Giáo án môn Vật lý 6 tiết 17: Ôn tập

Tiết 17 : ÔN TẬP

I. Mục tiêu :

 1. Ôn luyện các nội dung đã học, chuẩn bị cho kiểm tra học kỳ I.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

 1. Chuẩn bị của giáo viên:

 - Đề cương ôn tập

 2 . Chuẩn bị của học sinh :

 - Ôn tập trước ở nhà các nội dung đã học.

III. Tổ chức hoạt đông dạy học :

 - GV phát đề cương ôn tập cho HS.

 - Tổ chức ôn tập theo đề cương.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I

 A. Lý thuyết:

1. Đơn vị đo chiều dài hợp pháp nước ta là mét (m).

2. GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

3. ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

4. Khi đo độ dài cần:

 + Ước lượng độ dài cần đo.

 + Chọn thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp.

 + Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 6 tiết 17: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 17 : ÔN TẬP I. Mục tiêu : 1. Ôn luyện các nội dung đã học, chuẩn bị cho kiểm tra học kỳ I. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Đề cương ôn tập 2 . Chuẩn bị của học sinh : - Ôn tập trước ở nhà các nội dung đã học. III. Tổ chức hoạt đông dạy học : - GV phát đề cương ôn tập cho HS. - Tổ chức ôn tập theo đề cương. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I A. Lý thuyết: 1. Đơn vị đo chiều dài hợp pháp nước ta là mét (m). 2. GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước. 3. ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. 4. Khi đo độ dài cần: + Ước lượng độ dài cần đo. + Chọn thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp. + Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước. + Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật. + Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật. 5. Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng là: ca đong, chai đong, bình chia độ. Mỗi bình chia độ đều có GHĐ và ĐCNN nhất định. 6. Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ cần: + Ước lượng thể tích cần đo. + Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp. + Đặt bình chia độ thẳng đứng. + Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình. + Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng. 7. Để đo thể tích vật rắn không thấm nước có thể dùng bình chia độ hoặc dùng bình tràn: + Phương pháp dùng bình chia độ: Trường hợp vật bỏ lọt vào bình chia độ. - Đổ nước vào bình chia độ, xác định thể tích nước (V1) - Thả nhẹ vật vào bình chia độ, xác định thể tích nước và vật (V2). Tính thể tích vật ( V = V2 – V1 ) + Phương pháp dùng bình tràn: Trường hợp vật không bỏ lọt vào bình chia độ. - Đổ nước vào đầy ngang miệng bình tràn, thả nhẹ vật vào bình tràn, nước từ bình tràn chảy sang bình chứa. - Dùng bình chia độ xác định thể tích nước trong bình chứa. - Thể tích nước tràn ra bằng thể tích vật. 8. Mọi vật đều có khối lượng. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật. 9. Người ta dùng cân để đo khối lượng. 10. Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là kilôgam (kg). 11. Cách dùng cân Rôbécvan để cân 1 vật: + Điều chỉnh cân thăng bằng, kim cân chỉ vạch 0. + Đặt vật lên dĩa cân bên trái. + Đặt các quả cân lên dĩa bên phải và điều chỉnh quả cân sao cho cân thăng bằng. + Khối lượng vật bằng tổng khối lượng các quả cân cộng số chỉ trên thanh ngang ở vị trí quả cân phụ. 12. Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác. Mỗi lực đều có phương và chiều xác định. + Các phương là: Phương thẳng đứng, phương ngang, phương xiên. + Các chiều là: Chiều từ trái sang phải, chiều từ phải sang trái, chiều từ trên xuống, chiều từ dưới lên. 13. Hai lực cân bằng là hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên. 14. Hai lực cân bằng có tính chất: Mạnh như nhau, cùng phương, nhưng ngược chiều. 15. Lục tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng. + Các sự biến đổi chuyển động là: - Vật đang chuyển động, bị dừng lại. - Vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động. - Vật chuyển động nhanh lên. - Vật chuyển động chậm lại. - Vật đang chuyển động theo hướng này, bổng chuyển động theo hướng khác. + Sự biến dạng là sự thay đổi hình dạng của một vật. 16. Trọng lực là lực hút của trái đất. 17. Trọng lực có phương thẳng đứng và chiều hướng về phía trái đất. 18. Trọng lực tác dụng lên một vật còn gọi là trọng lượng của vật đó. 19. Đơn vị lực là Niutơn (N). 20. Biến dạng đàn hồi là biến dạng khi có lực tác dụng và trở lại hình dạng ban đầu khi thôi tác dụng lực. 21. Lò xo là vật có tính chất đàn hồi. 22. Độ biến dạng của lò xo là hiệu của chiều dài lò xo khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo. 23. Lực đàn hồi là lực mà vật đàn hồi khi bị biến dạng tác dụng vào vật khác. 24. Độ biến dạng của lò xo càng lớn, thì lực đàn hồi càng lớn. 25. Lực kế dùng để đo lực. Lực kế có một chiếc lò xo một đầu gắn vào vỏ lực kế, đầu kia có gắn một cái móc. Kim chỉ thị chạy trên mặt một bảng chia độ. 26 . Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích (thường là 1m3) chất đó. 27. Trọng lượng riêng của một chất được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích (thường là 1m3) chất đó. 28. Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng một lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật. 29. Các máy cơ đơn giản thường dùng là: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. B. Bài tập : - Hệ thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng: P = 10 X m m = P:10 - Công thức khối lượng riêng: D = m : V M = D X V V = m : D - Công thức trọng lượng riêng: D = P : V P = d X V V = P : d -Hệ thức liên hệ giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng: D = 10 X D D = d :10 - Các bảng đơn vị: Chiều dài: km – hm – dam – m – dm – cm – mm. Thể tích: km3 - hm3 - dam3 - m3 - dm3 - cm3 - mm3. Khối lượng: t – tạ – yến – kg – hg(lạng) - dam - g Trong các công thức trên: M : là khối lượng đơn vị kilôgam (kg). P : là trọng lượng đơn vị là Niutơn (N). D : là khối lượng riêng đơn vị là kilôgam trên mét khối (kg/m3). D : là trọng lượng riêng đơn vị là Niutơn trên mét khối (N/m3). V: là thể tích đơn vị mét khối (m3). C. Chú ý: Ôn luyện các BT từ bài 1-2.1 đến bài 13.4, các bái tập cần quan tâm là : 10.2; 11.2; 11.3; 11.4; 11.5 IV. Củng cố và dặn dò: 5. Dặn dò ( 2’) : Ôn tập thật kỹ để chuẩn bị kiểm tra học kỳ I. V. Bổ sung:

File đính kèm:

  • docTiet 17 On tap hoc ky 1.doc
Giáo án liên quan