Giáo án môn Vật lý 9 - Chương III: Quang học

I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG:

1. Kiến thức:

-HS hiểu được hiện tượng khúc xạ là gì, thấy được quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ.

-Hiểu được thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì là gì? Nắm được các đặc điểm của ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ hay phân kì.

-Nắm được các bộ phận chính của mắt, hiểu được tật cận thị là gì và cách khắc phục như thế nào.

-Hiểu được tác dụng của kính lúp.

-Nắm được cách phân tích ánh sáng trắng thành các ánh sáng màu như thế nào và biết trộn các ánh sáng màu khác nhau để được ánh sáng có màu khác.

-Hiểu được tại sao các vật có màu sắc khác nhau và nắm được các tác dụng của ánh sáng.

 

doc111 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 989 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Vật lý 9 - Chương III: Quang học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG: 1. Kiến thức: -HS hiểu được hiện tượng khúc xạ là gì, thấy được quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ. -Hiểu được thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì là gì? Nắm được các đặc điểm của ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ hay phân kì. -Nắm được các bộ phận chính của mắt, hiểu được tật cận thị là gì và cách khắc phục như thế nào. -Hiểu được tác dụng của kính lúp. -Nắm được cách phân tích ánh sáng trắng thành các ánh sáng màu như thế nào và biết trộn các ánh sáng màu khác nhau để được ánh sáng có màu khác. -Hiểu được tại sao các vật có màu sắc khác nhau và nắm được các tác dụng của ánh sáng. 2. Kỹ năng: -HS cần được rèn luyện các kỹ năng quan sát, nhận xét được các hiện tượng, sự việc và giải thích được các hiện tượng. -Biết làm một số thí nghiệm và xử lý được kết quả thí nghiệm. -Biết vẽ ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ hoặc phân kì trong từng trường hợp và tính được độ lớn của ảnh, khoảng cách từ ảnh đến thấu kính. 3. Thái độ: -Có ý thức tự học, nghiêm túc trong học tập bộ môn. -Cẩn thận khi thực hành thí nghiệm, khi vẽ hình và tính toán. -Ham học hỏi, thích khám phá và yêu thích bộ môn. II. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH: -Gồm 21 tiết (từ tiết 42 đến tiết 70) -Trong đó: Kiểm tra viết 1 tiết: 1 bài (T 51) Kiểm tra TH 1 tiết: 1 bài (t 49) Kiểm tra 15 phút: 1 bài. (T 57) Tiết 42 Ngày soạn: 20/01/2013 Bài 40: HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: -Mô tả được hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong trường hợp ánh sáng truyền từ không khí vào nước và ngược lại. -Chỉ ra được tia khúc xạ và tia phản xạ, góc khúc xạ và góc phản xạ. 2. Kỹ năng: -Vận dụng được kiến thức để giải thích một số hiện tượng đơn giản do sự đổi hướng của tia sáng khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường. 3. Thái độ: -Có tác phong nghiên cứu hiện tượng để thu thập thông tin. II.CÂU HỎI QUAN TRỌNG ( in đậm trong hoạt động dạy học) III. ĐÁNH GIÁ ( Kết hợp tai mục rút kinh nghiệm) IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. HS: * Đối với mỗi nhóm HS: -Một bình thuỷ tinh hoặc nhựa trong chứa nước sạch. -Một ca múc nước. -3 chiếc đinh ghim. -Miếng xốp phẳng, mềm có thể cắm đóng đinh được 2. GV chuẩn bị: thước kẻ, phấn màu. -Một bình thuỷ tinh hoặc nhựa trong. -Một giá có gắn bảng kim loại sơn đen để làm màn hứng tia sáng. -Một tấm nhựa có gắn hai nam châm nhỏ và có bảng vạch. -1 nguồn sáng có thể tạo được chùm sáng hẹp ( có thể dùng bút laze để HS dễ quan sát tia sáng). V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động 1. Ổn định lớp Ngày giảng Lớp Sĩ số 25/ 1 /2013 9A 25/ 1 /2013 9B Hoạt động 2. Kiểm tra bài cũ: Không - Mục đích: Kiểm tra kiến thức cũ của học sinh từ đó có phương hướng dạy và học. - Phương pháp: Vấn đáp, luyên tập - Phương tiện, tư liệu: kiến thức cũ của hs. Hoạt động 3. Giảng bài mới: Hoạt động 3.1: GV giới thiệu khái quát. *ĐVĐ: GV để một chiếc đũa vào một cốc nước và một cốc không có nước. Tại sao chiếc đũa nhúng trong cốc nước hình như bị cong? Hoạt động 3.2: Tìm hiểu hiện tượng khúc xạ ánh sáng từ không khí sang nước. - Mục đích: Hiểu được hiện tượng khúc xạ ánh sáng. - Phương pháp: trực quan, quan sát, nhận biết. - Phương tiện, tư liệu: SGK, thí nghiệm Hoạt động của GV Hoạt động của HS -GV yêu cầu HS đọc và nghiên cứu mục 1 rút ra nhận xét về đường truyền của tia sáng. -GV yêu cầu HS giải thích tại sao trong môi trường nước hoặc không khí ánh sáng truyền thẳng? -GV:? Tại sao ánh sáng bị gãy tại mặt phân cách? -GV nêu: chiếu tia sáng SI, đánh dấu điểm S trên nền hộp, đánh dấu điểm I,K → nối S, I, K là đường truyền ánh sáng từ S→K. -GV: hiện tượng trên gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng. ? Vậy thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? -HS: quan sát và nêu được: + Từ S đến I: ánh sáng truyền thẳng. + Từ I đến K: ánh sáng truyền thẳng. -HS( khá): Trong môi trường nước hoặc không khí ánh sáng truyền thẳng theo định luật truyền thẳng của ánh sáng (L 7). i P Q N S N’ ’ ' ’ r I K -HS theo dõi. Kết luận: Tia sáng đi từ không khí sang nước thì bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Hoạt động 3.3: Giới thiệu các khái niệm: Tia tới, tia khúc xạ, góc tới, góc khúc xạ. - Mục đích: Hiểu được các khái niệm tia tới, tia khúc xạ, góc tới, góc khúc xạ. - Phương pháp: thuyết trình - Phương tiện, tư liệu: SGK Hoạt động của GV Hoạt động của HS -GV giới thiệu các khái niệm trên hình vẽ. i P Q N S N’’ ’ ' ’ r I K -HS theo dõi, vẽ hình vào vở và ghi bài. -I là điểm tới, -SI là tia tới. -IK là tia khúc xạ. -Đường NN’ mặt phân cách PQ là pháp tuyến tại điểm tới. - là góc tới, kí hiệu là i. - là góc khúc xạ, kí hiệu là r. -Mặt phẳng chứa tia tới SI và pháp tuyến NN’ là mặt phẳng tới. Hoạt động 3.4: Tìm hiểu hiện tượng khúc xạ ánh sáng qua thí nghiệm. - Mục đích: Hiểu được hiện tượng khúc xạ ánh sáng qua thí nghiệm. - Phương pháp: thuyết trình - Phương tiện, tư liệu: SGK Hoạt động của GV và HS Nội dung -GV bố trí thí nghiệm như hình 40.2 -HS quan sát GV làm thí nghiệm và trả lời câu C1, C2: ? Tại sao biết tia khúc xạ IK nằm trong mặt phẳng tới? Có phương án nào kiểm tra nhận định trên? →GV chuẩn kiến thức. -GV: Từ thí nghiệm rút ra kết luận khi tia sáng truyền từ không khí sang nước thì tia khúc xạ nằm ở đâu? Góc khúc xạ quan hệ với góc tới như thế nào? -HS trả lời kết luận. -GV yêu cầu HS vẽ lại kết luận bằng hình vẽ ( C3). -HS vẽ vào vở. C1 : Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới. Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. C2 : Phương án TN : Thay đổi hướng của tia tới, quan sát tia khúc xạ, độ lớn góc tới, góc khúc xạ. Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước thì : -Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới. i KK N S N’’ ’ ' ’ r I K Nước -Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. C3: Hoạt động 3.5:Tìm hiểu sự khúc xạ của tia sáng khi truyền từ nước sang không khí.. - Mục đích: Hiểu được sự khúc xạ của tia sáng khi truyền từ nước sang không khí - Phương pháp: thuyết trình, quan sát, nhận biết, trực quan. - Phương tiện, tư liệu: SGK Hoạt động của GV và HS Nội dung -GV yêu cầu HS đọc dự đoán và nêu ra dự đoán của mình. -HS nêu dự đoán. -GV ghi lại dự đoán của HS lên bảng. -Yêu cầu HS nêu lại TN kiểm tra. -GV chuẩn lại kiến thức của HS về các bước làm TN. -Yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu và trình bày các bước làm TN và thực hiện theo nhóm. A r i B C N P Q N’ -Yêu cầu HS tháo luận trình bày C5. - GV cho HS thực hiện C6 : +Nhận xét đường truyền của tia sáng, chỉ ra điểm tới, tia tới, tia khúc xạ, pháp tuyến tại điểm tới. So sánh độ lớn góc khúc xạ và góc tới. ? Ánh sáng đi từ không khí sang môi trường nước và ánh sáng đi từ môi trường nước sang môi trường không khí có đặc điểm gì giống nhau và khác nhau? -HS bố trí TN: +Nhìn đinh ghim B không nhìn thấy đinh ghim A. +Nhìn đinh ghim C không nhìn thấy đinh ghim A, B. Nối đỉnh A→B→C→đường truyền của tia từ A→B→C→mắt. C5 : Mắt chỉ nhìn thấy A khi có ánh sáng từ A phát ra truyền được đến mắt. Khi mắt chỉ nhìn thấy B mà không nhìn thấy A có nghĩa là ánh sáng từ A phát ra đã bị B che khuất không đến được mắt. Mắt chỉ nhìn thấy C mà không nhìn thấy A, B nghĩa là ánh sáng phát ra từ A, B bị C che khuất. Khi bỏ B, C đi thì lại nhìn thấy A thì ánh sáng từ A phát ra đã truyền qua nước và không khí đến được mắt. C6: Đường truyền của tia sáng từ nước sang không khí bị khúc xạ tại mặt phân cách giữa nước và không khí. *Giống nhau: Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới. *Khác nhau: +Ánh sáng đi từ không khí sang nước: Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới +Ánh sáng đi từ nước sang không khí: Góc khúc xạ lớn hơn góc tới Hoạt động 3.6:Vận dụng - Mục đích: Vận dụng giải thích được sự khúc xạ của tia sáng khi truyền từ nước sang không khí. - Phương pháp: thuyết trình, quan sát, nhận biết, vấn đáp - Phương tiện, tư liệu: SGK Hoạt động của GV và HS Nội dung -GV cho HS trả lời câu C7, C8 -HS trả lời C8. C8: -Khi chưa đổ nước vào bát, ta không nhìn thấy đầu dưới của chiếc đũa. Trong không khí, ánh sáng chỉ có thể đi theo đường thẳng từ đầu dưới đũa đến mắt. Nhưng những điểm trên chiếc đũa thẳng đã chắn mất đường truyền đó nên tia sáng này không đến được mắt. -Giữ nguyên vị trí đặt mắt và đũa. Đổ nước vào bát tới một vị trí nào đó, ta lại nhìn thấy A. C7 : *Hiện tượng phản xạ ánh sáng : -Tia tới gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt bị hắt trở lại môi trường trong suốt cũ. -Góc phản xạ bằng góc tới. *Hiện tượng khúc xạ ánh sáng : -Tia tới gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt bị gãy khúc tại mặt phân cách và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai. -Góc khúc xạ không bằng góc tới. Hoạt động 4:Củng cố - Mục đích: Khái quát nhanh lại kiến thức của bài - Phương pháp: kiểm tra. - Phương tiện, tư liệu: SGK Hoạt động của GV Hoạt động của HS Qua bài học hôm nay chúng ta đã nắm được những kiến thức gì? ? Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Hoạt động 5: Hướng dẫn hs học ở nhà - Mục đích: Giúp hs định hướng quá trình tich lũy kiến thức ở nhà - Phương pháp: tự luận - Phương tiện, tư liệu: SGK, SBT Hoạt động của GV Hoạt động của HS -Học kĩ nội dung bài, nắm chắc các khái niệm : tia khúc xạ và tia phản xạ, góc khúc xạ và góc phản xạ. -Hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong trường hợp ánh sáng truyền từ không khí vào nước và ngược lại. Làm bài tập 40-41 (1 ; 4 ; 5 ; 6 ; 7) SBT. -Nghiên cứu trước bài 41. Chú ý VI. TÀI LIỆU THAM KHAỎ - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập - Thiết kế bài giảng, tư liệu điện tử VII. RÚT KINH NGHIỆM. Về nội dung kiến thức: Về PP giảng dạy: Về hiệu quả giờ dạy: Thời gian Đánh giá kết quả học tập của HS: Tiết 43 Ngày soạn : 25/1/2013 Bài 41: THẤU KÍNH HỘI TỤ I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : - Nhận biết được thấu kính hội tụ. Nêu được tiêu điểm (chính), tiêu cự của thấu kính là gì. - Mô tả được đường truyền của các tia sáng đặc biệt ( tia tới đi qua quang tâm, tia đi qua tiêu điểm, tia // với trục chính) qua thấu kính hội tụ. 2. Kỹ năng : -Xác định được TKHT qua việc quan sát trực tiếp các thấu kính này. -Vẽ được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ. 3. Thái độ: Nhanh nhẹn, nghiêm túc. II.CÂU HỎI QUAN TRỌNG ( in đậm trong hoạt động dạy học) III. ĐÁNH GIÁ ( Kết hợp tai mục rút kinh nghiệm) IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. GV : Thước ke, phấn màu - 1thấu kính hội tụ tiêu cự khoảng 12cm. - 1giá quang học được gắn hộp kính đặt thấu kính và gắn hộp đèn laser. - 1 nguồn điện 12V. Đèn laser đặt mức điện áp 9V. 1 que hương để tạo khói trong hộp kính. 2. HS : Thước kẻ, một số thấu kính hội tụ (do GV chuẩn bị sẵn). V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động 1. Ổn định lớp Ngày giảng Lớp Sĩ số 29/ 1 /2013 9A 29/ 1 /2013 9B Hoạt động 2. Kiểm tra bài cũ: - Mục đích: Kiểm tra kiến thức cũ của học sinh từ đó có phương hướng dạy và học. - Phương pháp: Vấn đáp, luyên tập - Phương tiện, tư liệu: kiến thức cũ của hs. Câu hỏi Đáp án sơ lược Biểu điểm -Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? So sánh góc tới và góc khúc xạ khi tia sáng truyền từ không khí sang nước? -Làm BT 40-41.12 - Khái niệm: sgk -Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. Bài tập 40-41.12 : Khi góc tới bằng 600 thì góc khúc xạ nhỏ hơn 600 (chọn C) 3đ 4đ 3đ Hoạt động 3. Giảng bài mới: Hoạt động 3.1: *ĐVĐ: GV kể câu chuyện: Trong cuốn tiểu thuyết: “Cuộc du lịch của viên thuyền trưởng Hát Tê rát” của Giuyn Vec-nơ, khi đoàn du lịch bị mất bật lửa, cả đoàn lâm vào cảnh thiếu lửa trong những ngày cực lạnh ở -480C. Một thành viên trong đoàn, chỉ với chiếc rìu, con dao nhỏ và đôi bàn tay, đã lấy một tảng băng nước ngọt, đường kính khoảng 30cm, chế tạo được một thấu kính hội tụ trong suốt chẳng khác gì thấu kính pha lê. Dưới ánh nắng mặt trời, ông đưa thấu kính đó ra hứng các tia nắng lên bùi nhùi, chỉ vài phút sau bùi nhùi bốc cháy. Câu chuyện này không hoàn toàn là hoang đường. TN đốt cháy gỗ bằng một thấu kính băng đã tiến hành thành công lần đầu tiên ở Anh vào năm 1763. Thấu kính hội tụ là gì? Chúng ta có thể tự chế tạo thấu kính hội tụ được không? Hoạt động 3.2: Tìm hiểu đặc điểm của thấu kính hội tụ - Mục đích: Hiểu được đặc điểm của thấu kính hội tụ. - Phương pháp: trực quan, quan sát, nhận biết. - Phương tiện, tư liệu: SGK, thí nghiệm. Hoạt động của GV Hoạt động của HS *Thí nghiệm : -GV giới thiệu dụng cụ TN, yêu cầu HS nghiên cứu mục 1 trong SGK và trình bày các bước tiến hành thí nghiệm. -HS trình bày các bước tiến hành TN. -GV làm thí nghiệm như hình 42.2 -HS quan sát và trả lời câu C1 -GV giới thiệu : tia sáng đi tới thấu kính là tia tới, tia khúc xạ ra khỏi thấu kính là tia ló. -GV giúp HS vẽ lại kết quả TN. -HS trả lời câu C2 *Tìm hiểu hình dạng của thấu kính hội tụ -GV thông báo cho HS thấy thấu kính vừa làm TN gọi là thấu kính hội tụ, vậy thấu kính hội tụ có đặc điểm gì? -GV cho HS quan sát một số TKHT. -HS quan sát để nhận biết đặc điểm của TKHT. -GV chuẩn lại các đặc điểm của TKHT bằng cách quy ước đâu là rìa, là giữa. -GV hướng dẫn cách biểu diễn thấu kính hội tụ. C1: Chùm tia khúc xạ qua thấu kính hội tụ tại 1 điểm. I O S K S C2 : SI là tia tới, IK là tia ló -Thấu kính làm bằng vật liệu trong suốt. -Phần rìa mỏng hơn phần giữa. *Quy ước vẽ và kí hiệu : Kí hiệu: Hoạt động 3.3: Tìm hiểu các khái niệm trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ - Mục đích: Hiểu được các khái niệm trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ - Phương pháp: trực quan, quan sát, nhận biết. - Phương tiện, tư liệu: SGK, thí nghiệm. Hoạt động của GV Hoạt động của HS *GV yêu cầu HS đọc tài liệu và theo dõi GV làm lại TN H 42.2, trả lời câu hỏi C4. -HS theo dõi và nhận biết : Tia chính giữa truyền thẳng không bị đổi hướng. +Phát biểu và ghi lại khái niệm trục chính của thấu kính hội tụ. *GV cho HS đọc tài liệu và cho biết quang tâm là điểm nào? -Quay đèn sao cho có một tia không vuông góc với và đi qua quang tâm → nhận xét tia ló. F O *GV làm lại thí nghiệm cho HS quan sát và trả lời câu hỏi C5. -HS nhận biết qua TN và trả lời. -GV chỉ vào TN thông báo tiêu điểm. F' O -GV cho HS trả lời tiếp câu C6. *Lưu ý : Tiêu điểm nằm khác phía với chùm tia tới. F F’ O -GV giới thiệu tiêu cự trên hình vẽ. Trục chính : F O Trong các tia tới vuông góc với mặt thấu kính hội tụ có một tia chính giữa cho tia ló truyền thẳng không đổi hướng, trùng với một đường thẳng gọi là trục chính () của thấu kính. 2. Quang tâm : -Trục chính đi qua điểm O trong thấu kính hội tụ, điểm O gọi là quang tâm. -Mọi tia tới đi qua quang tâm đều truyền thẳng không đổi hướng. 3. Tiêu điểm : -Chùm tia tới //cho chùm tia ló hội tụ tại điểm F nằm trên trục chính Điểm F gọi là tiêu điểm. -Mỗi thấu kính hội tụ có hai tiêu điểm đối xứng nhau qua thấu kính (F và F’). F O 4. Tiêu cự (f và f'): -Là khoảng cách từ tiêu điểm tới quang tâm OF = OF’= f. -Nếu tia tới đi qua tiêu điểm của thấu kính thì tia ló song song với trục chính. O F F’ S Hoạt động 3.4 : Vận dụng - Mục đích: Biết vận dụng để vẽ được các tia đặc biệt.. - Phương pháp: nhận biết, tự luận. - Phương tiện, tư liệu: SGK, Hoạt động của GV Hoạt động của Hs -GV cho HS thực hiện câu C7. O F F’ S -Cho HS trả lời câu C8. -HS làm cá nhân vào vở. C8: Thấu kính hội tụ là TK có phần rìa mỏng hơn phần giữa, nếu chiếu chùm tia tới song song vào TK thì cho chùm tia ló hội tụ tại một điểm ở trên trục chính của TK. Hoạt động 4:Củng cố - Mục đích: Khái quát nhanh lại kiến thức của bài - Phương pháp: kiểm tra. - Phương tiện, tư liệu: SGK Hoạt động của GV Hoạt động của HS Qua bài học hôm nay chúng ta đã nắm được những kiến thức gì? ? Thế nào là thấu kính hội tụ? ? Phân biệt sự khác nhau giữa ảnh thật và ảnh áo? Hoạt động 5: Hướng dẫn hs học ở nhà - Mục đích: Giúp hs điịnh hướng quá trình tich lũy kiến thức ở nhà - Phương pháp: tự luận - Phương tiện, tư liệu: SGK, Hoạt động của GV Hoạt động của HS -Nắm chắc các khái niệm : trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của TKHT. Nắm chắc và biết vẽ đường truyền của ba tia sáng đặc biệt đi qua TKHT. -Làm bài tập 42-43.3 ; 7 ; 8 ; 9 ; 10 SBT trang 89 -Giờ sau mỗi nhóm mang một cây nến có chân đế để dỡ, diêm (bật lửa). VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa, sách giáo viên - Thiết kế bài giảng, tư liệu điện tử VII. RÚT KINH NGHIỆM. Về nội dung kiến thức: Về PP giảng dạy: Về hiệu quả giờ dạy: Đánh giá kết quả học tập của HS: Thời gian Tiết 44 Ngày soạn : 28/01/2013 Bài 43: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH HỘI TỤ I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : -Nêu được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ 2. Kỹ năng : -Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ bằng cách sử dụng các tia sáng đặc biệt. 3. Thái độ: -Cẩn thận, chính xác, linh hoạt khi vẽ hình. II.CÂU HỎI QUAN TRỌNG ( in đậm trong hoạt động dạy học) III. ĐÁNH GIÁ ( Kết hợp tai mục rút kinh nghiệm) IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. GV : Thước ke, phấn màu, bảng phụ (bảng 1-SGK) -1 thấu kính hội tụ tiêu cự khoảng 12 cm. Vài TKHT khác. -1 giá quang học. -1 nguồn sáng. –Khe sáng hình chữ F. -1 màn hứng ảnh. 2. HS : thước kẻ, ôn tập đặc điểm đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua TKHT. Mỗi nhóm có : -1 thấu kính hội tụ tiêu cự khoảng 12 cm. Vài TKHT khác.-1 giá quang học. -1 nguồn sáng (cây nến). –Khe sáng hình chữ F. -1 màn hứng ảnh. V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động 1. Ổn định lớp Ngày giảng Lớp Sĩ số 1/ 2 /2013 9A 1/ 2 /2013 9B Hoạt động 2. Kiểm tra bài cũ: - Mục đích: Kiểm tra kiến thức cũ của học sinh từ đó có phương hướng dạy và học. - Phương pháp: Vấn đáp, luyên tập - Phương tiện, tư liệu: kiến thức cũ của hs. Câu hỏi Đáp án sơ lược Biểu điểm *HS1 : -Hãy nêu đặc điểm các tia sáng qua TKHT. -Hãy nêu cách nhận biếtTKHT. - Nêu đặc điểm của 3 tia đặc biệt qua TKHT - Nêu đúng cách nhận biết TKHT 5đ 5đ *HS2 : Chữa bài tập 42-43.3 a) TK có hai tia ló hội tụ tại điểm S’ nên là TKHT. . F . F’ S’ S . b) Hình vẽ. 3đ 7đ Hoạt động 3. Giảng bài mới: Hoạt động 3.1: *ĐVĐ: như SGK Bài mới. Hoạt động 3.2: Tìm hiểu đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ. - Mục đích: Hiểu đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ. - Phương pháp: trực quan, quan sát, nhận biết. - Phương tiện, tư liệu: SGK, TN Hoạt động của GV Hoạt động của HS -GV cho HS nêu cách bố trí thí nghiệm, - yêu cầu HS bố trí TN theo nhóm. -HS thực hiện yêu cầu của GV. -GV hướng dẫn các nhóm còn chậm và yếu, cho HS thảo luận và trả lời các câu C1, C2. C1: Từ từ dịch chuyển màn ra xa thấu kính cho đến khi xuất hiện ảnh rõ nét của vật ở trên màn, đó là ảnh thật. Ảnh thật cùng chiều hay ngược chiều so với vật? C2 Dịch vật vào gần thấu kính có thu được ảnh của vật trên màn không? Ảnh thật hay ảo? Ảnh cùng chiều hay ngược chiều so với vật? C3 Đặt vật trong khoảng tiêu cự quan sát cho biết ảnh thật hay ảnh ảo, cùng chiều hay ngược chiều, lớn hơn hay nhỏ hơn vật? -HS làm thí nghiệm và ghi nhận xét vào bảng 1. -Tiếp tục làm thí nghiệm với phần b và ghi nhận xét câu C3 vào bảng 1. KQ Khoảng cách d Đặc điểm ảnh TN Thật,ảo Chiều Độ lớn 1 Vật ở rấ xa TK Ảnh thật ngược chiều h' < h (nhỏ) 2 d >2f Ảnh thật ngược chiều vật h' < h (nhỏ) 3 f <d <2f Ảnh thật ngược chiều vật h' > h (lớn) 4 d < f Ảnh ảo Cùng chiều vật h' > h (lớn) -GV cho HS đọc thông tin trong SGK. Hs làm TN và rút ra nhận xét HS thảo luận và trả lời các câu C1, C2. -Đặt vật ở xa thấu kính (d > 2f) : ảnh thật, ngược chiều với vật, nhỏ hơn vật. -Dịch vật vào gần thấu kính hơn ( f <d < 2f) : vẫn thu được ảnh thật, ngược chiều với vật, lớn hơn vật. b) Đặt vật trong khoảng tiêu cự (d < f) thu được ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật. *Chú ý: Vật đặt vuông góc với trục chính của thấu kính cho ảnh cũng vuông góc với trục chính. Hoạt động 3.3: Tìm hiểu cách dựng ảnh. - Mục đích: Hiểu cách dựng ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ. - Phương pháp: thực hành, luyện tập. - Phương tiện, tư liệu: SGK, TN Hoạt động của GV Hoạt động của GV *HĐ :Dựng ảnh của điểm sáng S -GV giới thiệu cách vẽ : Chỉ cần vẽ đường truyền của hai trong ba tia sáng đã học. Gọi 1 HS khá lên bảng thực hiện trên hình 43.3. *HĐ : Dựng ảnh của một vật sáng AB -GV vẽ hình 43.4 giới thiệu nội dung câu C5, gọi hai HS lên bảng thực hiện hai trường hợp : a) Vật AB cách TK một khoảng d = 36 cm b) Vật AB cách TK một khoảng d = 8 cm -GV chốt lại và thống nhất cách vẽ ảnh. ? Ảnh thật hay ảo? Tính chất ảnh? ? Nêu lại cách dựng ảnh ? -GV khắc sâu lại cách dựng ảnh. 1. Dựng ảnh của điểm sáng S tạo bởi thấu kính hội tụ. -HS làm cá nhân câu C4. C4 : S là một điểm sáng trước TKHT Chùm sáng phát ra từ S qua TKHT khúc xạ →chùm tia ló hội tụ tại S’→ S’ là ảnh của S. S’ O F F’ . . . . S 2. Dựng ảnh của một vật sáng AB tạo bởi thấu kính hội tụ. -HS thực hiện cá nhân và nhận xét cách dựng của bạn. *d > f B B'’ O F F’ A A’’ . . *d < f . F . F’ A B O A’ B’ . -HS : khi dựng ảnh của vật ┴ → chỉ cần dựng ảnh B’của B Hoạt động 3.4 : Vận dụng - Mục đích: Biết vận dụng công thức toán học để tính 1 được khoảng cách từ ảnh đến thấu kính... - Phương pháp: nhận biết, tự luận. - Phương tiện, tư liệu: SGK, Hoạt động của GV Hoạt động của HS -GV cho HS thực hiện câu C6 Hướng dẫn HS cách giải : +) d =36 cm. B B' O .F F' .’ A A’ I Từ bài tập rút ra : Nếu vật đặt ở ngoài khoảng tiêu cự ( d > f) thì ta có : và (Vì từ (*): ) +) d = 8 cm . F . F’ A B O A’ B’ I *Cách khác: *BB’IOB’F’ (g-g) Mà BB’ = OB’- OB nên từ (1) suy ra : 3.OB’ – 3.OB = 2.OB’ OB’ = 3. OB hay (2) *AOB A’OB’ OA’ = 3. OA = 3.8 = 24 A’B’ = 3. AB = 3.1 = 3 cm Nếu vật đặt trong khoảng tiêu cự (d <f) thì từ (chia 2 vế cho d') và C6: a) Cho AB = h = 1 cm; f = 12cm +d = 36 cm→h’= ?; d’ = ? +d = 8cm→h ’= ?; d’ = ? Giải : *AOB A’OB' (g-g) *OIF’A’B’F’ (g-g) (2), mà AB = OI Từ (1) và (2) (t/c của tỉ lệ thức) OA.OA’ = OF’.OA + OF’.OA’ OA’.(OA – OF’) = OF’.OA (*) Vậy d’= OA’ = 18 cm *Từ (1) suy ra : Vậy độ lớn ảnh là h’ = 0,5 cm b) Ta có : *AOB A’OB’ (g-g) *OIF’A’B’F’ (g-g) (2), mà AB = OI Từ (1) và (2) (vì A'F' = OA'+OF') 4.OA' = 96 OA' = 24 (cm) Từ (1) suy ra: Vậy d’ = 24 cm, h’ = 3 cm. Hoạt động 4:Củng cố - Mục đích: Khái quát nhanh lại kiến thức của bài - Phương pháp: kiểm tra. - Phương tiện, tư liệu: SGK Hoạt động của GV Hoạt động của HS Qua bài học hôm nay chúng ta đã nắm được những kiến thức gì? ? Thế nào là thấu kính hội tụ? ? Phân biệt sự khác nhau giữa ảnh thật và ảnh áo? Trả Lời Hoạt động 5: Hướng dẫn hs học ở nhà - Mục đích: Giúp hs định hướng quá trình tich lũy kiến thức ở nhà - Phương pháp: tự luận - Phương tiện, tư liệu: SGK, Hoạt động của GV Hoạt động của HS -Nắm chắc đặc điểm về ảnh của vật tạo bởi TKHT. -Nắm chắc cách vẽ ảnh của vật tạo bởi TKHT. -Làm bài tập 42-43.4 ; 5 ; 6 SBT trang 89 -Giờ sau mang đầy đủ thước kẻ để vẽ hình. Chú ý VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa, sách giáo viên - Thiết kế bài giảng, tư liệu điện tử VII. RÚT KINH NGHIỆM. Về nội dung kiến thức: Về PP giảng dạy: Về hiệu quả giờ dạy: Thời gian Đánh giá kết quả học tập của HS: Tiết 45 Ngày soạn : 1/2/20123 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : -Củng cố cách dựng ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ, biết tính độ lớn ảnh và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính 2. Kỹ năng: -Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ và tính được độ lớn ảnh, khoảng cách từ ảnh đến thấu kính. 3. Thái độ: -Cần cù chịu khó trong học tập, cẩn thận trong tính toán. II.CÂU HỎI QUAN TRỌNG ( in đậm trong hoạt động dạy học) III. ĐÁNH GIÁ ( Kết hợp tai mục rút kinh nghiệm) IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. GV : Thước ke, phấn màu 2. HS : Thước kẻ, ôn kiến thức đã học . V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động 1. Ổn định lớp Ngày giảng Lớp Sĩ số 5/ 2 /2013 9A 5/ 2 /2013 9B Hoạt động 2. Kiểm tra bài cũ: - Mục đích: Kiểm tra kiến thức cũ của học sinh từ đó có phương hướng dạy và học. - Phương pháp: Vấn đáp, luyên tập - Phương tiện, tư liệu: kiến thức cũ của hs. Câu hỏi Đáp án sơ lược Biểu điểm *HS 1: -Đối với thấu kính hội tụ thì khi nào ta thu được ảnh thật, khi nào ta thu được ảnh ảo của vật? Nêu cách dựng ảnh của một vật sáng trước thấu kính hội tụ? Chữa bài tập 42-43.1. -HS1:+Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật. Khi đặt vật rất xa thấu kính thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự. +Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, lớn hơn vật và cùng chiều với vật. +Muốn dựng ảnh A/B/ của AB qua thấu kính (AB vuông góc với trục chính của thấu kính, A nằm trên trục chính), chỉ cần dựng ảnh B/của B bằng cách vẽ đường truyền của hai tia sáng đặc biệt, sau đó từ B/ hạ vuông góc xuống trục chính ta có ảnh A/ của A. BT đúng 3 Đ 2 đ 2đ 3đ *HS2: Chữa bài tập 42-43.2. Bài 42-43.1: S/ là ảnh ảo Vẽ đúng 10đ S' *Đáp án: S F F' O I Hoạt động 3. Giảng bài mới: Hoạt động 3.1: *ĐVĐ: giờ trước chúng ta đã nghiên cứu về thấu kính hội tụ và ảnh của nó , hôm nay cô và trò cùng luyện

File đính kèm:

  • docGiao an Vat li CIII.doc
Giáo án liên quan