Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 10: đọc văn truyện An dương vương và Mị châu – Trọng thủy (tiết 1) (truyền thuyết)

A. Mục tiêu cần đạt

1. Tri thức

Giúp học sinh:

- Nắm được những đặc trưng cơ bản của truyền thuyết qua việc giới thiệu và bước đầu phân tích một nhân vật trong truyền thuyết

- Bước đầu thấy được đặc trưng thi pháp của truyền thuyết: sự kết hợp giữa cốt lõi lịch sử và yếu tố hư cấu, tưởng tượng

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật truyền thuyết

3. Thái độ

- Rút ra bài học về quá trình dựng nước, giữ nước của dân tộc

B. Phương tiện thực hiện

- Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập I

- Sách giáo viên ngữ văn 10 tập I

- Giáo án

- Tranh ảnh về đền Cổ Loa

C. Cách thức tiến hành

- Kết hợp các phương pháp đọc hiểu văn bản: diễn giảng, phát vấn, thảo luận

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4519 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 10: đọc văn truyện An dương vương và Mị châu – Trọng thủy (tiết 1) (truyền thuyết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/9/2012 Ngày dạy: 15/9/2012 Lớp dạy: 10 A3 Tiết 10: Đọc văn TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU – TRỌNG THỦY (Tiết 1) (Truyền thuyết) Mục tiêu cần đạt Tri thức Giúp học sinh: - Nắm được những đặc trưng cơ bản của truyền thuyết qua việc giới thiệu và bước đầu phân tích một nhân vật trong truyền thuyết Bước đầu thấy được đặc trưng thi pháp của truyền thuyết: sự kết hợp giữa cốt lõi lịch sử và yếu tố hư cấu, tưởng tượng Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật truyền thuyết Thái độ Rút ra bài học về quá trình dựng nước, giữ nước của dân tộc Phương tiện thực hiện Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập I Sách giáo viên ngữ văn 10 tập I Giáo án Tranh ảnh về đền Cổ Loa Cách thức tiến hành Kết hợp các phương pháp đọc hiểu văn bản: diễn giảng, phát vấn, thảo luận Tiến trình lên lớp Ổn định tổ chức Kiểm tra SGK, vở soạn Giới thiệu bài mới: Mỗi một thể loại văn học, đặc biệt là VHDG gắn liền với thời kì xã hội mà nó nảy sinh. Trong bài học trước, chúng ta đã biết sử thi phản ánh thời kì liên minh các bộ lạc, bộ tộc để hình thành quốc gia, dân tộc thống nhất. Trong bài học này, chúng ta sẽ tìm hiểu thời kì phát triển tiếp sau của lịch sử loài người – công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước buổi đầu qua việc timg hiểu một tác phẩm thuộc thể loại sử thi: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy. Dạy – học bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - Hãy nhắc lại khái niệm truyền thuyết? Lấy Vd các truyền thuyết em đã học, đã đọc? + HS nhắc lại Hãy khái quát những đặc trưng của truyền thuyết? + HS trả lời Trình bày các thông tin liên quan đến văn bản? + HS trả lời Tìm hiểu chung Thể loại truyền thuyết - Khái niệm: Là tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng dân cư của một vùng. - Đặc trưng: + Nội dung: kể về sự kiện và nhân vật lịch sử hoặc có liên quan đến lịch sử + Hình tượng trung tâm: những người có công với đất nước, dân tộc, một vùng dân cư, được xây dựng theo xu hướng lí tưởng hóa + Kết hợp giữa cốt lõi lịch sử và yếu tố tưởng tượng, hư cấu + Thường gắn liền với các lễ hội dân gian Văn bản Xuất xứ: Trích từ Truyện Rùa vàng trong Lĩnh Nam chích quái (bản ghi chép sớm nhất) Gắn liền với cụm di tích thành Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội - Nội dung: là cách lí giải dân gian về nguyên nhân mất nước Âu Lạc - Bố cục: 3 phần + P1 (từ đầu đến “bèn xin hòa”): An Dương Vương xây thành, chế nỏ và thắng Triệu Đà lần thứ nhất + P2 (tiếp đến “vua đi xuống biển”): Âu Lạc mất vào tay Triệu Đà + P3 (còn lại): Hình ảnh ngọc trai – nước giếng Liệt kê những chi tiết liên quan đến ADV? Có thể chia chúng thành mấy nhóm? + HS trả lời Khái quát quá trình xây thành của ADV? Qua đó, ta thấy được phẩm chất gì của vị vua này? + HS trả lời Chi tiết sự giúp đỡ của Rùa Vàng và hình ảnh Loa thành biểu trưng cho điều gì? + HS thảo luận - Khái quát quá trình ADV chế nỏ, bảo vệ đất nước? Qua đó, ta thấy được phẩm chất gì của vị vua này? + HS trả lời Nhờ đâu mà Âu Lạc chiến thắng Triệu Đà? - Đánh giá khái quát về nhân vật ADV? II. Đọc – hiểu văn bản Nhân vật An Dương Vương ADV xây thành, chế nỏ và chiến thắng Triệu Đà lần thứ nhất Quá trình xây thành: vua xây thành ở đất Việt Thường → gặp nhiều khó khăn→ Rùa vàng giúp đỡ→xây xong thành → Cho thấy, ADV là vị vua có ý thức, lòng chân thành và quyết xây dựng và bảo vệ đất nước. + Sự giúp đỡ của Rùa Vàng là lí tưởng hóa sự đồng thuận và hợp sức của nhân dân + Hình ảnh Loa thành biểu trưng cho sự lớn mạnh và vững chắc của đất nước, niềm tự hòa của dân tộc ADV chế nỏ, bảo vệ đất nước: vua băn khoăn về kế sách giữ nước→ Rùa Vàng chỉ cách chế nỏ → Cao Lỗ chế nỏ→ thắng Triệu Đà → Cho thấy ADV là người có ý thức lo xa, luôn cảnh giác trước họa ngoại xâm + Chiến thắng của Âu Lạc là do có thành cao, vũ khí lợi hại, tướng giỏi và sự đồng thuận của nhân dân + Hình ảnh nỏ thần là kết tinh sức mạnh và ý chí của toàn bộ dân tộc → ADV xứng đáng là vị anh hùng dân tộc có công lao to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, được tô vinh, ca ngợi. 5. Củng cố, dặn dò Hình tượng ADV hiện lên như thế nào qua quá trình xây thành chế nỏ và chiến thắng Triệu Đà lần 1? Soạn tiếp bài này Người duyệt Người soạn Lê Văn Sáu Nguyễn Thị Ngân

File đính kèm:

  • docTruyen An Duong Vuong va Mi ChauTrong Thuy.doc
Giáo án liên quan