Giáo án môn Vật lý 9 - Tiết 37: Dòng điện xoay chiều

A. MỤC TIÊU

- Nêu được sự phụ thuộc của chiều dòng điện cảm ứng vào sự biến đổi của số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây .

- Phát biểu được đặc điểm của dòng điện xoay chiều là dòng điện cảm ứng có chiều luân phiên thay đổi.

- Bố trí được TN tạo ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín theo hai cách , cho nam châm quay hoặc cho cuộn dây quay. Dùng đèn LED để phát hiện sự đổi chiều của dòng điện .

- Quan sát và rút ra được điều kiện chung làm xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.

B. CHUẨN BỊ.

 Đối với mỗi nhóm học sinh:

- 1 bộ Tn phát hiện dòng điện xoay chiều, 2 thanh nam châm vĩnh cửu

 Đối với Giáo viên:

- 1 bộ Tn phát hiện dòng điện xoay chiều, 2 thanh nam châm vĩnh cửu

- Bảng phụ kẻ sẳn bảng 1/ sgk

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 9 - Tiết 37: Dòng điện xoay chiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
@. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU A. MỤC TIÊU - Nêu được sự phụ thuộc của chiều dòng điện cảm ứng vào sự biến đổi của số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây . - Phát biểu được đặc điểm của dòng điện xoay chiều là dòng điện cảm ứng có chiều luân phiên thay đổi. - Bố trí được TN tạo ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín theo hai cách , cho nam châm quay hoặc cho cuộn dây quay. Dùng đèn LED để phát hiện sự đổi chiều của dòng điện . - Quan sát và rút ra được điều kiện chung làm xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều. B. CHUẨN BỊ. Đối với mỗi nhóm học sinh: - 1 bộ Tn phát hiện dòng điện xoay chiều, 2 thanh nam châm vĩnh cửu Đối với Giáo viên: - 1 bộ Tn phát hiện dòng điện xoay chiều, 2 thanh nam châm vĩnh cửu - Bảng phụ kẻ sẳn bảng 1/ sgk C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Kiểm tra ( 5p) - Chữa bài tập 32.1 và 32.3 2. Bài mới ( 35p ) Hoạt động của GV và HS Nội Dung Gv: qua phần kiểm tra nhấn mạnh lại đk xuất hiện dòng điện cảm ứng. ĐVĐ: Như SGK Hs: làm TN hình 33.1 theo nhóm quan sát hiện tượng và trả lời câu C1 ? - so sánh sự biến thiên số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây trong 2 t/hợp trên ? Gv: Nhắc lại cách sử dụng đèn LED đã học ở lớp 7 Hs: Dòng điện cảm ứng trong hai trường hợp trên có gì khác nhau ? kết luận ? Hs khác đọc phần kết luận - đọc mục 3 tìm hiểu khái niệm dòng điện xoay chiều ? Gv; liên hệ thực tế dòng điện sinh hoạt, các dụng cụ điện có ghi AC là chữ viết tắt Alternating Current của từ tiếng Anh nghĩa là dòng điện xoay chiều; DC ( Direct Current ) là dòng điện một chiều. Hs: Nêu các cách tạo ra dòng điện xoay chiều ? - đọc và trả lời câu C2 ? Hs làm Tn theo nhóm kiểm tra dự đoán đưa ra kết luận T/hợp 2: Tương tự Hs: nêu dự đoán về chiều dòng điện cảm ứng và giải thích ? Gv: làm TN kiểm tra hs quan sát Hs: Thảo luận đi đến kết luận câu C3 Hs; có những cách nào để tạo ra dòng điện cảm ứng xoay chiều ? kết luận Gv: hướng dẫn hs trả lời câu C4 Hs: Trả lời bài tập 33.1 và 33.2 /SBT ? I. Chiều của dòng điện cảm ứng. 1. Thí Nghiệm: ( sgk ) C1: khi đưa một cực của nam châm từ xa vào gần đầu một cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn tăng, một đèn sáng; sau đó đưa cực này ra xa cuộn dây thì số đương sức từ giảm, đèn thứ 2 sáng. dòng điện cảm ứng trong cuộn dây đổi chiều khi số đường sức từ đang tăng mà chuyển sang giảm. 2. Kết Luận: ( sgk ) 3. Dòng điện xoay chiều - Dòng điện luân phiên đổi chiều gọi là dòng điện xoay chiều. II. Cách tạo ra dòng điện xoay chiều 1. Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín C2: Khi cực N của nam châm lại gần thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn tăng. Khi cực N ra xa cuộn dây thì số đường sức từ qua S của cuộn dây dẫn giảm. khi nam châm quay liên tục thì thì số đường sức từ xuyên qua S luân phiên tăng giảm. Vậy dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây là dòng điện xoay chiều 2. Cho cuộn dây dẫn quay trong từ trường C3: Khi cuộn dây quay từ vị trí 1 sang vị trí 2 thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng. khi từ vị trí 2 quay tiếp thì số đường sức từ giảm. Nếu cuộn dây quay liên tục thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S luân phiên tăng giảm. Vậy dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây là dòng điện xoay chiều. 3. Kết Luận: ( sgk ) III. Vận dụng C4: Bài 33.1: C Bài 33.2: D 3. Củng cố (4p). - Nhắc lại đk xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín - các cách tạo ra dòng điện xoay chiều - Tìm hiểu phần “ có thể em chưa biết” 4. Hướng dẫn về nhà ( 1p ). - Học bài và làm bài tập còn lại / SBT

File đính kèm:

  • docL37.doc