Giáo án Nghề điện dân dụng 11 Bài 6: Sử dụng vạn năng kế

BÀI 6 : SỬ DỤNG VẠN NĂNG KẾ

(Bài gồm 3 tiết: Tiết 13+14+15)

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

 - Hiểu về chức năng,cấu tạo của vạn năng kế

 - Nắm vững cách đo các đại lượng:Điện trở,dòng điện

 - Nắm được cách xác định bộ phận hư hỏng trong mạch điện bằng vạn năng kế.

2. Kĩ năng: HS sử dụng thành thạo vạn năng kế để:

 - Đo được điện trở bằng vạn năng kế

 - Phát hiện được hư hỏng trong mạch điện bằng vạn năng kế

3. Thái độ:

 Thực hiện đúng hướng dẫn của giáo viên trong khi thực hành đảm bảo an toàn vệ sinh khi thực hành.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 6343 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Nghề điện dân dụng 11 Bài 6: Sử dụng vạn năng kế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Cẩm thủy I Bài 6 : Sử dụng vạn năng kế (Bài gồm 3 tiết: Tiết 13+14+15) Ngày soạn: 05/10/2008 a/ Mục tiêu bài học: 1. kiến thức: - Hiểu về chức năng,cấu tạo của vạn năng kế - Nắm vững cách đo các đại lượng:Điện trở,dòng điện - Nắm được cách xác định bộ phận hư hỏng trong mạch điện bằng vạn năng kế. 2. Kĩ năng: HS sử dụng thành thạo vạn năng kế để: - Đo được điện trở bằng vạn năng kế - Phát hiện được hư hỏng trong mạch điện bằng vạn năng kế 3. Thái độ: Thực hiện đúng hướng dẫn của giáo viên trong khi thực hành đảm bảo an toàn vệ sinh khi thực hành. B/ Chuẩn bị bài giảng: 1/ chuẩn bị nội dung: - Nghiên cứu bài 6-SGK - Đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài giảng 2/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học - Nguồn điện xoay chiều 220V - 3 bóng đèn 220V-60W 1 công tắc 5A c/ Tiến trình bài dạy: Tiết 13: Giới thiệu về Vạn năng kế 1/ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp học 2/Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: em hãy nêu cấu tạo của công tơ điện? Công tơ điện dùng để làm gì? 3/Đặt vấn đề vào bài mới: Vạn năng kế dùng để làm gì,cấu tạo,nguyên lý làm việc ra sao?Chúng ta hãy nghiên cứu nội dung của tiết học này. 4/Nội dung giảng bài mới: Hoạt động 1: (8phút) Tìm hiểu về chức năng,nhiệm vụ của vạn năng kế Hoạt động của GV và HS Nội dung GV đặt câu hỏi: +VNK là loại đồng hồ như thế nào?Em có hiểu biết gì về loại đồng hồ này? +VNK thường dùng để đo những đại lượng nào?Ưu điểm ra sao? *(HS suy nghĩ và trả lời theo hiểu biết của bản thân). *GVtóm tắt lại chức năng và nhiệm vụ của VNK *GV lưu ý về vấn đề sử dụng và độ chính xá của VNK 1/Chức năng,nhiệm vụ của VNK: - Đồng hồ VNK là loại đồng hồ có nhiều chức năng,tiện dụng cho công nhân và cán bộ kỹ thuật trong công việc kiểm tra,sửa chữa mạch điện và máy điện. -VNK là dụng cụ đo nhiều chức năng,chủ yếu để đo điện trở,dòng điện,điện áp xoay chiều và một chiều. - VNK là dụng cụ đo tổng hợp,có nhiều chức năng,nhiều núm điều chỉnh.Trước khi sử dụng,cần phải nắm vững ý nghĩa,cách sử dụng của từng núm để lựa chọn đại lợng cần đo(dòng điện,điện áp một chiều hoặc xoay chiều),điện trở với thang đo thích hợp. *Chú ý: Tuyệt đối không sử dụng tuỳ tiện khi chưa nắm vững cách đo vì nếu nhầm lẫn vị trí chuyển mạch có thể gây cháy hỏng dụng cụ. Hoạt động 2: (15phút) Tìm hiểu về cấu tạo cơ cấu đo và cấu tạo bên ngoài của VNK Hoạt động của GV và HS Nội dung *GV giới thiệu cơ cấu đo của VNK.Đó là cơ cấu đo kiểu từ điện. *GV yêu cầu HS xem cấu tạo bên ngoài của vạn năng kế đồng thời kết hợp với hình vẽ (Hình 6.1-SGK) để hiểu rõ các chi tiết,các núm .(GV có thể vẽ sơ đồ cấu tạo bên ngoài của VNK lên bảng). 2/Cấu tạo cơ cấu đo của Vạn năng kế -Về nguyên lí đây là cơ cấu đo kiểu từ điện. Phần tĩnh là nam châm vĩnh cửu phần động là khung dây mảnh. Nhờ khóa chuyển mạnh có thể đo dòng điện, điện áp một chiều hoặc xoay chiều, đo điện trở có nhiều thang đo khác nhau. 3/Cấu tạo bên ngoài của vạn năng kế 1.Vít điều chỉnh ; 2.Khóa chuyển mạch 3.Đầu đo ; 4.Đầu đo chung COM 5.Đầu ra ; 6.Núm chỉnh 0 của ôm kế 7.Mặt trước ; 8.Kim chỉ Hoạt động 3: (10phút) Giới thiệu sơ lược cách tiến hành đo các đại lượng. Hoạt động của GV và HS Nội dung *GV diễn giải: Trên mặt VNK thường có nhiều thang đo,mức điều chỉnh,lỗ cắm điệnVì vậy việc sử dụng phải tuân theo đúng chỉ dẫn để tránh xảy ra hư hỏng. *GV lần lượt giới thiệu cách đo các đại lượng:dòng điện một chiều,xoay chiều,điện áp một chiều,xoay chiều,điện trở. *GV lưu ý với HS khi đo điện trở: + Chỉ sử dụng VNK đo điện trở khi biết chắc chắn mạch đã cắt điện. + Không chạm tay vào đầu nối hoặc điện trở vì điện trở tiếp xúc của bàn tay có thể gây sai số. 3/Cách tiến hành đo các đại lượng. a.Đo cường độ dòng điện một chiều. - Xoay núm điều chỉnh tới vị trí ứng với đại lượng cần đo(dòng một chiều) và phù hợp với giới hạn đo,hoặc cắm 2đầu dây đo vào hốc phù hợp đại lượng và giới hạn đo. - Nối hai đầu dây đo còn lại vào mạch. - Cho điện áp vào mạch,đọc chỉ số của kim chỉ. b.Đo cường độ dòng điện xoay chiều,điện áp một chiều và xoay chiều. Chỉ cần điều chỉnh đồng hồđúng với đại lượng và giới hạn đo,cách tiến hành tương tự như đo dòng điện một chiều ở trên. c.Đo điện trở. (Chú ý:Chỉ được đo diện trở không có điện áp). - Điều chỉnh đồng hồ về vị trí đo điện trở(Ω;KΩ). - Chọn thang đo thích hợp: x1; x10; x100 - Chập que đo,điều chỉnh kim về 0.Thao tác này nên làm nhanh. - Đọc và đo chỉ số. 5/Củng cố và hướng dẫn về nhà: - GV tổng hợp bài theo đề mục. - Yêu cầu HS chuẩn bị kiến thức về vạn năng kế để thực hiên tốt tiết thực hành. Tiết 14 : sử dụng Vạn năng kế đo điện trở 1/ổn định lớp: 2/Nêu mục tiêu,yêu cầu của tiết thực hành: - Biết cấu tạo của vạn năng kế và biết điều chỉnh thang đo cho các đại lượng cần đo. - Biết đo điện trở băng vạn năng kế. - Các nhóm làm thực hành và báo cáo theo bảng mẫu. *Yêu cầu:Tuân thủ sự hướng dẫn của GV,chấp hành nghiêm túc nội quy phòng thực hành. 3/Nội dung bài thực hành: Hoạt động 1: (10phút) Tìm hiểu cách sử dụng vạn năng kế,bảng mạch đo điện trở và hai que đo. Hoạt động của GV và HS Nội dung *GV chia lớp thành các nhóm thực hành.Mỗi nhóm HS nhận thiết bị và dụng cụ thực hành. *GV giao nhiệm vụ làm thực hành cho các nhóm: - Quan sát mô tả cấu tạo ngoài của vạn năng kế - Tìm hiểu cách sử dụng vạn năng kế các núm chỉnh trên mặt đồng hồ - Tìm hiểu 2 que đo chú ý không chạm tay vào 2 que đo để tránh sai số 1/Chuẩn bị : Mỗi nhóm - 1 vạn năng kế - Một điện trở nối thành mạch bảng - Nguồn điện xoay chiều 220V 2/Quy trình thực hành: a. Sử dụng vạn năng kế đo điện trở: *Bước1: Tìm hiểu cách sử dụng vạn năng kế,bảng đo điện trở và 2que đo. - Quan sát mô tả cấu tạo ngoài của vạn năng kế - Tìm hiểu cách sử dụng vạn năng kế các núm chỉnh trên mặt đồng hồ. *Lưu ý: Thang đo điện trở có các vị trí sau: Rx1 ; Rx10 ; Rx100 ; Rxk (k=1000) Trong đó R là điện trở tính bằng đơn Ω. - Tìm hiểu bảng mạch đo điện trở(hình 6.2-SGK) - Tìm hiểu 2 que đo: Chú ý không chạm tay vào 2 que đo để tránh sai số . Hoạt động 2: (5phút) Tìm hiểu cách hiệu chỉnh 0 của vạn năng kế. Hoạt động của GV và HS Nội dung *GV: Dùng đồng hồ để cho HS quan sát và hướng dẫn các em điều chỉnh. Lưu ý: Động tác này cần phải thực hiện mỗi khi đo điện trở, vì nguồn pin trong vạn năng kế giảm dần theo thời gian nên vị trí o của kim chỉ thị bị thay đổi. *Bước2: Hiệu chỉnh 0 của vạn năng kế. Khi chập 2 que đo, nghĩa là điện trở đo bằng 0 thì kim phải chỉ về 0, nếu chưa về số 0 thì phải xoay núm chỉnh 0. Hoạt động 3: (22phút) Thực hành đo điện trở Hoạt động của GV và HS Nội dung *GV: lưu ý với HS khi đo: - Mạch đã cắt điện chưa, khoá chuyển mạch bắt đầu để ở thang đo lớn nhất rồi giảm dần cho đến khi nhận được kết quả đo thích hợp. Hỏi ? Vì sao phải để thang đo lớn nhất? HS: trả lời. GV: bổ sung thêm: Tránh kim bị va đập mạnh, làm hỏng kim chỉ thị. Chú ý: Không chạm tay vào đầu que đo và điện trở vì điện trở tiếp xúc của tay gây sai số. *Bước3: Đo điện trở + Chỉnh kim: Chọn thang đo Rx1 chập 2 que đo và hiệu chỉnh để kim về 0 . + Lần lượt đo các điện trở trên bảng mạch ( R1 dến R10) Kết quả đo ghi vào bảng sau: Bảng đo điện trở bằng vạn năng kế Thang đo Linh kiện Kết quả đo Rx1 R10 Rx1 R20 Rx1 R30 Rx10 R475 Rx10 R550 Rx1k R61,2k Rx1k R73,3k Rx10k R8270k Rx10k R9470k Rx10k R10100k 4/Tổng hợp đánh giá và viết báo cáo thực hành: GVtổng hợp nội dung của tiết thực hành ,đánh giá,nhận xét theo các tiêu chí và yêu cầu HS viết báo cáo thực hành. Tiết 15 : sử dụng Vạn năng kế để xác định bộ phận hư hỏng trong mạch điện 1/ổn định lớp: 2/Nêu mục tiêu,yêu cầu của tiết thực hành: - Biết phát hiện vị trí đứt dây của mạch điện bằng vạn năng kế. - Biết phát hiện mạch điện bị ngắn mạch bằng vạn năng kế. *Yêu cầu:Tuân thủ sự hướng dẫn của GV,chấp hành nghiêm túc nội quy phòng thực hành. 3/Nội dung bài thực hành: Hoạt động 1: (17phút) Sử dụng vạn năng kế để phát hiện chỗ đứt dây của mạch điện Hoạt động của GV và HS Nội dung *GV: Chúng ta có thể kiểm tra,phát hiện bộ phận bị đứt dây hoặc chập mạch bằng VNK.Trong trường hợp này phảI cắt nguồn điện và sử dụng VNK để đo điện trở.Khóa chuyển mạch phảI chuyển về vị trí Rx10k. *GV yêu cầu các nhóm HS mắc nối tiếp 3điện trở như sơ đồ và để một mối nối chưa kín mạch. 1 R1 2 R2 3 R3 4 *GV hướng dẫn HS dùng VNK xác định vị trí đứt dây của mạch điện.Cần nhắc nhở HS phải cắt nguồn điện trước khi dùng VNK để xác định chỗ bị đứt. *HS lần lượt xác định như sau: Đo điện trở giữa vị trí 1 và 2 ; 2 và 3 ; 3 và 4.ở vị trí nào đồng hồ cho giá trị R=∞ chứng tỏ dây dẫn đó bị đứt. 1/Chuẩn bị : Mỗi nhóm: - 1 vạn năng kế. - Ba điện trở nối thành mạch bảng. - Nguồn điện xoay chiều 220V 2/Quy trình thực hành: b.Sử dụng vạn năng kế để xác định bộ phận hư hỏng trong mạch điện Chuyển mạch đồng hồ về thang đo điện trở,sau đó dùng que đo lần lượt di chuyền đến các vị trí 1 và 2 ; 2 và 3 ; 3 và 4.Nếu đồng hồ chỉ trị số thì mạch điện vẫn thông,nếu đồng hồ chỉ giá trị rất lớn hoặc không nhúc nhích thì mạch điện đang bị hở mạch. Hoạt động 2 : (10phút) Sử dụng vạn năng kế để phát hiện mạch điện bị ngắn mạch Hoạt động của GV và HS Nội dung *GV cần đưa ra sự cố ngắn mạch để HS hiểu: - Sự cố ngắn mạch xảy ra do hỏng cách điện giữa 2phần mang điện(dây pha và dây trung hòa).Khi ngắn mạch dòng điện tăng cao làm nổ cầu chì. - Khi mạch điện bị ngắn mạch R=0.Vì thế có thể dùng VNK(thang đo điện trở) để phát hiện chập mạch trong một bộ phận của mạch điện. *Các nhóm HS tạo ra sự cố chập mạch để dung VNK phát hiện sự cố này. c.Phát hiện mạch điện bị ngắn mạch Khi mạch điện bị ngắn mạch R=0 vì thế dòng ôm kế kiểm tra nếu đồng hồ chỉ =0 chứng tỏ mạch bị ngắn mạch ở đoạn đang đo. *Lưu ý: Để phát hiện các bộ phận hư hỏng một cách chính xá,cần tách các mạch nối songh song với nó. 4/ Tổng kết đánh giá - GV nhận xét giờ thực hành: + Sự chuẩn bị của học sinh. + Kĩ năng thao tác thực hành của học sinh . +Thái độ của học sinh - GV nhắc nhở các em về đọc trước bài 7 - SGK

File đính kèm:

  • docBai 6Thuc hanh su dung van nang ke.doc