức thực tế trả lời các câu hỏi sau: + Góc trông của vật là gì ? + Khi quan sát vật qua kính lúp thì ảnh qua kính là ảnh gì? + Đó là kính gì ? + Phải đặt vật trong khoảng nào trước kính ? + Tác dụng của kính lúp là gì? + Muốn nhìn thấy được vật thì ảnh nằm đâu trước mắt? + Muốn vậy ta điều chỉnh gì ? + Vậy cách ngắm chừng là gì? + Thế nào là cách ngắm chừng ở cực cận ? + Thế nào là cách ngắm chừng ở vô cực ? + Đối với mắt không tật điểm viễn nằm ở đâu ? + Khi ngắm chừng ở vô cực thì vật AB đặt trong khoảng nào trước kính ? Hs: Thảo luận nhóm. Trả lời câu hỏi. Trình bày 1. Kính lúp và công dụng - Kính lúp là một thấu kính hội tụ. - Công dụng : Bổ trợ cho mắt, có tác dụng làm tăng góc trông ảnh bằng cách tạo ra 1 ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật 2. Cách ngắm chừng ở điểm cực cận và ở vô cực - Cách ngắm chừng là điều chỉnh kính để ảnh của vật qua kính nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt. - Khi điều chỉnh kính, ảnh ảo hiện ra ở điểm cực cận (Cc). Gọi là cách ngắm chừng ở điểm cực cận. - Khi điều chỉnh kính, ảnh ảo hiện ra ở điểm cực viễn (Cv). Gọi là cách ngắm chừng ở điểm cực viễn. Hoạt động 2 (18’). Số bộ giác của kính lúp HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC ● Gv: Yêu cầu HS + Vẽ hình 52.2 và viết công thức tính góc a0. + Vẽ hình 52.3 và tìm tana . + Hướng dẫn HS tìm công số bội giác của kính lúp? +Tìm công số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở cực cận và ở vô cực? + Hoàn thành câu C1? Hs: Thảo luận nhóm. Trả lời câu hỏi. Trình bày 3. Số bộ giác của kính lúp - Độ bội giác của 1 dụng cụ quang học là tỉ số giữa góc trông ảnh của vật qua kính và góc trông trực tiếp của vật khi đặt vật tại điểm cực cận. a : Góc trông ảnh của vật qua kính. a0 : Góc trông trực tiếp của vật khi đặt vật tại điểm cực cận. - Số bội giác, KH : G - Biểu thức : - Công thức số bội giác của kính lúp : Trong đó: : Khoảng cách từ ảnh đến kính. l : Khoảng cách từ mắt đến kính. k : Số bội giác của kính lúp. * Khi ngắm chừng ở cực cận thì A’B’ ở cực cận, lúc đó: = OCc = Đ => Gc = kc * Khi ngắm chừng ở vô cực thì A’B’ ở vô cự:. - Khi ngắm chừng ở vô cực thì mắt không phải điều tiết và không phụ thuộc vào vị trí đặt mắt. 4. Củng cố: (3’) + Nêu định nghĩa, công dụng và cách ngắm chừng một vật qua kính lúp? + Viết công thức số bội giác của kính lúp, số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở cực cận và vô cực? 5. Dặn dò:(2’) + BTVN: 2, 3, 4 / 259 SGK + Ôn tập kiến thức về thấu kính? + Tìm hiểu về kính hiển vi. Đặc điểm cấu tạo, công dụng ?

File đính kèm:

  • doctiet80.doc
Giáo án liên quan