Giáo án môn Vật lý lớp 8 Tiết 1 Bài 1: Chuyển động cơ học

Chương I: CƠ HỌC

Tiết 1 - Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC

 1. Mục tiêu

 a. Kiến thức

- Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ học. Nêu được ví dụ về chuyển động cơ.

- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.

b. Kĩ năng

c. Thái độ

- Có thái độ yêu thích môn học, say mê học tập.

 2. Chuẩn bị của GV và HS

a. Chuẩn bị của GV

- Tranh vẽ phóng to hình 1.1;1.2;1.3 trong SGK.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý lớp 8 Tiết 1 Bài 1: Chuyển động cơ học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/8/2013 Ngày dạy: 8BC: 21/8/2013 8AD: 22/8/2013 Chương I: CƠ HỌC Tiết 1 - Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC 1. Mục tiêu a. Kiến thức - Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ học. Nêu được ví dụ về chuyển động cơ. - Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ. b. Kĩ năng c. Thái độ - Có thái độ yêu thích môn học, say mê học tập. 2. Chuẩn bị của GV và HS a. Chuẩn bị của GV - Tranh vẽ phóng to hình 1.1;1.2;1.3 trong SGK. b. Chuẩn bị của HS - Tài liệu và sách tham khảo . 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ (0’) b. Dạy bài mới *ĐVĐ: (0’) - Lồng ghép phần giới thiệu chương * Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1(2’) Giới thiệu nội dung chương trình và bài dạy - Gv giới thiệu nội dung chương trình môn học trong năm. - GV hướng dẫn học sinh cách học bài bộ môn - Gv đặt vấn đề vào bài mới. - HS ghi nhớ - HS nêu bản chất về sự chuyển động của mặt trăng, mặt trời và trái đất trong hệ mặt trời. - HS đưa ra phán đoán Hoạt động 2 (15’) Tìm hiểu làm thế nào để biết vật chuyển động hay đứng yên - Yêu cầu HS thảo luận theo bàn câu C1 - GV: Các em có thể đưa ra nhiều cách khác nhau để nhận biết các vật trên chuyển động hay đứng yên, nhận xét và đưa ra 1 cách xác định khoa học nhất. Dựa vào vị trí của vật đó so với vật khác được chọn làm mốc. - GV đưa ra khái niệm về chuyển động cơ học. - Y/c HS hoàn thành C2, C3 *ĐVĐ: Có thể khẳng định rằng một vật mãi mãi chuyển động hay đứng yên được hay không? - Để tìm câu trả lời ta sang phần II. -HS hoạt động nhóm (2’) - đại diện 1 nhóm nêu, HS khác giải thích. C1: So sánh vị trí của ôtô, thuyền, đám mây với vật nào đó đứng yên bên đường, bên bờ sông. - HS ghi nhớ. - HS thảo luận C2, cá nhân làm C3 - 1 HS trả lời - 1 HS lấy ví dụ về chuyển động và đứng yên đồng thời chỉ rõ vật được chọn làm mốc. C3: (Có nhiều phương án): Người ngồi trên thuyền đang trôi theo dòng nước, vị trí của người ở trên thuyền không thay đổi nên so với thuyền thì người ở trạng thái đứng yên I - Làm thế nào để biết vật chuyển động hay đứng yên. C1: - Sự thay đổi vị trí theo thời gian của một vật so với vật khác (vật mốc) gọi là chuyển động cơ học gọi tắt (chuyển động). C2 C3: Khi vị trí của vật không thay đổi so với vật mốc thì coi là đứng yên. VD: Hoạt động 3 (8’) Xác định tính tương đối của chuyển động và đứng yên - Gv cho HS xác định chuyển động và đứng yên đối với khách ngồi trên ô tô đang chuyển động. - Yêu cầu HS trả lời C4 đến C7. - GV nhận xét và đưa ra tính thương đối của chuyển động -Để xác định một vật chuyển động hay đứng yên ta cần căn cứ vào yếu tố nào? - Gv cho HS trả lời câu C8 đầu bài. - HS thảo luận theo bàn - Mỗi câu 1 HS đại diện trả lời, các em khác bổ sung - HS hoạt động cá nhân trả lời từ C4 đến C7. - Phải căn cứ vào vật nào được chọn làm mốc cụ thể. C8: Tùy thuộc vào vật nào được chọn làm mốc. Nếu Trái Đất làm mốc thì coi Mặt Trời là chuyển động và ngược lại. II – Tính tương đối của chuyển động và đứng yên C4-C7: - Một vật có thể là chuyển động đối với vật này nhưng lại đứng yên đối với vật khác. * Kết luận:Chuyển động hay đứng yên chỉ có tính tương đối. C8: *Quy ước: Nếu không nói tới vật mốc nghĩa là phải hiểu đã chọn vật mốc là Trái Đất hoặc những vật gắn với trái đất. Hoạt động 4: (10’) Xác định một số dạng chuyển động thường gặp - GV giới thiêu quỹ đạo chuyển động - ? Có mấy dạng chuyển động. - Gv nhận xét và cho HS mô tả dạng chuyển động của một số vật trong thực tế -GV yêu cầu HS tự trả lời câu C9 - HS ghi nhớ - HS nghiên cứu SGK và nêu tên 2 dạng chuyển động III – Một số chuyển động thường gặp. - Đường mà vật chuyển động vạch ra goi là quỹ đạo chuyển động. - Căn cứ vào Quỹ đạo chuyển động ta có 2 dạng chuyển động. + Chuyển động thẳng + Chuyển động cong C9: c. Củng cố, luyện tập (9’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng - Cho học sinh đọc ghi nhớ - Yêu cầu HS thảo luận C10 và C11 - GV nhận xét và cho điểm - 1 HS đọc to ghi nhớ SGK - HS thảo luận ttả lời C10 và C11. - 2 HS đại diện trả lời C10: -Ôtô: Đứng yên so với người lái xe, chuyển động so với người đứng vên đường và cột điện. -Người lái xe: Đứng yên so với ôtô, chuyển động so với người bên đường và cột điện, -Người đứng bên đường: Đứng yên so với cột điện, chuyển động so với ô tô và người lái xe. - Cột điện: Đứng yên so với người đứng bên đường, chuyển động so với ô tô và người lái xe. C 11. Khi nói: khoảng cách từ vật tới mốc không thay đổi thì vật đứng yên so với vật mốc, không phải lúc nào cũng đúng. Ví dụ trong chuyển động tròn thì khoảng cách từ vật đến mốc (tâm) là không đổi song vật vẫn chuyển động. IV – Vận dụng C10 C 11. d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’) - Hướng dẫn HS làm ài tập 1.1 đến 1.4 tại lớp - Dặn HS học bài cũ làm bài tập còn lại và nghiên cứu trước bài 2. 4. Nhận xét, đánh giá sau tiết dạy Thời gian: ............................................................................................................ ........................................................................................................................................ Nội dung: ............................................................................................................ ........................................................................................................................................ Phương pháp: ....................................................................................................... ........................................................................................................................................ Kết quả: ....................................................................................................... ........................................................................................................................................ 5. Nhận xét, xếp loại của tổ Nội dung ........ .... .... .... Xếp loại giáo án (T, K, Tb, Cđ): Mường Lạn, ngày tháng năm 2013 (Tổ trưởng, hoặc tổ phó ký ghi rõ họ tên)

File đính kèm:

  • docGA Ly 8 vung KKN chi tiet nhat.doc
Giáo án liên quan