Giáo án Ngữ văn 10 tuần 10 đến tuần 18

A . MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh:

-Cảm nhận được tiếng cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh của người bình dân cho dù cuộc sống của họ còn nhiều vất vả, lo toan.

-Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tiếp cận và phân tích ca dao qua tiếng cười của ca dao hài hước.

-Trân trọng tâm hồn lạc quan yêu đời của người lđ và yêu quý tiếng cười của họ trong ca dao.

B . PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.

C . CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

1. Phương pháp: vấn đáp, thảo luận, diễn giảng.

2. Nội dung tích hợp: Ca dao hài hước.

Luyện tập viết đoạn văn tự sự.

D . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. On định lớp và kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi : So sánh đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

 

doc72 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2115 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tuần 10 đến tuần 18, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Ngày soạn 3/9/2007 Tiết 29 Ngày dạy CA DAO HÀI HƯỚC A . MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp học sinh: -Cảm nhận được tiếng cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh của người bình dân cho dù cuộc sống của họ còn nhiều vất vả, lo toan. -Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tiếp cận và phân tích ca dao qua tiếng cười của ca dao hài hước. -Trân trọng tâm hồn lạc quan yêu đời của người lđ và yêu quý tiếng cười của họ trong ca dao. B . PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án. C . CÁCH THỨC TIẾN HÀNH 1. Phương pháp: vấn đáp, thảo luận, diễn giảng. 2. Nội dung tích hợp: Ca dao hài hước. Luyện tập viết đoạn văn tự sự. D . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Oån định lớp và kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi : So sánh đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. 3. Giới thiệu bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hướng dẫn học sinh đọc bài ca dao. GV nhận xét cách đọc của HS. Gọi HS phân loại bài ca dao. Em hiểu như thế nào về ca dao tự trào ? Về hình thức kết cấu có gì đặc biệt ? Họ cười vắn đề gì ? GV nhận xét, giảng. Ca dao tự trào là những bài ca dao trong đó vang lên tiếng tự cười bản thân. Hình thức kết cấu của bài ca dao này theo kiểu đối đáp. GV chia HS thành 6 nhóm: N1,2 Việc dẫn cưới và thách cưới ở đây có gì khác thường ? Cách nói của cô gái và chàng trai có gì đặc biệt ? N3,4: Em hãy nêu cảm nhận của mình về tiếng cười của người lao động trong cảnh nghèo ? N5,6: Bài ca dao có giọng hài hước dí dỏm, đáng yêu là nhờ những yếu tố nghệ thuật nào ? Gv nhận xét đánh giá. Dẫn cưới và thách cưới khác thường, đặc biệt. -Dẫn cưới khác thường: Giả định các Lập luận hài thứ cao sang hước. Dẫn voi Sợ quốc cấm. Dẫn trâu Sợ họ nhà gái máu hàn. Dẫn bò Sợ họ nhà gái co gân. Dẫn cưới đặc biệt: “con chuột béo” đủ “mời dân, mời làng” ->tình cảm chân thật, cuộc sống nghèo khó và tâm hồn vui vẻ phóng khoáng của chàng trai. - Thách cưới: Một nhà khoai lang. + Không ngạc nhiên trước lễ vật của chàng trai, khen sang nhưng không phá ngang mà vẫn nói lời thách cưới của mình. + Cách nói vô tư thanh thản mà lạc quan yêu đời, đặt tình nghĩa cao hơn của cải. + Cô gái hiểu rõ gia cảnh của chàng trai. + Một nhà khoai lang: số lượng nhiều, ước mong mùa màng bội thu -> cô gái giải thích theo trật tự giảm dần -> Sự đảm đang tháo vát của cô gái nghèo và tình cảm đậm đà đối với họ hàng làng xóm. - Người lao động tự cười mình trong cảnh nghèo lại chọn cảnh cưới bộc lộ rõ cái nghèo để cười vui, để yêu đời, ham sống -> vẻ đẹp tâm hồn của người lao động. -Nghệ thuật trào lộng gây cười. +Khoa trương phóng đại : dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò. +Lối nói giảm dần: voi -> trâu -> bò. Củ to -> củ nhỏ ->củ mẻ -> củ xím -> củ hà. +Đối lập: Voi, trâu, bò >< khoai lang. +Chi tiết hài hước: Miễn là “mời dân, mời làng” Gọi HS đọc bài ca dao. Bài ca dao chế giễu những loại người nào trong xã hội ? Mức độ chế giễu ra sao ? Tác giả dân gian đối với những người đó như thế nào ? Đây là tiếng cười gì ? Tiếng cười bật ra nhờ những thư pháp nghệ thuật nào ? Bài ca dao số 2 có nội dung như thế nào ? Bài 3: Nói về vấn đề gì ? Em hãy đọc ra những bài ca dao có cùng nội dung. GV liên hệ: “Làm trai cho đáng nên trai Ăn cơm với vợ lại nài vét niêu”. -“Làm trai cho đáng nên trai Vót đũa cho dài ăn vụng cơm con” “Chồng người bể Sở sông Ngô Chồng em ngồi bếp sang ngô cháy quần” -Hình ảnh “người trai” hoàn toàn đối lập với người trai trong quan niệm của nhân dân: “Làm trai … Đoài yên”. Cách nói: “Chồng yêu chồng bảo có tác dụng gì ? GV giảng : Tác giả dân gian có cái nhìn nhân hậu, nhắc nhở nhẹ nhàng để mong người vợ thay đổi cách sống. Trong bài ca dao số 4 sử dụng nghệ thuật gì ? NT: Phóng đại tài tình với trí tưởng tượng phong phú của người bình dân bởi trên đời này không thể có người phụ nữ nào như vậy. Gọi HS đọc ca dao có cùng nội dung. GV liên hệ. “Cái cò là cái cò kì Ăn cơm nhà dì uống nước nhà cô Đêm nằm thì ngáy o o Chửa đi đến chợ đã lo ăn quà” hoặc “cô gái Sơn Tây yếm thủng tày giần”. Dựa vào 4 bài ca dao đã học em hãy rút ra những biện pháp nghệ thuật được sử dụng. Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. Học sinh đọc ca dao. Bài1: 1nam, 1nữ đọc theo giọng đối đáp giọng vui tươi dí dỏm, đùa cợt. Bài 2, 3, 4 đọc vui tươi có pha ý giễu cợt. HS phân loại. HS trả lời. HS thảo luận, đại diện nhóm trả lời. N1,2 trả lời. Các nhóm khác bổ sung. N3,4: 1HS trả lời. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. N5,6 đại diện 1HS trả lời. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. HS đọc 3 bài ca dao (2,3,4) giọng vui tươi dí dỏm. HS trả lời: bài 2,3 chế giễu đàn ông yếu đuối, bài 3: chế giễu loại phụ nữ đỏng đảnh vô duyên. HS trả lời: Đây là tiễng cười phê phán trong nội bội nhân dân nhằm nhắc nhở nhau tránh những thói hư tật xấu. Thái độ của tác giả dân gian nhẹ nhàng thân tình gd sâu sắc. HS trả lời. HS trả lời. HS trả lời. HS đọc ca dao. HS đọc lại bài ca dao. HS trả lời: đã yêu thì cái gì cũng tốt cũng đẹp. HS trả lời. HS đọc bài ca dao. HS trả lời. HS đọc ghi nhớ SGK. I.Đọc hiểu văn bản: 1.Bài1: Ca dao hài hước tự trào. Dẫn cưới và thách cưới khác thường đặc biệt. -Lời chàng trai dẫn cưới giả định các thứ cao sang -> dẫn cưới đặc biệt “con chuột béo” đủ “mời dân làng” ->Tình cảm cuộc sống nghèo khó và tâm hồn vui vẻ phóng khoáng của chàng trai. -Lời thách cưới của cô gái: “một nhà khoai lang” -> lạc quan yêu đời và giàu tình nghĩa. Tự cười mình trong cảnh nghèo thể hiện lòng yêu đời lạc quan. Nghệ thuật trào lộng gây cười: khoa trương phóng đại, lối nói giảm dần, cách nói đối lập chi tiết hài hước. 2. Bài 2, 3, 4 Ca dao hài hước châm biếm. a.Bài 2,3: Chế giễu loại đàn ông yếu đuối hèn nhác. Nghệ thuật : phóng đại và đối lập. +Bài 2: Cố sức “Khom lưng chống gối” chỉ để “gánh hai hạt vừng” ->chế giễu đàn ông yếu đuối. +Bài 3: chi tiết “sờ đuôi con mèo” -> chế giễu người chồng vô tích sự lười nhác. b.Bài 4: - Chế giễu loại đàn ông đỏng đảnh vô duyên. - Châm biếm nhẹ nhàng, nhắc nhở cảm thông. - Nghệ thuật phóng đại, so sánh trùng lặp. -> Phê phán nội bộ nhân dân, nhắc nhở nhau tránh những thói hư tật xấu. 3.Những biện pháp nghệ thuật của ca dao hài hước: - Hư cấu dựng cảnh tài tình, khắc hoạ nhân vật bằng những nét tài tình với những chi tiết có giá trị khái quát cao. - Cường điệu phóng đại, tương phản đối lập. - Dùng ngôn ngữ đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc. II. Tổng kết: Bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh, những tiếng cười đặc sắc trong ca dao, tiếng cười giải trí, tiếng cười tự trào, tự cười mình và tiếng cười châm biếm phê phán- thể hiện tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lý nhân sinh lành mạnh trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan của người bình dân. 4.Củng cố: Nhấn mạnh lại nội dung các bài ca dao. 5.Dặn dò: Học bài. Soạn bài: Lời tiễn dặn trích “Tiễn dặn người yêu”. Tuần 10 Ngày soạn 4/9/2007 Tiết 30 Ngày dạy Đọc thêm LỜI TIỄN DẶN (Trích “ Tiễn dặn người yêu”) A . MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp học sinh: -Hiểu được cốt truyện và toàn truyện thơ, vị trí nội dung và giá trị cơ bản của đoạn trích. -Rèn luyện kĩ năng kể và tóm tắt truyện tự học , tự đọc, có hướng dẫn. B . PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án. C . CÁCH THỨC TIẾN HÀNH 1. Phương pháp: Gv hướng dẫn học sinh đọc hiểu đoạn trích. 2. Nội dung tích hợp: Làm văn: chọn sự việc chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự. Luyện tập viết đoạn tự sự. Văn: Khái quát văn học dân gian Việt Nam. D . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Oån định lớp và kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi : Phân tích bài ca dao số 1 trong bài ca dao hài hước? 3 . Giới thiệu bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Gọi HS đọc tiểu dẫn. Gv hướng dẫn HS tìm hiểu. -Vị trí truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” trong kho tàn dân gian dân tộc Thái. Gọi HS tóm tắt. Nội dung truyện thường theo 3 chặng. + Đôi trẻ yêu nhau tha thiết. + Tình yêu tan vỡ đau khổ. + Thoát khỏi cảnh ngộ sống chết cùng nhau. GV nhận xét. Gọi HS nêu vị trí đoạn trích. Gọi HS đọc đoạn trích và lưu ý giọng điệu của HS buồn sầu, tiếc thương, tha thiết. Gv nhận xét cách đọc của HS. Tâm trạng của chàng trai và cô gái trên đường tiễn dặn là tâm trạng gì ? Thể hiện qua cử chỉ hành động nào ? GV hướng dẫn. GV nhận xét. Cử chỉ hành động, tâm trạng của chàng trai khi ở nhà chồng của cô gái được thể hiện như thế nào? GV hướng dẫn HS tìm hiểu. GV nhận xét. Trong đoạn trích sử dụng nghệ thuật gì ? GV nhận xét. HS đọc tiểu dẫn. HS trả lời. HS tóm tắt. HS nêu vị trí. HS chia bố cục: -Đoạn 1: Lời tiễn dặn của chàng trai khi anh chạy theo cô, tiễn cô về nhà chồng. -Đoạn 2: Thương cô bị đánh đập, anh càng khẳng định tha thiết mối tình của mình. HS đọc thể hiện đúng giọng điệu. HS trả lời. - Tâm trạng đầy mâu thuẫn vừa chấp nhận sự thật đau xót là cô gái đã có chồng vừa muốn níu kéo tình yêu, kéo dài giây phút âu yếm bên nhau. + Chàng trai: - Gọi “người đẹp anh yêu” -> tình yêu thấm thiết nhưng thật sự cô gái đang “cất bước theo chồng”. - Cử chỉ hành động: phải được như, được dặn cô gái đôi câu mới”đành lòng” quay về” muốn ngồi bên co gái âu yếm “ủ lấy hương người”, yêu quý cô gái như con mình. + Cô gái: chân bước đi mà đầu còn “ngoảnh lại” , mắt còn “ngoái trông”, chàng trai chân bước càng xa thì lòng càng đau càng nhớ, qua mỗi cánh rừng đều lấy cớ dừng lại chờ chàng trai, lòng đầy khắc khoải. - Quyết giữ trọn tình yêu giữa chàng trai và cô gái câu 23,24 như báo hiệu trước sự đoàn tụ về sau. HS đọc đoạn 2. HS trả lời: - An ủi vỗ về khi cô gái bị nhà chồng đánh đập, hất hủi, tìm thuốc cho cô gái uống. “Dây đi … khỏi đau” ->ẩn chứa nỗi xót thương. - Ý chí mãnh liệt của chàng trai nhất quyết sẽ dành lại tình yêu để đoàn tụ cùng cô gái. + “Về với … song song” Từ “chết” lặp lại 6 lần nhưng 6 lần anh khẳng định sự gắn bó không thể xa nhau.-> tình yêu chung thuỷ. +”Yêu nhau … không nghe” -> yêu nhau, yêu trọn đời, trọn kiếp -> khẳng định ý chí quyết tâm không gì thay đổi cũng là khát vọng tự do được sống trong tình yêu. HS trả lời. -Tự sự (sự việc, hành động) trữ tình (cảm xúc, tâm trạng). -“chết ba năm … song song”. -“Yêu nhau … đến già” -“Không lấy … về già”. Hình ảnh ẩn dụ so sánh tương đồng, lặp từ, lặp cấu trúc câu để khẳng định ý chí đoàn tụ không lay chuyển ->lối nói quen thuộc trong ca dao -> cảm xúc dâng trào trong lòng. I.Tiểu dẫn: 1.Vị trí của truyện thơ. Tóm tắt nội dung truyện “Tiễn dặn người yêu. 3.Vị trí đoạn trích. II.Đọc hiểu văn bản: 1.Nội dung: Tâm trạng của chàng trai (và cô gái qua sự mô tả của chàng trai) trên đường tiễn dặn. -Tâm trạng đầy mâu thuẩn, vừa như chấp nhận sự thật đau xót vừa muốn níu kéo tình yêu -> kéo dài giây phút âu yếm bên nhau. - Quyết giữ trọn tình yêu giữa chàng trai và cô gái. Cử chỉ hành động và tâm trạng của chàng trai lúc ở nhà chồng của cô gái. - Cử chỉ,hành động: +An ủi, vỗ về lúc bị nhà chồng đánh đập. + Làm thuốc cho cô gái uống. - Tâm trạng: + Xót xa thương cảm. + Ý chí mãnh liệt quyết giành lại tình yêu để đoàn tụ cùng cô gái. 2.Nghệ thuật: - Sự kết hợp nghệ thuật tự sự và trữ tình. - Kế thừa truyền thống nghệ thuật và ca dao trữ tình, sử dụng một cách nghệ thuật lời ăn tiếng nói của nhân dân. 4.Củng cố: Diễn biến tâm trạng của của chàng trai. Những câu thơ, chi tiết thể hiện thái độ cử chỉ ân cần của chàng trai đối với cô gái. 5.Dặn dò: Học bài, phân tích thêm phần trích. Soạn bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự. Tuần 11 Ngày soạn 4/9/2007 Tiết 31 Ngày dạy LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ A . MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp học sinh: - Nắm được các loại đoạn văn trong văn bản tự sự. - Biết cách viết một đoạn văn nhất là đoạn văn ở phần thân bài, để góp phần hoàn thiện một bài văn tự sự. - Nâng cao ý thức tìm hiểu và học tập cách viết các đoạn văn trong văn bản tự sự. B . PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN Sách giáo khoa, sơ đồ, giáo án. C . CÁCH THỨC TIẾN HÀNH 1. Phương pháp: vấn đáp, thảo luận, thực hành 2. Nội dung tích hợp: Làm văn: đoạn văn. Văn. D . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. ỔN ĐỊNH VÀ KIỂM TRA SĨ SỐ 2 . KIỂM TRA BÀI CŨ 3 . GIỚI THIỆU BÀI MỚI Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Gọi HS đọc mục I SGK Thế nào là đoạn văn ? Gv nhận xét. Trong văn bản tự sự gồm có bao nhiêu đoạn ? Nhiệm vụ của mỗi đoạn như thế nào ? Gọi HS đọc bài tập SGK N1:Câu1 Đoạn văn nói về điều gì ? GV nhận xét, đánh giá. N2: Câu2. GV nhận xét. N3: Câu3. GV nhận xét. Gọi HS đọc ghi nhớ. GV chia HS thành 6 nhóm. N1,2 Bài tập1: a GV nhận xét. N3,4: câu b GV nhận xét. N5,6: câu a GV nhận xét, đánh giá. GV gọi HS đọc 9 câu thơ đầu của đoạn trích “Tiễn dặn người yêu” Hãy xác định chủ đề và những ý cụ thể của đoạn thơ? GV nhận xét Hãy viết câu mở đầu và những câu tiếp theo diễn tả cử chỉ và tâm trạng của cô gái ở 9 câu đầu đoạn thơ. Vd: Người đẹp anh yêu quảy gánh theo chồng, mà lòng vẵn nhớ tiếc người yêu … GV yêu cầu HS viết tiếp và hoàn chỉnh đoạn văn ở nhà. HS đọc mục I SGK và nhận xét HS trả lời. HS trả lời. HS đọc bài tập và thảo luận N1: Đại diện nhóm 1HS trình bày các HS khác bổ sung. Đoạn văn nói về dự kiến của nhà văn Nguyên Ngọc sẽ viết đoạn mở đầu và kết thúc truyện ngắn “Rừng xà nu”. a) Các đoạn văn trên thể hiện đúng, rõ, hay và sâu sắc dự kiến của tác giả. -Nội dung của các đoạn mở đầu và kết thúc tác phẩm giống nhau và khác nhau ở những điểm sau: Giốngnhau Khác nhau Tả rừng xà nu và đều tập trung làm nổi bật chủ đề của tác phẩm gợi mở suy nghĩ cảm xúc của người đọc. Đoạn mở miêu tả cảnh rừng xà nu cụ thể, chi tiết, và “hết sức tạo hình” Nhằm tạo không khí để mở đầu câu chuyện và lôi cuốn người đọc. Đoạn kết miêu tả cảnh rừng xà nu mờ dần và bất tận làm đọng lại trong lòng người đọc những suy ngẫm lắng sâu về sự bất diệt của rừng cây, vùng đất của sức sống con người. b.Qua việc tìm hiểu cách viết của nhà văn Nguyên Ngọc có thể rút ra những kinh nghiệm khi viết đoạn văn trong bài văn tự sự như sau: trước khi viết hoặc kể chuyện cần suy nghĩ dự kiến đoạn văn mở bài và đoạn văn kết bài để bài văn chặt chẽ có sức lôi cuốn, hấp dẫn người đọc. -Đoạn mở và đoạn kết có thể giống nhau hoặc khác nhau cần hô ứng bổ sung cho nhau và tập trung thể hiện sâu sắc chủ đề của truyện. N2: Đại diện nhóm 1HS trình bày các HS khác bổ sung. a/ Đoạn văn trên là đoạn văn trong văn bản tự sự thuộc phần thân bài của truyện ngắn mà HS định viết. b/ HS thành công khi kể lại câu chuyện nhưng còn lúng túng ở đoạn tả cảnh, tả tâm trạng nhân vật. Viết tiếp những phần bỏ trống: … Hình ảnh rặng tre, ao làng cảnh làng trong nắng sớm. … Chị Dậu nghĩ về những ngày đen tối đã qua, nghĩ đến anh Dậu, đến đàn con, đến vợ chồng lão Nghị Quế, đến lão tri phủ Tư Ân , đến những ngày sắp tới của gia đình và xóm làng. N3: Để viết đoạn văn tự sự cần hình dung được sự việc xảy ra như thế nào rồi lần lượt kể lại diễn biến của nó, chú ý sử dụng phương tiện liên kết câu để đoạn văn mạch lạc, chặt chẽ. HS đọc ghi nhớ SGK. HS thảo luận trả lời câu hỏi. N1,2: Đại diện 1 HS trình bày. a/ Đoạn trích dẫn ở bài tập này kể lại sự việc Phương Định – cô thanh niên xung phong thời chống Mĩ – đang phá bom để mở đường ra mặt trận, phần thân bài của văn bản: những ngôi sao xa xôi. N3,4: b)Trong đoạn trích HS đã nhầm lẫn ngôi kể (lẫn lộn giữa ngôi thứ nhất (tôi) và ngôi thứ ba (cô Phương Định). Sửa thay cô “Phương Định” bằng “tôi”. N5,6: a)Trong văn bản tự sự người kể phải nhất quán về ngôi kể. Học sinh đọc đoạn trích. HS: Chủ đề: Tình yêu thắm thiết của chàng trai và cô gái trong buổi tiễn cô gái về nhà chồng. -Các ý cụ thể: Nhân vật Biểu hiện Cô gái Chàng trai Cử chỉ Quảy gánh, cất bước theo chồng, vừa đi, vừa ngoảnh lại, ngóng trông, chân bước xa tới rừng ớt ngắt lá ớt chờ, tới rừng cà ngắt lá ngồi đợi, tới rừng lá ngón ngóng trông, bẻ lá xanh ngồi như đôi câu, dặn đôi lời. Dõi nhìn theo em, anh tới nơi, quay lại. Tâm trạng Đau buồn, thất vọng, lưu luyến, tiếc nuối, ngóng trông, chờ đợi Bồi hồi thương nhớ, nuối tiếc, thất vọng. I.Đoạn văn trong văn bản tự sự: 1.Khái niệm về đoạn văn: Là một bộ phận của văn bản, xây dựng từ một số câu sắp xếp theo một trật tự nhất định, cùng một ý khái quát (chủ đề). 2.Mỗi văn bản tự sự gồm nhiều loại đoạn với nhiệm vụ khác nhau. -Đoạn mở đầu : giới thiệu câu chuyện. -Đoạn thân bài: kể lại diễn biến của các sự việc, chi tiết. -Đoạn kết: kết thúc câu chuyện, tạo ấn tượng mạnh tới suy nghĩ cảm xúc của người đọc. 3.Nội dung của mỗi đoạn văn tuy khác nhau nhưng đều có chung nhiệm vụ là thể hiện chủ đề và ý nghĩa của văn bản. II.Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự: Câu1. Câu 2. Ghi nhớ SGK. III.Luyện tập 1.Bài tập1. 4.Củng cố: Hệ thống bằng sơ đồ (bảng phụ). 5.Dặn dò: Học bài: Làm bài tập 2. Chuẩn bị: Ôn tập Văn học dân gian Việt Nam. Tuần 11 Ngày soạn 4/9/2007 Tiết 32 Ngày dạy ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM A . MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp học sinh: -Củng cố hệ thống hoá các kiến thức về VHDG Việt Nam đã học. Kiến thức chung, kiến thức về thể loại và kiến thức về tác phẩm (đoạn trích). -Biết vận dụng đặc trưng các thể loại của VHDG để phân tích các tác phẩm cụ thể. B . PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN Sách giáo khoa,sgv, sơ đồ, giáo án. C . CÁCH THỨC TIẾN HÀNH 1. Phương pháp: vấn đáp, thảo luận, thực hành. 2. Nội dung tích hợp: VHDG. Thơ Hồ Xuân Huơng, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Bính. D . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. ỔN ĐỊNH VÀ KIỂM TRA SĨ SỐ 2 . KIỂM TRA BÀI CŨ Câu hỏi: Trình bày cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự. 3 . GIỚI THIỆU BÀI MỚI Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Thế nào là văn học dân gian ? Văn học dân gian có những đặc trưng gì ? Hai đặc trưng (tính truyền miệng và tính tập thể) là đặc trưng chủ yếu của văn học dân gian. VHDG Việt Nam có những thể loại gì ? GV chia HS thành 6 nhóm thảo luận mỗi nhóm trả lời một thể loại. GV nhận xét. HS: VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được hình thành, tồn tại phát triển và gắn bó, phục vụ trực tiếp cho các hoạt động khác nhau trong đời sống cộng đồng. VHDG có những đặc trưng sau : -Là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng). -Được sáng tạo tập thể. HS cho ví dụ tính truyền miệng (tính dị bản) tính tập thể (tính vô danh). HS trả lời gồm 12 thể loại. HS thảo luận. Đại diện nhóm 1 HS trình bày các HS khác nhận xét. N1: Đặc trưng của sử thi. N2: Đặc trưng của truyền thuyết. N3: Đặc trưng của cổ tích. N4: Đặc trưng của truyện cười. N5: Đặc trưng của ca dao. N6: Đặc trưng của truyện thơ. Ở mỗi thể loại HS cho ví dụ minh hoạ. I.Nội dung ôn tập: Câu 1: Văn học dân gian có các đặc trưng cơ bản sau: -Tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng(tính truyền miệng). -Tập thể nhân dân lao động sáng tác lưu truyền và phát triển (tính tập thể). -Gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau của đời sống cộng đồng (tính thực hành). Câu 2: -Thể loại: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo. -Đặc trưng cơ bản của: +Sử thi: tự sự, quiy mô lớn, có vần nhịp, kể về biến cố xảy ra trong đời sống cộng đồng. +Truyền thuyết: tự sự, kể về nhân vật lịch sử. +Cổ tích: tự sự miêu tả số phận bất hạnh của con người. +Truyện cười: tự sự , gây cười kể về những việc xấu, trái tự nhiên. +Ca dao: thơ trữ tình, diễn tả thế giới nội tâm của con người. +Truyện thơ: tự sự, giàu chất thơ trữ tình, phản ánh số phận khát vọng của con người. Truyện dân gian Câu nói dân gian Thơ ca dân gian Sân khấu dân gian Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, ngụ ngôn truyện cười, truyện thơ. Tục ngữ, câu đố Ca dao dân ca, vè Chèo, tuồng, rối. Gọi HS điền vào bảng tổng hợp. GV nhận xét và dán bảng tổng hợp. Mỗi nhóm một nội dung thể loại. GV, nhận xét tổng hợp. HS chuẩn bị sẵn ở nhà, dán lên bảng. 1HS trình bày các HS khác nhận xét. N1: Sử thi. N2: truyền thuyết. N3: Cổ tích. N4: truyện cười. Câu 3 Thể loại Mục đích sáng tác Hình thức lưu truyền Nội dung phản ánh Kiểu nhân vật chính Đặc điểm nghệ thuật Sử thi (anh hùng) Ghi lại cuộc sống và ước mơ phát triển cộng đồng của người dân Tây Nguyên xa xưa. Hát kể Xã hội Tây Nguyên cổ đại đang ở thời công xã thị t

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van lop 10.doc
Giáo án liên quan