Giáo án ngữ văn 11 chuẩn kiến thức kỹ năng

A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được:

1.Kiến thức: Giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh

2.Kỹ năng: Phân tích được đoạn trích, cảm nghĩ của HS qua đoạn trích

3.Giáo dục tư tưởng: Bồi dưỡng nhân cách qua nhân vật Lê Hữu Trác

B.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, tích hợp, gợi mở.

C.Chuẩn bị của Thầy và trò:

1.Giáo viên: Soạn giáo án

2.Học sinh: Soạn bài ở nhà.

D.Tiến trình tiết dạy:

1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, tác phong

2.Kiểm tra bài cũ:

3.Dẫn nhập bài mới:

Lê Hữu Trác không chỉ là một thầy thuốc nổi tiếng mà còn được xem là một trong những tác giả văn học có những đóng góp lớn cho sự ra đời và phát triển của thể loại kí sự. Ông đã ghi chép một cách trung thực và sắc sảo hiện thực của cuộc sống trong phủ chúa Trịnh qua “Thượng kinh kí sự” (Kí sự lên kinh). Để hiểu rõ tài năng, nhân cách của Lê Hữu Trác cũng như hiện thực xã hội Việt Nam thế kỉ XVIII, chúng ta sẽ tìm hiểu đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự)

 

doc435 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1915 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 11 chuẩn kiến thức kỹ năng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 01 Ngày soạn: 20.08 VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (TRÍCH “THƯỢNG KINH KÍ SỰ”) A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được: 1.Kiến thức: Giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh 2.Kỹ năng: Phân tích được đoạn trích, cảm nghĩ của HS qua đoạn trích 3.Giáo dục tư tưởng: Bồi dưỡng nhân cách qua nhân vật Lê Hữu Trác B.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, tích hợp, gợi mở. C.Chuẩn bị của Thầy và trò: 1.Giáo viên: Soạn giáo án 2.Học sinh: Soạn bài ở nhà. D.Tiến trình tiết dạy: 1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, tác phong 2..Kiểm tra bài cũ: 3.Dẫn nhập bài mới: Lê Hữu Trác không chỉ là một thầy thuốc nổi tiếng mà còn được xem là một trong những tác giả văn học có những đóng góp lớn cho sự ra đời và phát triển của thể loại kí sự. Ông đã ghi chép một cách trung thực và sắc sảo hiện thực của cuộc sống trong phủ chúa Trịnh qua “Thượng kinh kí sự” (Kí sự lên kinh). Để hiểu rõ tài năng, nhân cách của Lê Hữu Trác cũng như hiện thực xã hội Việt Nam thế kỉ XVIII, chúng ta sẽ tìm hiểu đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự) TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung bài giảng Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung mục I của SGK -Gọi HS đọc phần I/SGK -Nêu một nét cơ bản về tác giả Lê Hữu Trác - Thượng kinh kí sự đánh dấu sự phát triển của thể kí VN thời trung đại. Tác giả ghi lại cảm nhận của mình bằng mắt thấy tai nghe từ khi nhận được lệnh vào Kinh chữa bệnh cho Thế Tử Cán ngày 12 tháng giêng năm Nhâm Dần (1782), cho đến lúc xong việc về tới nhà ở Hương Sơn ngày 2 tháng 11. *GV: GV: - Tổng cộng là 9 tháng 20 ngày. Tác phẩm mở đầu bằng cảnh sống ở Hương Sơn của một ẩn sĩ lánh đời. Bỗng có lệnh triệu vào kinh -> lên đường. Từ khi mọi sự việc diễn ra theo thời gian và đè nặng lên tâm trạng của tác giả. Thượng kinh kí sự khẳng định Lê Hữu Trác còn là một nhà văn. - Đến kinh đô, Lê Hữu Trác được xếp đặt ở nhà người em của Quận Huy – Hoàng Đình Bảo. Sau đó được đưa vào phủ chúa Trịnh để khám bệnh cho Thế Tử Cán. Đoạn trích này bắt đầu từ đó. * Hoạt động 3: Củng cố Dưới ngòi bút kí sự thiên tài của Lê Hữu Trác, trước mắt người đọc dần hiện lên quang cảnh phủ chúa cực kì thâm nghiêm, xa hoa, tráng lệ; cung cách thì đầy quyền uy. -HS đọc mục I trong SGK và xác định nội dung chính. -Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày: * Hoạt động 3: - HS nghe. I.Tìm hiểu chung: 1.Tác giả: -Lê Hữu Trác (1724 – 1791), Hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, Quê làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (Nay thuộc huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) -Ông là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy ngề thuốc để truyền bá y học. - Lê Hữu Trác còn là nhà văn, nhà thơ 2.Tác phẩm: “Thượng kinh kí sự” (Kí sự đến kinh đô) -Hoàn thành vào năm 1783 -Nội dung: (SGK) 3.Đoạn trích: “Vào phủ chúa Trịnh” -Nói về việc Lê Hữu Trác lên tới kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán. 4.Củng cố – Dặn dò: a.Củng cố: GV yêu cầu HS tự tóm tắt những nét chính về giá trị nghệ thuật và nội dung đoạn trích b.Dặn dò: Soạn bài: “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân” E.Rút kinh nghiệm: Tiết 02 Ngày soạn: 20.08 VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (TRÍCH “THƯỢNG KINH KÍ SỰ”) A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được: 1.Kiến thức: Giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh 2.Kỹ năng: Phân tích được đoạn trích, cảm nghĩ của HS qua đoạn trích 3.Giáo dục tư tưởng: Bồi dưỡng nhân cách qua nhân vật Lê Hữu Trác B.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, tích hợp, gợi mở. C.Chuẩn bị của Thầy và trò: 1.Giáo viên: Soạn giáo án 2.Học sinh: Soạn bài ở nhà. D.Tiến trình tiết dạy: 1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, tác phong 2..Kiểm tra bài cũ: 3.Dẫn nhập bài mới: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung bài giảng Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu VB +Quang cảnh và cuộc sống đầy uy quyền của chúa Trịnh được miêu tả như thế nào? GV: -Quang cảnh và những sinh hoạt trong phủ chúa đã được ghi lại khá tỉ mỉ qua con mắt quan sát của một người thầy thuốc lần đầu tiên bước vào thế giới mới lạ này. Đó là cảnh cực kì xa hoa, tráng lệ, đầy quyền uy của nhà chúa Dẫn chứng : SGK -Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa: (SGK) +Thái độ của tác giả bộc lộ như thế nào trước quang cảnh ở phủ chúa? GV: Tất cả những thứ sơn son thiếp vàng, sập vàng gác tía, nhà cao cửa rộng, hương hoa thơm nức, đèn đuốc lấp lánh ..chỉ là phù phiếm, là hình thức che đậy những gì nhơ bẩn ở bên trong. Những thứ đó qua cái nhìn của một ông già áo vải, quê mùa tự nó phơi bày tất cả. Điều đó giúp ta khẳng định Lê Hữu Trác không thiết tha gì với danh lợi, với quyền quý cao sang. Ông khinh thường tất cả. +Hình hài, vóc dáng của Thế tử Cán được miêu tả như thế nào? GV: -Thế tử Cán được miêu tả bằng cái nhìn của một vị lang y tài giỏi bắt mạch, chẩn bệnh. Tác giả vừa tả vừa nhận xét khách quan. Chú ý trong đơn thuốc: “Sáu mạch tế sác và vô lực, hữu quan yếu, hữu xích càng yếu hơn. Ấy là tì âm hư, vị hỏa quá thịnh, không giữ được khí dương nên âm hỏa đi càn. Vì vậy bên ngoài thì thấy cổ trướng, đó là tượng trưng ngoài thì phù trong thì trống”. Phải chăng cuyộc sống vật chất quá đầy đủ, quá giàu sang, phú quý nhưng tất cả nội lực bên trong là tinh thần, ý chí, nghị lực, phẩm chất thì trống rỗng +Thái độ của Lê Hữu Trác và phẩm chất của một thầy lang được thể hiện như thế nào khi khám bệnh cho Thế tử Cán? Em có suy nghĩ gì về thái độ và phẩm chất ấy? +Bút pháp kí sự của tác giả được thể hiện qua đoạn trích đặc sắc như thế nào? Hãy phân tích những nét đặc sắc đó. Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tổng kết Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK -Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày: -Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày: -Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày: -Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày: HS đọc phần ghi nhớ SGK II.Đọc hiểu văn bản: 1.Cảnh sống xa hoa đầy uy quyền của chúa Trịnh và thái độ của tác giả: -Quang cảnh ở phủ chúa cực kì tráng lệ, lộng lẫy, không đâu sánh bằng. -Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa Trịnh với những nghi lễ, khuôn phép, cách nói năng, người hầu kẻ hạ,…cho thấy sự cao sang, quyền uy tột đỉnh cùng với cuộc sống hưởng thụ xa hoa đến cực điểm và sự lộng quyền của nhà chúa. -Tác giả tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ của vật chất, ông sững sờ trước quang cảnh của phủ chúavà không đồng tình với cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do. 2.Thế tử Cán và thái độ, con người Lê Hữu Trác: a. Thế tử Cán: -Mặc áo đỏ, ngồi trên sập vàng -Biết khen người giữ phép tắc “Ông này lạy khéo” -Đứng dậy cởi áo thì: “Tinh khí khô hết, mặt khô, rốn lồi to, gân thì xanh, chân tay gầy gò …nguyên khí đã hao mòn, thương tổn quá mức …mạch bị tế sác …âm dương đều bị tổn hại” b. Lê Hữu Trác: - Lê Hữu Trác là một thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng và già dặn kinh nghiệm -Bên cạnh tài năng, ông còn là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ. 3.Nghệ thuật kí sự: -Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, kể diễn biến sự việc khéo léo, lôi cuốn sự chú ý của người đọc, không bỏ sót những chi tiết nhỏ tạo nên cái thần của cảnh và việc III.Tổng kết: (Phần ghi nhớ SGK) 4.Củng cố – Dặn dò: a.Củng cố: GV yêu cầu HS tự tóm tắt những nét chính về giá trị nghệ thuật và nội dung đoạn trích b.Dặn dò: Soạn bài: “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân” E.Rút kinh nghiệm: TƯ LIỆU VĂN HỌC 1.Tác giả: -Lê Hữu Trác (1724 – 1791), Quê làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (Nay thuộc huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) .Tên hiệu là Hải Thượng Lãn Ông (Ông già lười ở đất Thượng Hồng). Gia đình có truyền thống học hành, thi cử, đỗ dạt làm quan. Cha để là quan Hữu Thị Lang Bộ Công. Lê Hữu Trác là con thứ 7 nên có tên gọi là Chiêu Bảy. Gần ba mươi tuổi Lê Hữu Trác về sống tại quê mẹ thuộc xứ bàu Thượng, xã Tình Diễm (nay thuộc xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) -Ông là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy ngề thuốc để truyền bá y học. 2.Tác phẩm: “Thượng kinh kí sự” (Kí sự đến kinh đô) đánh dấu sự phát triển của thể kí Việt Nam thời trung đại. Tác giả ghi lại cảm nhận của mình bằng mắt thấy tai nghe từ khi nhận được lệnh vào kinh chữa bệnh cho thế tử Cán ngày 12 tháng giêng năm Nhâm Dần (1782), cho đến lúc xong việc về tới nhà ở Hương Sơn ngày 2 tháng 11. Tổng cộng là 9 tháng 20 ngày. Tác phẩm mở đầu bằng cảnh sống ở Hương Sơn của một ẩn sĩ lánh đời. Bỗng có lệnh triệu vào kinh. Lãn Ông buộc phải lên đường. Từ đây mọi sự việc diễn ra theo thời gian và đè nặng lên tâm trạng của tác giả.Thượng kinh kí sự khẳng định Lê Hữu Trác còn là một nhà văn. Đến kinh đo, Lê Hữu Trác được xếp đặt ở nhà người em của Quận Huy- Hoàng Đình Bảo. Sau đó tác giả được đưa vào phủ chúa Trịnh để khám bệnh cho Thế tử Cán. Đoạn trích này bắt đầu từ đó. Tác giả ghi lại một cách sinh động, chân thực về cuộc sống xa hoa, uy quyền của chúa Trịnh. Đồng thời bộc lộ thái độ xem thường danh lợi và khẳng định y đức của mình. 1.Cảnh sống xa hoa đầy uy quyền của chúa Trịnh và thái độ của tác giả: -Quang cảnh và những sinh hoạt trong phủ chúa đã được ghi lại khá tỉ mỉ qua con mắt quan sát của một người thầy thuốc lần đầu tiên bước vào thế giới mới lạ này. Đó là cảnh cực kì xa hoa, tráng lệ, đầy quyền uy của nhà chúa -Dẫn chứng: +Vào phủ chúa vào qua nhiều lần cửa và những dãy hành lanh quanh co nối nhau liên tiếp . “Đâu đâu cũng là cây cối um tùm chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương” +Trong khuôn viên phủ chúa “người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi” *Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa: -Nội cung được miêu tả gồm những chiếu gấm, màn là, sập vàng, ghế rồng, đèn sáng lấp lánh, hương hoa ngào ngạt, cung nhân xúm xít, mặt áo phấn đỏ,… -Ăn uống thì: “Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ” -Về nghi thức: Lê Hữu Trác phải qua nhiêu thủ tục mới được vào thăm bệnh cho thế tử. Nào là phải qua nhiều cửa, phải chờ đợi khi có lệnh mới được vào. “Muốn vào phải có thẻ”, vào đến nơi người thầy thuốc Lê Hữu Trác phải lạy bốn lạy, khám bệnh xong đi ra cũng phải lạy bốn lạy và chỉ được viết tờ khải để dâng lên chúa . Nghiêm đến nỗi tác giả phải “nín thở đứng chờ ở xa”, “khúm núm đến trước sập xem mạch” ->Tất cả những chi tiết trên cho người đọc nhận thấy phủ chúa Trịnh lộng lẫy, sang trọng uy nghiêm Tiết 03 Ngày soạn:20.08 TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được: 1.Kiến thức: Thấy được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân 2.Kỹ năng: Hình thành năng lực lĩnh hội những nét riêng trong lời nói cá nhân, năng lực sáng tạo của cá nhân trên cơ sở vận dụng từ ngữ và quy tắc chung 3.Giáo dục tư tưởng: Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc ngôn ngữ dân tộc. B.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, tích hợp, gợi mở. C.Chuẩn bị của Thầy và trò: 1.Giáo viên: Soạn giáo án 2.Học sinh: Soạn bài ở nhà. D.Tiến trình tiết dạy: 1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, tác phong 2..Kiểm tra bài cũ: 3.Dẫn nhập bài mới: Cha ông ta khi dạy con cách nói năng, cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hằng ngày thường sử dụng câu ca dao: “Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Để hiểu được điều này, chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học : “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân” TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung bài giảng Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Mục I.Ngôn ngữ – tài sản chung của xã hội GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung mục I của SGK -Gọi HS đọc phần I/SGK -Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện bằng những yếu tố nào? - Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng còn được biểu hiện bằng những yếu tố nào? Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Mục II.Lời nói – sản phẩm riêng của cá nhân GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung mục II của SGK -Gọi HS đọc phần II/SGK Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh Luyện tập 1.Bài tập 1/ SGK 13 -Gọi HS đọc BT 1/SGK 13 2.Bài tập 2/SGK 13: -Gọi HS đọc BT 2/SGK 13 -HS đọc mục I trong SGK và xác định nội dung chính. -Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày: -Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày: -HS đọc mục II trong SGK và xác định nội dung chính. -Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày: -HS đọc BT 1/SGK 13 -Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện tổ trình bày: -HS đọc BT 2/SGK 13 -Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện tổ trình bày: I.Ngôn ngữ – tài sản chung của xã hội: 1.Những yếu tố ngôn ngữ chung: -Các âm và các thanh (các nguyên âm, phụ âm, thanh điệu) VD: +Các nguyên âm: e, ô, â, u, i… +Sáu thanh: 1.ngang, 2.huyền, 3.hỏi, 4.ngã, 5.sắc, 6.nặng -Các tiếng (âm tiết) tạo bởi các âm và thanh. VD: Nhà,ấm -Các từ, các tiếng có nghĩa. VD: Nhà, xe, đi, học… -Các ngữ cố định, thành ngữ, quán ngữ: VD: ếch ngồi đáy giếng, cầm đèn chạy trước ô tô, đẹp hết sẩy… 2.Các quy tắc chung, các phương thức chung: -Phương thức chuyển nghĩa từ VD: Bộ phận của cơ thể Mũi Mũi Cà Mau (Địa lí) Mũi quân -Quy tắc cấu tạo các loại câu: VD: Cái bàn này chân rất chắc (Câu phức) II. Lời nói – sản phẩm riêng của cá nhân: 1.Giọng nói cá nhân: 2.Vốn từ ngữ cá nhân 3.Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung, quen thuộc 4.Việc tạo ra các từ mới III.Luyện tập: 1.Bài tập 1/ SGK 13 Trong hai câu thơ của Nguyễn Khuyến, không có từ nào là từ mới. Các từ đều quen thuộc với mọi cá nhân trong cộng đồng người Việt. Nhưng có thừ “thôi” (Từ thứ hai) được nhà thơ dùng với nghĩa mới. Thôi vốn có nghĩa chung là chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó (Nó thôi học, nó thôi ăn…). Ở đây Nguyễn Khuyến dùng từ “thôi” (thứ hai) trong bài thơ với nghĩa chấm dứt, kết thúc cuộc đời, cuộc sống. Đó là sự sáng tạo nghĩa mới cho từ thôi, thuộc về lời nói của cá nhân Nguyễn Khuyến. 2.Bài tập 2/SGK 13: Hai câu thơ dùng toàn các từ ngữ quen thuộc với mọi người, nhưng sự phối hợp của chúng, trật tự sắp xếp của chúng thật khác thường, là cách sắp đặt của riêng Hồ Xuân Hương: -Các cụm danh từ (rêu từng đám, đá mấy hòn) đều sắp xếp danh từ trung tâm (rêu, đá) ở trước tổ hợp định từ + danh từ chỉ loại (từng đám, mấy hòn) -Các câu sắp xếp bộ phận vị ngữ (động từ +thành phần phụ: xiên ngang – mặt đất, đâm toạc – chân mây) đi trước bộ phận chủ ngữ (rêu từng đám, đá mấy hòn) Sự sắp xếp đó là cách làm riêng của tác giả để tạo nên âm hưởng mạnh cho câu thơ và tô đậm các hình tượng thơ 4.Củng cố – Dặn dò: a.Củng cố: Qua BT đã thực hành b.Dặn dò: Chuẩn bị làm bài KT ở lớp E.Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tiết 04 Ngày soạn:06.09 Viết BÀI LÀM VĂN SỐ 1 NGHỊ LUẬN XÃ HỘI A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được: -Củng cố kiến thức về văn nghị luận đã học ở THCS và học kì II -Viết được bài văn nghị luận xã hội có nội dung sát với thực tế cuộc sống và học tập của học sinh THPT B.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, tích hợp, gợi mở. C.Chuẩn bị của Thầy và trò: 1.Giáo viên: Soạn giáo án 2.Học sinh: Chuẩn bị kiến thức làm bài kiểm tra D.Tiến trình tiết dạy: 1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, tác phong 2..Kiểm tra bài cũ: 3.Dẫn nhập bài mới: Hoạt động 1: Giáo viên ghi đề lên bảng ĐỀ: Đọc truyện Tấm Cám, anh chị suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay. Hoạt động 2: Giáo viên theo dõi, quản lý lớp trong giờ kiểm tra -Nhắc nhở HS vi phạm ĐÁP ÁN: II.ĐÁP ÁN: *Yêu cầu chung: 1.Yêu cầu kĩ năng: -Nêu cảm nghĩ phải có cảm xúc chân thành, sâu sắc về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong truyện Tấm Cám, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay. -Khả năng dùng từ ngữ, hình ảnh để diễn đạt những ý nghĩ và tình cảm của mình -Bài văn đầy đủ bố cục 3 phần -Biết cách sử dụng các phép liên kết đã học ở chương trình ngữ văn THCS 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể nêu cảm nghĩ theo nhiều cách khác nhau nhưng phải nêu được những cảm nghĩ chân thực của bản thân *Yêu cầu cần đạt: -Học sinh cần đảm bảo một số ý sau đây: +Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, người tốt với kẻ xấu là cuộc đấu tranh gian khổ trong mọi thời đại. Nhưng theo xu hướng tiến bộ, cái thiện luôn chiến thắng cái ác. Truyện cổ tích Tấm Cám chính là sự minh chứng cho cuộc đấu tranh ấy. -Trong cuộc đấu tranh ở truyện cổ tích Tấm Cám, cô Tấm phải đối diện với những thế lực tội ác: Mẹ con Cám -Trong cuộc sống học tập: Cần cù, chăm chỉ – Lười biếng, gian dối trong thi cử -Trong đời thường: giữa người tốt và kẻ xấu 4.Củng cố – Dặn dò: a.Củng cố: Nội dung kiểm tra b.Dặn dò: Soạn bài: “Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận” E.Rút kinh nghiệm: Tiết 05 Ngày soạn:6.9 TỰ TÌNH (BÀI II) (HỒ XUÂN HƯƠNG) A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được: -Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ -Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân: tấm lòng yêu thiên nhieen, quê hương đất nước, tâm trạng thời thế. -Thấy được tài năng thơ Nôm Nguyễn Khuyến với bút pháp nghệ thuật tả cảnh, tả tình, nghệ thuật gieo vần, sử dụng từ ngữ B.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, tích hợp, gợi mở. C.Chuẩn bị của Thầy và trò: 1.Giáo viên: Soạn giáo án 2.Học sinh: Soạn bài ở nhà. D.Tiến trình tiết dạy: 1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, tác phong 2..Kiểm tra bài cũ: 3.Dẫn nhập bài mới: Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nổi tiếng của VHTĐ Việt Nam. Bà được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm. Thơ của bà là tiếng nói đòi quyền sống, là niềm khao khát sống mãnh liệt. Đặc biệt những bài thơ Nôm của bà là cảm thức về thời gian tinh tế, tạo nền cho tâm trạng. “Tự tình” (Bài II) là một trong những bài thơ tiêu biểu cho điều đó, đồng thời thể hiện được những đặc sắc về thơ Nôm của Hồ Xuân Hương. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung bài giảng Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc tìm hiểu chung -Gọi HS đọc phần tiểu dẫn SGK trang 18 -Trình bày một vài nét cơ bản về cuộc đời nữ thi sĩ HXH Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc tìm hiểu VB -Gọi 1- 2 HS đọc bài thơ, các HS khác đọc thầm -GV hướng dẫn HS phân tích 2 câu đề: -Hai câu đề cho thấy tác giả đang ở hoàn cảnh và tâm trạng như thế nào? GV:Trong bài (tự tình I) âm thanh chỉ làm thức dậy nỗi đau tiềm ẩn trong đáy lòng người cô phụ. Âm thanh lần này như thúc giục thời gian trôi nhanh, chỉ còn đọng lại nỗi buồn tủi, xót xa đơn độc… -Phân tích nội dung, ý nghĩahai câu thực? GV:Hai câu thực nói rõ hơn cảnh thực và tình thực của nữ thi sĩ HXH. Nhà thơ ngồi một mình trong nỗi cô đơn đối diện với đêm khuya, vầng trăng (khuyết chưa tròn), càng thấm thía duyên phận của mình. Ở đây ngoại cảnh cũng là tâm cảnh, trăng với người đồng nhất với nhau, dùng hình ảnh trăng để nói lên nỗi lòng người -Hình tượng thiên nhiên trong hai câu luận góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận như thế nào? GV:Rêu là một sinh vật nhỏ bé hèn mọn nhưng cũng không chịu khuất phục mềm yếu . Nó phải mọc xiên, lại còn “xiên ngang mặt đất” Đá vốn đã rắn chắc lại càng rắn chắc hơn để “đâm toạc chân mây” Biện pháp đảo ngữ: thể hiện sự phẫn uất của tâm trạng -Bên cạnh đó, những động từ mạnh xiên, đâm được kết hợp với bổ ngữ ngang, toạc thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh Rêu xiên ngang mặt đất, đá đâm toạc chân mây như vạch đất, vạch trời mà hờn trách, không chỉ phẫn uất mà còn là phản kháng -Hai câu kết nói lên tâm sự gì của tác giả Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết -Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK -HS đọc phần tiểu dẫn SGK và xác định nội dung chính. -Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày: -HS đọc bài thơ/SGK -Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày: -Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày: -Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày: -Học sinh trao đổi, thảo luận và đại diện trình bày: -HS đọc phần ghi nhớ SGK I.Đọc tìm hiểu chung: 1.Tác giả: -Hồ Xuân Hương (chưa rõ năm sinh, năm mất), quê ở làng Quỳnh Đôi huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long. -Cuộc đời, tình duyên của HXH gặp nhiều éo le, trắc trở 2.Sự nghiệp sáng tác văn học: -Sáng tác của HXH gồm cả chữ Hán và chữ Nôm (trên 40 bài) -Tự tình (Bài II) nằm trong chùm thơ Tự tình của H

File đính kèm:

  • docVan 11 ba cot cktkn moi.doc