Giáo án ngoại khóa đầu năm môn ngữ văn cho học sinh lớp 12

I. Mục tiêu - Yêu cầu.

1. Mục tiêu.

a. Về kiến thức: cũng cố, bổ sung, mở rộng, nâng cao và vận dụng các kiến thức đã học trên lớp để bước vào năm học mới.

b. Về kỹ năng: Rèn luyện các kỹ năng cơ bản của bộ môn văn như: nghe - nói - đọc - viết, kỹ năng tư duy, kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng phát biểu trước đám đông.

c. Về thái độ: Có niềm hứng thú và yêu thích đối với bộ môn văn, qua đó hình thành thái độ tích cực trong học tập và rèn luyện.

2. Yêu cầu.

Thực hiện nghiêm túc, tham gia nhiệt tình.

II. Thời gian - địa điểm.

1. Thời gian: Sáng chủ nhật tuần thứ hai tháng mười.

2. Địa điểm: Sân trường hoặc hội trường nếu có.

III. Nội dung - hình thức.

1. Nội dung: Kiến thức chương trình chuẩn ngữ văn lớp 10 và 11.

2. Hình thức: Hội thi dưới dạng một game show với 4 đội thi.

Tên Hội thi: “Em Yêu Văn Học”

Lưu ý: Mỗi đội thi có 4 thành viên được chọn từ các lớp trên cơ sở bình chọn của lớp. Mỗi lớp sẽ có từ một đến hai thành viên tham gia đội thi.

 

doc13 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4666 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngoại khóa đầu năm môn ngữ văn cho học sinh lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Sư phạm TPHCM Khoa ngữ văn Lớp: Văn 4 Bình Thuận Họ và tên : Lê Văn Linh GIÁO ÁN NGOẠI KHÓA ĐẦU NĂM MÔN NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP 12 A. Kế hoạch thực hiện. I. Mục tiêu - Yêu cầu. 1. Mục tiêu. a. Về kiến thức: cũng cố, bổ sung, mở rộng, nâng cao và vận dụng các kiến thức đã học trên lớp để bước vào năm học mới. b. Về kỹ năng: Rèn luyện các kỹ năng cơ bản của bộ môn văn như: nghe - nói - đọc - viết, kỹ năng tư duy, kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng phát biểu trước đám đông. c. Về thái độ: Có niềm hứng thú và yêu thích đối với bộ môn văn, qua đó hình thành thái độ tích cực trong học tập và rèn luyện. 2. Yêu cầu. Thực hiện nghiêm túc, tham gia nhiệt tình. II. Thời gian - địa điểm. 1. Thời gian: Sáng chủ nhật tuần thứ hai tháng mười. 2. Địa điểm: Sân trường hoặc hội trường nếu có. III. Nội dung - hình thức. 1. Nội dung: Kiến thức chương trình chuẩn ngữ văn lớp 10 và 11. 2. Hình thức: Hội thi dưới dạng một game show với 4 đội thi. Tên Hội thi: “Em Yêu Văn Học” Lưu ý: Mỗi đội thi có 4 thành viên được chọn từ các lớp trên cơ sở bình chọn của lớp. Mỗi lớp sẽ có từ một đến hai thành viên tham gia đội thi. IV. Thành phần tham gia và đối tượng dự thi. 1. Thành phần tham gia: Tập thể giáo viên trong tổ bộ môn và các giáo viên khác, các khách mời nếu có (đoàn, hội, hội phụ huynh học sinh...), học sinh của trường. 2. Đối tượng dự thi: Học sinh lớp 12. V. Công tác chuẩn bị 1. Về phía giáo viên (ban tổ chức). - Tổ chức thông tin, vận động, tuyên truyền đến từng lớp. - Thành lập ban tổ chức(BTC) hội thi. - BTC xác định nội dung thi, xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập, đáp án và phiếu đánh giá kết quả, thống nhất lại hình thức thi, xác định danh sách học sinh tham gia dự thi. - Thành lập ban giám khảo ( ban giám khảo là những người có chuyên môn liên quan đến nội dung thi ). - Phương tiện và điều kiện tổ chức hội thi. + Hệ thống âm thanh, băng đĩa hình-nhạc-phim, máy tính, máy chiếu, bàn ghế, sân khấu... + Kinh phí thực hiện. - Phân công nhiệm vụ cho các tổ các nhóm và đưa ra thời gian hoàn thành nhiệm vụ. 2. Về phía học sinh. - Ôn tập lại kiến thức đã học. - Tuyển chọn thành viên tham gia đội thi. - Chuẩn bị băng reo, khẩu hiệu, và các tiết mục văn nghệ phục vụ hội thi. - Riêng 16 thành viên của 4 đội thi sẽ tập một chung một tiết mục văn nghệ chào mừng hội thi. VI. Chương trình hội thi:120 phút 1. Tiết mục văn nghệ chào mừng hội thi: 5 phút 2. Khai mạc hội thi, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, các thành phần tham dự, giới thiệu ban giám khảo: 5 phút 3. Tiến hành thi: 100 phút *** Vòng 1: Trả lời nhanh:15 phút * Thể lệ: + Có tất cả 12 câu hỏi trắc nghiệm, mỗi đội lần lượt chọn câu hỏi, đội nào có tín hiệu trả lời (chuông hoặc cờ) sau tín hiệu hết của MC sẽ được ưu tiên trả lời. Đội nào vi phạm thể lệ thi sẽ không được trả lời câu hỏi đó. + Trả lời đúng được 10 điểm cho mỗi câu. + Trả lời sai không có điểm, chuyển qua lựa chọn khác cho đội khác. + Nếu đội được quyền trả lời mà trả lời sai, MC sẽ đọc đáp án hoặc tùy câu hỏi để hỏi khán giả, khán giả nào trả lời đúng được một phần quà. *** Vòng 2: Giải ô chữ: 25 phút * Thể lệ: + Có tất cả 16 câu hỏi hang ngang và 1 câu hỏi hàng dọc. + Nhiệm vụ của các đội thi là lần lượt chọn ô hang ngang để đội mình trả lời, thời gian suy nghĩ để trả lời mỗi câu hỏi hàng ngang là 10 giây. + Trả lời đúng ô hàng ngang được 10 điểm, lật ô hàng ngang ra. Sai không có điểm chuyển sang ô hàng ngang khác cho đội khác. + Mỗi ô hàng ngang sẽ có một từ khóa cho câu hỏi hàng dọc, từ khóa này được phân biệt với các từ khác bằng màu sắc khác. + Sau khi mỗi đội đã có hai lượt lựa chọn ô hàng ngang, nếu đội nào có tín hiệu trả lời từ khóa ô hàng dọc sẽ đựợc nghe MC đọc phần gợi ý trả lời ô hàng dọc. Trả lời đúng được 40 điểm, sai bị trừ 10 điểm, các đội tiếp tục việc lựa chọn ô hàng ngang của mình. + Sau 16 lượt lựa chọn ô hàng ngang nếu không có dội nào có tín hiệu trả lời từ khóa ô hàng dọc MC sẽ đọc lại gợi ý ô hàng dọc để các đội giành quyền trả lời, trả lời đúng được 30 điểm, sai không có điểm, kết thúc vòng thi. + Các ô hàng ngang hoặc hàng dọc chưa được trả lời sẽ hỏi khán giả, trả lời đúng sẽ có quà. *** Vòng 3: Em làm thi sĩ: 15 phút * Thể lệ: + Có tất cả 4 chủ đề cho 4 đội thi. + Các đội thi tiến về phía ban giám khảo để chọn đề tài cho mình. + Sau khi chọn đề tài, các đội về vị trí của mình cả đội sẽ có thời gian 5 phút để làm bài thi. Bài thi sẽ là một bài thơ hoặc một đoạn thơ tự sáng tác dựa trên đề tài đã chọn được. + Trong thời gian các đội làm bài sẽ có một tiết mục văn nghệ của các lớp đã được chuẩn bị trước đó. + Sau tiết mục văn nghệ các đội thi ngừng làm bài và lần lượtc trình bày bài làm của mình để ban giám khảo chấm điểm.( mỗi đội sẽ có một bài làm để trình bày và một bài nộp lại cho ban giám khảo để chấm điểm). + Thang điểm tối đa cho mỗi bài thi là 40 (nội dung và hình thức). *** Trò chơi khán giả: Đạp bong bóng: 10 phút * Thể lệ: + Từ phía cổ động viên chọn ra 10 nam 10 nữ trên tinh thần xung phong tạo thành 10 cặp, mỗi cặp có 1nam 1nữ. + Ở mỗi cặp, 1 chân của người nam sẽ cột vào 1 chân của người nữ, mỗi chân còn lại của hai người sẽ được đeo 1 quả bong bóng đã đựoc thổi to. + Nhiệm vụ của mỗi cặp là đạp bể bong bóng của cặp khác và phải bảo vệ bong bóng của mình. + 10 cặp sẽ chơi với nhau trong 1 vòng tròn đã được ban tổ chức vẽ từ trước. Cặp nào ra khỏi vòng tròn coi như thua cuộc. + Cặp nào còn lại sau cùng sẽ dành chiến thắng và sẽ nhận quà từ ban tổ chức. *** Vòng 4: Thử tài quan sát và lắng nghe: 15 phút * Thể lệ: + Có tất cả 8 câu hỏi bằng hình ảnh và các đoạn nhạc. + Nhiệm vụ của các đội là lần lượt chọn câu hỏi sau đó nghe gợi ý của MC, hoặc nghe đoạn nhạc để trả lời. + Đội nào có tín hiệu trả lời trước sẽ được trả lời. Trả lời đúng được 10 điểm, sai không có điểm, đội khác sẽ trả lời. Lưu ý: Gợi ý cho mỗi câu hỏi sẽ từ mức độ khó tới dễ. *** Vòng 5: Hùng biện: 20 phút * Thể lệ: + Có tất cả 4 chủ đề cho 4 đội thi. + Các đội đến vị trí của ban giám khảo để chọn đề tài làm bài thi cho mình. + Các đội sẽ có 5 phút để làm bài thi, và 3 phút để trình bày. + Trong thời gian các đội làm bài thi sẽ có một tiết mục văn nghệ của các lớp. + Sau tiết mục văn nghệ, các đội ngừng làm bài và lần lượt cử người ra trình bày bài thi. + Thang điểm cao nhất cho mỗi bài thi là 40. VII. Công bố kết quả và trao phần thưởng. 5 phút + Ban giám khảo sẽ tổng kết điểm của 4 đội sau tất cả các vòng thi. + 4 phần quà có giá trị từ cao tới thấp sẽ trao cho 4 đội có số điểm lần lượt từ cao trở xuống. VIII. Tổng kết hội thi. 5 phút Trưởng ban tổ chức nhận xét chung về hội thi, động viên khen ngợi các đội thi, cảm ơn các đại biểu các đơn vị tài trợ nếu có và mọi người tham gia hội thi. IX. Bế mạc hội thi. B . Nội dung các vòng thi. *** Vòng một: Trả lời nhanh. Câu 1: Phẩm chất chủ yếu nào của người nông dân được Nguyễn Đình Chiểu ngợi ca trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc? Cần cù, giản dị. Chịu thương, chịu khó. Dũng cảm chiến đấu hi sinh vì tổ quốc. Lập chiến tích vẻ vang. Câu 2: Tác phẩm nào nói đến sự hi sinh thầm lặng của người phụ nữ? Tự tình ( bài II). Khóc Dương Khuê. Thương vợ. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Câu 3: Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 phát triển dưới chế độ xã hội nào? Phong kiến. Thực dân, phong kiến. Thực dân, nữa phong kiến. Nữa thực dân, nữa phong kiến. Câu 4: Trong đoạn thơ : Lặn lội thân cò khi quảng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. (Thương vợ - Trần Tế Xương) có mấy thành ngữ? Hai. Ba. Bốn. Năm. Câu 5: Vì sao viên quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân nhận mình là “kẻ mê muội”? Đã không thấy hết tài viết chữ của ông Huấn Cao. Đã không nhận rõ lẽ sống cao đẹp của con người. Để tỏ lòng tôn kính đối với người cho chữ. Để tỏ thái độ khiêm tốn, nhún nhường. Câu 6: Trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia ( Số đỏ - Vũ Trọng Phụng), tiếng cười trào phúng và lòng căm phẫn của tác giả nhằm vào đối tượng nào? Những kẻ còn giữ thói phong kiến hủ lâu. Những kẻ đua đòi “tân thời – Âu hóa”. Những kẻ vì ham của, hợm của mà mất hết tình người. Cả ba câu trên. Câu 7: Những lời nói của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao nói lên tâm trạng nào? Khao khát sống. Liều chết. Căm hờn khi thấy mình đã bị lưu manh hóa. Uất ức, tuyệt vọng vì đã bị cự tuyệt quyền làm người. Câu 8: Câu nào sau đây nêu đầy đủ và chính xác những thành phần câu có tác dụng liên kết ý trong văn bản? Chủ ngữ; thành phần phụ chú; trạng ngữ chỉ tình huống. Chủ ngữ trong kiểu câu bị động; khởi ngữ; trạng ngữ chỉ tình huống. Chủ ngữ; thành phần phụ chú; khởi ngữ. Khởi ngữ; thành phần phụ chú; trạng ngữ chỉ tình huống. Câu 9: Trong các tác phẩm dưới đây, bài thơ nào thể hiện mối sầu nhân thế của một linh hồn nhỏ trước vũ trụ bao la? Hầu trời. Tràng giang. Nhớ đồng. Xuất dương lưu biệt. Câu 10: Khổ thơ sau đây thể hiện tâm trạng nào của nhà thơ? Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim… (Tố Hữu – Từ ấy). Niềm hân hoan, phấn khởi chào đón mùa hạ. Niềm hạnh phúc của một tâm hồn hòa hợp với thiên nhiên. Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lý tưởng cộng sản. Niềm vui sướng khi lần đầu đến với thi ca. Câu 11: Văn học hiện đại Việt Nam đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 có nội dung(tính chất) nào mà văn học trung đại trước đó chưa có? Tinh thần yêu nước. Tính nhân đạo. Tính hiện thực. Sự thức tĩnh, trỗi dậy mạnh mẽ của cái tôi cá nhân. Câu 12: Văn học dân gian Việt Nam có bao nhiêu thể loại? 6 8 10 12 *** Vòng 2: Giải ô chữ 1 T H U Y Ế T M I N H 2 T Ô I Y Ê U E M 3 T A M Q U Ố C C H Í 4 N G U Y Ễ N Đ Ì N H C H I Ể U 5 N Ỗ I T H Ư Ơ N G M Ì N H 6 N H Ớ Đ Ồ N G 7 N A M C A O 8 T H Ư Ơ N G V Ợ 9 C Ả N H N G À Y H È 10 T I Ế N G M Ẹ Đ Ẻ 11 H Ồ X U Â N H Ư Ơ N G 12 Đ Ặ T C Â U H Ỏ I 13 N G U Y Ễ N B Í N H 14 R A B I N Đ R A N A T T A G O 15 H O À N G H Ạ C L Â U 16 C A D A O D Â C A Câu hỏi hàng ngang. Câu 1: Tên một loại văn bản được học trong chương trình Ngữ văn lớp 10? Câu 2: Tên một bài thơ thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng, nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha? Câu 3: Một trong những bộ tiểu thuyễt vĩ đại thời Minh Thanh? Câu 4: Tác giả của bài thơ mở đầu phong trao thơ ca yêu nước chống Pháp? Câu 5: Tên một đoạn trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du? Câu 6: Tên bài thơ được viết trong những ngày nhà thơ bị giam cầm ở nhà lao Thừa Thiên, thuộc phần Xiềng xích, tập Từ ấy của Tố Hữu? Câu 7: Tên nhà văn có giọng điệu buồn thương chua chát, dững dưng lạnh lùng mà đầy thương cảm đằm thắm yêu thương? Câu 8: Tên bài thơ của một tác giả có phong cách sáng tác trào phúng trữ tình. Bài thơ sử dụng tiếng Việt một cách giản dị, tự nhiên, hình ảnh, cách nói của dân gian? Câu 9: Tên một bài thơ trong Bảo kính cảch giới của Nguyễn Trãi? Câu 10: Một nguồn lực để giải phóng các dân tộc bị áp bức? Câu 11: Tác giả của những bài thơ Nôm đường luật với cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế? Câu 12: Một biện pháp để xác định chủ ngữ vị ngữ trong câu? Câu13: Tác giả của những vằn thơ mộc mạc, duyên dáng, mang phong vị dân gian? Câu14: Tác giả của những vần thơ sau: “Nhưng em ơi trái tim anh lại là tình yêu Nỗi vui sướng khổ đau của nó là vô biên. Những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu. Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy, Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.” Câu 15: Tên một trong những bài thơ hay nhất đời Đường? Câu 16: Một thể loại trữ tình của văn học dân gian diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước? ● Câu hỏi hàng dọc: Nội dung xuyên suốt của văn học Việt Nam ? *** Vòng 3: Em làm thi sĩ: + Đề tài 1: Mùa xuân. + Đề tài 2: Mùa hạ. + Đề tài 3: Mùa thu. + Đề tài 4: Mùa đông. *** Vòng 4: Thử tài quan sát và lắng nghe: Câu 1: + Người cổ vũ và hăng hái thể nghiệm khuynh hướng tăng cường chất hiện thực trong thơ. + Thơ ông thể hiện khát khao sống mãnh liệt, sống hết mình và quan niệm về thời gian, tuổi trẻ, tình yêu một cách “vội vàng”. + Là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Câu 2: + Thơ ông có một diện mạo hết sức phức tạp và đầy bí ẩn, thể hiện một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế. + Ông làm thơ từ năm 14, 15 tuổi với các bút danh như : Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh. + Mắc bệnh phong và mất tại trại phong Tuy Hòa. Câu 3: + Một thiên tài sớm nở rô và rọi sáng từ đầu thế kỷ XIX đến nay. + Ông là nhà văn đầu tiên của nước Pháp sau khi mất được đưa vào chôn cất ở điện Păng_tê_ông, nơi trước đây chỉ dành riêng cho vua chúa và các danh tướng. + Tác gia của những bộ tiểu thuyết : Thằng gù nhà thờ Đức Bà Paris, Những người khốn khổ, … Câu 4: + Người có tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội từ văn hóa, kinh tế đến quân sự. + Thể loại sáng tác ưa thích của ông là hát nói. + Ông có một phong cách sống có bản lĩnh cá nhân ( được gọi là “ngất ngưỡng” ). Câu 5: Nghe nhạc đoán bài thơ được phổ nhạc tên gì? Của ai? Câu 6: Nghe nhạc đoán bài thơ được phổ nhạc tên gì? Của ai? Câu 7: Nghe nhạc đoán bài thơ được phổ nhạc tên gì? Của ai? Câu 8: Nghe nhạc đoán bài thơ được phổ nhạc tên gì? Của ai? *** Vòng 5: Hùng biện: + Đề tài 1: Tiếng Việt ta giàu và đẹp. + Đề tài 2: Chương trình môn ngữ văn ở trường phổ thông trung học. + Đề tài 3: Việc dạy môn ngữ văn ở trường phổ thông trung học. + Đề tài 4: Việc học môn ngữ văn ở trường phổ thông trung học. C. Đáp án. *** Vòng 1: Câu 1: c Câu 2: c Câu 3: c Câu 4: c Câu 5: c Câu 6: d Câu 7: d Câu 8: b Câu 9: b Câu 10: c Câu 11: d Câu 12: d *** Vòng 2: Câu hỏi hàng ngang. Câu 1: Thuyết minh Câu 2: Tôi yêu em Câu 3: Tam quốc chí Câu 4: Nguyễn Đình Chiểu Câu 5: Nỗi thương mình Câu 6: Nhớ đồng Câu7: Nam Cao Câu 8: Thương vợ Câu 9: Cảnh ngày hè Câu 10: Tiếng mẹ đẻ Câu 11: Hồ Xuân Hương Câu 12: Đặt câu hỏi Câu 13: Nguyễn Bính Câu 14: Rabindranattago Câu 15: Hoàng hạc lâu Câu 16: Ca dao dân ca Câu hỏi hang dọc: yêu nước và nhân đạo. *** Vòng 3 : Ban giám khảo sẽ dựa vào nội dung và hình thức trình bày để cho điểm. *** Vòng 4: Câu 1: Xuân Diệu Câu 2: Hàn Mặc Tử Câu 3: Victor Huygo Câu 4: Nguyễn Công Trứ Câu 5: Chân quê_ Nguyễn Bính Câu 6: Đây thôn Vĩ Dạ_ Hàn Mặc Tử Câu 7: Tác nước đầu đình_ Văn học dân gian Câu 8: Ngậm ngùi_ Huy Cận *** Vòng 5: Ban giám khảo sẽ dựa vào nội dung và hình thức trình bày để cho điểm. Mục lục A. Kế hoạch thực hiện. 1 I. Mục tiêu - Yêu cầu. 1 1. Mục tiêu. 1 2. Yêu cầu. 1 II. Thời gian - địa điểm 1 1. Thời gian 1 2. Địa điểm 1 III. Nội dung - hình thức 1 1. Nội dung 1 2. Hình thức 1 IV. Thành phần tham gia và đối tượng dự thi. 1 1. Thành phần tham gia: 1 2. Đối tượng dự thi: 1 V. Công tác chuẩn bị 1 1. Về phía giáo viên (ban tổ chức). 1 2. Về phía học sinh. 2 VI. Chương trình hội thi: 2 1. Tiết mục văn nghệ chào mừng hội thi: 2 2. Khai mạc hội thi, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, các thành phần tham dự, giới thiệu ban giám khảo: 2 3. Tiến hành thi 2 Vòng 1: Trả lời nhanh 2 Vòng 2: Giải ô chữ 2 Vòng 3: Em làm thi sĩ 3 Trò chơi khán giả: Đạp bong bóng 3 Vòng 4: Thử tài quan sát và lắng nghe 4 Vòng 5: Hùng biện 4 VII. Công bố kết quả và trao phần thưởng 4 VIII. Tổng kết hội thi. 4 IX. Bế mạc hội thi. 4 B . Nội dung các vòng thi. 4 Vòng một: Trả lời nhanh. 4 Vòng 2: Giải ô chữ 7 Vòng 3: Em làm thi sĩ 8 Vòng 4: Thử tài quan sát và lắng nghe 9 Vòng 5: Hùng biện: 10 C. Đáp án. 10

File đính kèm:

  • docgiao an ngoai khoa.doc