Giáo án Ngữ văn 11 cơ bản: Lẽ ghét thương (GV Lê Tân Hiên)

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1.Tri thức: - Nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của Đồ Chiểu

- Hiểu được đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình, cảm xúc trữ tình đạo đức nồng đậm sâu sắc, vẻ đẹp bình dị chân chất của ngôn từ

2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu truyện thơ Lục Vân Tiên và tác phẩm Đồ Chiểu

3.Thái độ : - Giáo dục HS đạo đức, lối sống yêu ghét rõ ràng, đúng đắn.

II.PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP:

1. Phương tiện: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo: Nguyễn Đình Chiểu- Tác phẩm dùng trong nhà trường

2. Phương pháp: Phương pháp nêu vấn đề, phát huy trí lực học sinh

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

1. Ổn định,điểm danh:

2. Bài cũ:

3. Bài mới:

- Giới thiệu bài mới : + Giới thiệu truyện thơ Lục Vân Tiên

+ Giới thiệu đoạn trích

+ Nêu mục tiêu bài học

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1647 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 cơ bản: Lẽ ghét thương (GV Lê Tân Hiên), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 17 LẼ GHÉT THƯƠNG BAN CƠ BẢN (Trích truyện thơ Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu ) I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1.Tri thức: - Nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của Đồ Chiểu - Hiểu được đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình, cảm xúc trữ tình đạo đức nồng đậm sâu sắc, vẻ đẹp bình dị chân chất của ngôn từ 2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu truyện thơ Lục Vân Tiên và tác phẩm Đồ Chiểu 3.Thái độ : - Giáo dục HS đạo đức, lối sống yêu ghét rõ ràng, đúng đắn. II.PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP: 1. Phương tiện: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo: Nguyễn Đình Chiểu- Tác phẩm dùng trong nhà trường 2. Phương pháp: Phương pháp nêu vấn đề, phát huy trí lực học sinh III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : Ổn định,điểm danh: Bài cũ: 3. Bài mới: - Giới thiệu bài mới : + Giới thiệu truyện thơ Lục Vân Tiên + Giới thiệu đoạn trích + Nêu mục tiêu bài học Phần tổ chức dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY CỦA H SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Đọc- Tìm hiểu chung: Ở THCS các em đã học truyện thơ LVT, bây giờ, hãy giới thiệu tác phẩm này? ( về thể loại, nội dung tư tưởng nghệ thuật) GV đọc mẫu, yêu cầu một HS đọc diễn cảm GV đọc chú thích GV yêu cầu học sinh xác định vị trí và nội dung đoạn trích. Yêu cầu HS tìm bố cục đoạn trích Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu GV gọi một HS đọc đoạn 1 Em hãy tìm những đối tượng được nêu trong đoạn 1 mà nhân vật Ông Quán căm ghét? Những đối tượng ấy có điểm nào giông nhau? Trong đoạn 1, song hành với thái độ ghét là thương. Theo các em, vì thương ai mà Đồ Chiểu ghét những đối tượng nêu trên? GV gọi một HS đọc đoạn 2 Em hãy cho biết nhân vật ông Quán thương những ai? Họ là những người như thế nào? Theo các em, do đâu những người hiền tài lại lận đận? Em hiểu như thế nào về câu thơ : ” Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” ? Trên cơ sở lẽ ghét thương của Đồ Chiểu đã tìm hiểu ở trên, em hãy nêu nhận xét của mình về mối quan hệ và cơ sở của lẽ ghét thương theo quan điểm đạo đức của Đồ Chiểu? GV chốt lại phần thảo luận của HS bằng một lời bình. Trong đoạn trích, tác giả sử dụng nhiều phép điệp và phép đối. Em hãy chỉ ra và nêu ý nghĩa tác dụng của các biện pháp tu từ đó? Trong đoạn trích , tác giả đã sử dụng những điển tích nào?Ý nghĩa thẫm mỹ của việc sử dụng các điển tích đó? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ nhân vật trong đoạn trích? Đối chiếu với các trích đoạn LVT đã học ở THCS, em có nhận xét gì về cách sử dụng ngôn ngữ trong sáng tác của NĐC? Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập - Ở lớp: Theo em, câu thơ nào trong đoạn trích có thể thâu tóm toàn bộ ý nghĩa tư tưởng và tình cảm của cả đoạn - Về nhà: Hãy viết đoạn văn nghị luận thể hiện cảm nhận của em về câu thơ đó? Hoạt động 4:Củng cố, dặn dò: Củng cố : Ghi nhớ (SGK) Dặn dò: Học thuộc lòng đoạn trích; Làm phần LT về nhà; Chuẩn bị bài mới. Học sinh trả lời Học sinh đọc HS trả lời HS thực hiện HS trả lời HS trả lời HS trả lời HS thảo luận theo nhóm HS trả lời HS trả lời HS trả lời HS thực hiện I.Đọc- Tìm hiểu chung: 1. Tác giả Sinh năm 1822 mất năm 1888, Tân Thới, Bình Dương, Tân Bình, Gia Định. 2. Vài nét về Truyện thơ Lục Vân Tiên: - LVT là truyện thơ Nôm bác học nhưng đậm chất dân gian và sắc thái Nam bộ - LVT là tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng trữ tình đạo đức trong sáng tác của NĐC - Lý tưởng đạo đức trong LVT dựa trên cơ sở đạo đức nhân dân. 3.Đọc, chú thích: 4.Vị trí và nội dung đoạn trích : - Từ câu 473 đến 504: Kể lại cuộc đối thoại giữa nhân vật Ông Quán và bốn chàng nho sinh Đoạn trích bày tỏ quan điểm ghét thương của Đồ Chiểu II. Đọc , hiểu văn bản: Lẽ ghét thương của Đồ Chiểu: a. GHÉT Đối tượng: -Kiệt ,Trụ: mê dâm - U Lệ : đa đoan - Ngũ bá : phân vân -thúc quý : phân băng Nét chung: NĐC ghét những hôn quân bạo chúa say đắm tửu sắc, xa hoa, không chăm lo đến đời sống của nhân dân - Xã hội rối loạn, vương triều bất chính THƯƠNG Đối tượng: - dân sa hầm sẩy hang - dân lầm than - dân nhọc nhằn - rối dân Nét chung: NĐC thương dân, những người dân lam lũ lầm than bởi tội ác của bọn vua chúa phong kiến phản động. -Đức Thánh nhân - Nhan Tử - Gia Cát Lượng - Đổng tử - Nguyên Lượng - Hàn Dũ - Thầy Liêm, Lạc Nét chung: Họ đều là những hiền nhân, tài giỏi, có chí hành đạo giúp đời, giúp dân nhưng đều không đạt sở nguyện. b. Cơ sở tư tưởng: - Mối quan hệ giữa ghét thương: “ Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” Lẽ ghét thương của Đồ Chiểu rõ ràng, rành mạch , đối lập mà thống nhất.Đã ghét là ghét cay ghét đắng, ghét vào tận tâm những thế lực hại đời, hại dân.Đã thương là thương đến cùng nhân dân lao khổ, thương những người hiền đức, có tài, có chí giúp dân. Cơ sở tư tưởng : Tư tưởng thân dân, thương dân, vì dân, đứng trên tư tưởng đạo lý nhân dân. Đặc sắc nghệ thuật: -Sử dụng phép điệp, phép đối: + Phép điệp: Từ ghét ( 12 lần ), thương ( 12 lần ) + Phép đối: Đối từ : ghét – thương ( chẳng hay thương ghét, ghét thương thế nào) Đối vế câu: “ Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” -Tác dụng:Nhấn mạnh đối tượng, sự việc của lẽ ghét thương; góp phần thể hiện quan điểm yêu ghét rạch ròi, phân minh;tạo được mỹ cảm cho đoạn trích về sự hài hòa,uyển chuyển của âm thanh, nhịp điệu. - Sử dụng điển tích có tác dụng gợi hình tượng, gợi cảm, làm cho lối diễn đạt có tính hàm súc,mang dấu ấn của văn chương bác học. -Ngôn ngữ nhân vật mộc mạc, phát thực gần với lời nói nhân dân. III. Kết luận: 1.Đoạn trích thể hiện quan điểm ghét thương rạch ròi của NĐC trên cơ sở tư tưởng đạo lý nhân dân. 2. Đoạn trích thể hiện được nội dung tư tưởng, phong cách nghệ thuật trong sáng tác của NĐC. IV. Luyện tập: Gợi ý: Chọn câu: “ Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”

File đính kèm:

  • docLe ghet thuong.doc
Giáo án liên quan