Giáo án môn Vật lý 9 - Bài 29: Thực hành: Chế tạo nam châm vĩnh cửu, nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện

I/ MỤC TIÊU :

 1- Chế tạo được một đoạn dây thép thành nam châm, biết cách nhận biết một vật có phải là nam châm hay không.

 2- Biết dùng kim nam châm để xác định tên từ cực của ống dây có dòng điện chạy qua và chiều dòng điện chạy trong ống dây.

 3- Biết làm việc tự lực để tiến hành có kết quả, biết xử lý và báo cáo kết quả thực hành theo mẫu, có tinh thần hợp tác với các bạn trong nhóm.

II/ CHUẨN BỊ :

1-Học sinh : Kẻ sẵn một báo cáo thực hành ( theo mẫu SGK ), trong đó đã trả lời đầy đủ các câu hỏi của bài.

2-Giáo viên :

- 1 nguồn điện 3V và 1 nguồn 6V; 2 đoạn dây dẫn, một bằng thép, một bằng đồng dài 3,5 cm, = 0,4 mm; Ong dây A khoảng 200 vòng, dây dẫn có = 0,2 mm, quắn sẵn trên ống nhựa có đường kinh cỡ 1 cm. ; Ong dây B khoảng 300 vòng , dây dẫn có = 0,2 mm, quắn sẵn trên một ống bằng nhựa trong, đường kính cỡ 5 cm . trên mặt ống có khoét một lỗ tròn, đường kính 2 mm. 2 đoạn chỉ nilon mảnh, mỗi đoạn dài 15 cm. 1 công tắc . 1 giá TN. 1 bút dạ để đánh dấu.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 612 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 9 - Bài 29: Thực hành: Chế tạo nam châm vĩnh cửu, nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 .Tiết 31 Ngày soạn : 15/12/2007 BÀI 29: THỰC HÀNH : CHẾ TẠO NAM CHÂM VĨNH CỬU, NGHIỆM LẠI TỪ TÍNH CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN I/ MỤC TIÊU : 1- Chế tạo được một đoạn dây thép thành nam châm, biết cách nhận biết một vật có phải là nam châm hay không. 2- Biết dùng kim nam châm để xác định tên từ cực của ống dây có dòng điện chạy qua và chiều dòng điện chạy trong ống dây. 3- Biết làm việc tự lực để tiến hành có kết quả, biết xử lý và báo cáo kết quả thực hành theo mẫu, có tinh thần hợp tác với các bạn trong nhóm. II/ CHUẨN BỊ : 1-Học sinh : Kẻ sẵn một báo cáo thực hành ( theo mẫu SGK ), trong đó đã trả lời đầy đủ các câu hỏi của bài. 2-Giáo viên : - 1 nguồn điện 3V và 1 nguồn 6V; 2 đoạn dây dẫn, một bằng thép, một bằng đồng dài 3,5 cm, = 0,4 mm; Oáng dây A khoảng 200 vòng, dây dẫn có = 0,2 mm, quắn sẵn trên ống nhựa có đường kinh cỡ 1 cm. ; Oáng dây B khoảng 300 vòng , dây dẫn có = 0,2 mm, quắn sẵn trên một ống bằng nhựa trong, đường kính cỡ 5 cm . trên mặt ống có khoét một lỗ tròn, đường kính 2 mm. 2 đoạn chỉ nilon mảnh, mỗi đoạn dài 15 cm. 1 công tắc . 1 giá TN. 1 bút dạ để đánh dấu. III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1/ Kiểm tra bài cũ : 2/ Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Gọi Hs trả lời các câu hỏi mẫu báo cáo HS nêu tóm tắt nhiệm vụ cần thực hành phần 1 SGK HS theo dõi GV thực hành mẫu HS quan sát GV cần lưu ý HS những thao tác cơ bản khi mắc mạch điện. HS ghi kết quả vào mẫu báo cáo GV mắc mạch điện HS nghiên cứu SGK để nắm vững nội dung cần thực hành phần 2. HS chú GV thực hiện các bước trong phần 2 và từ đó rút ra kết luận và ghi vào mẫu báo cáo. 1 / Chế tạo nam châm vĩnh cửu : C 1 : Đặt thanh thép trong từ trường của nam châm. Của dòng điện. C 2 : Treo kim thẳng bằng trên một sợi dây không xoắn xem nó có chỉ hướng Nam – Bắc hay không hoặc đưa kim lại gần mạt sắt xem kim có hút mạt sắt hay không. . . C 3 : Đặt kim nam châm vào trong lòng và gần một đầu ống dây . Căn cứ vào sự định hướng của kim nam châm mà xác định chiều của các đường sức từ trong lòng ống dây. Từ đó xác định tên từ cực của ống dây. Sau đó dùng qui tắc nắm tay phải xác định chiều dòng điện chạy trong các vòng của ống dây 2 / Nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện : (HS thu thập số liệu và ghi vào mẫu báo cáo ) 3/ Hướng dẫn về nhà : - Giáo viên thu lại mẫu báo cáo của HS chấm lấy điểm 15 phút. Nhắc lại qui tắc nắm tay phải, bản tay trái Về nhà HS xem trước bài 30. IV/ Rút kinh nghiệm: Tuần 16 .Tiết 32 Ngày soạn : 15/12/2006 BÀI 20: BÀI TẬP VẬN DỤNG QUY TẮC NẮM TAY PHẢI VÀ QUY TẮC BÀN TAY TRÁI I/ MỤC TIÊU : 1- vận dụng được quy tắc năm tay phải xác định chiều của đường sức từ của ống dây khi có chiều dòng điện và ngược lại. 2- Vận dụng đựơc quy tắc bàn tay trái xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với các đường sức từ hoặc chiều đường sức từ ( hoặc chiều dòng điện ) khi biết hai trong ba yếu tố trên. 3- Biết cách thực hiện các bước giải bài tập định tính phần điện từ, cách suy luận logíc và biết vận dụng kiến thức vào thực tế. II/ CHUẨN BỊ : 1-Học sinh 2-Giáo viên : - 1 ống dây dẫn khoảng 500 vòng đến 700 vòng = 0,2 mm; 1 giá TN; 1 thanh nam châm ; 1 sợi dây mảnh dài 20 cm;1 nguồn điện 6 V; 1 công tắc. III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1/ Kiểm tra bài cũ : Nêu quý tắc bàn tay phải. Nêu quy tắc bàn tay trái. 2/ Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt HS đọc đề bài SGK, nghiên cứu đề bài tìm ra vấn đề của bài tập để huy động kiến thức có liên quan cần vận dụng. HS : nhắc lại quy tắc bắm tay phải, quy tắc bàn tay trái HS làm việc theo hướng của dẫn GV GV treo bảng phụ vẽ hình 30.1 SGK - Xác định chiều của đường sức từ và tên các từ cực của ống dây cáo dòng điện chạy qua - Tương tác giữa thanh nam châm với ống dây này. HS : làm việc cá nhận, đọc kỷ đầu bài, vẽ lại hình trên vở, suy luận để nhận thức vấn đề của bài toán, vận dụng quy tắc bàn tay trái để giải bài tập, biểu diễn trên hình GV treo bảng phụ vẽ hình 30.2 HS lên đánh dấu vào hình. HS làm việc theo hứơng dẫn GV a) Dùng quy tắc bàn tay trái xác định chiều lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường của nam châm. b) Chiều của dòng điện chạy trong dây dẫn c) Chiều đường sức từ của từ trường tác dụng lực từ lên dây dẫn và tên các từ cực. Bài 1 : a ) Nam châm bị hút vào ống dây b ) Lúc đầu nam châm bị đẩy ra xa, sau đó nó xoay và khi cực Bắc của nam châm hướng về đầu B của ống dây thì nam châm bị hút vào ống dây. 2/ Bài 2 : Ký hiệu : : Chỉ chiều dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng trang giấy và có chiều đi từ phái trước ra phía sau. : Chỉ chiêu dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng trang giấy và có chiều đi từ phái sau ra phía trước. 3/ Hướng dẫn về nhà : Ký duyệt – Tuần : 16 BTVN 30.1 dên 30.5 SBT / 38 IV/ Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docly9hay.doc