Giáo án môn Vật lý 9 - Tuần 22 đến tuần 29

I/ MỤC TIÊU :

1-Kiên thức :

- Nhận biết được hiện tượng khúc xạ ánh sáng .

- Mô tả thí nghiệm quan sát đường truyền của ánh sáng đi từ không khí sang nước và ngược lại - Phân biệt được hiện tượng khúc xạ ánh sáng với hiện tượng phản xạ áng sáng .

- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng đơn giản do sự đổi hướng của ánh sáng khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường gây nên .

2-Kỹ năng :

- Nghiên cứu 1 hiện tượng khúc xạ ánh sáng qua thí nghiệm .

- Tìm ra quy luật của hiện tượng .

3-Thái độ :

- Có ý thức nghiên cứu hiện tượng để thu thập thông tin .

II/ CHẨN BỊ :

* Đối với giáo viên :

- 1 bình nhựa trong suốt hình hộp chữ nhật chứa nước trong và một miếng xốp phẳng .

- Một đèn có khe hẹp .

* Đối với nhóm học sinh :

-1 bình nhựa trong suốt hình hộp chữ nhật chứa nước trong và một miếng xốp phẳng .

- Một đèn có khe hẹp , 3 cây đinh ghim . 1 cái bát , 1 cái ca đong nước , 1 cái đũa .

III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC .

 

doc35 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 856 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Vật lý 9 - Tuần 22 đến tuần 29, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 – tiết 44 HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG I/ MỤC TIÊU : 1-Kiên thức : - Nhận biết được hiện tượng khúc xạ ánh sáng . - Mô tả thí nghiệm quan sát đường truyền của ánh sáng đi từ không khí sang nước và ngược lại - Phân biệt được hiện tượng khúc xạ ánh sáng với hiện tượng phản xạ áng sáng . - Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng đơn giản do sự đổi hướng của ánh sáng khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường gây nên . 2-Kỹ năng : - Nghiên cứu 1 hiện tượng khúc xạ ánh sáng qua thí nghiệm . - Tìm ra quy luật của hiện tượng . 3-Thái độ : - Có ý thức nghiên cứu hiện tượng để thu thập thông tin . II/ CHẨN BỊ : * Đối với giáo viên : - 1 bình nhựa trong suốt hình hộp chữ nhật chứa nước trong và một miếng xốp phẳng . - Một đèn có khe hẹp . * Đối với nhóm học sinh : -1 bình nhựa trong suốt hình hộp chữ nhật chứa nước trong và một miếng xốp phẳng . - Một đèn có khe hẹp , 3 cây đinh ghim . 1 cái bát , 1 cái ca đong nước , 1 cái đũa . III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC . * Hoạt động : Tổ chức hoạt động dạy và học . -HS các nhóm tiến hành làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV và trả lời các câu hỏi đưa ra : - Cho các nhóm đặt đặt cái đũa vào bát quan sát cho biết hình dạng chiếc đũa như thế nào ? - Đổ nước vào bát , quan sát chiếc đũa cho biết đũa lúc này như thế nào ? - Vì sao đũa lại bị gãy khúc tại mặt nước ? Để trả lời câu hỏi này ta đi vào bài học “ Hiện tượng khúc xạ ánh sáng “ * Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự khúc xạ ánh sáng từ không khí vào nước . I/ HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG . 1-Quan sát : - HS quan sát nhận xét về đường truyền ánh sáng : + AS từ S -> I truyền thẳng . + AS ti72 I -> truyền thẳng . + AS đi từ S -> đến mặt phân cách rồi đến K bị gãy khúc tại I . 2-Kết luận : Tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường sang môi trường trong suốt khác tại mặt phân cách giữa 2 môi trường . hiện tượng đó gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng . 3-Một vài khái niệm : - HS quan sát đồng thời ghi khái niệm vào vở + I : Điểm tới . + SI : Tia tới . + IK : Tia khúc xạ . + PQ : mặt phân cách . + NN’PQ ; NN’ : Đường pháp truyến tại I + SIN : Góc tới ; KIN’ : Góc phản xạ . 4-Thí nghiệm : -Nhóm tiến hành thí nghiệp và quan sát trả lời C1 : + Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới . + Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới . - Các nhóm thảo luận thống nhất : + Thay đổi góc tới tăng lên hoặc giảm đi . quan sát góc khúc xạ trên bảng chia độ . Từ đó rút ra nhận xét . 5-Kết luận : Khi truyền ánh sáng từ không khí sang nước thì : + Tia khú xạ nằm trong mặt phẳng tới . + Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới . -Từng HS thực hiện C3 : S N KK i Nước r N’ K - GV làm thí nghiệm 40.1 cho HS quan sát và nêu nhận xét về đường truyền ánh sáng ? - GV làm thí nghiệm chiếu tia sáng qua tấn thủy tinh hình chữa nhật để HS quan sát . - Qua thí nghiệm tên hãy rút ra kết luận ? - GV chỉ trên hình vẽ cho HS quan sát về một vài khái niệm . - Cho HS đọc phần thí nghiệm và quan sát hình 40.2 , bố trí thí nghiệm theo hình 40.2 . - Quan sát trên bảng chia độ cho biết góc tới như thế nào với góc khúc xạ ? - Cho nhóm thẻo luận thực hiện C2 ? - Qua thí nghiệm và phân tích trên các nhóm thảo luận rút ra kết luận ? - Qua thí nghiệm và kết luận từng HS thực hiện C3 vào giấy nháp , gọi 1HS lên bảng thực hiện , lớp bổ xung hoàn chỉnh . * Hoạt động 3 : Tìm hiểu sự khúc xạ của tia sáng khi truyền từ nước sang không khí . II/ SỰ KHÚC XẠ TIA SÁNG KHI TRUYỀN TỪ NƯỚC SANG KHÔNG KHÍ . 1-Dự đoán : - Đại diện mhóm nêu dự đoán : + Chiếu tia sáng từ nước sang không khí bằng cách đặt nguồn sáng ở dưới đáy bình nước . 2-Thí nghiệm kiểm tra : - Đọc tìm hiểu phần thí nghiệm , quan sát hình 40.3 và tiến hành thí nghiệm kiểm tra . + Nhìn đinh ghim B không nhìn thấy đinh ghim A . + Nhìn đinh ghim C không nhìn thấy đinh ghim A,B . + Nhấc miếng gỗ ra : nối điểm A,B,C ta được đường truyền của tia sáng từ S qua B rồi qua C đến mắt . - Nhóm HS đo góc tới và góc khúc xạ và so sánh thực hiện C5 : 3-Kết luận : Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí thì : + Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới . + Góc khúc xạ lớn hơn góc tới . -Nhóm HS thảo luận đưa ra được : * Giống nhau : +Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới . * Khác nhau : + AS đi từ không khí sang nước : r < i + AS đi từ nước sang không khí : r > i - Cho HS các nhóm đọc và thực hiện C4 ? - GV quan sát các nhóm tiến hành thí nghiệm kiểm tra , giúp đỡ nhóm gặp khó khăn . - Qua thí nghiệm cho các nhóm thảo luận thực hiện C5 ? - Hướng dẫn nhóm kẻ mặt phân cách , pháp truyến , đo góc tới , góc khúc xạ thực hiện C5 ? - Từ thí nghiệm nhóm thảo luận rút ra kết luận ? - Qua 2 kết luận hãy cho biết AS từ không khí sang nước và ngược lại từ nước sang không khí có gì giống và khác nhau ? * Hoạt động 4 : Vận dụng . -Nhóm HS thảo luận báo cáo C7 : Hiện tượng phản xạ ánh sáng Hiện tượng khúc xạ ánh sáng S N P o - Tia tới gặp mặt phân cách giữa 2 môi trường trong suốt bị hắt trở lại môi trường trong suốt cũ . - Góc phản xạ bằng góc tới . N S KK Nước I N’ K - Tia tới gặp mặt phân cách giữa 2 môi trường trong suốt bị gãy khúc tại mặt phân cách và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ 2 . - Góc khúc xạ không bằng góc tới -Nhóm tiếp tục thảo luận C8 thông nhất : M + Khi chưa đổ nước vào bát ta không nhìn thấy đầu A của cái đũa vì ánh sáng truyền KK I theo đường thẳng . Nước B + đổ nước vào bát , giữ nguyên vị trí đặt mắt , ta nhín thấy A . Vì ánh sáng truyền từ A A đến mắt không theo đường thẳng . - Cho nhóm thảo luận C7 , cho 1 nhóm đại diện báo cáo , nhóm khác bổ xung ? - Tiếâp tục cho nhóm thảo luận C8 , GV quan sát hoạt động từng nhóm . * Hoạt động : Củng cố và dặn dò . 1-Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì ? Phân biệt hiện tượng phản xạ và hiện tượng khúc xạ ánh sáng . 2-Phân biệt sự khác nhau giữa áng sáng đi từ không khí sang nước và đi ngược lại ? + Học thuộc điều ghi nhớ của bài , làm bài tập 40 (SBT) Tuần 23 – tiết 45 QUAN HỆ GIỮA GÓC TỚI VÀ GÓC KHÚC XẠ I/ MỤC TIÊU : 1-Kiên thức : - Mô ta được sự thay đổi của góc khúc xạ khi góc tới tăng hoặc giảm . - Mô tả được thí nghiệm thể hiện mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ . 2-Kỹ năng : - Thực hiện được thí nghiệm về khúc xạ ánh sáng . Biết đo đạc được góc tới và góc khúc xạ để rút ra quy luật . 3-Thái độ : - Có ý thức nghiên cứu hiện tượng , sáng tạo để thu thập thông tin . II/ CHẨN BỊ : * Đối với giáo viên : - Chuẩn bị tốt , đầy đủ dụng cụ thí nghiệm cho từng nhóm HS . * Đối với học sinh : -Đầy đủ dụng cụ thí nghiệm theo hình 41.1 (SGK) III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC . * Hoạt động : Kiểm tra bài cũ . 1-Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì ? Phân biệt hiện tượng phản xạ và hiện tượng khúc xạ ánh sáng . 2-Phân biệt sự khác nhau giữa áng sáng đi từ không khí sang nước và đi ngược lại ? * Hoạt động 2 : Tổ chức tìng huống hoạt động dạy và học . - Theo SGK trang 111 . *Hoạt động 3 : Nhận biết được sự thay đổi của góc khúc xạ theo góc tới . I/ SỰ THAY ĐỔI GÓC KHÚC XẠ THEO GÓC TỚI . 1-Thí nghiệm : - Nhóm đọc phần thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm . Đồng thời thảo luận thực hiện C1 : + Ánh sáng từ A truyền đến I bị I che khuất , ánh sánh từ I truyền tới mắt bị A’ che khuất . + Bảng kết qủa . Lần đo Góc tới (i) Góc khúc xạ (r) 1 600 . . . . . . . . . . . . . 2 450 . . . . . . . . . . . . . 3 300 . . . . . . . . . . . . . 4 00 . . . . . . . . . . . . . 2-Kết luận :Khi ánh sáng truyền từ không khí sang thuỷ tinh : +Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới . +Góc tới tăng (giảm) gòa khúc xạ cũng tăng (giảm) 3-Mở rộng : * Khi chiếu ánh sáng từ không khí sang môi trường trong suốt rắn , lỏng khác nhau đều tuân theo : + Góc tới giảm thì góc khúc xạ cũng giảm . + Góc khúc xạ < góc tới ( r < i ) + Góc tới bằng 0 thì góc khúc xạ bằng 0. - GV cho từng nhóm đọc phần thí nghiệm tiến hành thí nghiệm và theo dõi hoạt động từng nhóm . - Từ hiện tượng thu thập được của thí nghiệm thực hiện C1,C2 ? - Quan sát bảng chia độ xác định góc khúc xạ ghi vào bảng kết qủa khi góc tới bằng 600 , 450 , 300 , 00 ? - Từ kết qủa thí nghiệm các nhóm rút ra kết luận ? - GV giới thiệu phần mở rông HS chú ý ghi vở . * Hoạt động 4 : Vận dụng . III/ VẬN DỤNG . -Từng HS đọc , quan sát , suy nghĩ phát biểu trước lớp để đi đến thống nhất . M P Q B A -Xác định đường truyền ánh sáng. +Mối B với A cắt mặt phân cách tại I . +I điểm tới , IM tia khúc xạ . +Nối A với I ta được tia tới . +AIM là đường truyền ánh sáng . -Từng HS quan sát xác định được tia khúc xạ IG vì có r < i - Từng HS đọc C3 và quan sát hình 41.2 thảo luận lớp tìm ra cách vẽ đường truyền của tia sáng từ sỏi đến mắt ? - Ánh sáng truyền từ A đến M co truyền theo đường thẳng không ? Vì sao ? - Khi nhìn vào nước mắt nhìn thấy A hay B ? Vì sao ? - Muốn xác định điểm tới ta làm như thế nào ? - Cho từng HS quan sát hình 41.3 xác định tia khúc xạ * Hoạt động : Củng cố và hướng dẫn về nhà . Khi ánh sáng truyền từ môi trường không khí sang môi trường trong suốt lỏng , rắn thì góc khúc xạ như thế nào với góc tới ? Khi nhìn vào nước thấy con cá đang bơi . Đó là cá thật hay ảnh của cá ? Tại sao ? +học thuộc phần ghi nhớ . +Làm bài tập 41.1 (SBT) Tuần 23 – tiết 46 THẤU KÍNH HỘI TỤ I/ MỤC TIÊU : 1-Kiên thức : - Nhận dạng được thấu kính hội tụ . - Mô ta được sự khúc xạ của các tia sáng đặc biệt (tia tới đi qua quang tâm , tia đi qua tiêu điểm , tia song song với trục chính ) qua thấu kính hội tụ . - Vận dụng kiến thức đã học để giải bài toán đơn giản về thấu kính hội tụ và giải thích hiện tượng thường gặp trong thực tế . 2-Kỹ năng : - Biết làm thí nghiệm dựa trên các yêu cầu của kiến thức trong sách giáo khoa -> tìm ra đặc điểm của thấu kính hội tụ . 3-Thái độ : -Nhanh nhẹn , nghiêm túc , sáng tạo để thu thập thông tin . II/ CHẨN BỊ : * Đối với giáo viên : Chuẩn bị tốt , đầy đủ dụng cụ thí nghiệm cho từng nhóm HS . Một số thấu kính hội tụ . * Đối với nhóm học sinh : - Đầy đủ dụng cụ thí nghiệm theo hình 42.2 (SGK) III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC . * Hoạt động : Kiểm tra bài cũ . 1-Khi ánh sáng truyền từ môi trường không khí sang môi trường trong suốt lỏng , rắn thì góc khúc xạ như thế nào với góc tới ? 2-Khi nhìn vào nước thấy con cá đang bơi . Đó là cá thật hay ảnh của cá ? Tại sao ? * Hoạt động 2 : Tổ chức tình huống hoạt động dạy và học . - Theo SGK trang 113 . * Hoạt động 3 : Tìm hiểu đặc điểm của thấu kính hội tụ . I/ ĐẶC ĐIỂM CỦA THẤU KÍNH HỘI TỤ . 1-Thí nghiệm : - Nhóm quan sát hình 42.2 thảo luận tiến hành làm thí nghiệm . + Chùm tia khúc xạ qua thâu kính hội tụ tại một điểm . gọi là thâu kính hội tụ . + Tia tới thấu kính gọi là tia tới . Tia khúc xạ ra khỏi thấu kính gọi là tia ló . 2-Hình dạng của thấu kính hội tụ . + Thấu kính được làm bằng vật liệu trong suốt + Phần rìa mỏng hơn phần giữa . +Quy ước vẽ và ký hiệu của thấu kính hội tụ - GV cho nhóm đọc tài liệu quan sát hình 42.2 tiến hành thí nghiệm . - Quan sát chùm tia khúc xạ trả lời C1 ? - GV giới thiệu thiệu tia tới , tia khúc xạ được gọi là gì ? - Quan sát một số thấu kính cho biết thấu kính được làm bằng gì ? - Quan sát các loại thấu kính hội tụ thực hiện C3 ? - GV giới thiệu quy ước vẽ , ký hiệu của thấu kính hội tụ ? * Hoạt động 4 : Tìm hiểu các khái niệm trục chính , quang tâm , tiêu điểm , tiêu cự của thấu kính hội tụ . II/ TRỤC CHÍNH , QUANG TÂM , TIÊU ĐIỂM , TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH HỘI TỤ . 1-Trục chính : + Tia ở giữa đi qua thâu kính truyền thẳng không đổi hướng . + Dùng thước kẻ để kiểm tra . + Các tia sáng song tới thấu kính có 1 tia cho tia ló truyền thẳng không đổi hướng . tia này trùng với một đường thẳng được gọi là trục chính () của thấu kính . 2-Quang tâm : -Trục chính cắt thâu kính hội tụ tại điểm O , điểm O gọi là quang tâm . Mọi tia sáng đi qua quang tâm O truyền thẳng không đổi hướng . o 3-Tiêu điểm : -Nhóm làm lại thí nghiệm quan sát , từng cá nhân vẽ hình thực hiện C5 : O F F O + Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại một điểm F nằm trên trục chính . F gọi là tiêu điểm của thấu kính hội tụ . + Mỗi thấu kính có 2 tiêu điểm F và F’ nằm về 2 phía thấu kính , cách đều quang tâm O 4-Tiêu cự : +Khoảng cách từ quang tâm đến mỗi tiêu điểm OF = OF’ = f gọi là tiêu cự của thấu kính . F F’ - Cho lớp thảo luận trả lời C4 ? - Qua phần thu thập thông tin cho biết trục chính là đường như thế nào ? - GV giới thiệu quang tâm HS ghi vào vở . - Từ những hiểu biết vừa tiếp thi hãy thể hiện bằng hình vẽ . - Cho HS làm lại thí nghiệm theo hình 42.4 quan sát thực hiện C5 ? - Từ hình vẽ , thu thập thông tin cho biết như thế nào là tiêu điểm của thấu kính ? - GV thông báo tiêu cự , tia đặc biệt đi qua tiêu điểm để HS nắm . * Hoạt động 5 : Vận dụng . -Sau khi thống nhất HS vẽ vào vở . S O F’ F C8 : + Chùm tia khúc xạ qua thâu kính hội tụ tại một điểm . gọi là thâu kính hội tụ . - Cho từng HS vẽ độc lập làm C7 vào vở nháp, gọi 1 em lên bảng vẽ lớp bổ sung hoàn chỉnh - Gọi 1HS trả lời câu hỏi nêu ra ở đầu bài ? * Hoạt động 6 : Củng cố và hướng dẫn về nhà . 1-Nêu các đặc điểm của thấu kính hội tụ ? 2-Trục chính là đường như thế nào ? Các tia sáng qua quang tâm có đặc điểm gì ? Tiêu điểm của thấu kính là gì ? Các tia sáng qua tiêu điểm có đặc điểm gì ? Thấu kính hội tụ có mấy tia sáng đặc biệt ? Nói rõ nội dung của mỗi tia ? + Học thuộc điều ghi nhớ . + Vận dụng làm bài tập 42 ( SBT ) . Tuần 24 – tiết 47 ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH HỘI TỤ I/ MỤC TIÊU : 1-Kiên thức : - Nêu được trong trường hợp nào TKHT cho ảnh thật và cho ảnh ảo của một vật và chỉ ra được đặc điểm của các ảnh này . - Dùng các tia sáng đặc biệt dựng được ảnh thật và ảnh ảo của một vật qua TKHT . 2-Kỹ năng : - Rèn kỹ năng nghiện cức hiện tượng tạo ảnh của TKHT bằng thực nghiệm . - Rèn kỹ năng tổng hợp thông tin thu thập được để khái quát hóa hiện tượng . 3-Thái độ : - Phát huy lòng say mê khoa học thông qua tiết học . II/ CHẨN BỊ : * Đối với giáo viên : - Chuẩn bị tốt , đầy đủ dụng cụ thí nghiệm cho từng nhóm HS * Đối với nhóm học sinh : -Đầy đủ dụng cụ thí nghiệm theo hình 43.2 (SGK) III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC . * Hoạt động : Kiểm tra bài cũ . 1-Hãy nêu đặc điểm của các tia sáng qua TKHT ? 2-Cho biết cách nhận biết của TKHT ? * Hoạt động 2 : Tổ chức tình huống hoạt động dạy và học . - Đặt TKHT sát vào mặt trang sách vật lý . Khi từ từ dịch chuyển TKHT ra xa trang sách . Quan sát hiện tượng thấy hiện tượng như thế nào ? Khi nào có hiện tượng đó ? Để hiểu rõ và trả lời được câu hỏi ta vào bài “ Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ “ * Hoạt động 3 : Tìm hiểu đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi TKHT . I/ ĐẶC ĐIỂM CỦA ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH HỘI TỤ . 1-Thí nghiệm : - Nhóm HS quan sát và tiến hành làm thí nghiệm . - HS kể bảng 1 , quan sát kết qủa thí nghiệm rút ta nhận xét ghi vào bảng 1 . TN Khoảng cách từ vật đến thấu kính (d) Đặc điểm của ảnh Thật Cùng chiều Lớn hơn Ảo Ngược chiều Nhỏ hơn 1 Vật ở rất xa TK Thật cùng chiều nhỏ hơn 2 d > 2f Thật cùng chiều nhỏ hơn 3 f < d < 2f Thật cùng chiều lớn hơn 4 d < f Ảo ngược chiều lơn hơn - HS phát biểu ý kiến độc lập , lớp bổ xung : - Cho HS các nhóm quan sát hình 43.2 lắp ráp thí nghiệm như hình vẽ , giáo viên quan sát từng nhóm , giúp đỡ nhóm gặp khó khăn . - Các nhóm làm thí nghiệm đồng thời ghi các nhận xét vào bảng ? GV hướng dẫn nhóm dịch chuyển màn hứng ảnh đến vị trí phù hợp . - Gọi 1 -> 2 nhóm lên cáo cáo nhận xét của nhóm , các nhóm khác có thể bổ xung . - Gọi một HS đọc phần thu thập thông tin , GV đặt câu hỏi : - Một vật sáng đặt rất xa trên trục chính có ảnh ở đâu ? - Vật đặt vuông góc với trục chính cho ảnh như thế nào ? * Hoạt động 4 : Dựng ảnh của một vật tạo bởi TKHT . II/ CÁC DỰNG ẢNH : 1-Dựng ảnh của một điển sáng S tạo bởi TKHT . - Từng HS đọc phần thu thập thông tin và thực hiện C4 vào vở nháp : - Các HS khác dựng song so sánh bổ xung để hoàn chỉnh : S F’ F O S’ +Từ S dựng tia sáng song song với trục chính , tia ló đi qua tiêu đểm F’ . +Từ S dựng tia sáng qua quang tâm O , tia ló truyền thẳng không đổi hướng . + Giao điểm của 2 tia ló tại S’ , S’ là ảnh của điểm sáng S 2-Dựng ảnh của một vật sáng AB tạo bởi TKHT . - Từng HS đọc tìm hiểu C5 , chú ý theo sự hướng dẫn của GV và vẽ hình 43.4 vào vở , trả lời câu hỏi gợi ý . - Trước hết dựng hình vào vở nháp . B I A O F’ A’ F B’ B’ ( Hình 43.4a ) B O F’ A’ F A ( Hình 43.4b ) - Trình bày cách dựng ảnh của điểm sáng S ? - Theo dõi HS dựng ảnh , gọi 1 HS lên bảng dựng ảnh ? - Cho từng HS đọc tìm hiểu C5 và đặt câu hỏi : + Muốn vẽ được ảnh trước hết phải làm gì ? - Chon tỷ lệ xích 1cm ứng với 1mm . - Yêu cầu HS vẽ hình 43.4 vào vở chinh xác theo tỷ lệ xích ? - Muốn vẽ ảnh của B ta làm thế nào ? - Yêu cầu 2 em lên bảng dựng hìng 43.4a , 43.4b cùng lúc . Cho lớp bổ xung để hoàn chỉnh . - Cho biết ảnh A’B’ ở hình là những ảnh gì ? * Hoạt động 5 : Vận dụng . III/ VẬN DỤNG : C6 : a- f = 12cm ; d = 36cm ; h = 1cm ; d’ = ?cm + Xét ABO ~A’B’O có : => A’B’ = (1) + Xét OFI ~ø A’B’F có : => A’B’ = (2) + Từ (1) và (2) ta có ==> => A’O = 3.OA’-36 => OA’ = 18 (cm) + Thay vào (1) ta có : A’B’ = = 0,5 (cm) b- Xét A’B’F ~ OIF có : => A’B’ = (1) Xét ABO ~ A’B’O có : => A’B’ = (2) + Từ (1) và (2) ta có = => => 3.A’O =2A’O + 24 => A’O = d’ = 24 (cm) Thay vào 1 ta có : h =A’B’ == 3 (cm) - Hướng dẫn HS vận dụng tam giác động dạng để tìm OA’ = d ; A’B’ = h - Quan sát hình 43.4a cho biết các cặp tam giác đồng đồng dạng ? - Từ đó rút tỉ lệ của các cặp cạnh tương ứng ? - Kết hợp 2 cặp tỉ lệ hãy tìm A’B’ vả OA’? - Quan sát hình 43.4b cho biết các cặp tam giác đồng đồng dạng ? - Từ đó rút tỉ lệ của các cặp cạnh tương ứng ? - Kết hợp 2 cặp tỉ lệ hãy tìm A’B’ vả OA’? * Hoạt động 6 : Củng cố và hướng dẫn về nhà . 1- Khi nào ta có ảnh của vật nằm ngay trên tiêu cự của TKHT ? 2- Vật đặt trong khoảng nào cho ta ảnh thật lớn hơn vật ? Cho ảnh thật nhỏ hơn vật ? 3- Khi nảo cho ảnh ảo ? 4- Muốn dựng ảnh A’B’ của AB qua TKHT ta làm thế nào ? + Học thuộc phần ghi nhớ . + Làm hết bài tập 43 (SBT) . Tuần 24 – tiết 48 THẤU KÍNH PHÂN KỲ I/ MỤC TIÊU : 1- Kiên thức : - Nhận dạng được thấu kính phân kỳ . - Vẽ được đường truyền của 2 tia sáng đặc biệt (Tia tới đi qua quang tâm và tia tới song song với trục chính ) qua TKPK . - Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một vài hiện tượng đã học trong thực tiễn . 2- Kỹ năng : - Biết tiến hành thí nghiệm như bài TKHT . Từ đó rút ra được đặc điểm của THPK . - Rèn kỹ năng vẽ hình . 3- Thái độ : - Nghiêm túc trong học tập , cộng tác với bạn trong nhóm để thực hiện thành công các thí nghiệm . II/ CHẨN BỊ : * Đối với giáo viên : - Chuẩn bị tốt , đầy đủ dụng cụ thí nghiệm cho từng nhóm HS - Một số TKHT và TKPK . * Đối với học sinh : - Đầy đủ dụng cụ thí nghiệm theo hình 44.1 (SGK) III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC . * Hoạt động : Kiểm tra bài cũ . 1- Vật đặt ở khoảng nào trong TKHT thì cho ảnh thật , ảnh ảo ? 2- Muốn dựng ảnh của vật đặt vuông góc với trục chính của TKHT ta làm như thế nào ? * Hoạt động 2 : Tổ chức tình huống hoạt động dạy và học . Bài học trước các em đã biết được các đặc điểm của TKHT . Vậy TKPK có những đặc điểm Như thế nào so với TKHT . Để biết được ta vào bài “ TKPK “ * Hoạt động 3 : Tìm hiểu đặc điểm của TKHT . I/ ĐẶC ĐIỂM CỦA TKPK . 1- Quan sát và tìm cách nhận biết . + TKPK có rìa dày hơn phần giữa . + Nhìn qua TKPK thấy dòng chữ nhỏ hơn so với dòng chữ bình thường . 2-Thí nghiệm : - Các nhóm tiến hành và quan sát trả lời C3 : + Chiếu 1 chùm tia tới song song cho chùm tia ló là chùm tia phân kỳ . Nên gọi TK đó là TKPK . + Ký hiệu của thấu kinh phân kỳ : - Cho HS quan sát 2 loại TK được trộn lẫn vào nhau , yêu cầu HS cho biết cách chọn ra thấu kính hội tụ ? - Các TK còn lại là TKPK cho biết các TKPK này có đặc điểm gì ? - Khi đưa TKPK gần dòng chữ trên trang sách nhìn qua TKPK thấy dòng chữ như thế nào ? - Cho HS các nhóm bố trí thí nghiệm như hình 44.1 . Quan sát thí nghiệm trả lời C3 ? + Cho HS đọc phần thú thập thông tin và đặt câu hỏi : Mô tả tiết diện của TK bị cắt theo phương TK như thế nào ? * Hoạt động 4 : Tìm trục chính , quang tâm , tiêu điểm , tiêu cự của TKPK . II/ TRỤC CHÍNH , QUANG TÂM , TIÊU ĐIỂM , TIÊU CỰ CỦA TKPK . 1-Trục chính : - Nhóm tiến hành thí nghiệm quan sát thảo luận C4 thống nhất : + Tia ở giữa đi qua thấu kính truyền thẳng không đổi hướng . + Dùng thước thẳng để kiểm tra dự đoán . + Trong các tia tới vuông góc với mặt thấu kính , có 1 tia cho tia ló truyền thẳng không đổi hướng . Tia này trùng với một đường thẳng được gọi là trục chính () của thấu kính 2- Quang tâm : -Trục chính đi qua điểm O mà mọi tia sáng tới điểm này đều truyền thẳng không đổi hướng . Điểm O gọi là quang tâm của thấu kính . O 3-Tiêu điểm : - Từng HS vẽ 2 tia ló kéo dài và trả lời câu hỏi đặt ra của GV : - 1HS lên bảng vẽ lại tia tới , tia ló của thí nghiệm các bạn khác bổ sung : F O + Chùm tia tới song song với trục chính của TKPK cho các tia ló kéo dài cắt nhau tại điểm F nằm trên trục chính . Điểm F gọi là tiêu điểm của TKPK . + Mỗi TK PK có 2 tiêu điểm F và F’ nằm về 2 phía của tkpk và cách đều quang tâm O . 4-Tiêu cự : - HS chú ý lăng nghe và ghí vào vở : + Khoảng cách từ quang tâm tới mỗi tiêu điểm OF = OF’ =f gọi là tiêu cự của TKPK . - Cho các nhóm làm lại thí nghiệm theo hình 41.1 . Quan sát thảo luận C4 theo hướng dẫn của GV : - Đường thẳng như thế nào được gọi là trục chính ? - GV làm thí nghiệm chiếu các tia sáng tới đi qua quang tâm cho HS quan sát các tia ló để rút ra nhận xét về quang tâm ? - Kéo 2 tia ló về phía tia tới , em thấy chúng cắt nhau như thế nào ? - Lấy tinh thần sung phong lên bảng vẽ hình ? - Cho HS tìm hiểu phần thu thập thông tin và đặt câu hỏi : - Khi nào gọi

File đính kèm:

  • docGIAO AN VAT LY 9 (1).doc
Giáo án liên quan