Giáo án nghề Điện dân dụng lớp 11

-Giáo án số 1:

 Ngàysoạn: Chương mở đầu

 BÀI 1: GIỚI THIỆU GIÁO DỤC NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG

I. Mục đích:

Sau bài dạy giáo viên cần làm cho học sinh:

- Biết được vị trí, vai trò của điện năng và nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống.

- Biết được triển vọng phát triển nghề điện dân dụng.

- Biết được mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp học tập nghề điện dân dụng.

II.Tiến trình bài dạy.

1. ổn định tổ chức lớp:

2. Nội dung bài mới.

 

doc63 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 2931 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án nghề Điện dân dụng lớp 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-Giáo án số 1: Ngàysoạn: Chương mở đầu Bài 1: giới thiệu giáo dục nghề điện dân dụng I. Mục đích: Sau bài dạy giáo viên cần làm cho học sinh: Biết được vị trí, vai trò của điện năng và nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống. Biết được triển vọng phát triển nghề điện dân dụng. Biết được mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp học tập nghề điện dân dụng. II.Tiến trình bài dạy. ổn định tổ chức lớp: Nội dung bài mới. Nội dung Hoạt động của thầy và trò I.Vị trí, vai trò của điện năng và nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống. 1.Vị trí, vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống. - Nguồn điện năng có vị trí quan trọng cho sự phát triển mà còn cần thiết cho sự ổn định kinh tế, xã hội và chính trị trong mỗi quốc gia. - Vai trò của điện năng: + Là nguồn động lực chủ yếu cho sản xuất và đời sống. + Nhờ có điện năng mà các thiết bị điện, điện tử mới làm việc được. + Nâng cao năng xuất lao động, cải thiện đời sống. Góp phần thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển. 2. Vị trí vai trò của nghề điện dân dụng. - Là một trong nhiều nghề của nghành điện. Nghành điện có các nhóm nghề sau: + Sản xuất truyền tải và phân phối điện năng. + Chế tạo vật tư thiết bị điện. + Đo lường, điều khiển, tự động hoá quá trình sản xuất. + Sửa chữa thiết bị điện, mạng điện, đồng hồ đo. - Nghề điện dân dụng có các nghề sau: + Lắp đặt mạng điện nhỏ và mạng điện sinh hoạt. + Lắp đặt đồ dùng điện. + Bảo dưỡng, vận hành , sửa chữa, khắc phục sự cố. Như vậy nghề điện dân dụng đóng vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy CNH- HĐH đất nước đồng thời góp phần nâng cao đời sống con người. II. Triển vọng của nghề Điện dân dụng. - Cần phát triển để phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. - Cần phát triển để phát triển nghành điện. Cần phát triển để đo thị hoá nông thôn và xây dựng nhà cửa. - Có nhiều điều kiện phát triển không chỉ ở thành thị mà còn ở nông thôn, miền núi - Cần phát triển để phát triển khoa học kỹ thuật. Như vậy: Nghề điện dân dụng rất có triển vọng trong tương lai, để phục vụ đời sống con người. III. Mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục nghề điện dân dụng. 1. Mục tiêu a. Kiến thức: b. Kỹ năng: c. Thái độ . 2. Nội dung chương trình nghề điện dân dụng (105 tiết) Gồm 7 chủ đề: Mở đầu An toàn lao động trong nghề điện. Đo lường điện Máy biến áp Động cơ điện Mạng điện trong nhà Tìm hiểu nghề điện dân dụng. VI. Phương pháp học tập nghề điện dân dụng - Học sinh phải: + Chủ động, chống thói quen thụ động + Chủ động tích cực tiếp thu kiến thức + Vận dụng lý thuết vào thực tế. 1. Hiểu rõ mục tiêu bài học trước khi học bài mới. - Mục tiêu kiến thức - Mục tiêu kỹ năng. - Mục tiêu thái độ. 2. Tích cực tham gia xây dựng cách học theo cặp theo nhóm. - Khi dạy thực hành giáo viên cần phân cặp, nhóm giúp học sinh chủ động, hỗ trợ lẫn nhau. 3. Chú trọng phương pháp học thực hành. - Nghiên cứu mục tiêu để xác định kỹ năng cần đạt được sau bài học. - Xác định tiêu chí đánh giá thông qua phiếu đánh giá: - Cần hiểu quy trình tổng thể trước khi đi vào công đoạn. - Chú ý quan sát, giáo viên phân tích thực hiện thao tác mẫu những kỹ năng mới. + Thao tác mẫu của giáo viên . + Liên hệ thao tác với công việc trước đây. + Những điều giáo viên lưu ý về các lỗi học sinh thường mắc. - Có thói quen kiểm tra đánh giá công việc của mình. - Tích cực chủ động học tập thực hành. 3.Củng cố: - Em hãy cho biết nghề Điện có triển vọng gì trong tương lai? - Em hãy cho biết nghề Điện dân dụng có triển vọng gì trong tương lai? - Em hãy kể nội dung của Nghề Diện dân dụng? 4. Hướng dẫn học sinh học bài. - Cần nắm được cá nội dung chính. - Đọc trước bài 2 (SGK) HĐ1: Tìm hiểu vị trí, vai trò của điện năng và nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống. GV: Em hãy liên hệ thực tế (xã hội và gia đình) và cho biết vai trò của nguồn năng lượng điện năng trong sản xuất và đời sống xã hội?. GV:Nếu mất điện thì các thiết bị điện, điện tử trong gia đình sẽ như thế nào? quá trình sản xuất sẽ làm sao? ảnh hưởng dến đời sống thu nhập của con người ntn? HS: trả lời GV: gợi ý và tổng kết các vai trò chính. GV: Hãy cho biết vị trí của nghề điện dân dụng? GV: giới thiệu các nhóm nghề của nghề Điện GV: Nghề điện dân dụng gồm các nhóm nghề nhỏ nào? Các nhóm nghề này có vai trò gì? HS: trả lời theo gợi ý của GV HĐ2. Tìm hiểu Triển vọng của nghề Điện dân dụng. GV: Theo em, nghề điệm có triển vọng phát triển không? Vì sao? HS: trả lời theo gợi ý của giáo viên. Giáo viên tổng kết theo nội dung. GV: Để phục vụ CNH- HĐH đất nước cần phát triển nghề Điện và nghề Điện dân dụng. Hơn nữa, Khoa học kỹ thuật phát triển làm xuất hiện nhiều thiết bị điện, đồ dùng điện. Vì vậy, nghề điện dân dụng phải phát triển để phục vụ sự phát triển của khoa học kỹ thuật. HĐ3. Tìm hiểu mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục nghề điện dân dụng GV: Trình bày mục tiêu theo SGK GV: Trình bày mục tiêu theo SGK HĐ 4. Tìm hiểu Phương pháp học tập nghề điện dân dụng GV: yêu cầu học sinh đọc nội dung điều 28.2 SGK ghi rõ. GV: lấy ví dụ SGK GV: lấy ví dụ SGK GV: Trình bày phiếu đánh giá cho học sinh để học sinh biết tiêu chí đánh giá cho điểm một bài thực hành Điểm Tiêu chí Thang điểm Điểm (VD) 1.Chuẩn bị thực hành 2. Quy trình 3. Yêu cầu cần đạt được. yêu cầu1... yêu cầu 2..... .................... 4. Thái độ - An toàn lao động - Vệ sinh môi trường 5. Tổng 1 1 7 1 10 1 0.5 5 1 7.5 IV. Tổng kết đánh giá. Câu hỏi: 1.Trình bày vị trí, vai trò và triển vọng phát triển của nghề Điện dân dụng? 2. Em hãy nêu một số ý kiến cá nhân về phương pháp học tập nghề điện dân dụng. Giáo án số 2 Ngày soạn: ...................... Bài 2: an toàn lao động trong giáo dục nghề điện dân dụng I. Mục đích: Sau bài dạy giáo viên cần làm cho học sinh: 1. Kiến thức: Biết được những nguyên nhân thường gây tai nạ lao động trong nghề điện dân dụng. Hiểu được tầm quan trọng, sự cần thiết của việc thực hiện nguyên tăc an toàn lao động trong nghề điện dân dụng. Biết được các nguyên tắc đảm bảo an toàn. 2. Kỹ năng: - Thực hiện đúng những nguyên tắc đảm bảo an toàn trong nghề điện dân dụng. 3. Thái độ: - Nghiêm túc thực hiện những biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong khi học tập và thực hành II.Tiến trình bài dạy. 1.ổn định tổ chức lớp: 2.Bài cũ: Câu 1: Em hãy cho biết nghề Điện dân dụng có triển vọng gì trong tương lai? Câu 2: Em hãy kể nội dung của Nghề Diện dân dụng? Nội dung bài mới. Đặt vấn đề: Thế nào là an toàn lao động, lao động điện? để đề phòng tai nạn điện ta làm thế nào? Để giải quyết cau hỏi ta học bài mới. Nội dung Hoạt động của thầy và trò I. Nguyên nhân gây tai nạn trong nghề điện dân dụng 1. Tai nạn điện. - Tai nạn điện là người là người lao động bị điện giật gây nguy hiểm đến tính mạng - Các nguyên nhân gây tai nạn: + Không cắt điện khi sửa chữa. + Vô ý chạm vào bộ phận mang dòng điện. + Đồ dùng bị rò điện. + Vi phạm khoảng cách an toàn của lướiư điện cao thế và trạm biến áp. + Điện áp bước: là điện áp giữa 2 chân người khi đứng ở vùng nhiễm điện. 2. Nguyên nhân khác. - Tai nạn do làm việc về điện trên cao. - Tai nạn do thực hiện công việc cơ khí: khoan, đục khi lắp đặt thiết bị . II. Một số biện pháp an toàn lao động trong nghề điện dân dụng. 1. Các biện pháp chủ động phòng chống tai nạn điện. - Che chắn, đảm bảo khoảng cách an toàn với các thiết bị điện. - Đảm bảo tốt về cách điện. - Sử dụng điện áp thấp, điện áp cách ly. - Sử dụng biển báo, ín hiệu nguy hiểm. - Sử dụng phương tiện phòng hộ an toàn. 2. Thực hiện an toàn trong phòng thực hành hoặc phân xưởng sản xuất. a. Phòng thực hành hoặc phân xưởng sản xuất phải đạt tiêu chuẩn an toàn lao động. b. Sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động khi làm việc. c. Thực hiện nguyên tắc an toàn. 3. Nối đất bảo vệ. - Cấp III. Không áp dụng biện pháp bảo vệ. - Cấp II: Có cách điện tăng cường thêm . - Cấp I và OI: + Nối đất bảo vệ + Nối trung tính bảo vệ Mạng trung tính nối đất. + Cách thực hiện + Cọc nối đất + Tác dụng bảo vệ. 4. Củng cố. GV: yêu cầu HS trình bày nguyên nhân gây ta nạn , và biện pháp an toàn. 5. hướng dẫn học bài. - HS cần năm vững nội dung chính. - Đọc trước bài khái niệm chumng về đo lường điện HĐ1: Tìm hiểu Nguyên nhân gây tai nạn trong nghề điện dân dụng Hỏi? Tai nạn lao động là gì? Tai nạn điện là gì? HS: trả lời theo gợi ý . Hỏi? Cho biết các nguyên nhân gây ra tai nạn điện? HS trả lời theo gợi ý Ngoài các nguyên nhân trên còn nguyên nhân nào khác khi tiến hành lắp đặt đườc dây, thực hiện công đoạn lắp đặt cơ khí? HĐ2: Tìm hiểu Một số biện pháp an toàn lao động trong nghề điện dân dụng. Hỏi? Để tránh bị tai nạn điện ta phải làm gì? HS: trả lời Hỏi? Để tránh bị tai nạn điện trong phòng thực hành và trong phân xưởng sản xuất ta phải làm gì? HS: trả lời Hỏi? Với máy điện ta cần phải nối đất bảo vệ? Tại sao? GV: Yêu cầu HS đọc kiên thức bổ sung SGK: “ Mức độ tác động của dòng điện đối với cơ thể người” Câu hỏi: Nêu một số nguyên nhân gây tai nạn điện. Trình bày một số biện pháp bảo vệ an toàn điện trong việc sử dụng đồ dùng điện. Trình bày một số biện pháp an toàn điện trong sửa chữa điện. Giáo án số 3: Ngày soạn:....................... Bài 3: Khái niệm chung về đo lường điện I. Mục đích: Sau bài dạy giáo viên cần làm cho học sinh: 1. Kiến thức: Biết được vai trò của đo lường điện trong nghề điện dân dụng Biết phân loại công dụng, cấu tạo của dụng cụ đo lường điện . 2. Kỹ năng: - Nhận biết được các dụng cụ đo lường điện. 3. Thái độ: - Nghiêm túc,tích cực tiếp thu kiến thức. II.Tiến trình bài dạy. ổn định tổ chức lớp: Bài cũ: Câu 1: Trình bày nguyên nhân gây tai nạn, và biện pháp an toàn. Nội dung bài mới. Đặt vấn đề: Đo lường các đại lượng để làm gì? Để giải quyết vấn đề trên ta vào bài mới. Nội dung Hoạt động của thầy và trò I. Vai trò quan trọng của đo lường đối với nghề điện dân dụng 1. Khái niệm đo lường: Đo lường là quá trình đánh giá định lượng về đại lượng cần đo.So sánh đại lượng điện với đại lượng làm đơn vị. 2. Vai trò của đo lường điện. - Xác định được vai trò các đại lượng trong mạch. - Phát hiện hư hỏng xảy ra trong thiết bị và mạch điện . - Đánh giá chất lượng của máy điện sau khi đại tu, sửa chữa, bảo dưỡng. II. Phân loại các dụng cụ đo lường điện. Theo dụng cụ đo V - Vôn kế A - Ampekế W - Woátkế KWh - Công tơ 2.Theo nguyên lý làm việc A - Từ điện. - Điện từ. - Điện động - Cảm ứng. Ngoài ra: - Theo cấp chính xác: 8 cấp 0,05; 0,1; 0,2;1; 2; 1,5; 2,5; 4 - Theo loại dòng điện: + Dòng một chiều. + Dồng xoay chiều. - Theo vị trí đặt dụng cụ: + Đặt nằm ngang. + Đặt thẳng đứng. + đặt nằm nghiêng một góc III. Cấp chính xác - Sai số tuyệt đối: Độ chênh lệch giữa giá trị đọc được và giá trị thực. - Cấp chính xác: Tỉ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị lớn nhất của thang đo tính theo phần trăm. IV. Cấu tạo chung của dụng cụ đo lường. 2 phần chính: - Cơ cấu đo. - Mạch đo Ngoài ra: - Lò xo Bộ phận cản dịu Kim chỉ thị, mặt số. 4. Củng cố: Nêu công dụng của đồng hồ đo điện trong nghề điện dân dụng ? 5. Hướng dẫn học bài. - Làm bài tập SGK - Đọc nội dung bài thực hành 4. HĐ1:Tìm hiểu vai trò của đo lường đối với nghề điện dân dụng. GV: Thế nào là đo lường điện? HS: trả lời. GV: Đo lường đống vai trò gì đối với nghề điện dân dụng? HS: trả lời HĐ2: Tìm hiểu phân loại dụng cụ đo lường. GV: theo dụng cụ đo có loại nào? GV: theo nguyên lý làm việc có những loại nào? HĐ3: Tìm hiểu về cấp chính xác. GV: Cấp chính xác là gì? HS: trả lời. HĐ4: Tìm hiểu cấu tạo chung của dụng cụ đo lường. Hỏi: cấu tạo chung của dụng cụ đo lường có 2 phần chính. GV giới thiệu cho HS hiểu rõ. Giáo án số 4. Ngày soạn:....................... Bài 3: thực hành: đo dòng điện và điện áp xoay chiều I. Mục đích: Sau bài dạy giáo viên cần làm cho học sinh: 1. Kiến thức: Đo dòng điện bằng ampe kế xoay chiều Đo điện áp bằng von kế xoay chiều. 2. Kỹ năng: - Thực hiện đúng quy trình bài thực hành. 3. Thái độ: - Nghiêm túc,tích cực làm thực hành. - Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường II. Chuẩn bị Nguồn điện xoay chiều.U=220v Ampekế, vôn kế kiểu điện từ, ampe kế có thang đo 1A, vôn kế có thang đo 300v. 3 bóng đèn 220v- 60W; 1 công tắc 5A II.Tiến trình bài dạy. ổn định tổ chức lớp: Bài cũ: Câu 1: Làm bài tập 2, 3 sách giáo khoa Nội dung bài mới. III. Nội dung và trình tự thực hành Giới thiệu mục tiêu và yêu cầu của bài thực hành: Giáo viên nêu mục tiêu bài thực hành. Giáo viên cho học sinh tự đọc bài, sau đó trả lời một số câu hỏi về nội quy thực hành. Nêu yêu cầu đánh giá kết quả thực hành của học sinh. Nội dung Hoạt động của thầy và trò 1. Đo dòng điện xoay chiều a. Sơ đồ đo . hình vẽ A X X X K ~ 220 V - Ví dụ trên sơ đồ hình vẽ, công suất của 3 bóng đèn là 3x60 = 180W Dòng điện là: I = ==0,87A nên chọn ampe kế có thang đo 1A b. Trình tự tiến hành * Bước 1: - Nối dây theo sơ đồ hình vẽ. - Đóng công tắc K, đọc và ghi chỉ số ampe kế vào bảng hình 4-1. - Cắt công tắc k. * Bước 2: - Tháo 1 bóng đèn. - Đóng công tắc K, đọc và ghi chỉ số ampe kế vào bảng hình 4-1. - Cắt công tắc k. * Bước 3: - Tháo tiếp 1 bóng đèn. - Đóng công tắc K, đọc và ghi chỉ số ampe kế vào bảng hình 4-1. - Cắt công tắc k. 2. Đo điện áp xoay chiều a. Sơ đồ đo. X * Bước 1: - Nối dây theo sơ đồ hình vẽ. - Đóng công tắc K, đọc và ghi chỉ số Vôn kế vào bảng hình 4-2. - Cắt công tắc k. * Bước 2: - Tháo 1 bóng đèn. - Đóng công tắc K, đọc và ghi chỉ số vôn kế vào bảng hình 4-2. - Cắt công tắc k. HĐ1: Đo dòng điện xoay chiều Gv hướng dẫn HS quan sát mạch điện thực hành: + GV: Mạch điện gồm những phần tử nào? kể tên các phần tử đó. + Các phần tử được nối với nhau như thế nào? GV: hướng dẫn học sinh tính I để chọn Ampe kế đo. GV hướng dẫn HS làm theo trình tự từ bước 1 đến bước 3. A X X X K HĐ 2: Đo điện áp xoay chiều. Gv hướng dẫn HS quan sát mạch điện thực hành: + GV: Mạch điện gồm những phần tử nào? kể tên các phần tử đó. + Các phần tử được nối với nhau như thế nào? GV: Hướng dẫn HS chọn vôn kế . Chú ý thang đo cho vôn kế thích hợp. VD: để đo điện áp 220V nên chọn thang đo 300V GV hướng dẫn HS làm theo trình tự từ bước 1 đến bước 3. IV. Tổng kết, đánh giá. - HS tự đánh giá và đánh giá chéo kết quả thực hành theo các tiêu chí sau: 1. Công việc chuẩn bị. 2. Thực hiện thực hành theo đúng quy trình. 3. ý thức thực hiện an toàn lao động. 4. ý thức thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường. 5. Kết quả thực hành: - Kết quả đo dòng điện xoay chiều. - Kết quả đo điện áp xoay chiều. GV tổng kết và nhận xét giờ học thực hành. GV:yêu cầu HS đọc phần kiến thức bổ sung SGK: “Giới thiệu cơ cấu đo kiểu điện từ” GV: yêu cầu học sinh học theo câu hỏi. Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của cơ cấu đo kiểu điện từ. Nêu các đặc tính sử dụng của cơ cấu đo kiểu điện từ. Em hãy cho biết cách đo dòng điện xoay chiều và điện áp xoay chiều. Bảng hình 4-1. đo dòng điện xoay chiều Trình tự thị nghiệm Kết quả tính Kết quả đo Lần 1 Lần 2 Lần 3 Bảng hình 4-1. Đo điện áp xoay chiều Trình tự thị nghiệm Kết quả tính Kết quả đo Lần 1 Lần 2 Giáo án số 5 Ngày soạn:....................... Bài 5: thực hành: đo công suất và điện năng I. Mục tiêu: Sau bài dạy giáo viên cần làm cho học sinh: Đo được công suất gián tiếp qua đo dòng điện và điện áp . Đo được công suất trực tiếp bằng oát kế. Kiểm tra và hiệu chỉnh được công tơ điện. II. Chuẩn bị Vôn kế điện từ 300v, ampe kế điện từ 1A, oát kế, công tơ một pha. 3 bóng đèn 220v-60W, 1 công tắc 5A. Phụ tải để đo điện năng tiêu thụ cuả mạch điện ( công suất khoảng 800-1000W). Kìm, tua vít, bút thử điện, dây dẫn. Đồng hồ bấm dây. III. Nội dung và trình tự thực hành Giới thiệu mục tiêu và yêu cầu của bài thực hành: Giáo viên nêu mục tiêu bài thực hành. Giáo viên cho học sinh tự đọc bà, sau đó trả lời một số câu hỏi về nội quy thực hành. Nêu yêu cầu đánh giá kết quả thực hành của học sinh. Nội dung Phương pháp Hoạt động 1: Đo công suất bằng vôn kế và ampe kế. - Mắc mạch điện thực hành theo sơ đồ hình trên. V A X X X ~ 220 V K - Mắc mạch điện thực hành theo sơ đồ. Đóng công tắc K, đọc và ghi giá trị ampe kế và vôn kế rồi tính công suất P = UI, kết quả thu được ghi vaog bảng Hình 5-1. - Cắt công tắc K, tháo bớt 1 bóng đèn rồi đóng công tắc K, đọc giá trị ampe kế và vôn kế rồi tính công suất P = UI, kết quả thu được ghi vaog bảng Hình 5-1. - Cắt công tắc K, tháo bớt 1 bóng đèn nữa rồi đóng công tắc K, đọc giá trị ampe kế và vôn kế rồi tính công suất P = UI, kết quả thu được ghi vao bảng Hình 5-1. Hoạt động 2: Tìm hiểu oát kế a. Cấu tạo oát kế: - Phần tĩnh: Là cuộn dây có tiết diện lớnmắc nối tiếp với mạch cần đo, gọi là cuộn dòng điện - Phần động: là cuộn dây có tiết diện nhỏ mắc song song với mạch cần đo, gọi là cuộn điện áp. Ngoài ra, còn có lò xo phản, kim, bộ phận cản dịu. b. Nguyên lý làm việc Theo sơ đồ: qua cuộn dòng điện có dòng điện tải, và qua cuộn điện áp có có dòng điện iv tỉ lệ với điện áp u. Mô men quay do tác động của từ trường do 2 dòng điện sinh ra tỉ lệ với u.i là công suất cần đo. IV * I * Tải U Hoạt động 3: Đo công suất của mạch điện bằng oát kế. IV * - Mắc mạch điện thực hành theo sơ đồ hình 5-2. I * Tải U Hoạt động 4: Kiểm tra công tơ điện. X V KWh A K U ~ Kiểm tra công tơ điện. Kiểm tra hằng số công tơ. Kiểm tra hiện tượng tự quay của công tơ. Kết quả Cách khắc phục Kết quả đo và tính nhỏ hơn hằng số cho trên mặt đồng hồ Kết quả đo và tính lớn hơn hằng số cho trên mặt đồng hồ Hoạt động 5: Đo điện năng tiêu thụ. + Bước 1: Nối mạch điện thực hành theo sơ đồ hình 5-4 KWh - Bước 2: Đo điện năng tiêu thụ của mạch điệ. Các nhiệm vụ thực hành gồm: - Đọc và ghi chỉ số công tơ trước khi đo. - Quan sát hiện tượng làm việc của công tơ. - Ghi chỉ số công tơ sau khi đo 30 phút vào bảng 5-4. - Tính điện năng tiêu thụ của tải. GV yêu cầu HS ghi kết quả vào bảng 5-4 Gv hướng dẫn HS quan sát mạch điẹn thực hành: + GV: Mạch điện gồm những phần tử nào? kể tên các phần tử đó. + Các phần tử được nối với nhau như thế nào? Hỏi? Tính công suất của mạch điện đó? - Từ công thức tính công suất mạch điện, giáo viên hướng dẫn học sinh cách đo gián tiếp công suất trong mạch điện xoay chiều thuần tuý điện trở bằng vôn kế và ampe kế theo sơ đồ mạch điện như hình vẽ. GV hướng dẫn HS làm theo trình tự sau: GV giảng giải để HS hiểu rằng, đo công suất của mạch điện có thể sử dụng vôn kế và ampe kế, nhưng thuận tiện hơn cả là dùng oát kế. GV chia lớp thành các nhóm thực hành (4 -5HS) - Các nhóm nhận thiết bị dụng cụ thực hành. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu cấu tạo của oát kế. + Đọc và giải thích các ký hiệu được ghi trên mặt đồng hồ. + Xác định các đầu nối của oát kế. GV lưu ý cho HS: Oát kế điện động có cực tính của cuộn dòng điện và cuộn điện áp. Khi nối đúng cực tính nghĩa là nối như hình 5 -2, oát kế sẽ chỉ thuận. Nếu oát kế chỉ ngược cần tráo đầu dây của cuộn dòng điện hoặc cuộn điện áp. - GV hướng dẫn HS thực hành theo quy trình kết quả ghi vào bảng 5-2. - Đọc giá trị đo được trên oát kế và so sánh với giá ttrị tính được ở hoạt động 1. Lưu ý: Cũng như oát kế điện động, công tơ kiểu cảm ứng cũng có cực tính. Nếu đĩa nhôm quay ngược chứng tỏ cực tính của cuộn dòng điện hoặc cuộn điện áp sai, cần tráo lại một trong 2 cuộn dây. - GV hướng dẫn HS cách kiểm tra hiện tượng tự quay của công tơ. - Các nhóm báo cáo kết quả. - GV kiểm tra lại và giải thích nguyên nhân của hiện tượng tự quay trên. Hỏi: Hãy giải thích ý nghĩa của số liệu kỹ thuật ghi trên mặt công tơ: 60 vòng/KWh. Trên mặt công tơ người ta cho hằng số công tơ là: 1kWh = 60 vòng đó là số vòng quay của đĩa ứng với điện năng tiêu thụ 1kWh - Dùng đồng hồ bấm dây để đếm số vòng quay của đĩa trong khoảng thời gian. Từ số vòng quay của đĩa sẽ tính được hằng số công tơ. Kết quả đo và tính được ghi vào bảng 5-3. GV cần lưu ý HS: Trong thực tế việc chỉnh định công tơ là trách nhiệm của cơ quan phân phối điện. Nhưng các em phải biết. - GV hướng dẫn HS trình tự tiến hành thực hành. - Lưu ý HS về phụ tải của nội dung thực hành. Cần có công suất đủ lớn để cho công tơ quay trong thời gian cho phép. - GV hỏi HS còn thắc mắc nào cần giải đáp. - Hướng dẫn HS thực hành bước 1. Hỏi? Hãy nêu tên các phần tử của mạch điện. GV tạm dừng hoạt động thực hành cảu HS trong vài phút để trả lời câu hỏi. Mục đích của câu hỏi này là để HS xác định các phần tử của sơ đồ mạch điện, trong đó nhấn mạnh một lần nữa về phụ tải. - GV hướng dẫn HS thực hành bước 2. HS tính, so sánh và báo cáo kết quả với GV. GV yêu cầu HS nêu nguyên nhân và cách khắc phục vào bảng sau: IV. Tổng kết, đánh giá. - HS tự đánh giá và đánh giá chéo kết quả thực hành theo các tiêu chí sau: 1. Công việc chuẩn bị. 2. Thực hiện thực hành theo đúng quy trình. 3. ý thức thực hiện an toàn lao động. 4. ý thức thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường. 5. Kết quả thực hành: - Kết quả đo công suất. - Kết quả đo điện năng tiêu thụ. GV tổng kết và nhận xét giờ học thực hành. Câu hỏi. Hãy cho biết cách đo công suất trong mạch điện. Trình bày nguyên lý hoạt động của công tơ điện. Cách kiểm tra hiện tượng tự quay của công tơ điện như thế nào? Nêu cách xác định hằng số công tơ điện và hiệu chỉnh hằng số công tơ điện. Phiếu báo cáo thực hành Bài đo công suất và đo điện năng Họ và tên: ...................................................................lớp............................... Bảng 5-1. Đo công suất bằng vôn kế và ampe kế Trình tự thí nghiệm U(V) I(A) P=U.I(W) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Bảng 5-2. Đo công suất bằng oát kế Trình tự thí nghiệm Kết quả đo (W) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Bảng 5-2. Kiểm tra hằng số công tơ Trình tự U(V) I(A) P=U.I(W) Số vòng quay trong 1 phút (N) Hằng số công tơ Đóng công tắc K C= Bảng 5-4. Đo điện năn tiêu thụ Chỉ số công tơ trước khi đo Chỉ số công tơ sau khi đo Số vòng quay Điện năng tiêu thụ Giáo án số 6 Ngày soạn:....................... Bài 6: thực hành: Sử dụng vạn năng kế I. Mục tiêu: Sau bài dạy giáo viên cần làm cho học sinh: Đo được điện trở bằng vạn năng kế . Phát hiện được hư hỏng trong mạch điện bằng vạn năng kế. II. Chuẩn bị 1 vạn năng k. Một số điện trở nối thành bảng mạch. Nguồn điện xoay chiều 220v. III. Nội dung và trình tự thực hành Giới thiệu mục tiêu và yêu cầu của bài thực hành: Giáo viên nêu mục tiêu bài thực hành. Giáo viên cho học sinh tự đọc bài, sau đó trả lời một số câu hỏi về nội quy thực hành. Nêu yêu cầu đánh giá kết quả thực hành của học sinh. Nội dung Hoạt động của thầy và trò I. Sử dụng vạn năng kế đo điện trở Quy trình thực hành: -Bước 1: Tìm hiểu cách sử dụng vạn năng kế và bảng đo điện trở và 2 que đo * Cấu tạo của vạn năng kế. Vít chỉnh không Khoá chuyển mạch Đầu đo Đầu đo chung COM Đầu ra Núm chỉnh không của ôm kế. Mặt trước Kim chỉ. +Tìm hiểu bảng mạch đo điện trở. (Hình 6-2) + Tìm hiểu 2 que đo. Bước 2: Hiệu chỉnh không của vạn năng kế. Khi chập 2 que đo, nghĩa là điện trở đo bằng 0 thì kim phải chỉ về 0, nếu chưa về số 0 thì phải xoay núm chỉnh 0. Bước 3: Đo điện trở + Chỉnh kim: Chọn thang đo Rx1 chạp 2 que đo và hiệu chỉnh để kim về 0 + Lần lượt đo các điện trở trên bảng mạch ( R1 dến R10) Kết quả đo ghi vào bảng 6-1 II. Sử dụng vạn năng kế để xác định bộ phận hư hỏng trong mạch điện a. Phát hiện đứt dây - Mạch diện thực hành: 1 00 2 3 4 R1 R2 R3 + Dùng vạn năng kế để xác định vị trí đứt dây của mạch điện. Đo ở 1và 2, đo ơ2 và 3, đo ở 3 và 4. b. Phát hiện mạch điện bị ngắn mạch R=0, vì thế dùng vạn năng kế (thang đo điện trở ) để xác định chập mạch. Để xác định chính xác cần tách các mạch song song với nó. Hoạt động 1: Sử dụng vạn năng kế đo điện trở Chú ý: Chỉ được sử dụng vạn năng kế đo điện trở khi biết chắc chắn mạch đã cắt điện GV: Dùng đồng hồ vạn năng kế cho học sinh quan sát để mô tả cấu tạo ngoài của vạn năng kế. Sâu đó GV giới thiệu và nêu vai trò của từng chi tiết. * Tìm hiểu các núm điều chỉnh trên mặt đồng hồ cho thích hợp với đại lượng cần đo( dòng điện, điện áp một chiều hay điện áp xoay chiều, điện trở) * GV: cần lấy ví dụ để HS biết cách xác định giá trị điện trở *Thang đo có các vị trí sau: (Rx1; Rx10; Rx100; Rxk(k=1000)) Trong đó R là điện trở tính bằng ôm GV: Dùng đồng hồ để cho HS quan sát và hướng dân các em điều chỉnh. Lưu ý: Động tác này cần phải thực hiện mỗi khi đo điện trở, vì nguồn pin trong vạn năng kế giảm dần theo thời gian nên vị trí o của kim chỉ bị thay đổi. GV: lưu ý khi đo: mạch đã cắt điện chưa, khoá chuyển mạch bắt đầu để ở thang đo lớn nhất rồi giảm dần cho đến khi nhận được kết quả đo thích hợp. Hỏi ? vì sao phải để thang đo lớn nhất? HS: trả lời. GV: bổ sung thêm: Tránh kim bị va đạp mạnh, làm hỏng kim chỉ thị Chú ý: Không chạm tay vào đầu que đo và điện trở vì điện trở tiếp xúc của tay gây sai số. Dùng vạn năng kế để kiểm tra bằng cách đo điện trở. GV: để khoa chuyển mạch ở đâu? HS: trả lời Hoạt động2: Sử dụng vạn năng kế để xác định bộ phận hư hỏng trong mạch điện GV: Nối

File đính kèm:

  • docGA DIEN DAN DUNG.doc