Giáo án môn Vật lý khối 8 Bài 11: Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Acsimet

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Viết được công thức tính lực đẩy Acsimét, nêu đúng tên và các đại lượng trong công thức.

2. Kĩ năng: - Tập đề xuất phương án thí nghiệm trên cơ sở dụng cụ có sẵn, sử dụng dụng cụ lực kế, bình chia độ .

3. Thái độ: - Tham gia hoạt động nhóm, mạnh dạn đưa ra y kiến.

II. Chuẩn bị:

1. GV: - Cho mỗi nhóm: một lực kế, 1 quả nặg 50cm3, 1giá đỡ, bình nước, khăn lau khô.

2. HS: - Mỗi hs 1 bảng báo cáo (tự chép sẵn vào giấy).

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý khối 8 Bài 11: Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Acsimet, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15 Ngày soạn: 24-11-2013 Tiết : 15 Ngày dạy : 26-11-2013 Bài 11: Thực hành: NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY ACSIMET I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Viết được công thức tính lực đẩy Acsimét, nêu đúng tên và các đại lượng trong công thức. 2. Kĩ năng: - Tập đề xuất phương án thí nghiệm trên cơ sở dụng cụ có sẵn, sử dụng dụng cụ lực kế, bình chia độ... 3. Thái độ: - Tham gia hoạt động nhóm, mạnh dạn đưa ra y kiến. II. Chuẩn bị: 1. GV: - Cho mỗi nhóm: một lực kế, 1 quả nặg 50cm3, 1giá đỡ, bình nước, khăn lau khô. 2. HS: - Mỗi hs 1 bảng báo cáo (tự chép sẵn vào giấy). III. Tổ chức hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: - Viết công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimet? - Chữa bài 12.1, 12.2 SBT? 3. Tiến trình: GV tổ chức các hoạt động Hoạt động của học sinh Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Ôn lại một số kiến thưc có liên quan: - Dùng lực kế đo trọng lượng cần chú ý những gì? - Một vật nhúng trong chất lỏng thì chịu tác dụng của lực nào? Lực này có phương chiều như thế nào độ lớn được tính bằng công thức nào? - Viết công thức tính lực đẩy Acsimét, giải thích các kí hiệu và đại lượng trong công thức - Hãy cho biết phương án thí nghiệm kiểm tra công thức FA=d.V - Các nhóm căn cứ váo nội dung câu hỏi của GV để trả lời. - Lực đẩy Acsimét. Phương thẳng đứng, chiều hướng từ dưới lên. - FA=d.V - HS đề xuất phương án thí nghiệm. I. Trả Lời câu hỏi: - C4: FA=d.V d là trọng lượng riêng của chất lỏng, đơn vị N/m3. V là phần thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ, đơn vị m3. FA là lực đẩy Acsimet, đơn vị N. - C5: Đo độ lớn lực đẩy Acsimet. - Đo trọng lượng phần chất lỏng có thể tích bằng thể tích của vật. Hoạt động 2: Tiến hành làm thí nghiệm: - Trước khi hs làm thí nghiệm, nhắc các nhóm khi đo trọng lượng phải tiến hành đo từ 2 -> 3 lần, cần dùng dẻ lau thật khô vật nặng. - Cho hs trả lời C1? - Vận dụng công thức FA= P-F, tính giá trị trung bình 3 lần đo độ lớn lực đẩy Acsimét và ghi vào bảng kết quả - Y/c hs thay số vào công thức: - Theo dõi hs làm thí nghiệm - Cho hs trả lời C2? Vận dụng công thức tính thể tích của vật? V=V2-V1 - Cho hs trả lời C3? - Cho hs thay kết quả của từng lần đo vào công thức PN=P1-P2? - Y/c hs thay kết quả tính được sau mỗi lần đo vào công thức? và ghi kết quả vào bảng báo cáo. - Quan sát hình vẽ 1.1 và 1.2 SGK tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn SGK. - Xác định các giá trị đo ghi vào bảng báo cáo FA= P-F 1. Đo thể tích của vật nặng các nhóm quan sát hình 11.3 và 11.4 tiến hành làm thí nghiệm theo hướng dẫn SGK => ghi kết quả vào bảng báo cáo. 2. Đo trọng lượng của chất lỏng có thể tích bằng thể tích của vật các nhóm nghe GV hướng dẫn đo trọng lượng P1 và trọng lượng P2 - Đo 3 lần lấy kết quả ghi vào bảng báo cáo. - HS thực hiện theo y/c của GV - Các nhóm tự nhận xét, rút ra kết luận và ghi vào bảng báo cáo. II. Kết quả đo lực đẩy Acsimét: - Kết quả trung bình : III. Kết quả đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật 1. Đo thể tích của vật nặng chính là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ: Lần đo Trọng lượng P1 (N) Trọng lượng P2 (N) Trọng lượng phần nước bị vật chiếm chỗ PN=P2-P1 (N) 1 2 3 Kết quả trung bình IV. So sánh kết quả đo PN và FA . Rút ra kết luận: * PN .?..FA mà PN=d.V=>FA=.* Hoạt động 3: Hoàn thành mẫu báo cáo: - Cho HS hoàn thành mẫu báo cáo thực hành? - Thu báo cáo thí nghiệm, y/c các nhóm sắp xép đồ dùng. - Nhận xét buổi thực hành trước lớp. - HS hoàn thành mẫu báo cáo thực hành. - HS thu dọn dụng cụ. - HS thu mẫu báo cáo thực hành. IV. BÁO CÁO THỰC HÀNH, NGHIỆM LẠI VỀ LỰC ĐẨY ÁC SIMÉT: IV. Củng cố: - Chỉnh sữa sai sót của HS trong quá trình làm thực hành. - Hệ thống lại các kiến thức cần nhớ cho HS. V. Hướng dẫn về nhà: - Ôn lại các kiến thưc đã học. - Lưu ý một số công thức cần nhớ. - Chuẩn bị kiến thức cho bài tiếp theo. Rút kinh nghiệm:................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTuan 15 Ly 8 Tiet 15 nam 20132014.doc
Giáo án liên quan