Giáo án môn Vật lý 6 tiết 15: Mặt phẳng nghiêng

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

- Nêu được VD sử dụng mặt phẳng nghiêng trong cuộc sống và chỉ rõ lợi ích của chúng.

- Biết sử dụng mặt phẳng nghiêng hợp lí trong từng TH .

2. Kỹ năng: Sử dụng lực kế , làm TN kiểm tra độ lớn của lực kéo phụ thuộc vào độ cao (chiều dài mặt phẳng ngiêng ).

3. Thái độ: Cẩn thận , trung thực.

II. CHUẨN BỊ:

1. Mỗi nhóm: Một lực kế có GHĐ 3N , một khối trụ kim lọai có trục quay ở giữa nặng 2N , một MPN có đánh dấu sẳn độ cao (có thể thay đổi độ cao và độ dài MPN ), một PHT ghi kết quả TH bảng 14.1.

2. Cả lớp: Tranh vẽ phóng to H14.1 , 14.2 , nảng phụ ghi kết quả TN của các nhóm , mỗi hs một PHT.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 6 tiết 15: Mặt phẳng nghiêng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 - Tiết 15 Bài 15. mặt phẳng nghiêng Ngày soạn: Ngày dạy: I. MỤC TIÊU: Kiến thức : Nêu được VD sử dụng mặt phẳng nghiêng trong cuộc sống và chỉ rõ lợi ích của chúng. Biết sử dụng mặt phẳng nghiêng hợp lí trong từng TH . Kỹ năng: Sử dụng lực kế , làm TN kiểm tra độ lớn của lực kéo phụ thuộc vào độ cao (chiều dài mặt phẳng ngiêng ). Thái độ: Cẩn thận , trung thực. II. CHUẨN BỊ: Mỗi nhóm: Một lực kế có GHĐ 3N , một khối trụ kim lọai có trục quay ở giữa nặng 2N , một MPN có đánh dấu sẳn độ cao (có thể thay đổi độ cao và độ dài MPN ), một PHT ghi kết quả TH bảng 14.1. Cả lớp: Tranh vẽ phóng to H14.1 , 14.2 , nảng phụ ghi kết quả TN của các nhóm , mỗi hs một PHT. PHIẾU BÀI TẬP Hãy giải bài tập sau: Tại sau đi lên dốc thoai thỏai dễ hơn đi lên dốc đứng? ..................................................................................................................................…... Trong TN ở H14.2 có thể làm cho MPN ít dốc hơn bằng những cách nào? ......................................................................................................................................................................................................................................................................……… Ở H14.3 chú Bình đã dùng một lực là 500N để đưa một thùng phi nặng 200N từ mặt đất lên xe ô tô . Bếu sử dụng tấm ván dài hơn thì chú Bình sẽ dùng lực nào có lợi nhất trong các lực sau đây: a) F = 2000N b) F > 500N c) F < 500N d) F = 500N III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: NỘI DUNG ĐIỀU KHIỂN CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS §HỌAT ĐỘNG I: Kiểm tra và tổ chức tình huống học tập (10 phút) 1.Kiểm tra: - Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần dùng lực như thế nào? Kể tên các lọai máy cơ đơn giản thường dùng và cho VD cụ thể. - Nếu lực kéo của mỗi người trong hình vẽ 13.2 la 450N thì những người này có kéo được ống bêtông nặng 200kg lên không ? Vì sao?nêu những khó khăn trong cách kéo này ? 2. Tổ chức tình huống học tập: - Treo H14.1 cạnh H13.2 và hỏi: + Những ngươi trong H14.1 đã dùng cách nào để kéo ống bêtông lên? + Vậy những người trong H14.1 đã khắc phục được những khó khăn so với khi kéo vật bằng cách kéo trực tiếp theo phương thẳng đứng ở H13.2 như thế nào? ĐVĐ: + Dùng MPN liệu có thể khắc phục được khó klhăn thứ ba (có thể làm giảm lực kéo ) hay không ? + Muốn làm giảm lực kéo phải tăng hay giảm độ nghiêng của tấm ván? Vậy: để xem ý kiến của các em có chính xác hay không thì chúng ta tiến hành TN. - HS1 trả lời. - HS2 trả lời. -HS còn lại lắng nghe và nhận xét. - Quan sát tranh và trả lời câu hỏi của GV : à Dùng MPN để kéo ống bêtông lên. à Tư thế đứng vững vàng hơn , kết hợp được một phần lực của cơ thể , cần lực ít hơn trọng lượng của vật (bằng hoặc lớn hơn). - HS dự đoán (thảo luận)và trả lời: + Có làm giảm lực kéo . + Giảm độ nghiêng của tấm ván. §HỌAT ĐỘNG II: HS làm TN (15 phút) 1. Thí nghiệm: (SGK) - GV giới thiệu dụng cụ và cách lắp TN như H14.2. - Gọi hs nhận dụng cụ và phát PGV cho hs. - Trước khi hs làm TN, GV hỏi lại: Cách làm giảm độ nghiêng của MPN như thế nào? - GV nêu các bước tiến hành TN như SGK và Y/C hs tiến hành TN đúng các bước đã HD. - Lưu ý: + Trong khi hs làm TN GV theo dõi uốn nắn hs cách cầm lực kế song song với MPN , cách đọc số chỉ của lực kế. + GV HD hs cách lắp TN ở lần 2 còn lần 3 thì hs tự làm. - GV treo bảng phụ “ Kết quả TN của các nhóm ” và Y/C nhóm nào làm xong thì ghi kết quả của nhóm mình vào bảng này. - Y/C hs hoàn thành câu C2 và trình bày trước lớp . - HS quan sát dụng cụ và cách lắp TN từ GV . - Đại diện nhóm nhận dụng cụ và PGV. - Thảo luận nhóm và trả lời: Giảm chiều cao kê MPN , tăng chiều dài miếng ván hoặc vừa giảm chiều cao kê MPN vừa tăng chiều dài miếng ván. - HS lắng nghe các bước để tiến hành TN. Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ của các bạn trong nhóm để đọc và ghi kết quả . - Thư kí nhóm ghi kết quả TN vào PGV (bảng 14.1 ). - Nhóm nào làm xong thì ghi kết quả của nhóm mình vào bảng “ Kết quả TN của các nhóm ”. - Nhóm hoàn thành C2: Giảm độ nghiêng của MPN bằng cách làm giảm chiều cao kê MPN . §HỌAT ĐỘNG III: Rút ra kết luận từ kết quả TN (8 phút) 2. Kết luận: - Dùng MPN có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật . - MPN càng ít thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ . - GV Y/C hs quan sát kỹ bảng kết quả TN của các nhóm và dựa vào đó để trả lời 2 vấn đề đặc ra ở đầu bài. - Y/C hs thảo luận 2 câu trả lời đồng thời GV thống nhất để đi đến kết luận chung . - Gợi ý: So sánh F1 và F2 ở những độ nghiêng khác nhau. - Để khắc sâu phần kiến thức GV hỏi: Hãy cho biết lực kéo vật trên MPN phụ thuộc vào cách kê MPN như thế nào? - Hoạt động cá nhân : Dựa vào bảng kết quả TN trả lời 2 vấn đề đặc ra ở đầu bài - HS tham gia phát biểu ý kiến để rút ra kết luận chung : + Dùng MPN có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật. + MPN càng ít thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ . TL: Chiều cao kê MPN càng nhỏ thì lực kéo vật lên càng nhỏ. §HỌAT ĐỘNG IV: Vận dụng - Dặn dò (12 phút) 1. Vận dụng: - GV phát PBT cho từng hs . - Y/C hs suy nghĩ và làm bài trong vòng 5 phút. - Gọi 1,2 hs trình bày bài làm của mình trước lớp , GV sửa và cho điểm . Y/C hs khác tự sửa vào nếu sai và thiếu. 2. Dặn dò: - Đọc phần “Có thể em chưa biết” - Lấy 2 VD về sử dụng MPN trong cuộc sống . - Học bài và làm BT 14.1 à 14.5 và xem trước bài 15. - Nhận PBT từ GV . - Cá nhân hoàn thành PBT (5 phút) - 1,2 hs trình bày làm của mình trước lớp. - HS khác tự sửa vào nếu sai. - Ghi nhận phần dặn dò của GV - Dùng MPN có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật - MPN càng ít thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ . GHI NHỚ * Rút kinh nghiệm qua tiết dạy: ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTIET15~1.DOC
Giáo án liên quan