Giáo án Mỹ thuật lớp 2 học kỳ 1

VT: Vẽ đậm , vẽ nhạt

TTMT: Xem tranh thiếu nhi

VTM: Vẽ lá cây

VT: Đề tài vườn cây đơn giản

TNTD: Nặn, vẽ hoặc xé dán con vật

VTT: Màu sắc và cách vẽ màu vào hình có sẵn

VT: Đề tài em đi học

TTMT: Xem tranh Tiếng đàn bầu

VTM: Vẽ cái mũ( nón)

VT: Đề tài tranh chân dung

VTT: Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào đường diềm

VTM: Vẽ cờ tổ quốc hoặc cờ lễ hội

VT: Đề tài vườn hoa hoặc công viên

VTT: Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình vuông

VTM: Vẽ cái cốc( Cái ly)

TNTD: Nặn hoặc vẽ, xé dán con vật

TTMT: Xem tranh dân gian VN Phú Quý

VTT: Vẽ màu vào hình có sẵn

VT: Đề tài sân trường trong giờ ra chơi

VTT: Vẽ túi xách (giỏ xách )

TNTD: Nặn hoặc vẽ dáng người đơn giản

VTT: Trang trí đường diềm

VT: Đề tài Mẹ và cô giáo

VTM: Vẽ con vật

VTT: Tập vẽ họa tiết dạng hình vuông, tròn

VT: Đề tài con vật nuôi

VTM: Vẽ cặp xách học sinh

VTT : Vẽ thêm vào hinh có sẵn(vẽ gà)

TNTD: Nặn hoặc vẽ xé dán con vật

VT: Đề tài vệ sinh môi trường

VTT: Trang trí hình vuông

TTMT: Tìm hiểu về tượng

VTM: Vẽ cái bình đựng nước

VT: Đề tài Phong cảnh đơn giản

Trưng bày kết quả học tập

 

 

doc63 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3291 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mỹ thuật lớp 2 học kỳ 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH GIẢNG DẠY MĨ THUẬT TUẦN TÊN BÀI DẠY GDMT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 VT: Vẽ đậm , vẽ nhạt TTMT: Xem tranh thiếu nhi VTM: Vẽ lá cây VT: Đề tài vườn cây đơn giản TNTD: Nặn, vẽ hoặc xé dán con vật VTT: Màu sắc và cách vẽ màu vào hình có sẵn VT: Đề tài em đi học TTMT: Xem tranh Tiếng đàn bầu VTM: Vẽ cái mũ( nón) VT: Đề tài tranh chân dung VTT: Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào đường diềm VTM: Vẽ cờ tổ quốc hoặc cờ lễ hội VT: Đề tài vườn hoa hoặc công viên VTT: Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình vuông VTM: Vẽ cái cốc( Cái ly) TNTD: Nặn hoặc vẽ, xé dán con vật TTMT: Xem tranh dân gian VN Phú Quý VTT: Vẽ màu vào hình có sẵn VT: Đề tài sân trường trong giờ ra chơi VTT: Vẽ túi xách (giỏ xách ) TNTD: Nặn hoặc vẽ dáng người đơn giản VTT: Trang trí đường diềm VT: Đề tài Mẹ và cô giáo VTM: Vẽ con vật VTT: Tập vẽ họa tiết dạng hình vuông, tròn VT: Đề tài con vật nuôi VTM: Vẽ cặp xách học sinh VTT : Vẽ thêm vào hinh có sẵn(vẽ gà) TNTD: Nặn hoặc vẽ xé dán con vật VT: Đề tài vệ sinh môi trường VTT: Trang trí hình vuông TTMT: Tìm hiểu về tượng VTM: Vẽ cái bình đựng nước VT: Đề tài Phong cảnh đơn giản Trưng bày kết quả học tập BP BP LH BP BP BP LH BP LH BP LH LH BP BP T Ngày soạn : 20/8/2011 Ngày dạy : 22/8/2011 Bài 1: Vẽ trang trí VẼ ĐẬM, VẼ NHẠT I. Mục tiêu - Nhận biết được ba độ đậm nhạt chính: đậm, đậm vừa, nhạt. - Biết tạo được những sắc độ đậm nhạt đơn giản trong bài vẽ trang trí hoặc bài vẽ tranh. II. Chuẩn bị *Giáo viên: Tranh vẽ có các độ đậm nhạt chính. *Học sinh: Vở tập vẽ, bút chì, màu và tẩy. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1-Ổn định lớp. 2 -Kiểm tra dụng cụ học vẽ của HS. 3-Bài mới : GV treo tranh và hỏi: Trong tranh này có những màu gì? - Màu nào đậm nhất? Màu nào nhạt nhất? Trong độ đậm nhạt cũng có nhiều sắc độ khác nhau, nhưng có ba sắc độ chính đó là: Độ đậm, đậm vừa và nhạt. Bài học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em nhận biết được các độ đậm nhạt qua bài “Vẽ đậm vẽ nhạt” Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét GV đưa 3 màu xanh khác nhau và hỏi: Màu nào đậm nhất trong 3 màu này? Màu nào nhạt nhất? Vậy em nào có thể chọn trong hộp màu của mình 3 màu có ba sắc độ khác nhau: Đậm, đậm vừa và nhạt? ( Khuyến khích HS tự tìm ra các độ đậm nhạt của màu ). Để vẽ được các độ đậm nhạt đó các em theo dõi cô hướng dẫn cách vẽ. Hoạt động 2: Cách vẽ đậm, vẽ nhạt GV treo 3 bông hoa phóng to lên bảng và hỏi: Các bông hoa này có độ đậm nhạt chưa? Muốn vẽ đậm thì đưa nét mạnh tay, vẽ nhạt thì nhẹ tay hơn ( GV vẽ trực tiếp trên ĐDDH ). - Yêu cầu HS quan sát và hỏi: - Bông hoa nào đậm nhất trong 3 bông hoa này? - Vậy bông hoa nào nhạt nhất? - Vậy còn bông hoa số 2 thì sao? - Cho HS xem một số bài vẽ của HS năm trước vẽ đậm nhạt rõ, đẹp để HS rút kinh nghiệm. Hoạt động 3: Thực hành Trong khi HS làm bài GV đến từng bàn hướng dẫn thêm cho những em còn lúng túng. Uốn nắn những sai sót kịp thời của HS. Tạo được ba độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí , bài vẽ tranh. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá Chọn một số bài vẽ đúng 3 độ đậm nhạt treo lên bảng cho cả lớp cùng nhận xét. - Trong những bài vẽ này em thích bài vẽ nào nhất? Bạn vẽ đúng 3 độ đậm nhạt chưa? GV nhận xét chung và tuyên dương các em có bài vẽ đẹp trước lớp. Vẽ đúng 3 độ đậm nhạt theo yêu cầu của bài. 4-Củng cố, dặn dò: Về nhà các em tự nhận xét các độ đậm nhạt có trong các vật dụng trong nhà mình, trong tranh… Bài sau: Xem tranh thiếu nhi. 5-Nhận xét. - Để ĐDHT lên bàn. - Quan sát tranh và trả lời. - Quan sát tranh và trả lời. - Lắng nghe. - HS xung phong trả lời - Tìm màu có sẵn trong hộp màu của mình. - Quan sát trả lời. Chưa, vì chưa vẽ độ đậm nhạt của hoa. - Theo dõi cách vẽ đậm, vẽ nhạt. - Bông hoa số 1 đậm nhất. - Bông hoa số 3 nhạt nhất. - Đậm vừa. - Quan sát bài HS năm trước. - HS thực hành vào vở. - Quan sát tranh. - HS tự nhận xét. - Vỗ tay tuyên dương các bạn vẽ đẹp. - Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi. Ngày soạn : 27/8/2011 Ngày dạy : 29/8/2011 Bài 2: Thường thức mĩ thuật XEM TRANH THIẾU NHI I. Mục tiêu - Biết mô tả các hình ảnh các hoạt động và màu sắc trong tranh. - Bước đầu có cảm nhận về vẻ đẹp của tranh. II. Chuẩn bị * Giáo viên: - Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi Quốc tế. - Tranh trong bộ đồ dung dạy học và tranh in trong Vở tập vẽ. * Học sinh: Vở tập vẽ, bút chì, màu và tẩy. Tranh sưu tầm. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1- Ổn định lớp 2-Kiểm tra dụng cụ học vẽ của HS 3- Bài mới: Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét GV treo tranh 1 và hỏi: - Tên bức tranh này là gì? - Ai là người vẽ bức tranh này? - Bạn dùng màu gì để vẽ? - Bức tranh bạn vẽ có những hình ảnh gì? - Em hãy kể một số màu bạn đã vẽ trong tranh của mình? - Em có thích bức tranh của bạn không? Vì sao? GV bổ sung để học sinh nắm được nội dung bức tranh và tập làm quen trong việc nhận xét tranh. Hoạt động 2: HS xem tranh theo nhóm Tranh 2: “Han Sen và Gờ Re Ten” GV đưa ra một số câu hỏi để các nhóm cung nhau thảo luận: đề tài, tác giả,màu sắc, chất liệu và nội dung của tranh. - Bức tranh này vẽ đề tài gì? - Ai là tác giả của bức tranh? - Bạn dung màu gì để vẽ? (Chất liệu) - Nội dung bức tranh vẽ gì? - Em có suy nghĩ gì khi xem bức tranh của bạn? GV theo dõi các nhóm thảo luận, gợi ý cho các em khai thác hết nội dung bức tranh và đưa ra nhiều ý kiến theo suy nghĩ của các em. GV mời đại diện các nhóm lên trình bày lại các nội dung các em đã cùng thảo luận. GV nhận xét chung ý kiến của các nhóm và bổ sung để cả lớp hiểu rõ hơn về nội dung của bức tranh mà các em vừa xem. Cho các em xem một số bức tranh mà các em sưu tầm được và tranh trong bộ ĐDDH. Qua các bức tranh các em vừa xem, các bạn đã thể hiện được tình cảm bạn bè thông qua nội dung bức tranh. Các em phải biết yêu quý bạn bè, hiểu được tình cảm bạn bè để mình luôn giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và vui chơi….. Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá Nhận xét chung về giờ học. Tuyên dương các em tham gia phát biểu xây dựng bài và các nhóm thảo luận tốt về nội dung bức tranh GV đưa ra. 4-Củng cố, dặn dò: - Về nhà tập nhận xét tranh trong báo, lịch… Bài sau: Vẽ theo mẫu “Vẽ lá cây” - Sưu tầm một số lá cây đơn giản để chuẩn bị cho giờ học sau. 5-Nhận xét. - Để ĐDHT lên bàn. - HS lắng nghe. - Quan sát tranh và trả lời. - Tranh “Đôi bạn”. - Bạn Phương Liên vẽ. - Màu sáp và bút dạ. - Bạn vẽ đôi bạn và gà, bướm và cỏ… - Màu vàng, màu xanh đậm, màu xanh nhạt… - HS xung phong trả lời. - HS lắng nghe. - Các nhóm trưởng nhận câu hỏi và cùng nhau làm việc theo nội dung đã nhận. - Các nhóm làm việc. - Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm còn lại theo dõi bổ sung. - Lắng nghe. - HS xem tranh. - HS lắng nghe. - Vỗ tay tuyên dương các bạn. - Quan sát các loại lá cây đơn giản. Ngày soạn : 3/9/2011 Ngày dạy : 5/9/2011 Bài 3: Vẽ theo mẫu VẼ LÁ CÂY I. Mục tiêu - Nhận biết được hình dáng, đặc điểm, vẻ đẹp của một vài loại lá cây. - Biết cách vẽ lá cây, vẽ được một lá cây và vẽ màu theo ý thích. - Yêu mến thiên nhiên, biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng. II. Chuẩn bị * Giáo viên: - Một số lá cây thật có hình dáng và màu sắc khác nhau. - Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ lá cây, bài vẽ lá cây của HS. *Học sinh: Vở tập vẽ, bút chì, màu và tẩy. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1- Ổn định lớp. 2- KT dụng cụ học vẽ của học sinh. 3- Bài mới: Giới thiệu bài: GV cho học sinh xem một số lá cây và hỏi: Các lá cây cô cầm trên tay có giống nhau không? Xung quanh chúng ta có rất nhiều loại lá cây. Mỗi chiếc lá đều có hình dáng và màu sắc khác nhau. Bài học hôm nay cô hướng dẫn các em vẽ theo mẫu “Vẽ lá cây”. GV ghi đề bài lên bảng. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét GV giới thiệu một số lá cây để học sinh thấy được vẻ đẹp của mỗi lá cũng như sự khác nhau về hình dáng, màu sắc và vẻ đẹp riêng của mỗi chiếc lá. - Trong các loại lá cây này có một số đặc điểm khác nhau. Em hãy tìm được sự khác nhau trong các chiếc lá này ? - Vậy còn lá bàng khác với lá bưởi ở điểm nào? Kết luận: Như vậy lá cây có rất nhiều loại, mỗi loại lá cây đều có hình dáng, đặc điểm và vẽ đẹp riêng của nó. Để vẽ được lá cây cho đúng các em chú ý xem cô hướng dẫn cách vẽ. Cây xanh cung cấp ô xy cho sự sống ,các em phải làm gì để bảo vệ chúng? Đặc biệt là lá cây cho ta thức ăn ngon. Vì vậy các em phải biết chăm sóc cho cây, bảo vệ cây. Hoạt động 2: Cách vẽ GV cho học sinh xem hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ và hỏi: Muốn vẽ được cái lá trước tiên em phải làm gì? GV vẽ lên bảng một số khung hình khác nhau để học sinh quan sát. Từ đó tiếp tục vẽ hoàn chỉnh cái lá rồi vẽ màu theo ý thích. Hoạt động 3: Thực hành Cho các em xem một số bài vẽ đẹp của học sinh năm trước để các em hình dung được cách vẽ khung hình như thế nào cho cân xứng trong trang giấy. GV hướng dẫn thêm cho các em còn lúng túng. Uốn nắn những sai sót kịp thời cho các em. - Hs khá giỏi: Biết sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá Treo một số bài vẽ đẹp cho cả lớp cùng nhận xét. Em thích bài vẽ nào nhất? Vì sao?… GV nhận xét chung và tuyên dương các em vẽ đẹp trước lớp. 4- Củng cố, dặn dò: Tiếp tục quan sát một số lá cây. 5-Nhận xét. - Để đồ dùng học tập lên bàn. - HS quan sát và trả lời. - Học sinh lắng nghe. - HS quan sát và trả lời. - Học sinh xung phong trả lời. - Hs trả lời - Quan sát và trả lời: Vẽ khung hình chung của cái lá trước. - Học sinh quan sát. - Xem bài vẽ của học sinh các lớp trước. - Học sinh thực hành. - Cùng nhau nhận xét bài đã vẽ xong. NS: 12/9/2010 TUẦN 4 ND: 16/9/2010 Bài 4: Vẽ tranh ĐỀ TÀI “VƯỜN CÂY” I. Mục tiêu - HS nhận biết được hình dáng,màu sắc, vẻ đẹp của một số loaị cây. - Biết cách vẽ được hai hoặc ba cây đơn giản. - Vẽ được tranh vườn cây đơn giản (hai hoặc ba cây) và vẽ màu theo ý thích. - Yêu mến thiên nhiên, biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng. II. Chuẩn bị Giáo viên: - Một số tranh, ảnh về các loại cây. - Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ vườn cây. - Bài vẽ vườn cây của học sinh ở những năm trước. Học sinh: - GIấy vẽ hoặc vở tập vẽ . - Bút chì, chì màu, sáp màu, màu nước. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra dụng cụ của HS 2 - Bài mới: a.Giới thiệu bài: vẽ tranh đề tài vườn cây *Hoạt động 1: tìm, chọn nội dung đề tài. GV treo tranh và đặt câu hỏi: + Trong tranh này có những cây gì? + Em hãy vẽ những loại cây mà em biết( tên cây, hình dáng, đặt điểm)? GV tóm tắt: Vườn cây thì có rất nhiều loại cây, mỗi cây đều có hình dáng và đặc điểm khác nhau. Ngoài ra một số cây còn có quả làm hấp dẫn cho người xem. Các em thấy xung quanh chúng ta có rất nhiều cây cối, cây trong sân trường, cây ngoài đường. Đặc biệt là vườn cây nhà mình, cho ta bóng mát, quả cho chúng ta ăn. Vì vậy các em phải biết chăm sóc cho cây, bảo vệ cây. * Hoạt động 2: Cách vẽ tranh -GV gợi ý để HS nhớ lại hình dáng, màu sắc loại cây định vẽ. -GV hướng dẫn HS cách vẽ: + Vẽ hình dáng các loại cây khác nhau. + Vẽ thêm 1 số chi tiết cho vườn cây sinh động như:hoa, quả, sọt đựng quả, người hái quả + Vẽ màu theo ý thích. *Hoạt động 3: Thực hành GV nhắc nhở HS vẽ vườn cây vừa với phần giấy đã chuẩn bị hoặc vở tập vẽ. GV chú ý quan sát, giúp đỡ HS khi cần thiết. *Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá GV cùng HS chọn một số bài vẽ Vườn cây đã hoàn thành và gợi ý để các em nhận xét, đánh giá về bố cục, cách vẽ màu.( Chú ý sự sang tạo của HS) 3- Dặn dò Bài sau: Tập nặn tạo dáng tự do. 4- Nhận xét. - HS thực hiện. -HS lắng nghe, nhắc lại.. - Cả lớp quan sát tranh và trả lời câu hỏi. - Cây dừa, cây cau, cây chuối, cây xoài… - Học sinh lắng nghe. - Cả lớp chú ý theo dõi phần hướng dẫn cách vẽ. HS vẽ vườn cây và vẽ màu theo ý thích. HS nhận xét - Học sinh lắng nghe. HS lắng nghe TUẦN 5 NS:18/9/2010 Bài 5 : Tập nặn tạo dáng ND:23/9/2010 NẶN HOẶC VẼ, XÉ DÁN CON VẬT I. Mục tiêu - Nhận biết được hình dáng, đặc điểm và vẻ đẹp của một số con vật. - Biết cách nặn, xé dán hoặc vẽ con vật. - Nặn hoặc vẽ, xé dán được con vật yêu thích. II. Chuẩn bị * GV: Sưu tầm một số tranh ảnh có các con vật quen thuộc. Bài vẽ đẹp của HS năm trước. * HS: Vở tập vẽ, bút chì, màu và tẩy. III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ: kiểm tra dụng cụ 2-Bài mới: a.Giới thiệu bài: tập nặn tạo dáng. Nặn hoặc vẽ, xé dán con vật *Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét GV treo tranh ảnh con vật và hỏi: - Đây là những con vật gì? - Hình dáng và đặc điểm của mỗi con vật như thế nào? - Các con vật này gồm những bộ phận nào? - Màu sắc của các con vật này như thế nào? - Em hãy kể tên một số con vật khác mà em biết? GD: Các con vật rất dễ thương chúng ta phải làm gì để chăm sóc bảo vệ con vật? *Hoạt động 2: Cách vẽ con vật -GV cho HS chọn con vật mà em định vẽ. -Yêu cầu HS nhớ lại hình dáng, đặc điểm và các phần chính của các con vật. - GV hướng dẫn cách vẽ + Vẽ hình dáng của con vật sao cho vừa với phần giấy quy định, chú ý tạo dáng con vật cho sinh động. có thể vẽ them cỏ cây, hoa lá, người… để bài vẽ hấp dẫn hơn. + Vẽ màu theo ý thích. *Hoạt động 3: Thực hành - GV quan sát, gợi ý cho HS còn lúng túng chưa biết cách trình bày. - Gợi ý HS về cách vẽ con vật. *Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá - GV cho HS trình bày sản phẩm và nhận xét bài. - GV nhận xét chung. Tuyên dương các em có bài vẽ đẹp trước lớp. 3-Củng cố, dặn dò: - Bài bị bài sau: Màu sắc và cách vẽ màu vào hình có sẵn. - GV nhận xét tinh thần và thái độ học tập của HS. 4-Nhận xét. HS thực hiện HS lắng nghe - Học sinh quan sát - HS trả lời HS kể -Hs trả lời theo suy nghĩ. - HS lắng nghe. Nhớ lại hình dáng đặc điểm của con vật định vẽ. - Quan sát tranh và tìm ra bài vẽ, xé hay nặn mình thích nhất. HS thực hành HS trưng bày hình vẽ và nhận xét. HS lắng nghe NS: 25/9/2010 TUẦN 6 ND: 30/9/2010 Bài 6: Vẽ trang trí MÀU SẮC, CÁCH VẼ MÀU VÀ HÌNH CÓ SẴN I. Mục tỉêu - HS sử dụng được 3 màu cơ bản đã học ở lớp một đó là: Đỏ, Vàng, Xanh lam - Biết thêm 3 màu mới do các cặp màu cơ bản pha trộn với nhau: Da cam, Xanh lá cây, Tím. - Biết cách sử dụng các màu đã học. -Vẽ màu vào hình có sẵn theo ý thích. II. Chuẩn bị * Giáo viên: - Bảng màu cơ bản và có 3 màu mới do các cặp cơ bản pha trộn. - Một số tranh ảnh có có các màu cơ bản - Bộ đồ dùng dạy học. Một số tranh dân gian. * Học sinh: Vở tập vẽ, bút chì, màu, tẩy . III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra dụng cụ của HS. 2-Bài mới: Giới thiệu bài *Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét - GV treo 3 màu cơ bản và hỏi: - Đây là những màu gì? Tiếp tục đưa 3 màu nhị hợp và hỏi như trên để HS nhận ra - GV yêu cầu HS tìm các màu ở hôp màu sáp, chì màu của mình - GV đưa bản màu và chỉ ra cho HS thấy: + Màu da cam do màu đỏ pha với màu vàng. + Màu tím do màu đỏ pha với màu lam. + Màu xanh lá cây do xanh lam pha với vàng. Đỏ + Vàng à Cam Đỏ + Xanh lam à Tím Xanh lam + Vàng à Xanh lá cây *Hoạt động 2: Cách vẽ màu. - GV treo tranh và hỏinhư vở vẽ và hỏi: +Trong bức tranh này có những gì? Đây là bức tranh phỏng theo tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh). Tanh có tên là “ Vinh hoa” + GV gợi ý cho HS cách vẽ màu vào: Em bé, con gà trống, hoa cúc và nền tranh - Nhắc HS chọn màu khác nhau và vẽ màu tươi, rực rỡ, có đậm có nhạt tranh mới đẹp *Hoạt động 3: Thực hành - Trong khi HS làm bài, GV dến hướng dẫn thêm cho các em cách chọn màu vẽ cho đúng. Vẽ màu không để màu lia ra ngoài. *Hoạt động 4: Nhận xét và đánh giá GV cho HS trình bày tranh của mình. GV đưa ra tiêu chí cho HS đánh giá. GV nhận xét và tuyên dương những bài vẽ đẹp. 3-Củng cố, dặn dò: Sưu tầm tranh vẽ về đề tài nhà trường. Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. 4- Nhận xét. HS thực hiện HS nhắc lại - HS quan sát, lắng nghe. - Đỏ, Vàng , Xanh lam. - Xanh lá cây, da cam, tím. - HS tìm ra các màu đó. - HS quan sát để nhận biết các màu mới do pha trộn mà có. HS lắng nghe. Hs theo dõi cách pha màu - Trong tranh có em bé, con gà trống,bông hoa cúc. - Lắng nghe. - HS thực hành -HS trình bày sản phẩm và nhận xét. HS lắng nghe Ngày soạn: 3/10/2010 Ngày dạy: 7/10/2010 Bài 7: Vẽ tranh ĐỀ TÀI: EM ĐI HỌC I. Mục tỉêu - Học sinh hiểu được nội dung đề tài “ Em đi học”. - Biết cách vẽ tranh Đề tài em đi học - Vẽ được tranh đề tài : “ Em đi học”. - HS khá giỏi : Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. II. Chuẩn bị * Giáo viên: -Sưu tầm một số tranh, ảnh về đề tài “ Em đi học” - Hình minh họa hướng dẫn cách vẽ và bộ đồ dùng dạy học. *Học sinh: -Vở tập vẽ, bút chì, màu và tẩy. III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra dụng cụ học vẽ 2.Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài -GV giới thiệu tranh, ảnh cùng với các câu hỏi ngắn, gợi ý để HS nhớ lại hình ảnh lúc đến trường. VD: + Hằng ngày em thường đi học cùng ai? + Khi đi học, em ăn mặc như thế nào và mang theo gì? + Phong cảnh hai bên đường như thế nào? + Màu sắc, cây cối, nhà cửa, đồng ruộng hoặc phố xá như thế nào? - GV bổ sung thêm một số hình ảnh để hiểu rõ hơn đề tài. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh. -GV cho học sinh xem một số bài của học sinh năm trước để các em nhận xét. - GV gợi ý HS: Hình vẽ: + Chọn một số hình ảnh cụ thể về đề tài Em đi học. + Cách sắp xếp hình vẽ trong tranh. + Có thể vẽ một hoặc nhiều bạn cùng đi đến trường. + Mỗi bạn một dáng, mặc quần áo khác nhau ( hoặc mặc đồng phục ). + Vẽ thêm các hình ảnh khác cho tranh sinh động. Vẽ màu: + Vẽ màu tự do, có đậm, có nhạt sao cho tranh rõ nội dung. Hoạt động 3 : Thực hành. - Trong khi học sinh làm bài, giáo viên đế từng bàn hướng dẫn cho những em còn lúng túng, uốn nắn sai sót kịp thời. Hoạt động 4 :Nhận xét đánh giá. - GV trọn bài vẽ đẹp teo lên cho cả lớp nhận xét. - Bài vẽ của các bạn đã rõ đề tài em đi học chưa? - Vẽ màu như thế này đã rõ nội dung chưa ? -GV nhận xét chung và tuyên dương những em vẽ đẹp trước lớp. 3-Dặn dò: -Bài sau: Xem tranh “ Tiếng đàn bầu” 4- Nhận xét. HS thực hiện. HS lắng nghe. - Quan sát tranh và trả lời câu hỏi của GV. -HS quan sát tranh và nhận xét theo yêu cầu của GV. HS lắng nghe gợi ý của GV. - Học sinh thực hành. - Học sinh quan sát và tự nhận xét -Tuyên dương bài vẽ đẹp Ngày soạn: 10/10/2010 Ngày dạy: 14/10/2010 Bài 8: Thường thức mĩ thuật XEM TRANH “ TIẾNG ĐÀN BẦU” CỦA SĨ TỐT I. Mục tỉêu - Làm quen , tiếp xúc tìm hiểu vẻ đẹp trong tranh của họa sĩ. - Mô tả các hình ảnh,các hoạt động và màu sắc trên tranh. - Giáo dục học sinh yêu mến anh bộ đội. - HS khá giỏi : Chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà mình thích. II. Chuẩn bị * GIáo viên: - Một số tranh của họa sĩ vẽ về phong cảnh, cảnh sinh hoạt với các chất liệu khác nhau. -Tranh vẽ của thiếu nhi về nhiều đề tài khác nhau. * Học sinh: - Chuẩn bị đồ dùng học tập: Bút chì, màu, tẩy và VTV. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra dụng cụ. 2.Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét - Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh ở Vở Tập Vẽ 2 và đặt câu hỏi gợi ý: + Tên bức tranh này là gì? + Ai là người vẽ bức tranh “ Tiếng đàn bầu”? +Trong tranh có những hình ảnh nào? +Anh bộ đội và 2 em bé đang làm gì? + Trong tranh có những màu gì? +Em có thích tranh “ tiếng đàn bầu” của họa sĩ Sĩ Tốt không? Vì sao? -GV gợi ý để học sinh trả lời theo suy nghĩ của các em. -GV bổ sung: +Họa sĩ Sĩ Tốt quê ở làng Cổ Đô, Huyện Ba Vì, Tỉnh Hà Tây. +Ngoài bức tranh tiếng đàn bầu, ông còn có nhiều tác phẩm hội họa khác như : Em nào cũng được học cả; Ơ ! bố;… + Bức tranh tiếng đàn bầu của ông vẽ về đề tài bộ đội. Hình ảnh chính là chú bộ đội ngồi trên chiếc chõng tre đang say mê gãy đàn. Trước mặt anh là 2 em bé, một em quỳ bên chõng, một em nằm trên chõng, tay tì vào má chăm chú lắng nghe. Màu sắc ở búc tranh trong sang, đậm nhạt nổi rõ làm cho hình ảnh chính của tranh thêm sinh động. - GV có thể chỉ cho HS thấy trong bức tranh còn có hình ảnh cô thiếu nữ đang đứng bên cửa ra vào vừa hong tóc, vừa lắng nghe tiếng đàn bầu. - Cho HS xem một số tranh khác và hệ thống câu hỏi như trên để các em tìm hiểu nội dung đề tài, màu sắc và bố trí trong bức tranh (SH nhóm lớn). Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét, đánh giá giờ học. - Khen ngợi một số HS phát biểu, đóng góp ý kiến xây dựng bài. 3-Củng cố, dặn dò: - Bài sau: Vẽ cái mũ (nón) - Quan sát trước cái mũ, nón 4- Nhận xét. HS thực hiện HS lắng nghe + Tiếng đàn bầu. + Họa sĩ “ Sĩ Tốt” + Học sinh quan sát và trả lời. + Anh bộ đội gảy đàn và 2 em bé lắng nghe. +Học sinh trả lời. - Học sinh lắng nghe - Học sinh nhận xét HS lắng nghe. Ngày soạn : 16/10/2010 Ngày dạy : 21/10/2010 Bài 9: Vẽ theo mẫu VẼ CÁI MŨ (NÓN) I. Mục tiêu - Hiểu đặc điểm hình dáng, vẻ đẹp của cái mũ (nón). - Biết cách vẽ cái mũ (nón) và vẽ được cái mũ (nón) gần giống mẫu. - Giúp học sinh thấy được ích lợi của việc đội mũ (nón). II. Chuẩn bị * Giáo viên: - Một vài cái mũ (nón) có hình dáng khác nhau. - Tranh trong bộ đồ dùng dạy học. - Bài vẽ đẹp của học sinh các lớp trước. * Học sinh: Vở tập vẽ, bút chì, màu, tẩy. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra dụng cụ học vẽ. GV nhận xét. 2. Bài mới: GIới thiệu bài Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét - Các em cho cô biết đây là cái gì? - GV giải thích cho HS biết từ cái nón (từ địa phương thường được dùng ở các tỉnh phía Nam). - GV cho học sinh xem các loại mũ khác và hỏi: - Em có nhận xét gì về những cái mũ này? Nó có giống nhau không? -Em hãy cho biết cái mũ gồm có những bộ phận nào? -Em hãy kể tên một số loại mũ, nón khác mà em biết? - GV kết luận : Mũ có rất nhiều loại, mỗi loại đều có hình dáng và màu sắc khác nhau. Có loại mũ đội ấm vào mùa Đông, che nắng vào mùa Hè, bảo vệ khi tham gia giao thông như mũ bảo hiểm. Đôi khi người ta đội mũ chỉ để làm dáng, làm đẹp... Hoạt động 2 : Hướng dẫn cách vẽ - GV chọn cái mũ đơn giản để đặt mẫu cho học sinh vẽ. - Yêu cầu học sinh quan sát toàn bộ cái mũ và hỏi: Cái mũ này nằm trong dạng hình gì? Như vậy trước khi vẽ em phải làm gì? - Để vẽ được cái mũ như thế này thì em phải quan sát cái mũ này nằm trong dạng hình gì? - Sau đó vẽ phác khung hình chung, rồi vẽ từng bộ phận (đi từ tổng thể đến chi tiết). Sau khi vẽ hình xong các em chọn màu và vẽ theo ý thích. Hoạt động 3: Thực hành - GV quan sát- giúp đỡ, uốn nắn HS kịp thời. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá - GV treo tranh một số bài đã vẽ xong và hỏi: Bạn vẽ cái mũ có giống mẫu không? Em thích cái mũ nào nhất? Vì sao em thích cái mũ đó? - GV nhận xét chung – tuyên dương. 3. Dặn dò: Chuẩn bị bài:Vẽ tranh : Đề tài Tranh chân dung 4. Nhận xét. -Để dụng cụ lên bàn - HS lắng nghe - Cái mũ. - Quan sát vật mẫu. - Các cái mũ này không giống nhau. Khác nhau về hình dáng, màu sắc, kích cỡ. - Chóp, vành (lưỡi trai),... - Hai đến ba em kể. - Lắng nghe. - Quan sát mẫu và trả lời. - Quan sát mẫu cho thật kỹ. - Quan sát. - Học sinh thực hành. -Hs nhận xét - HS lắng nghe Ngày soạn: 20/10/2010 Ngày dạy : 25/10/2010 Bài 10: Vẽ tranh VẼ CHÂN DUNG I. Mục tiêu - Tập quan sát, nhận xét hình dáng, đặc điểm khuôn mặt người - Biết cách vẽ chân dung đơn giản . -Vẽ được tranh chân dung theo ý thích. - HS khá, giỏi: vẽ được khuôn mặt đối tượng, sắp xếp hình vẽ cân đối, màu sắc phù hợp. II. Chuẩn bị * Giáo viên - Sưu tầm một số tranh, ảnh chân dungcác lứa tuổi. - Hình gợi ý cách vẽ - Một vài bài vẽ của hs năm trước. * Học sinh - VTV,chì, màu, gôm III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra đồ dùng học vẽ. GV nhận x

File đính kèm:

  • docMĩ thuật 2_t 1-18.doc