Giáo án ngữ văn 11: chữ người tử tù (nguyễn tuân)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Đặc điểm chính của nhân vật Huấn Cao: cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa; khí phách của một trang anh hùng nghĩa liệt; vẻ đẹp trong sáng, thiên lương của một người trọng nghĩa khinh tài.

- Quan niệm về cái đẹp và tấm lòng yêu nước thầm kín của Nguyễn Tuân.

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo; tạo không khí cổ xưa; bút pháp lãng mạn và nghệ thuật tương phản, ngôn ngữ giàu tính tạo hình.

2. Kỹ năng:

- Đọc – hiểu một truyện ngắn hiện đại.

- Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.

3.Thái độ:

Trân trọng, yêu mến vẻ đẹp văn hoá dân tộc trong đó có nghệ thuật chữ thư pháp.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk

2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb

III. PHƯƠNG PHÁP

Hỏi đáp, hoạt động nhóm, thuyết trình

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 19667 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11: chữ người tử tù (nguyễn tuân), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11 Tiết: 41,42 CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (Nguyễn Tuân) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Đặc điểm chính của nhân vật Huấn Cao: cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa; khí phách của một trang anh hùng nghĩa liệt; vẻ đẹp trong sáng, thiên lương của một người trọng nghĩa khinh tài. - Quan niệm về cái đẹp và tấm lòng yêu nước thầm kín của Nguyễn Tuân. - Xây dựng tình huống truyện độc đáo; tạo không khí cổ xưa; bút pháp lãng mạn và nghệ thuật tương phản, ngôn ngữ giàu tính tạo hình. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu một truyện ngắn hiện đại. - Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. 3.Thái độ: Trân trọng, yêu mến vẻ đẹp văn hoá dân tộc trong đó có nghệ thuật chữ thư pháp. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk… 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb… III. PHƯƠNG PHÁP Hỏi đáp, hoạt động nhóm, thuyết trình… IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt HĐ1 - Phát biểu nét cơ bản về Nguyễn Tuân? - GV giảng “nhà nho khi Hán học đã tàn” - Hiểu biết của em về Chữ người tử tù? - HS trả lời, GV liên hệ hình ảnh Cao Bá Quát, tác giả bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát. * Tp Vang bóng một thời: - Xuất bản năm 1940, gồm 11 truyện ngắn viết về “một thời” đã qua nay chỉ còn “vang bóng”. - Nhân vật chính: + Chủ yếu là những nho sĩ cuối mùa, tuy buông xuôi bất lực trước hoàn cảnh nhưng quyết giữ “thiên lương” và “sự trong sạch của tâm hồn” bằng cách thực hiện “cái đạo sống của người tài tử”. + Mỗi truyện dường như đi vào một cái tài, một thú chơi tao nhã, phong lưu của những nhà nho lỡ vận: chơi chữ, thưởng thức chén trà buổi sớm, làm một chiếc đèn trung thu. + Trong số những con người đó, nổi bật lên là hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện “Chữ người tử tù” HĐ2 - HS chia bố cục: + Từ đầu…rồi sẽ liệu: Cuộc trò chuyện giữa quản ngục và thầy thơ lại về tử tù Huấn Cao và tâm trạng của quản ngục. + Sớm hôm sau…..trong thiên hạ: Cảnh nhận tội nhân, cách cư xử đặc biệt của quản ngục với Huấn Cao. + Còn lại: Cảnh cho chữ cuối cùng, “một cảnh tương xưa nay chưa từng có”. - GV: Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao được thể hiện trên những phương diện nào? - HS: Trả lời. Tìm những chi tiết nói về tài hoa của nhân vật Huấn Cao: “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm … có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật ở trên đời”. *GV: Giải thích thêm về nghệ thuật thư pháp. - GV: Huấn Cao không chỉ là một nghệ sĩ mà còn là một người anh hùng với khí phách hiên ngang bất khuất? Hãy chứng minh? - HS: Khi được viên quản ngục biệt đãi: “Thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh”. Trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt đến điều “Ngươi hỏi ta muốn gì ...vào đây”. - GV: Là người có tài viết chữ đẹp nhưng HC chỉ mới cho chữ cho những ai? Vì sao như vậy? - HS: “Không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”, và chỉ mới cho chữ “ba người bạn thân” - GV: Tại sao Huấn Cao lại nhận lời cho chữ quản ngục? Điều đó nói lên vẻ đẹp nào trong con người ông? - HS: Cảm nhận được “Tấm lòng biệt nhỡn liên tài” và hiểu ra “Sở thích cao quý” của quản ngục. * Câu nói của Huấn Cao: “ Thiếu chút nữa ... trong thiên hạ” -> Sự trân trọng đối với những người có sở thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp. - GV: Hình tượng viên quản ngục có phải là người xấu, kẻ ác không? Vì sao ông ta lại biệt đãi Huấn Cao như vậy? - HS: Tự biết thân phận của mình “kẻ tiểu lại giữ tù”.Bất chấp kỉ cương pháp luật, hành động dũng cảm – tôn thờ và xin chữ một tử tù. * Bình “kẻ mê muội này xin bái lĩnh” -> Sự thức tỉnh của quản ngục. Điều này khiến hình tượng quản ngục đáng trọng hơn. - GV: Tại sao chính tác giả viết đây là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” ? Ý nghĩa tư tưởng nghệ thuật của cảnh cho chữ? - HS: Bàn bạc thảo luận, trả lời. - GV: Giảng giải. +“Trong một … phân gián” +“Một người tù … mảnh ván” +“Viên quả ngục … chậu mực” -> Sự đối lập giữa cảnh vật, âm thanh, ánh sáng, mùi vị, không gian: càng làm nổi bật bức tranh bi hùng này. - GV: Nhận xét về bút phá xây dựng nhân vật, pháp miêu tả cảnh vật của tác giả? * Tình huống truyện: - Xét trên bình diện xã hội: -> Quản ngục: đại diện cho trật tự xã hội. -> Huấn Cao: nổi loạn, chờ chịu tội. - Xét trên bình diện nghệ thuật: -> Huấn Cao: người tài hoa, sáng tạo ra cái đẹp. -> Quản ngục: biết quý trọng, tôn thờ cái đẹp, yêu nghệ thuật thư pháp, xin chữ Huấn Cao. - HS: phát biểu ý nghĩa văn bản. - GV: chốt ý và liện hệ một số vẻ đẹp truyền thống như bận áo dài, đội nón lá... tạo nên vẻ đẹp thướt tha của người con gái, đến nay dần đánh mất. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả: - Xuất thân: gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. - Ông là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, có cá tính độc đáo. - Là cây bút có phong cách độc đáo, nổi bật trong lĩnh vực truyện ngắn, đặc biệt là tùy bút. 2. Tác phẩm: - Chữ người tử tù trong tập Vang bóng một thời (1940) - “Một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ” – Vũ Ngọc Phan. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Nội dung: a. Nhân vật Huấn Cao: - Người nghệ sĩ tài hoa - nghệ thuật thư pháp. - Người có khí phách hiên ngang bất khuất. - Một nhân cách, một thiên lương cao cả. -> Quan điểm của Nguyễn Tuân: Cái tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tác rời nhau. b. Viên quản ngục: - Một người không phải là nghệ sĩ, làm nghề giữ tù nhưng lại có tâm hồn nghệ sĩ, ham mê, quý cái đẹp: “Cái sở nguyện của viên quan coi ngục là... ông Huấn Cao viết”. - Say mê tài hoa và kính trọng nhân cách của Huấn Cao nên cung kính biệt đãi Huấn Cao. c. Cảnh cho chữ: - Cái đẹp được tạo ra nơi ngục tù nhơ bẩn, thiên lương cao cả lại tỏa sáng nơi cái ác và bóng tối đang tồn tại. - Tử tù trở thành nghệ sĩ – anh hùng, mang vẻ đẹp uy nghi, lẫm liệt. - Kẻ cho là tử tù, người nhận là ngục quan, kẻ có quyền hành lại khúm núm, sợ sệt. => Cái đẹp, cái thiện chiến thắng cái xấu, cái ác. Đây là sự tôn vinh nhân cách cao cả của con người. 2. Nghệ thuật: - Tạo dựng tình huống truyện đặc sắc. - Thành công về thủ pháp đối lập và tương phản. - Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao, con người hội tụ nhiều vẻ đẹp. - Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại. 3.Ý nghĩa văn bản: - Khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng, cái đẹp, cái thiện. - Thể hiện nhân cách cao cả của con người đồng thời bộc lộ lòng yêu nước thầm kín. 4. Hướng dẫn tự học: - Phân tích cảnh cho chữ – một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. - Tại sao Nguyễn Tuân lại coi viên quản ngục như “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ” - Xem Hạnh phúc một tang gia. Tiết: 43,44 HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA ( Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Nhận ra bản chất lố lăng, đồi bại của HX thượng lưu thành thị những năm trước Cách mạng tháng Tám. - Thấy được thái độ phê phán mạnh mẽ và bút pháp châm biếm mãnh liệt, đầy tài năng của Vũ Trọng Phụng: vừa xoay quanh mâu thuẫn trào phúng cơ bản, vừa sáng tạo ra những tình huống khác nhau, tạo nên một màn hài kịch phong phú, biến hóa của chương XV của tiểu thuyết Số đỏ 2. Kỹ năng: Đọc – hiểu bài văn tự sự theo bút pháp trào phúng. 3.Thái độ: Lên án thói văn minh kịch cỡm. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk… 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb… III. PHƯƠNG PHÁP Hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng… IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt HĐ1 - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả. + GV: Tóm tắt ý chính trong Tiểu dẫn, trình bày hiểu biết về nhà văn? + HS: Nhấn mạnh những điểm chính. - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Tác phẩm Số đỏ, vị trí đoạn trích. + GV: Tóm tắt tác phẩm theo đoạn cuối mục Tiểu dẫn? + GV gợi ý để HS: Nhấn mạnh lại những giá trị chính về nội dung và nghệ thuật. + GV: Yêu cầu đọc đúng giọng: hóm hỉnh, cười cợt, khách quan. + HS: Đọc xong vài đoạn tiêu biểu, kể lại và nêu bố cục. HĐ2 - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Mâu thuẫn trào phúng của truyện. + GV: Mâu thuẫn trào phúng là gì? Tình huống trào phúng là gì? Sự thể hiện các mâu thuẫn và tình huống trào phúng trong đoạn trích như thế nào? + HS: Thảo luận, trả lời. + GV: Phân tích ý nghĩa trào phúng, gây cười của nhan đề đoạn trích? - Hướng dẫn tìm hiểu Niềm hạnh phúc của những người thành viên trong gia đình + GV: Niềm hạnh phúc cụ thể của từng thành viên trong gia đình cụ Cố Hồng là gì? Phân tích, chứng minh. + HS: Thảo luận, trả lời. + GV: Giảng, khẳng định kiến thức. + GV: Niềm hạnh phúc cụ thể của những người ngoài gia đình là gì? Phân tích, chứng minh. + HS phân tích, đọc đoạn tiêu biểu cho các biểu hiện hạnh phúc. - Hướng dẫn tìm hiểu Cảnh đám tang gương mẫu. + GV: Cảnh đi đưa đám diễn ra như thế nào? Phân tích các chi tiết đó? (Chú ý cách đi, cách ăn mặc, lối trang phục, cách chuyện trò) + HS: Trao đổi, trả lời. + GV: Ở cảnh hạ huyệt, sự phê phán thể hiện qua những chi tiết nào? Ý nghĩa của các chi tiết đó? + HS: Trả lời. + GV: Giảng thêm. - Hướng dẫn tìm hiểu Nghệ thuật tráo phúng. + GV: Nhận xét của em về nghệ thuật của đoạn trích? + HS: Trả lời. + GV: giảng - Hướng dẫn HS tổng hợp - HS đọc ghi nhớ sgk. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả. - Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939), quê Hưng Yên, sống chủ yếu ở Hà Nội. - Nổi tiếng ở hai lĩnh vực phóng sự và tiểu thuyết. - Các tác phẩm tiêu biểu: Số đỏ, Giông tố, Vỡ đê, Cạm bẫy người…. 2. Tác phẩm Số đỏ. - Tóm tắt: SGK - Giá trị: phản ánh hiện thực, phê phán xã hội thượng lưu thành thị ở VN trước 1945, đặc biệt là những trào lưu Âu hóa, văn minh rởm đời lố lăng. - Bố cục: + Đoạn 1: Từ đầu đến “cho Tuyết vậy”: niềm vui và hạnh phúc của các thành viên gia đình và mọi người khi cụ tổ qua đời. + Đoạn 2: Tiếp theo đến “Đám cứ đi”: Cảnh đám ma gương mẫu. + Đoạn 3: Còn lại: Cảnh hạ huyệt. II. ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN 1 Nội dung: * Mâu thuẫn trào phúng: - Nhan đề: Chứa đựng nghịch lí + Bình thường: Gia đình có người mất thì tất cả thành viên đau buồn. + Nghịch lí: lo lắng, bận rộn để tổ chức một đám tang chu đáo, linh đình như một ngày hội -> Tình huống trào phúng: con cháu thật sự sung sướng, hạnh phúc khi cụ cố tổ chết. - Tác dụng: + Làm nổi bật tình huống trào phúng của chương truyện, gây sự chú ý nơi người đọc. + Làm bật lên tiếng cười phê phán, phơi bày thực chất của tầng lớp thượng lưu tư sản thành thị. * Niềm hạnh phúc của những người thành viên trong gia đình: - Cụ cố Hồng: “mơ màng đến cái lúc lão mặc đồ xô gai, chống gậy ho khạc...” để được thiên hạ khen. -> đứa con bất hiếu, háo danh. - Vợ chồng Văn Minh: mừng vì di chúc sẽ được thực hiện, những mođen đám tang sẽ được tung ra. -> hám của, hám lợi. - Cô Tuyết: được dịp ăn mặc thời trang, khoe khoang. -> Cơ hội để chưng diện, khoe khoang sự hư hỏng - Cậu tú Tân: sướng vì được dùng máy ảnh mới, khoe tài chụp hình. -> là dịp để giải trí, khoe tài chụp ảnh. - Ông phán mọc sừng: vui vì được chia món tiền to, tính chuyện làm ăn với Xuân. -> Được chia một phần tiền vì “đôi sừng” của mình. - Xuân Tóc Đỏ: “Ông già ... thêm to ... dám nhận” -> Danh giá và uy tính của Xuân càng cao thêm => Cả nhà đều sung sướng đến bất hiếu mà quên đi đạo lí thông thường của dân tộc. - Hạnh phúc của những người ngoài gia đình: + Cảnh sát Min Đơ và Min Toa: -> đang lúc thất nghiệp lại có được tiền. + Bè bạn cụ cố Hồng: -> cơ hội để khoe khoang. + Hàng phố: -> được xem một đám ma to tát. => Bức tranh tròa phúng chân thực mang đậm tính hài hước * Cảnh đám tang gương mẫu: a. Cảnh đưa đám: - Tả bao quát: Khi đi trên đường: + Chậm chạp, nhốn nháo như hội rước. + Kết hợp ta, Tàu Tây để khoe giàu một cách hợm hĩnh. -> Đám ma to như đám rước. - Tả cận cảnh: Người đi dự: giả dối, bàn đủ thứ chuyện. b. Cảnh hạ huyệt: - Mở đầu: cậu tú Tân thì dàn dựng việc chụp hình một cách giả dối và vô văn hóa. - Tiếp theo: Ông Phán thì diễn việc làm ăn với Xuân: “Xuân Tóc Đỏ … gấp tư” => Đó là một màn hài kịch thể hiện sự lố lăng , đồi bại, bất hiếu, bât nghĩa của XH TS thượng lưu trước 1945. 2. Nghệ thuật tráo phúng: - Từ một tình huống trào phúng cơ bản, nhà văn triển mâu thuẫn theo nhiều tình huống khác nhau. -> tạo nên màn đại hài kịch phong phú, biến hóa. - Thủ pháp nghệ thuật: + Phát hiện những chi tiết đối lập nhau trong cùng một sự vật, con người. + Cường điệu, nói ngược, nói mỉa mai -> Làm nổi bật ý nghĩa trào phúng của truyện. 3. Ý nghĩa: - Bi kịch phơi bày bản chất nhố nhăng đồi bại của một gia đình. - Phản ánh bộ mặt thật của xã hội thương lưu trước CM8. 4. Hướng dẫn tự học: - Nhận xét số đỏ có người cho rằng “nụ cười vừa thông minh sắc sảo, vừa đầy khinh bỉ của nhà văn đối với một tầng lớp xã hội nhố nhăng lố bịch…” Hãy làm sáng tỏ. - Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí. Duyệt tuần 11 - 22/10/2011 P.HT

File đính kèm:

  • docGA 11 2012T11.doc
Giáo án liên quan