Giáo án môn Vật lý 6 tiết 13 bài 12: Thực hành: xác định khối lượng riêng của sỏi

Tiết 13 – Bài 12 : THỰC HÀNH :

 XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG CỦA SỎI

I. Mục tiêu :

 1. Biết cách xác định khối lượng riêng của một vật rắn.

 2. Biết cách tiến hành một bài thực hành Vật Lý

 II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

 1. Chuẩn bị của giáo viên:

 - Chuẩn bị cho mỗi nhóm

 + Một cái cân có ĐCNN 10g hoặc 20g.

 + Một bình chia độ có GHĐ 100cm3 ( hoặc 150cm3 ) và có ĐCNN 1cm3.

 + Một cốc nước.

 + 15 hòn sỏi cùng một loại.

 + Giấy hoặc khăn lau.

 + Một đôi đũa ( dùng để đưa nhẹ các hòn sỏi vào bình )

 - Chuẩn bị cho cả lớp

 + Bảng 14.1. Kết quả thí nghiệm

 2 . Chuẩn bị của học sinh :

 - Ôn luyện bài : 4; 5; 11

 - Chép săn mẫu báo cáo thực hành vào giấy kiểm tra.

 3 . Cách tổ chức :

 - Lớp học : HĐ1; HĐ2; HĐ4.

 - Nhóm :HĐ3.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6157 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 6 tiết 13 bài 12: Thực hành: xác định khối lượng riêng của sỏi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 13 – Bài 12 : THỰC HÀNH : XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG CỦA SỎI I. Mục tiêu : 1. Biết cách xác định khối lượng riêng của một vật rắn. 2. Biết cách tiến hành một bài thực hành Vật Lý II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Chuẩn bị cho mỗi nhóm + Một cái cân có ĐCNN 10g hoặc 20g. + Một bình chia độ có GHĐ 100cm3 ( hoặc 150cm3 ) và có ĐCNN 1cm3. + Một cốc nước. + 15 hòn sỏi cùng một loại. + Giấy hoặc khăn lau. + Một đôi đũa ( dùng để đưa nhẹ các hòn sỏi vào bình ) - Chuẩn bị cho cả lớp + Bảng 14.1. Kết quả thí nghiệm 2 . Chuẩn bị của học sinh : - Ôn luyện bài : 4; 5; 11 - Chép săn mẫu báo cáo thực hành vào giấy kiểm tra. 3 . Cách tổ chức : - Lớp học : HĐ1; HĐ2; HĐ4. - Nhóm :HĐ3. III. Tổ chức hoạt đông dạy học : 1. Kiểm tra bài củ :( 4’) - Khối lượng riêng một chất là gì ? Viết công thức và nêu đơn vị tính khối lượng riêng?. - BT11.3 2. Hoạt động 1 ( Tổ chức tình huống học tập ) :( 3’) - Khối lượng riêng của sỏi bằng bao nhiêu ? Tiết hôm nay chúng ta sẽ thực hành xác định khối lượng riêng của sỏi ? 3. Thu thập và xử lý thông tin : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 10’ 13’ 13’ Ø Hoạt Động 2 : Ôn luyện lý thuyết. - Ta có công thức tính khối lượng riêng là D = m : V - Để đo khối lượng riêng của sỏi, ta phải thực hiện những công việc gì ? - Để đo khối lượng ta dùng dụng cụ nào ? - Trình bày cách đo khối lượng bằng cân Rôbécvan. - Để đo thể tích vật rắn không thấm nước ta dùng dụng cụ gì ? - Trình bày cách đo thể tích của vất rắn khong thấm nước bằng phương pháp dùng bình chia độ. Ø Hoạt động 3 : Thực hành . + Tìm hiểu các bước tiến hành - Phân dụng cụ cho các nhóm. - Treo bảng các bước làm thực hành. - Yêu cầu HS đọc các bước tiến hành. - Treo bảng kết quả đo khối lượng riêng của sỏi. - Hướng dẫn cách ghi kết quả. + Thực hành. - Yêu cầu các nhóm cân khối lượng của mỗi phần sỏi (3 phần, mỗi phần 3 viên có cùng mau sơn) - Ghi kết quả đo khối lượng vào bảng. - Đo thể tích của từng phần sỏi. - Ghi kết quả vào bảng theo từng hàng với màu tương ứng. + Tính khối lượng riêng của sỏi. - Đổi đơn vị g ra kg, - Đổi đơn vị cm3 ra m3 - Tính khối lượng riêng của sỏi. - Tính giá trị trung bình của khối lượng riêng của sỏi. Ø Hoạt Động 4 :Nhận xét kết quả. - Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả. - So sánh kết quả giữa các nhóm. - khối lượng riêng của sỏi bằng bao nhiêu ? - Trả lời - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Nhận dụng cụ. - Quan sát. - Đọc bảng. - Quan sát. - Lắng nghe. - Thực hành theo nhóm. - Ghi kết quả vào bảng. - Thực hành theo nhóm. - Ghi kết quả vào bảng. - Đổi đơn vị. - Đổi đơn vị. - Tính khối lượng riêng của sỏi. - Các nhóm báo cáo kết quả thực hành. IV. Thu don dụng cụ (2’): Bảng các bước tiến hành : Bước 1 : Phân sỏi thành 3 nhóm theo màu sơn : đỏ, đen, không sơn (mỗi nhóm 3 viên) Bước 2 : Dùng cân Rôbécvan để đo khối lượng của từng nhóm sỏi. Sau đó ghi kết quả vào bảng. (cân các nhóm theo thừ tự đỏ, đen, không sơn) Bước 3 : Dùng Bình chia độ để đo thể tích của từng nhóm sỏi. Sau đó cũng ghi kết quả vào bảng. Bước 4 : Dùng công thức D = m : V để tính khối lượng riêng của sỏi. Sau đó tính giá trị trung bình của khối lượng riêng. Bảng kết quả đo khối lượng riêng của sỏi : Lần đo Khối lượng sỏi Thể tích sỏi Khối lượng riêng của sỏi (kg/m3) Theo g Theo kg Theo cm3 Theo m3 1 (sơn đỏ) 2(sơn đen) 3(không sơn) V. Bổ sung :

File đính kèm:

  • docTiet 13 Thuc hanh xac dinh khoi luong rieng cua soi.doc
Giáo án liên quan