Giáo án môn Vật lý khối 9 - Nguyễn Trường Sơn - Tiết 57: Bài tập quang hình học

I/ MỤC TIÊU

1. Vận dụng kiến thức để giải được các bài tập định tính và định lượng về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, về các thấu kính và về các dụng cụ quang học đơn giản.

2. Thực hiện đúng các phép vẽ hình quang học.

3. Giải thích được một số hiện tượng và một số ứng dụng về quang hình học.

II/ CHUẨN BỊ

1. Đối với mỗi học sinh:

- Ôn lại từ bài 40 đến bài 50.

2. Cho mỗi nhóm:

- Dụng cụ minh hoạ cho bài tập 1.

III/ HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý khối 9 - Nguyễn Trường Sơn - Tiết 57: Bài tập quang hình học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Ngày soạn: 01/04/2007 Tiết 57 Ngày dạy: 02/04/2007 BÀI 51: BÀI TẬP QUANG HÌNH HỌC I/ MỤC TIÊU Vận dụng kiến thức để giải được các bài tập định tính và định lượng về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, về các thấu kính và về các dụng cụ quang học đơn giản. Thực hiện đúng các phép vẽ hình quang học. Giải thích được một số hiện tượng và một số ứng dụng về quang hình học. II/ CHUẨN BỊ Đối với mỗi học sinh: Ôn lại từ bài 40 đến bài 50. Cho mỗi nhóm: Dụng cụ minh hoạ cho bài tập 1. III/ HOẠT ĐÔÄNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và đặc điểm của kính lúp. TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 25ph * GV đề nghị một vài HS nêu cách nhận biết kính lúp là các thấu kính hội tụ. * GV đề nghị HS trả lời các câu hỏi sau: 1. Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự như thế nào? 2. Dùng kính lúp để làm gì? 3. Số bội giác của kính lúp được kí hiệu như thế nào? * GV cho các nhóm HS dùng kính lúp có số bội giác khác nhau để quan sát cùng một vật nhỏ. + Yêu cầu các nhóm thảo luận để sắp xếp các kính lúp thứ tự cho ảnh từ nhỏ đến lớn và đối chiếu số bội giác của chúng. * GV yêu cầu học sinh làm C1 và C2. * GV đề nghi một vài HS nêu kết luận về công thức và ý nghĩa của số bội giác của kính lúp. a) Các cá nhân HS trong từng nhóm quan sát các kính lúp đã được trang bị để nhận ra đó là các thấu kính hội tụ. b) Từng cá nhân HS đọc mục1 phần I trong SGK để tìm hiểu các thông tin về tiêu cự và số bội giác của kính lúp. c) Vận dụng các hiểu biết trên để làm C1 và C2. + C1: Kính lúp có số bội giác càng lớn thì có tiêu cự càng ngắn. + C2: Tiêu cự dài nhất của kính lúp là: d) Đại diện các nhóm HS phát biểu rút ra kết luận về số bội giác của kính lúp. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách quan sát một vật qua kính lúp và sự tạo ảnh qua kính lúp. 15ph * GV hướng dẫn HS quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, đo khoảng cách từ vật tới kính lúp. Ghi lại kết quả đo và so sánh với tiêu cự của kính. * Từ kết quả trên, đề nghị từng HS vẽ ảnh của vật qua kính lúp, lưu ý với HS về: + Vị trí đặt vật cần quan sát. + Sử dụng tia đi qua quang tâm và tia đi song song với trục chính để dựng ảnh tạo bởi kính lúp. * Yêu cầu một vài HS trả lời trước lớp các câu hỏi nêu trong C3 và C4. * GV đề nghị một vài HS nêu kết luận đã rút ra và cho các HS khác góp ý để có kết luận đúng cần có. a) Từng HS trong các nhóm quan sát ảnh của mỗi vật qua kímh lúp có tiêu cự đã biết để: + Đo khoảng cách từ vật đến kính lúp và so sánh khoảng cách này với tiêu cự của kính. + Vẽ ảnh cảu vật qua kính lúp. b) Từng HS thực hiện C3 và C4: + C3: Qua kính sẽ có ảnh ảo, to hơn vật. + C4: Muốn có ảnh như ở C3 thì phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính lúp ( cách kính lúp một khoảng nhỏ hơn hay bằng tiêu cự). c) Rút ra kết luận về vị trí của vật cần quan sát bằng kính lúp và đặc điểm của ảnh tạo bởi kính lúp khi đó. Hoạt động 3: Củng cố kiến thức và kĩ năng thu được qua bài học. 5ph * GV nêu các câu hỏi sau đây để cũng cố kiến thức và kĩ năng của HS: 1. Kính lúp là loại thấu kính loại gì? Có tiêu cự như thế nào? Đựơc dùng để làm gì? 2. Để quan sát một vật qua kính lúp thì vật phải ở vị trí nào so với kính lúp? 3. Nêu đặc điểm của ảnh được quan sát qua kính lúp. 4. Số bội giác của kính lúp có ý nghĩa gì? * Từng cá nhân HS trả lời ccác câu hỏi của GV nếu GV yêu cầu. GHI NHỚ: Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, dùng để quan sát các vật nhỏ. Vật cần quan sát phải đặt trong khoảng tiêu cự của thấu kính để cho một ảnh ảo lớn hơn vật. Dùng kính lúp có số bội giác càng lớn thì quan sát thấy ảnh càng lớn.

File đính kèm:

  • docgavl9 t57.doc
Giáo án liên quan