Giáo án môn Vật lý lớp 6 cả năm

TIẾT1: ĐO ĐỘ DÀI

A/. Mục tiêu:

- Biết cách Xác định GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo.

- Rèn luện kỹ năng:

 + Biết ước lượng gần đúng 1 số độ dài cần đo.

 + Độ dài trong một số tình huống thông thường.

 + Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.

- Nắm được quy tắc đo độ dài, vận dụng đo độ dài của một vật .

- Có thái độ hợp tác, vận dụng vào cuộc sống.

B/. Chuẩn bị:

- GV: Hình vẽ phóng to 2.1; 2.2; 2.3. Thước đo có độ chia nhỏ nhất: mm.

- Mỗi nhóm: 1 thước kẻ có ĐCNN đến mm, 1 thước dây có ĐCNN 0,5cm.

 

doc86 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 971 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Vật lý lớp 6 cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1: Đo độ dài A/. Mục tiêu: - Biết cách Xác định GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo. - Rèn luện kỹ năng: + Biết ước lượng gần đúng 1 số độ dài cần đo. + Độ dài trong một số tình huống thông thường. + Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo. - Nắm được quy tắc đo độ dài, vận dụng đo độ dài của một vật . - Có thái độ hợp tác, vận dụng vào cuộc sống. B/. Chuẩn bị: GV: Hình vẽ phóng to 2.1; 2.2; 2.3. Thước đo có độ chia nhỏ nhất: mm. Mỗi nhóm: 1 thước kẻ có ĐCNN đến mm, 1 thước dây có ĐCNN 0,5cm. C/. tiến trình lên lớp: I/. ổn địng tổ chức: II/. Kiểm tra bài cũ. HS1: GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo là gì? GV kiểm tra cách xác định GHĐ và ĐCNN trên thước.(dùng hình 2.3 phóng to). III/. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Tổ chức tình huống học tập: - Yêu cầu học sinh quan sát tranh và đọc thầm lời thoại SGK - T6. - HS: Quan sát và đọc. ? Tại sao đo độ dài cùng một đoạn dây mà 2 chị em lại có kết quả khác nhau? - HS: Suy nghĩ trả lời: Các nguyên nhân: Gang tay có chiều dài khác nhau, cách đặt gang tay, do đếm ? Để khỏi tranh cái, 2 chị em cần thống nhất điều gì? - Đơn vị đo. HĐ2: Ôn lại ước lượng độ dài. ? Hãy nhắc lại đơn vị đo độ dài? - HS: mét, đề xi mét, cen ti mét, mi li mét, ki lô mét. - GV: Vẽ hình minh hoạ độ dài 1m, 1dm, 1cm lên bảng. Sau đó yêu cầu học sinh dùng bút chì làm bài C1 vào SGK. - HS: Làm việc cá nhân hoàn thành C1. - GV yêu cầu 2 học sinh cạnh nhau đổi bài chấm chéo. - HS: Chấm bài của nhau và báo cáo kết quả. ? Hai đơn vị đo độ dài kế tiếp nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần? - HS: 10 lần. - GV giới thiệu 1 số đơn vị đo khác. - GV yêu cầu học sinh thảo luận ngang 2’ làm bài C2. - HS: Thảo luận nhóm bài C2. + Thảo luận đánh dấu vị trí 1m trên mép bàn học. + Sau đó 2 học sinh đặt thước, đọc và 1 học sinh ghi độ dài kiểm tra. + Tính độ dài chênh lệch giữa độ dài ước lượng và đọ dài kiểm tra. - GV: Yêu cầu 4 nhóm nêu kết quả đo (độ chênh lệch). - GV: Nhận xét: nhóm có độ chênh lệch nhỏ khả năng ước lượng tốt. - GV: Yêu cầu học sinh làn việc cá nhân hàon thành C3 vào vở. - HS: làm việc cá nhânbài C3 vào vở và báo cáo. - GV: Đặt vấn đề Ước lượng không cho biết kết đo chính xác đ cần đo. Dùng dụng cụ gì đo, đo như thế nào? HĐ3: Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài. - GV cho học sinh quan sát hình 1.1 SGK và làm bài C4. - HS: Làm việc các nhân quan sát tranh, trả lời C4 đ báo cáo. ? Có những dụng cụ đo độ dài nào? - HS: Thước cuộn, thước kẻ, . ? Hãy cho biết độ dài lớn nhất ghi trên thước của em? - GV: Giới thiệu GHĐ. ? Cho biết độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp là bao nhiêu? - GV: Giới thiệu ĐCNN. ? Thế nào là GHĐ và ĐCNN của thước? - GV chốt lại như SGK - GV: Yêu cầu học sinh làm bài C5 vào vở. - HS: Làm việc cá nhân hoàn thành C5. ? Cách xác định ĐCNN của thước dài? - HS: Trả lời. - GV: Chốt: + Đếm số khoảng cách giữa 2 số gần nhau bất kỳ trên thang chia độ + Tính giá trị hiệu số giữa hai vạch chia đó. + ĐCNN = (Giá trị hiệu số giữa hai vạch chia này) : (số khoảng cách giữa 2 số gần nhau đã đếm). - GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm ngang làm bài C6, C7. - HS: Thảo luận nhóm ngang làm bài C6, C7 đại diện 1, 2 nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung. ? Tại sao lại chọn thước ấy? - HS: Giả thích. HĐ4: Đo độ dài. GV: Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm đọc mục 2 SGK - 8 và làm theo chỉ dẫn của phần b, để đo độ dài của bàn học và bề dày cuốn sách vật lý 6. Được kết quả ghi vào bảng 1.1 (SGK 8). - HS: Thảo luận nhóm theo yêu cầu của gv: + Cử nhóm trưởng, thư ký. + Nhòm trưởng chỉ đạo, thư ký ghi kết quả vào SGK bằng bút chì sau đó đọc cho toàn nhóm đ báo cáo. ? Đơn vị đo độ dài là gì? ? Khi dùng thước cần biết gì? - GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập 1-2.1, 1-2.2, 1- 2.3 (SBT - 4) - HS: Làm việc cá nhân làm bài tập.1,2 học sinh báo cáo kết quả các học sinh khác sung. HĐ5: Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc khái niệm ĐCNN và GHĐ của thước. - Làm bài tập 1- 2.1 đ 1-2.6 SBT - 4. - Đọc mục I ở bài tập 2. I/. Đơn vị đo độ dài. 1/. Ôn lại một số đơn vị đo độ dài. (SGK - 6) C1: (1) 10 (2) 100 (3) 10 (4) 1000 * Một số đơn vị đo độ dài khác: 1inh = 2,54cm 1ft = 30,48cm 1n.a.s = 9461 tỉ km. C3: - Đo độ dài ước lượng. - Đo độ dài kiểm tra. II/. Đo độ dài. 1/. Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài. C4: - Thợ mộc dùng thước cuộn - Học sinh dùng thước kẻ. - Người bán vải dùng thước thẳng. - GHĐ (SGK - 7). - ĐCNN (SGK - 7). C5: GHĐ: ĐCNN: C6: a) GHĐ: 20cm ĐCNN: 1mm b) GHĐ: 30cm ĐCNN: 1mm c) GHĐ: 1m ĐCNN: 1cm C7: - Thước thẳng - Thước dây. 2/. Đo độ dài. (SGK) * Luện tập: - Bài tập 1- 2.1 chọn B - Bài tập 1- 2.2 chọn B - Bài tập 1- 2.3 a) GHĐ = 10cm ĐCNN = 5mm b) GHĐ = 10cm ĐCNN = 1mm Ngày giảng: tiết 2 : Đo độ dài (tiếp) A/. Mục tiêu: - Nắm được quy tắc đo độ dài, vận dụng đo độ dài của một vật . - Có thái độ hợp tác, vận dụng vào cuộc sống. GV: Hình vẽ phóng to 2.1; 2.2; 2.3. Thước đo có độ chia nhỏ nhất: mm. B/. Chuẩn bị HS1: GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo là gì? GV kiểm tra cách xác định GHĐ và ĐCNN trên thước. (dùng hình 2.3 phóng to) Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Thảo luận về cách đo. GV: Các em nhớ lại bài thực hành đo độ dài ở tiết học trước và thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi từ C1 đ C5 tronh thời gian 9’. - HS: Hoạt động nhóm. - Thư ký nhóm viết ý kiến thảo luận của nhóm ra nháp chung. GV: Hướng dẫn, quan sát các nhóm làm việc. GV: Gọi đại diện 1 đ 2 nhóm đọc kết quả thảo luận của nhóm từ câu C1 đ C4 - Đại diiện các nhóm trình bày. GV: Vẽ một đoạn thẳng bất kỳ lên bảng yêu cầu một học sinh trình bày cách đo như thế nào? (đăt mắt, đặt thước). ? Nếu đầu cuối của thước khong trùng hoặc ngang bằng với vạch chia thì đọc kết quả đo ntn? - 1 HS lên bảng tiến hành do đoạn thẳng và nêu rõ cách đặt mắt, đặt thước. - 1 HS khác nhận xétcâu trả lời của bạn. GV: Hướng dẫn học sinh cách dùng từ trong câu trả lời C5 và chuẩn xác kiến thức. HĐ2: Rút ra kết luận. - Yêu cầu HS làm việc cá nhân với C6 và ghi kết quả bằng bút chì vào SGK. - GV: Gọi 1 học sinh đọc kết quả điền của mình. - 1 HS đọc kết quả làm việc của mình. - Yêu cầu 1 HS nhận xét, các học sinh khác theo dõi, bổ xung ý kiến. - HS thảo luận theo hướng hẫn của GV thống nhất kết luận. - GV Lưu ý: Có thể HS điền là: (2) - ĐCNN, (3) - GHĐ vẫn đúng. - GV: Nhấn mạnh việc ước lượng gần đúng độ dài cần đo để chọn dụng cụ đothích hợp. - Khi đọc kết quả đo: Kết quả đo ghi theo đơn vị ghi trên dụng cụ đo, và ghi tới độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo. - GV: Gọi 1 HS đọc lại toàn bộ C6. đ Quy tắc đo độ dài. HĐ3 : Vởn dụng: - GV: Yêu càu HS làm việc cá nhân trả lời C7, C8, C9. - HS: Cả lớp thống nhất trả lời C7, C8, C9 theo hướng dẫn của GV. - GV: Yêu cầu về nhà làm C10. Củng cố : - GV : Yêu cầu nhắc kại kiến thức cơ bản của bài. - GV : Đặt thước và đặt mắt nhìn đúng cách là như thế nào ? - HS : Dựa vào câu C6 trả lời. GV : Yêu cầu đọc mục ²có thể chưa em biết² 1/. Cách đô độ dài. C1: tuỳ học sinh. C2: Chọn thước dây để đo chièu dài bàn học, vì phải đo một lần. Chọn thước kẻ để đo chièu dài cuốn SGK Vật Lý 6, vì thước kẻ có ĐCNN (1mm) nhỏ hơn ĐCNN của thước dây (0,5cm) nên kết quả đo chính xác hơn. C3: Đặt thước đo dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 ngang với một đầu của vật. C4: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật. Nừu đàu cuối của vật không ngang bằng hoặc trùng với vạch chia, thì đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu vật kia của vật. - C6: (1) - độ dài (2) - GHĐ, (3) - ĐCNN (4) - dọc theo (5) - ngang bằng với (6) - vuông góc (7) - gần nhất C7: c C8: c C9: (1), (2), (3): 7cm. C10: Về nhà tự làm. - Trả lời các câu hỏi từ C1 đ C10. - Học phần: Qui tắc đo độ dài - C6 và ghi nhớ. - BTVN : 1- 2 - 8 đ 1- 2 - 13. Ngày giảng: Tiết 3: Đo thể tích chất lỏng A/. Mục tiêu: - Biết một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng. - Biết sử dụng bình chia độ thích hợp để đo thể tích chất lỏng. - rèn tính trung thực, tỉ mỉ, thận trọng khi đo thể tích chất lỏng và báo cáo kết quả đo thể tích chất lỏng. B/. Chuẩn bị: - một số vật đựng chất lỏng, 1 số ca có sẵn để chất lỏng (nước). - Mỗi nhóm có 2 loại bình chia độ, 2 bình đựng chất lỏng và một miếng rẻ lau. - Tranh in phóng to hình 3.3, 3.4, 3.5. - Kẻ bảng 3.1 vào giấy trong (hoặc giấy to) C/. Tiến trình lên lớp: I/. ổn định tổ chức: II/. Kiểm tra: - HS1: + Phát biểu quy tắc đo độ dài. Bài tập 1.29. + GHĐ và ĐCNN của thước đo là gì? III/. Các hoạt động dạy và học Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1; Tạo tình huống. - GV: Đưa ra 1 bình nước. ? Cái bình này chứa được bao nhiêu lít nước? Nước đựng trong bình khoảng bao nhiêu lít? ? Muốn biết bình chứa bao nhiêu nước ta phải làm gì? - HS: Quan sát và nêu phương án của mình. - HS: Đo thể tích ca, và đo thể tích nước có trong ca. HĐ2: Ôn lại đơn vị đo thể tích. - Yêu cầu HS đọc phần ž và trả lời câu hỏi: + Đơn vị đo thể tích là gì? + Đơn vị đo thể tích thường dùng là gì? - HS: Tự đọc SGK để trả lời câu hỏi. - GV: Cho HS xem 1cc, 1lít nước. - GV: Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân làm bài C1. ? Hai đơn vị đo thể tích liên tiếp hơn kém nhau bao nhiêu lần? GV: Đặt vấn đề. - Làm thế nào để đo thể tích của bình chứa không có hình dạng xác định? HĐ3: Đo thể tích chất lỏng. - Để tìm hiểu dụng cụ đo thể tích chất lỏng, cá nhân các em quan sát H.31 và nhớ lại kiến thức về GHĐ và ĐCNN làm C2. - Gọi 1,2 HS đọc kết quả của mình, có giải thích tại sao tìm được giá trị đó. ? Nếu ở nhà không có ca đong thì em có thể dùng những dụng cụ nào để đo thể tích? ? Trong phòng thí nghiệm người ta dùng dụng cụ nào để đo thể tích chất lỏng? - GV: Giới thiệu một số loại bình chia độ dùng đo thể tích chất lỏng trong phòng thí nghiệm. - GV: Yêu cầu HS quan sát H32, hoạt động cá nhân trả lời C4. - GV: Gọi đại diện 1, 2HS đọc kết quả có giải thích tại sao tìm ra kết quả đó. - GV: Hướng dẫn HS thảo luận và thống nhất. - Theo kết quả các bài C2, C3, C4, cá nhân hoạt đọng hoàn thành C5. - GV cùng HS thống nhất câu trả lời . GV: Đặt vấn đề. Có dụng cụ đo thể tích chất lỏng làm thế nào để đo được thể tích chất lỏng? HĐ4: Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng. - GV: Yêu cầu học sinh quan sát tranh đọc yêu cầu câu C6, C7, C8 và hoạt động cá nhân trả lời. - Gọi 1, 2 HS đại diện trả lời và có giải thích vì sao? - GV: Dùng tranh in điều chỉnh câu trả lời (? Đặt bìng như thế nào? Nhìn như thế nào?). ? Đọc kết quả đo dựa theo quy tắc nào? ? Sau mỗi từ điền hỏi còn cách nào khác không? - GV: Yêu cầu Hs hoạt động cá nhân hoán thành bài C9. HS: Hoạt động cá nhân làm C9 để rút ra kết luận. - Gọi đại diện 1, 2 HS đọc kết quả của mình. ? Kết quả đo cần đọc ghi theo yêu cầu nào nữa? - GV: Đây là quy tắc đo thể tích chất lỏng. - HS: Đọc lại toàn bộ C9. HĐ5: Thực hành đo thể tích chất lỏng chứa trong bình. - GV: Yêu cầu hoạt động nhóm, - Đo thể tích nước trong 2 bình đăt trên bàn bằng những dụng cụ đo em có trên bàn. - Ghi kết quả đo thẻ tích của mỗi bình vào bảng 3.1SGK. - Gọi đại diện 1, 2 đọc kết quả đo của nhóm. - GV: Kiểm tra kết quả cá nhóm đ nhận xét. + Đơn vị đo thể tích là m3, dm3, lít, cm3, ml, mm3 .... + Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l). + 1lít = 1dm3, 1ml = 1cm3 (1cc). C1: + 1m3 = 1000dm3 = 1000.000cm3 +1m3=1000lít=1000.000ml=1000.000cc C2: Tên dụng cụ GHĐ ĐCNN Ca to 1l 0,5l Ca nhỏ 0,5l 0.5l An nhựa 5l 1l C3: - Chai nước khoáng ... - Ca cốc. - Dùng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng C4: Tên dụng cụ GHĐ ĐCNN Bình a 100ml 2ml Bình b 250ml 50ml Bình c 300ml 50ml C5: Bình chia độ, chai, lọ, ca đong.... C6: b) Đặt thẳng đứng. C7: b) Đặt mắt nhìn thẳng. C8: 70cm3. 50cm3. 40cm3. * Rút ra kết luận. C9: (1) - thể tích (2) - GHĐ, (3) - ĐCNN (4) - thẳng đứng (5) - ngang (6) - gần nhất - Đọc ghi kết quả đo theo đơn vị đo ghi trên dụng cụ đo và tới độ chia nhỏ nhất. - HS: Hoạt động nhóm đo thể tích chât lỏng và ghi kết quả đo vào bảnh 3.1 theo đúng trình tự mà GV đã hướng dẫn. (bằng bình chia độ). HĐ6: Ghi nhớ. ? Đơn vị đo thể tích là gì? Đơn vị đo thể tích thường dùng là gì? ? Cách đo thể tích bằng bình chia độ? IV/. Hướng dẫn về nhà: Học bài ( học ghi nhớ, quy tắc đo thể tích chất lỏng ). Bài tập về nhà: 3.1đ 3.7(SBT) D/. Rút kinh nghiệm: Ngày giảng: Tiết 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước A/. Mục tiêu: - Biết sử dụng các dụng cụ đo (bìng chia độ, bình chàn) để xác định thể tích của vật rắn có hình dạng bất kì không thấm nước . - Có ý thức tuân thủ các quy tắc đo và trung thực với số liệu mà mình đo được, hợp tác trong mọi công việc của nhóm. B/. Chuẩn bị: - Mỗi nhóm có một bộ: Bình chia độ, bình chàn, bình chứa, ca đựng nước, dây buộc hai viên sỏi. - GV: Kẻ bảng kết quả 4.1 ở giấy trong (hoặc giấy to) C/. Tiến trình lên lớp: I/. ổn định tổ chức: II/. Kiểm tra: HS1: Phát biểu quy tắc đo thể tích chất lỏnh bằng chia độ? III/. Các hoạt động dạy và học Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Tạo tình huống. - GV: Em đã biết cách đo thể tích vật rắn có hình rạng xác định. ? Làm thế náo xác định thể tích hòn đá (không thấm nước) bằng những cách em đã học? - HS: Đưa ra nhiều phương án: + Dùng thước đo. + Ước lượng so với vật khác. + Dùng bình chia độ. - GV: Các em đã biết đo thể tích vật rắn có hình rạng xác định bằng các cách như dùng thước đo, ước lượng... - GV: Giờ hôm nay ta xét cách để xác định thể tích một vật rắn bất kỳ(không thấm nước) HĐ2: Tìm hiểu cách đo thẻ tích vật rắn không thấm nước. 1/. Dùng bình chia độ. - GV: Để biết cách đo thể tích của hòn đá (vật rắn) bằng bình chia độ, cá nhân các em quan sát hình 4.2 và làm C1. - HS: Suy nghĩ ít phút và trả lời. - GV: Gọi 1, 2 HS đọc kết quả làm việc của mình. - GV: HƯớng dẫn HS thảo luận chung toàn để thống nhất câu kết luận. - GV: Chốt để đo thể tích của hòn đá hay vật rắn không thấm nước phải có binh chia độ và nước. 2./ Dùng bình chàn. - GV: Nếu hòn đá không bỏ lọt bình chia độ thì làm thế nào? Muốn biết nhóm các em quan sát H4.3 thoả luận trả lời C2. - GV: Hướng hẫn quan sát các nhóm làm việc. - GV: Gọi 1, 2 nhóm đọc kết quả làm viẹc của nhóm. - GV: Hướng dẫn HS thảo luận chung toàn lớp để thống nhất cau kết luận. - GV: Có cách nào làm hơi khác so vơi H4.3 SGK để đo thể tích hòn đá bằng phương pháp bình chàn chính xác hơn không? - HS: Có thể hứng trực tiếp nước từ bình chàn vào bình chia độ để đo thểtích hòn đá chính xác hơn. - GV: Vậy đo thể tích vật rắn không thấm nước trong trường hợp bỏ lọt bình chia độ thì các em thấy lượng nước dâng lên chính là thể tích vật rắn. Trong trường hợp không bỏ lọt bình chia độ thì cần có thêm bình tràn và bình chứa. Thấy thể tích nước tràn ra chính bằng thể tích hòn đá. - GV: Dựa vào phần thảo luận trên cá nhân trả lời C3 rút ra lết luận. - GV: Gọi 1, 2 HS đọc từ điền. - GV: Đây là cách đo thẻ tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ và bình tràn. - GV: Gọi 1,2HS đọc lại kết luận. HĐ3: Thực hành đo thể tích. - GV: Dựa vào kiến thức vừa rồi nhóm các em tiến hành đo thể tích hai hòn đá trên bàn bằng dụng cụ em có và theo tiến trình sau: - GV: Đưa ra máy chiếu (hoặc giấy to) bảng 4.1 hướng dẫn các bước tiến hành như SGK. - GV: Yêu cầu HS thực hành. - GV: Gọi đại diện 1, 2 nhóm đọc kết quả . - GV: Nhận xét quá trình làm việc và kết quả thực hành của các nhóm. - Chú ý: Cách đọ giá trị của thể tích theo ĐCNN của bình chia độ. HĐ4: Vận dụng. - GV: Yêu cầu Hs đọc C4 và trả lời. - GV: Nhấn mạnh trường hợp đo như H4.4 không hoàn toàn chính xác. Vì vậy phải lau sạch đĩa mới đo vật. - GV: Yêu cầu về nhà làm C5, C6. C1 : - Đổ vào trong bình chia độ 1 lượng nước có thể tích là 150cm3. Thả chìm hòn đá vào trong nước đựng trong bình chia độ, thấy mực nước trong bình chia độ dâng lên tới vạch 200cm3. Vậy thể tích hòn đá bằng: 200 - 150 = 50(cm3). C2: - Khi hòn đá không bỏ lọt bình chia độ ta phải dùng cả bình chia độ,bình tràn, bình chứa. - Đổ đầy nước vào bình chàn. Thả chìm hòn đá vào trong nước đựng trong bình chàn, đồng thời hứng lượng nước chàn ra vào bình chứa. Đổ nước từ bình chứa vào bình chia độ. Được lượng nước trong bình chia độ là 80cm3 đó chính là thể tích của hòn đá. C3: - thả chìm - dâng lên - thả chìm - tràn ra C4: - Lau khô bát to trước khi dùng. Khi nhấc ca ra không làm đổ hoặc sánh nước ra. - Đổ hết nước từ bát vào bình chia độ, không làm đổ nước ra ngoài. IV/. Hướng dẫn về nhà: Học từ C1 đ C3 Làm C5, C6(giáo viên hướng dẫn) Bài tập 4.1đ 44.6(SBT) Ngày giảng: Tiết 5 Khối lượng. Đo khối lượng A/. Mục tiêu: - Biết sử dụng một số dụng cụ đo khối lượng của vật. - Biết mọi vật đều có khối lượng. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó. Đơn vị của khối lượng là Ki lô gam (Kg), dùng cân để đo khối lượng. - Biết sử dụng cân Rô béc van để đo khối lượng vật. - Rèn tính trung thực, tỉ mỉ, thận trọng khi đo khối lượng của vật và báo cáo kết quả. B/. Chuẩn bị: Mỗi nhóm: 1 cân Rô béc van, 1 hộp quả cân, 1 vật. C/. Tiến trình lên lớp: I/. ổn định tổ chức: II/. Kiểm tra: - HS1: Đo thể tích của vật không thấm nước bằng phương pháp nào? III/. Các hoạt động dạy và học Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Tạo tình huống. - GV: Em hãy cho biết khối lượng là gì ? Đơn vị đo khối lượng là gì ? Dụng cụ đo và cách đo khối lượng như thế nào ? - GV: biết khối lượng của một vật là gì ? Đơn vị đo khối lượng là gì ? Dụng cụ đo và cách đo khối lượng như thế nào ? Ta nghiên cứu bài hôm nay. HĐ2 : Khối lượng. Đơn vị của 1 khối lượng. - GV: Để tìm hiểu khối lượng là gì, cá nhân các em nghiên cứu trả lời các câu hỏi từ C1 đ C6 trong thời gian 5’. - HS: Làm việc cá nhân trả lời C1đC6 - GV: Gọi 1, 2HS đọc kết quả của mình. - GV: Hướng hẫn HS thảo luận thống nhất. GV: Em đã biết mọi vật dù to hay nhỏ đều có khối lượng, khối lượng của vật của một chỉ lượng chất chứa trong vật đó. Đơn vị của khối lượng là gì đ chuyển ý. 2/. Đơn vị khối lượng. - GV:Trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam. Đơn vị đo khối lượng là ki lô gam (kí hiệu : Kg). - GV: ki lô gam là khối lượng của một quả cân mẫu khối lượng hình trụ tròn xoay có đường kính bằng 39mm làm bằng bạch kim phai ri đi đặt ở viện đo lường Quốc tế ở Pháp. (H51). - GV: Các đơn vị khác thường gặp(khối lượng): gam (g), héc tô gam (lạng), tấn (t), mi li gam (mg), tạ . - GV: Gọi 1 HS lên bảng điền nội dung: - GV: Các em đã biết đơn vị đo khối lượng là Kg, gam, lạng, tấn, tạ, mi li gam. Đơn vị chính là Kg. Vậy đo khối lượng 1 vật bằng dụng cụ nào? Cách đo như thế nào? Ta nghiên cứu phần II. HĐ3: Đo khối lượng. - GV: Người ta đo khối lượng bằng dụng cụ nào? - HS: Đo khối lượng bằng cân. - GV: Trong phòng thí nghiệm người ta dùng cân Rô béc van để đo khối lượng. 1/. Tìm hiểu cân Rô béc van. - GV: Để tìm hiểu cân Rô béc van có những bộ phận nào nhóm các em quan sát hình 5.2 và cân thật trên bàn cho biết cân Rô béc van có những bộ phận nào. - GV: Gọi đại diện 1, 2 nhóm chỉ ra các bộ phận trên cân thật. - GV: GHĐ và ĐCNN của cân Rô béc van là gì? - GV: Giới thiệu núm điều khiển để chỉnh kim cân về số 0 và vạch chia trên thanh chia đòn. 2/. Cách dùng cân Rô Béc van để cân một vật. - GV: Để tìm hiểu cách dùng cân Rô béc van để cân một vật, cá nhân các em đọc SGK và hoàn thành C9 . - GV: Gọi đại diện 1, 2 HS đọc kết quả. - GV: Hướng dẫn thảo luận thống nhất từ điển. - GV: Gọi đại diện 1, 2 HS đọc lại toàn bộ C9. Nhóm các em thực hiện C10 . - GV: Gọi đại diện 1, 2 HS đọc kết quả. - GV: Khi đo khối lượng bằng cân Rô béc van hay cân bất kì lưu ý không được đo vượt quá giới hạn đo của cân, nếu không có thể làm gãy đòn cân hoặc liệt lò xo - cân hỏng. 3/. Các loại cân. - GV: Trong thực tế người ta còn dùng những loại cân khác nhau, để tìm hiểu các em quan sát hình 5.3 đ 5.6 SGK và trả lời C11 HĐ4: Vận dụng. - GV: Yêu cầu HS về nhà làm C12 - GV: Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời C13 - Qua bài học em cần ghi nhớ điều gì? - GV: Kết luận, yêu cầu 1 HS đọc lại ghi nhớ SGK. I/. Khối lượng. Đơn vị của khối lượng. 1/. Khối lượng. C1: 397g chỉ lượng sữa chứa trong hộp. C2: 500g chỉ lượng bột giặt chứa trong túi. C3: 500g. C4: 397g. C5: Khối lượng. C6: lượng. 2/. Đơn vị khối lượng. - kí hiệu: Kg. 1g = Kg. 1lạng = 100g. 1tấn = 1000Kg. 1mg = g. 1tạ = 100kg. II/.Đo khối lượng. 1/. Tìm hiểu cân Rô béc van. C7: + đòn cân(1). + đĩa cân (2). + kim cân (3). + hộp quả cân (4). C8: - GHĐ của cân Rô béc van là tổng khối lương các quả cân - ĐCNN của cân Rô béc van là khối lương của quả cân nhỏ nhất trong hộp quả cân. 2/. Cách dùng cân Rô Béc van để cân một vật. C9: điều chỉnh số không. vật đem cân. quả cân. thăng bằng. đúng giữa. vật đem cân. C10: Học sinh thực hành. 3/. Các loại cân. C11: - Hình 5.3: Cân y tế. - Hình 5.4: Cân tạ. - Hình 5.5: Cân đòn. - Hình 5.6: Cân đông hồ. C12: VN C13: Só 5T chỉ dẫn rằng xe có khối lượng 5 tấn không được đi qua cầu. IV/. Hướng dẫn về nhà: Đọc mục có thể em chưa biết. Trả lời các câu C1 đ C13 Học ghi nhớ. Làm BT 5.1 đ 5.5 (SBT tr8+9) D/. Rút kinh nghiệm: Ngày giảng Tiết 6 Lực - Hai lực cân bằng A/. Mục tiêu: - Nêu được các thí dụ về lực đẩy, lực kéo...Hiểu lực là tác dụng đẩy và kéo của vật này lên vật khác. Chỉ ra phương chiều của các lực, lấy ví dụ. - Hiểu được 2 lực cân bằng là 2 lực có cùng tác dụng vào một vật, mạnh như nhau, có cùng phương, ngược chiều. Biểu hiện: Hai lực cùng tác dụng vào vật mà vật đứng yên là 2 lực cân bằng. Lấy được ví dụ 2 lực cân bằng. - Có kĩ năng làm thí nghiệm, nêu được các nhận xét khi quan sát thí nghiệm. Sử dụng được các thuật ngữ : Đẩy, kéo, phương chiều, cân bằng. - Có thái độ cẩn thận hợp tác nhóm. B/. Chuẩn bị: - Mỗi nhóm: 1 xe lăn, 1lò xo lá tròn, 1 lò xo mềm dài khoảng 10cm, 1 thanh nam châm thẳng, 1 gia trọng bằng sắt có móc treo, 1 đế có kẹp giữ. C/. Tiến trình lên lớp: I/. ổn định tổ chức: II/. Kiểm tra: HS1: Phát biểu ghi nhớ trong bài khối lượng. III/. Các hoạt động dạy và học Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Tạo tình huống. - GV: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ mở đầu và hỏi: ? Trong 2 người ai là người tác dụng lực đẩy, ai là người tác dụng lực kéo? Dựa vào biểu hiện nào mà em biết? HĐ2: Hình thành khái niệm lực. - GV: Yêu cầu các thí nghiệm hình 6.1, 6.2, 6.3 HS làm việc theo nhóm. - GV: + Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và cách lắp đặt. + Giới thiệu cách làm và quan sát nhận biết cảm giác qua tay. + Yêu cầu các thành viên trong nhóm phải làm được thí nghiệm, thư kí viết lại nhận xét cả 3 thí nghiệm. - GV: Hướng dẫn C1: Khi ép xe lăn vào lò xo lá tròn em cảm thấy gì ở tay, quan sát lò xo em thấy thế nào? - GV Gọi đại diện 2 nhóm báo cáo. - GV: Thống nhất toàn lớp. - GV: Trên cơ sở thống nhất các bài C1, C2, C3 em hãy điền từ chọn trong ô vuông vào chỗ trống trong C4 (làm việc cá nhân). - GV: Thông báo biểu tượng về lực như SGK. HĐ3: Phương chiều của lực. - GV: Yêu cầu HS làm lại thí nghiệm6.1, 6.2, 6.3 sau đó đọc thầm SGK nội dung thông tin ở mục 2. - GV: phân tích chỉ rõ phương chiều của các lực đẩy, lực kéo...ở hình 6.1, 6.2, 6.3. - Trên cơ sở đã thống nhất, HS trả lời miệng C5. HĐ4: Nghiên cứu 2 lực cân bằng. - GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân, quan sát hình 6.4 nêu nhận xét trả lời C6. - Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời C7. ? Lực do mỗi đội tác động lên dây có chiều như thế nào? Trên cơ sở đã thống nhất C6, C7 cá nhân làm bài C8. - GV: cho HS đọc lại toàn bộ C8 đã điền và nhấn mạnh C8. HĐ5: Vận dụng: - Cá nhân HS làm C9, sau đó GV yêu cầu chỉ rõ phương, chiều của các lực này. - GV yêu cầu HS lấy VD của C10 ngắn gọn, rõ ràng (có sử dụng các từ đẩy, kéo, cân bằng) - Yêu cầu 1, 2 HS đọc ghi nhớ (bổ xung ghi nhớ vào vở) I/. Lực. 1/. Thí nghiệm. - HS: + Quan sát hình 6.1, 6.2, 6.3. + Làm và nhận xét cảm giác qua tay: lò so đẩy xe, xe ép lò xo... C4: lực đẩy (3) lực kéo (5) lực hút lực ép (4) lực kéo 2/. Rút ra kết luận. SGK II/. Phương chiều của lực. - Mỗi lực có phương chiều xác định. C5: Lực do nam châm tác dụng lên quả nặng có phương gần song song với mặt bàn, có chiều từ trái qua phải. III/. Hai lực cân bằng. C6: HS nhận xét: Sợi dây chuyển động kéo sang trái (dây bị kéo sang phải, dây đứng yên) C7: HS tự làm. C8: (1) cân bằng (4) phương (2) đứng yên (5) cùng chiều tác dụng vào 1 vật (3) chiều C9: ... lực đẩy .... lực kéo C10: Về nhà tự ghi ví dụ. IV/. Hướng dẫn về nhà: - Làm, học C1 đ C10 - BTVN: 6.1đ6.5(SBT) - Chuẩn bị mỗi nhóm 1 lò xo, bút bi D/. Rút kinh nghiệm: Ngày giảng Tiết 7 Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực A/. Mục tiêu: - Biết được khi có lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng. - Nêu được một số thí dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm vật đó biến dạng. - Có kĩ năng làm thí nghiệm, nêu được các nhận xét khi quan sát thí nghiệm. - Thái độ hợp tác nhóm. B/. Chuẩn bị: Mỗi nhóm: 1xe lăn, 1 máng nghiêng, 1 lò xo dài, 1 lò xo lá tròn, 1 hòn bi, 1 sợi dây, 1 đế, 1 khớp, 1 giá kép. C/. Tiến trình lên lớp: I/. ổn định tổ chức: II/. Kiểm tra: Em hiểub lực là gì ? Hiểu hai lực cân bằng là g

File đính kèm:

  • docGIAO AN TOAN 6 moi nhat.doc