Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 17 tiết 49- Ai đã đặt tên cho dòng sông ?

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- HS hiểu được tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng mà Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu mà cũng là cho đất nước.

- Nhận biết được đặc trưng của thể loại bút kí và nghệ thuật viết bút kí trong bài.

B. PHƯƠNG PHÁP:

Gợi tìm, đọc hiểu, thuyết giảng, thuyết minh, thảo luận nhóm .

C. TÀI LIỆU - ĐDDH:

- GV: Thiết kế bài dạy, bảng phụ, tờ rơi, viết lông, phấn màu.

- HS : Chuẩn bị bài theo yêu cầu g/v dặn dò ở cuối giờ trong tiết học trước.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Kiểm tra bài cũ :

2. Bài mới :

 

doc60 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1048 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 17 tiết 49- Ai đã đặt tên cho dòng sông ?, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 17 TIẾT : 49 NGÀY DẠY: AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG ? Hoàng Phủ Ngọc Tường A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - HS hiểu được tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng mà Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu mà cũng là cho đất nước. - Nhận biết được đặc trưng của thể loại bút kí và nghệ thuật viết bút kí trong bài. B. PHƯƠNG PHÁP: Gợi tìm, đọc hiểu, thuyết giảng, thuyết minh, thảo luận nhóm . C. TÀI LIỆU - ĐDDH: - GV: Thiết kế bài dạy, bảng phụ, tờ rơi, viết lông, phấn màu. - HS : Chuẩn bị bài theo yêu cầu g/v dặn dò ở cuối giờ trong tiết học trước. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ : 2. Bài mới : TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT * HĐ 1 : Tìm hiểu phần Tiểu dẫn - Hs đọc SGK và trình bày những nội dung cơ bản trong phần Tiểu dẫn : +) Về tác giả. +) Về những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật bút kí của Hồng Phủ Ngọc Tường. +) Về bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dịng sơng”. -GV giới thiệu sơ lược về bố cục, nội dung của đoạn trích. * HĐ 2 : Đọc - hiểu văn bản - Hs đọc đoạn đầu. - Sơng Hương vùng thượng lưu được tác giả diễn tả như thế nào? - Những hình ảnh, chi tiết, những liên tưởng và thủ pháp nghệ thuật cho thấy nét riêng trong lối viết kí của tác giả? - Đoạn văn miêu tả sơng Hương chảy về đồng bằng và ngoại vi thành phố bộc lộ những phẩm chất nào trong ngịi bút của tác giả? - Hiệu quả thẩm mĩ của lối viết đĩ? (HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp) - Sơng Hương khi chảy vào thành phố Huế cĩ nét đặc trưng gì? Phát hiện của tác giả về nét riêng biệt của sơng Hương cho thấy những điều gì trong tình cảm của tác giả với xứ Huế và dịng sơng? (HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp) - Phát hiện của tác giả về “điệu slow tình cảm dành cho Huế” là nĩi đến nét gì riêng của sơng Hương? - Nhận xét về cách kết thúc bài kí. Cách kết thúc này cĩ liên quan với vấn đề gì? Nhận xét về sức gợi cảm của nhan đề? (HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp) - Từ đoạn văn trên, em hiểu gì về thể loại bút kí? Thể loại này cĩ gì giống và khác với thể loại tuỳ bút? - Hs nêu cảm nhận sau khi học xong bài kí. - Hs đọc phần ghi chú, SGK. I/ GIỚI THIỆU : 1) Tác giả : - Sinh năm 1937 tại Huế. - Là một trí thức yêu nước, cĩ vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc bịêt là văn hĩa Huế. -Sở trường về thể loại bút kí. Văn phong kết hợp nhuẫn nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghệ thuật sắc bén với suy tư đa chiều. -Tác phẩm tiêu biểu: Ngơi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu, Rất nhiều ánh lửa, Ai đã đặt tên cho dịng sơng?.v.v. 2)Tác phẩm : a/Xuất xứ: Bài kí “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?” viết tại Huế ngày 4.1. 1981, in trong tập sách cùng tên. b/Vị trí: Bài bút kí cĩ 3 phần. Văn bản SGK trích phần thứ I cùng với lời kết của tác phẩm. Đoạn trích đề cập đến thiên nhiên, lịch sử, văn hĩa của cố đơ Huế. II/ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN : 1/Vẻ đẹp thiên nhiên của sơng Hương: a)Thượng nguồn: - Thể hiện sức sống mãnh liệt, hoang dại: + nhiều ghềnh thác + cuộn xốy, đáy vực bí ẩn. => Sơng Hương là “bản trường ca của rừng già”. - Dịu dàng thơ mộng đầy say đắm: + Hai bờ sơng Hương: chĩi lọi màu đỏ hoa đỗ quyên. + Sơng Hương như một con người: “cĩ một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và phĩng khống”. => Sơng Hương mang “ một bản sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hĩa xứ sở”. *Nghệ thuật: miêu tả, so sánh, nhân hĩa, ngơn ngữ giàu chất thơ. *Cảm xúc của tác giả: Yêu thích, ca ngợi, tự hào. b)Đồng bằng: - Dịng sơng mềm như tấm lụa uốn cong. - Cảnh đẹp như bức tranh cĩ đường nét,hình khối “trơi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách”, “cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lưu Bảo…” - Vẻ đẹp đa màu biến ảo: “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” - Vẻ đẹp mang màu sắc triết lý, cổ tích. - Đặc biệt vẻ đẹp sơng Hương nằm trong lịng thành phố Huế: +“Uốn một cánh cung nhẹ nhàng…” +Tác giả dùng nghệ thuật so sánh sơng Hương với những con sơng khác. +Cảm nhận của tác giả về sơng Hương ở nhiều gĩc độ: Hội họa: Vẻ đẹp cổ kính của cố đơ. Âm nhạc: đẹp như điệu slow chậm rãi, sâu lắng trữ tình. Đặc biệt là nghệ thuật thưởng thức ca Huế trên sơng Hương về đêm. Tác giả nhìn bằng trái tim đa tình: sơng Hương là một người tình dịu dàng và chung thủy. Nghệ thuật nhân hĩa: sơng Hương như một người tình chung thủy. Nghệ thuật so sánh: sơng Hương luyến tiếc TP Huế tựa như nàng Kiều ngày xưa trở lại tìm Kim Trọng nơi vườn Thúy. 2/Sơng Hương trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc, cuộc đời và thơ ca : - Sơng Hương là chứng nhân lịch sử trong quá trình đấu tranh chống giặc giữ nước của dân tộc. +Sơng Hương, một dịng sơng biên thùy, dịng sơng viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới trong những năm của thời kì phong kiến. + Đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ: Sơng Hương được “cổ vũ nồng nhiệt” và “những lời chia buồn sâu sắc nhất của thế giới” về sự cố gắng gìn giữ di sản văn hĩa dưới bom đạn của giặc thù. +Ngày nay: Sơng Hương được ca ngợi bằng nét son tên của TP Huế. - Sơng Hương với cuộc đời, thi ca. + Sơng Hương là nguồn cảm hứng của các nghệ sĩ: Tản Đà, Cao Bá Quát, bà Huyện Thanh Quan, Tố Hữu… + Sơng Hương được khám phá theo nhiều nét riêng độc đáo, phong phú và đa dạng trong thi ca: từ xanh biếc thường ngày, đến “sơng trắng – lá cây xanh”, tha thướt mơ màng nhưng khơng kém phần hùng tráng… => Sơng Hương qua cách nhìn độc đáo và sự phát hiện tinh tế bằng bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình, biểu cảm, ngơn ngữ giàu chất thơ của nhà văn. III/ TỔNG KẾT : (Ghi nhớ, SGK) 3. Củng cố : So sánh vẻ đẹp sông Hương trong bài kí này với vẻ đẹp sông Đà của Nguyễn Tuân. 4. Dặn dò : Soạn “Những ngày đầu của nước Việt Nam mới” : - Bố cục của phần trích? - Điểm nhìn của tác giả? - Những cảm nghĩ cuả tác giả? - Hình tượng tiêu biểu, gây ấn tượng nhất? - Nghệ thuật thể hiện có gì đặc biệt? ====////==== TUẦN: 17 TIẾT: 50 NGÀY DẠY: NHỮNG NGÀY ĐẦU CỦA NƯỚC VIỆT NAM MỚI Võ Nguyên Giáp A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Qua hồi ức của một vị tướng tài ba, cảm nhận được những nỗ lực to lớn của Đảng, Chính phủ, Bác Hồ và nhân dân ta trong những ngày đầu sau CMT8. - Cách viết vừa khách quan, vừa dạt dào cảm xúc, tái hiện chân thật người thật, việc thật, những sự kiện lịch sử quan trọng trong những ngày tháng khó khăn và vinh quang của đất nước. B. PHƯƠNG PHÁP: Gợi tìm, đọc hiểu, thuyết giảng, thuyết minh, thảo luận nhóm . C. TÀI LIỆU - ĐDDH: - GV: Thiết kế bài dạy, bảng phụ, phấn màu… - HS : Chuẩn bị bài theo yêu cầu g/v dặn dò ở cuối giờ trong tiết học trước. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ : 2. Bài mới : TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT I/ GIỚI THIỆU: 1)Vài nét về tiểu sử đại tướng Võ Nguyên Giáp: - Sinh ngày 25/08/1911 tại Lệ Thuỷ, Quảng Bình. Hoạt động CM từ năm 1925. 12/1944 được HCT giao nhiệm vụ thành lập đội VN tuyên truyền GP quân, sau đó đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng. - Là nhà lãnh đạo kiệt xuất của CMVN. Cuộc đời ông gắn liền với những năm tháng không thể nào quên của CM. 2)Vị trí đoạn trích: Thuộc chương XII của tập hồi kí Những năm tháng không thể nào quên (nhà văn Hữu Mai thể hiện). 3) Thể loại: Hồi kí là thể loại ghi chép về những gì xảy ra trong quá khứ trên cơ sở hồi tưởng. Tác giả thường là những người nổi tiếng: lãnh tụ, các nhà hoạt động XH… II/ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 1) Những khó khăn của nước Việt Nam mới: - Nước VN vừa mới khai sinh đã phải đương đầu với bao khó khăn, nguy nan “nằm giữa bốn bề hùm sói, phải tự dốc sức mình đấu tranh dũng cảm mưu trí, phải tìm mọi cách để sống còn”. - Kinh tế hết sức khó khăn : ruông đất bỏ hoang, lụt lội, hạn hán kéo dài, kho bạc chỉ có một triệu bạc rách… - Tiếng súng xâm lược của TD Pháp ở Nam Bộ làm cho “những khó khăn trên càng thêm trầm trọng”. 2)Những quyết sách sáng suốt, đúng đắn của Đảng và Bác Hồ: - Giải tán chính quyền cũ, củng cố và giữ vững chính quyền CM, xây dựng bộ máy chính quyền, thi hành một số chính sách mới: giảm tô, xóa nợ, học chữ QN, hưởng ứng “Tuần lễ vàng”… Nội lực của nước VN mới được nâng lên nhanh chóng. - Hình ảnh Bác Hồ, tượng trưng cho một chính thể mới, nhà nước mới của dân, do dân, vì dân: +) Bác “đặc biệt quan tâm đến việc xác định mối quan hệ giữa những người làm việc trong bộ máy chính quyền mới với nhân dân”. +) Bác đề ra ba mục tiêu quan trọng “diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”. +) “Hạnh phúc cho dân”…Đó là lí tưởng của Người. Đó cũng là tấm lòng của Người. +) Bác đưa ra chủ trương kiên quyết chống những biểu hiện tiêu cực của những người làm việc tại các cơ quan. +) “Đồng bào ta đã nhận thấy ở Bác Hồ, hình ảnh tượng trưng cao đẹp nhất của dân, của nước, của cách mạng, của chính quyền mới, chế độ mới”. 3) Nghệ thuật : -Điểm nhìn của một người đại diện cho bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước do đó các sự kiện thường mang tính tổng thể, toàn cảnh, gây ấn tượng sâu sắc. -Tác phẩm không phải là sách tự thuật về một cuộc đời mà như là cuốn biên niên sử của cả một dân tộc 3. Củng cố : Đoạn trích đã cho em những cảm nhận gì về Đảng và Bác Hồ trong những ngày đầu của đất nước ? (Hs cảm nhận, trả lời). 4. Dặn dò : Soạn “Ôn tập Văn Học” : - Những nét chính về hai tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh và Tố Hữu? - Các bài thơ trong chương trình. - Bài Khái quát VHVN và Tuỳ bút Người lái đò sông Đà. ====////==== trong tiết học trước. TUẦN : 19 TIẾT : 55-56 VỢ NHẶT Kim Lân A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC : - Học sinh nắm được giai đoạn khủng khiếp chưa từng có trong lịch sử mà nhân dân ta phải trải qua dưới hai tầng áp bức của Nhật và Pháp. - Phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. - Nghệ thuật viết truyện ngắn đặc sắc của Kim Lân. B. PHƯƠNG PHÁP: Gợi tìm, đọc hiểu, thuyết giảng, thuyết minh, thảo luận nhóm . C. TÀI LIỆU - ĐDDH: - GV: Thiết kế bài dạy, bảng phụ, tờ rơi, viết lông, phấn màu. - HS : Chuẩn bị bài theo yêu cầu g/v dặn dò ở cuối giờ trong tiết học trước. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1) Kiểm tra bài cũ : - Vẻ đẹp thiên nhiên của dòng sông Hương trong tùy bút ? - Sông Hương dưới góc độ lịch sử, dân tộc ? Nghệ thuật thể hiện ở tùy bút ? 2) Bài mới : TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT - Hs giới thiệu về tác giả. - Nêu một số tác phẩm của Kim Lân. - Tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh đất nước như thế nào ? - Hs tóm tắt tác phẩm. - Từ câu chuyện “nhặt” vợ của nhân vật Tràng, tác giả muốn nêu lên vấn đề gì ? - Hs đọc SGK từ đầu đến “thành vợ thành chồng”. - Tràng “nhặt” được vợ trong bối cảnh như thế nào ? - Vì sao chuyện anh Tràng có vợ lại gây ngạc nhiên cho mọi người trong xóm ? - Phân tích thái độ ngạc nhiên ấy. - Tìm những chi tiết về ngoại hình nhân vật Tràng. - Anh có những tình cảm, tấm lòng ra sao ? - Phân tích tình cảm của Tràng sau khi lấy vợ. - Hs đọc đoạn chữ to còn lại. - Phân tích tâm trạng buồn vui lẫn lộn của bà cụ Tứ. (Hs thảo luận nhóm). - Em có nhận xét gì về tấm lòng của bà mẹ nông dân này, nhất là trong hoàn cảnh hai mẹ con bà đang bị nạn đói đe dọa. - Tìm hiểu nghệ thuật của truyện : cách chọn tình huống, cách kể chuyện, dựng đối thoại .v..v.. - Theo em, chi tiết nào trong tác phẩm gây xúc động hơn cả ? Vì sao ? - Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm ? à Tổng Kết. I/ GIỚI THIỆU: 1) TÁC GIẢ : Kim Lân sinh năm 1920 tại Bắc Ninh. Trước CMT8, ông thường đi vào đề tài những sinh hoạt văn hóa nông thôn. Sau Cách mạng, ông thường viết về hiện thực cuộc sống ở làng quê bằng tình cảm của con người vốn là con đẻ của đồng ruộng. 2) TÁC PHẨM : a/ Hoàn cảnh sáng tác : 1945, phát xít Nhật nhổ lúa trồng đay, thực dân Pháp vơ vét của cải khiến cho hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói. Kim Lân viết tác phẩm ”Vợ Nhặt” để phản ánh hiện thực đau thương đóù của dân tộc. Ban đầu, truyện tên là “Xóm ngụ cư” được viết ngay sau CMT8 thành công. b/ Tóm tắt: (Hs tóm tắt). c/ Chủ đề : Truyện vừa tố cáo xã hội đẩy con người tới nạn đói khủng khiếp khiến mạng người trở nên rẻ rúng , vừa có ý nghĩa nhân bản sâu sắc : dù hiện thực có khắc nghiệt như thế nào, con người vẫn khao khát tình thương, khao khát hạnh phúc gia đình, vẫn tin và hy vọng vào tương lai. II/ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 1) Bối cảnh nhặt được vợ : - Xây dựng trên bối cảnh nạn đói năm 1945. - Bức tranh thật ảm đạm : “bọn trẻ ngồi ủ rũ dưới những xó tường.. Người chết như ngả rạ”. - Hình ảnh người đàn bà vợ Tràng cũng bi đát tương tự. Lần đầu gặp Tràng : cười đùa hồn nhiên. Lần hai : “ thị gầy sọp hẳn đi”. Người đàn bà ấy gợi ý để được ăn và theo Tràng sau một lời nửa đùa, nửa thật của anh. - Hạnh phúc diễn ra trong sự lo âu, mừng vui lẫn lộn của mọi người và trong không khí buồn thảm. 2) Nhân vật Tràng : - Xoàng xĩnh về ngoại hình : “cái đầu trọc nhẵn” , “hai con mắt nhỏ tí”, “bộ mặt thô kệch”… Cách nói năng cũng cộc cằn, thô kệch. - Thế nhưng anh có tấm lòng nhân hậu : cho người đàn bà đói khát ăn, dẫn thị về làm vợ để cưu mang. - Trước mắt Tràng, người vợ mới của anh khác lắm. Chị “rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực không có vẻ gì là chao chát chỏng lỏn”. “Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng”. +) Anh thấy rõ bổn phận và trách nhiệm của mình trong việc tạo lập cuộc sống tương lai : “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”. à Qua nhân vật Tràng ta thấy được nỗi khát khao hạnh phúc gia đình và nỗi khát khao ấy đã giúp con người vươn lên trong cuộc sống. 3) Nhân vật bà cụ Tứ : - Là người mẹ nghèo, góa bụa,hiền lành. Bà xuất hiện trong tiếng húng hắng ho, trong dáng hình lọng khọng ngoài ngõ đi vào. - Tâm trạng của bà khi con trai bà lấy vợ được nhà văn miêu tả hết sức tinh tế và cảm động : +) Lúc đầu bà ngạc nhiên vì bà không nghĩ rằng con trai mình lấy được vợ, nhất là giữa lúc đói kém “ Quái sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ?…Sao lại chào mình bằng u?.. “. +) Khi hiểu ra cơ sự thì trong lòng người mẹ “vừa ai oán vừa xót thương” bởi “người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi …”, rồi bà lo lắng “Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.”. Nghĩ đến những điều trên người mẹ nghèo ấy tủi hận và bà đã khóc. +) Nhưng trong nỗi buồn lo ấy bà đã nhận ra cái may mắn của gia đình mình “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình.” và bà đã mở tấm lòng đón nhận nàng dâu mới mà không cần tục lệ, không cần cưới xin. Bà thân tình gọi nàng dâu mới bằng “con” và xưng bằng “u”. Bà động viên con bằng triết lí dân gian “ai giàu ba họ, ai khó ba đời”. +) Hạnh phúc của người mẹ nghèo thật đột ngột và lớn lao, được thể hiện qua gương mặt, qua hành động : * Bà lão xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa. * Nét mặt bà tươi tỉnh, rạng rỡ hẳn lên, khác hẳn ngày thường. * Bà nói toàn những chuyện vui, chuyện sung sướng sau này. à Qua nhân vật bà cụ Tứ, ta thấy được tấm lòng của người mẹ thật cảm động. Chính tấm lòng ấy là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho vợ chồng Tràng, nó như ngọn lửa soi sáng, sưởi ấm tâm hồn, xua tan bóng tối của cuộc đời. 4) Nghệ thuật : - Xây dựng tình huống truyện độc đáo và cảm động, làm nổi bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm. - Nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật với những nét riêng, cụ thể. - Nghệ thuật trần thuật tự nhiên. Ngôn ngữ giản dị, hóm hỉnh và đôn hậu. III/ TỔNG KẾT : (Ghi nhớ, SGK) 3) Củng cố : - Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ. - Phân tích vài nét đặc sắc về nghệ thuật. 4) Dặn dò : - Học bài, chú ý các nhân vật, tóm tắt tác phẩm. - Soạn : “Nhân vật giao tiếp” : +) Đọc các đoạn trích, SGK trang 18-20. +) Trả lời các câu hỏi ở SGK. ----***---- TUẦN : 19 TIẾT : 57 NHÂN VẬT GIAO TIẾP A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp học sinh : - Nắm chắc khái niệm nhân vật giao tiếp với những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân sơ của họ đối với nhau, cùng những đặc điểm khác chi phối nội dung và hình thức lời nói của các nhân vật trong hoạt động giao tiếp. - Nâng cao năng lực giao tiếp của bản thân và có thể xác định được chiến lược giao tiếp trong những ngữ cảnh nhất định. B. PHƯƠNG PHÁP: Gợi tìm, thuyết giảng, thực hành, thảo luận nhóm . C. TÀI LIỆU - ĐDDH: - GV: Thiết kế bài dạy, bảng phụ, tờ rơi. - HS : Chuẩn bị bài theo yêu cầu g/v dặn dò ở cuối giờ trong tiết học trước. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1) Kiểm tra bài cũ : - Vẻ đẹp tình người qua nhân vật bà cụ Tứ ? - Tóm tắt tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung và nghệ thuật, ý nghĩa nhan đề “Vợ nhặt” ? 2) Bài mới : TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT - Cho hs đọc đoạn trích từ tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân. Yêu cầu đọc đúng và diễn cảm. - Gv hướng dẫn hs lần lượt phân tích theo từng câu hỏi. - Hs thảo luận tìm ý theo nhóm. - Hs trình bày ý đã tìm. -Hs nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Gv chốt lại. - Cho hs đọc đoạn trích từ tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao. Yêu cầu đọc đúng và diễn cảm. - Gv hướng dẫn hs lần lượt phân tích theo từng câu hỏi. - Hs thảo luận tìm ý theo nhóm. - Hs trình bày ý đã tìm. -Hs nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Gv chốt lại -Cho hs đọc to phần Ghi nhớ, giải thích thêm những chi tiết cần thiết và yêu cầu hs nhập tâm nội dung chủ yếu. I/ PHÂN TÍCH NGỮ LIỆU: 1) Bài tập 1 : a/ Nhân vật giao tiếp là hắn (Tràng) và Thị. Họ là những người trẻ tuổi, cùng lứa, cùng tầng lớp xã hội, tuy có khác nhau về giới tính. b/ Các nhân vật giao tiếp thường xuyên chuyển đổi vai nói và vai nghe. Lời đầu tiên của nhân vật Thị có hai phần : phần đầu là nói với các bạn gái (Có khối cơm trắng mấy giò đấy !), phần sau là nói với hắn ( Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy ?). Cô gái đã nhanh chóng chuyển từ sự giao tiếp với các bạn gái sang sự giao tiếp với chàng trai. c/ Các nhân vật giao tiếp ngang hàng, bình đẳng về lứa tuổi, tầng lớp, vị thế xã hội. Vì thế, sự giao tiếp diễn ra tự nhiên, thoải mái. d/ Lúc đầu quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp là xa lạ nhưng họ đã nhanh chóng thiết lập được quan hệ thân mật gần gũi. e/ Những đặc điểm về vị thế, quan hệ, tầng lớp… đã chi phối nội dung và cách nói năng của nhân vật. Họ nói năng luôn có sự phối hợp với cử chỉ, điệu bộ (cười như nắc nẻ, đẩy vai nhau, cong cớn, ton ton chạy, liếc mắt cười tít…). Lời nói mang tính khẩu ngữ (này, đấy, có khối, nhà tôi ơi, đằng ấy nhỉ…). 2) Bài tập 2 : a/ Trong đoạn trích có các nhân vật giao tiếp : bá Kiến, Chí Phèo, lí Cường, các bà vợ bá Kiến, dân làng. Hội thoại của bá Kiến với Chí Phèo và lí Cường chỉ có một người nghe, còn lại là nhiều người nghe. b/ Với tất cả những người nghe trong đoạn trích, vị thế của bá Kiến đều cao hơn. Do đó, bá Kiến thường nói với giọng hống hách. c/ Bá Kiến đã thực hiện chiến lược giao tiếp khôn ngoan, gồm nhiều bước : (1) Xua đuổi hết mọi người để tránh to chuyện, để cô lập Chí Phèo và dễ dàng dụ dỗ hắn, đồng thời có thể giữ thể diện với các bà vợ và dân làng. (2) Sau đó, “hạ nhiệt” Chí Phèo bằng những cử chỉ nhẹ nhàng, bằng từ xưng hô tôn trọng : anh, bằng giọng nói có vẻ bông đùa (Cái anh này mới hay !...Lại say rồi phải không?), bằng lời thăm hỏi tỏ vẻ quan tâm với cách nói của những người bạn (Về bao giờ thế ?...Đi vào nhà uống nước.). (3) Tiếp theo là “nâng vị thế” của Chí Phèo : dùng ngôi gộp chung ta, coi Chí Phèo là người trong nhà đối lập với người ngoài, coi Chí Phèo cũng là người lớn, người có họ. (4) Cuối cùng là bước giả vờ “kết tội” lí Cường, có nghĩa là gián tiếp bênh vực Chí Phèo. d/ Với chiến lược giao tiếp như trên, bá Kiến đã đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp (cụ bá biết rằng mình đã thắng). Chí Phèo đã thấy lòng nguôi nguôi, chấm dứt cuộc chửi bới, ăn vạ. II/ GHI NHỚ : 3) Củng cố : - Điều gì chi phối nội dung và hình thức ngôn ngữ của các nhân vật trong khi giao tiếp ? - Để đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp, mỗi nhân vật giao tiếp cần chú ý những gì ? 4) Dặn dò : - Học phần Ghi nhớ. - Làm bài tập ở nhà, “Nhân vật giao tiếp” : +) Đọc các đoạn trích, SGK trang 21-22. +) Trả lời các câu hỏi ở SGK. ----***---- TUẦN : 20 TIẾT : 58 NHÂN VẬT GIAO TIẾP (t.t) A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp học sinh : - Nắm chắc khái niệm nhân vật giao tiếp với những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân sơ của họ đối với nhau, cùng những đặc điểm khác chi phối nội dung và hình thức lời nói của các nhân vật trong hoạt động giao tiếp. - Nâng cao năng lực giao tiếp của bản thân và có thể xác định được chiến lược giao tiếp trong những ngữ cảnh nhất định. B. PHƯƠNG PHÁP: Gợi tìm, thuyết giảng, thực hành, thảo luận nhóm . C. TÀI LIỆU - ĐDDH: - GV: Thiết kế bài dạy, bảng phụ, tờ rơi. - HS : Chuẩn bị bài theo yêu cầu g/v dặn dò ở cuối giờ trong tiết học trước. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1) Kiểm tra bài cũ : - Điều gì chi phối nội dung và hình thức ngôn ngữ của các nhân vật trong khi giao tiếp ? - Để đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp, mỗi nhân vật giao tiếp cần chú ý gì ? - Kiểm tra bài tập về nhà. 2) Bài mới : TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT - Cho hs đọc đoạn bài tập 1. Yêu cầu đọc đúng và diễn cảm. - Gv hướng dẫn hs lần lượt phân tích theo từng câu hỏi. - Hs thảo luận tìm ý theo nhóm. - Hs trình bày ý đã tìm. -Hs nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Gv chốt lại. - Cho hs đọc đoạn bài tập 2. Yêu cầu đọc đúng và diễn cảm. - Gv hướng dẫn hs lần lượt phân tích theo từng câu hỏi. - Hs thảo luận tìm ý theo nhóm. - Hs trình bày ý đã tìm. -Hs nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Gv chốt lại - Cho hs đọc đoạn bài tập 3. Yêu cầu đọc đúng và diễn cảm. - Gv hướng dẫn hs lần lượt phân tích theo từng câu hỏi. - Hs thảo luận tìm ý theo nhóm. - Hs trình bày ý đã tìm. -Hs nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Gv chốt lại. III/ LUYỆN TẬP: 1) Bài tập 1 : - Hai nhân vật giao tiếp trong đoạn trích là anh Mịch và ông lí. Hai người có vị thế khác nhau : ông lí là chức sắc trong làng còn anh Mịch là hạng cùng đinh, nghèo khó. - Lời ông lí là lời kẻ bề trên : hống hách, hăm dọa với thái độ mặc kệ (xưng mày – tao, luôn cau mặt, lắc đầu, giơ roi, hăm dọa). Còn anh Mịch là kẻ bề dưới thì luôn van xin, cầu cạnh, khúm núm. 2) Bài tập 2 : Đoạn trích trên có năm nha

File đính kèm:

  • docki 1 huan.doc
Giáo án liên quan