Giáo án ngữ văn 11: Hạnh phúc của một tang gia (trích số đỏ – Vũ Trọng Phụng)

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

- Nhận ra bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” thành thị những năm trước CMT8.

- Thấy được thái độ phê phán mạnh mẽ và bút pháp châm biếm mãnh liệt đầy tài năng của VTP: vừa xoay qunah mâu thuẫn trào phúng cơ bản, vừa sáng tạo ra nhữntg tình huống khác nhau tạo nên một màn kịch phong phú, biến hóa ở chương 15 tiểu thuyết “Số đỏ”

B. Phương tiên thực hiện:

- SGK, SGV.

- Giáo án

- Các tài liệu lên quan đến bài học.

C. Phương pháp:

- Kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6329 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11: Hạnh phúc của một tang gia (trích số đỏ – Vũ Trọng Phụng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9/111 Tuần 12 Tiết: 45,46 HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA (Trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS - Nhận ra bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” thành thị những năm trước CMT8. - Thấy được thái độ phê phán mạnh mẽ và bút pháp châm biếm mãnh liệt đầy tài năng của VTP: vừa xoay qunah mâu thuẫn trào phúng cơ bản, vừa sáng tạo ra nhữntg tình huống khác nhau tạo nên một màn kịch phong phú, biến hóa ở chương 15 tiểu thuyết “Số đỏ” B. Phương tiên thực hiện: - SGK, SGV. - Giáo án - Các tài liệu lên quan đến bài học.. C. Phương pháp: - Kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn trong SGK. - Tác giả, Tác phẩm “Số đỏ”, Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm/ ? Ýù nghĩa châm biếm của đoạn trích được thể hiện như thế nào trong tác phẩm? Em có nhận xét gì về nhan đề của đoạn trích? Học sinh thảo luận. Giáo viên chốt ý. ? Thái độ của các thnàh viên như thế nào khi cụ cố tổ chết? Hs trao đổi, thảo luận. Gv nhận xét chốt ý. Tiết 2: ? Các thành viên trong gia đình đã có những thái độ, hành độâng và suy nghĩ như thế nào trước cái chết của cụ cố tổ? Điều đó cho thấy họ là người thế nào? Gv hướng dẫn hs đọc lại các chi tiết miêu tả cử chỉ, thái độ và suy nghĩ của các nhân vật. Hs trao đổi, thảo luận. Gv nhận xét, chốt ý. ? Qua những nét miêu tả trên, em hãy cho biết những đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích này? Hs trao đổi, thảo luận. Gv nhận xét, chốt ý. ? Tác giả đã xây dựng cảnh đám tang với những chi tiết nào? Cảnh đám tang cho thấy điều gì? Ý nghĩa của nó? Hs trao đổi, thảo luận. Hs phát biểu. Giáo viên nhận xét và chốt ý. ? Trong đám tang nhà văn đã chú ý đến hoạt động của những nhân vật nào? Những hoạt động ấy cho chúng ta hiểu gì về con người và xã hội tư sản thành thị trước CM? Hs trao đổi, thảo luận. Hs phát biểu. Giáo viên nhận xét và chốt ý. ? Em hãy cho biết những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích? Hs trao đổi, thảo luận. Hs phát biểu. Giáo viên nhận xét và chốt ý. Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn hs tổng kết bài học. Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò. - Gọi hs nhắc lại những vấn đề vừa được học. - Về học bài, soạn bài tiếp theo. I/ Tiểu dẫn: (SGK) 1/ Vài nét về tác giả: 2/ Tác phẩm “Số đỏ”: 3/ Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”: II/ Đọc – Hiểu: 1/ Hướng dẫn đọc: Đọc rõ ràng, thể hiện được cảm xúc, tình cảm của từng nhân vật trong tác phẩm. 2/ Hướng dẫn tìm hiểu văn bản: a. Ý nghĩa châm biếm của đoạn trích: Ý nghĩa châm biếm của đoạn trích nằm ngay trong tựa đề “Hạnh phúc của một tang gia” ® Đây là mâu thuẫn cơ bản nhất. Thể hiện ngòi bút sắc sảo của tác giả. - Cái chết của của cụ cố tổ mang lại niềm vui cho tất cả các thành viên trong gia đình. Cả gia đình bối rối, vất vả, bận rộn, lo lnắg tổ chức đám ma cho thật linh đình. - Niềm vui lớn nhất của cả gia đình là “Cái chúc thư kia…viển vông nữa” – cái gia tài kếch xù sẽ được chia cho tất cả con cái. ® Việc tạo ra được mâu thuẫn trào phúng đã gây được tiếng cười cho đoạn trích. b. Niềm vui và hạnh phúc của các thành viên trong gia đình. - Cụ cố Hồng: “Mơ màng…như thế” ® thái độ thản nhiên, không hề đau đớn mà còn tỏ ra sung sướng, kiêu hãnh. - Oâng Văn Minh “Mời luật sư…nữa” ® vui mừng, thích thú, có bối rối bằng vẻ mặt “hợp thời trang” nhưng không phải vì ông nội chết mà vì không biết phải đối xử thế nào cho phải với Xuân ® bất hiếu, đầy dã tâm. - Bà Văn Minh: “sốt cả ruột…viền đen” ® vui mừng vì được mặc bộ đồ xô gai tân thời và có thể lăng xê các mốt của tiệm may Aâu Hóa ® Thực dụng, không có tình người. - Cô Tuyết: vui mừng vì được mặc bộ đồ “Ngây thơ” để chứng tỏ mình còn giữ được chữ trinh. Tuyết buồn “như kim châm vào lòng” vì không thấy “bạn giai” đâu ® hư hỏng, lẳng lơ. - Cậu tú Tân: “Sướng điên cả người…chưa được dùng” ® Niềm vui trẻ con, kém hiểu biết, lố bịch. - Oâng Phán mọc sừng: “sung sướng…như thế” ® Niềm vui ngu xuẩn, bán rẻ cả danh dự, nhân cách. Þ Qua cách miêu tả ta thấy rõ thái độ của tác giả: vừa châm biếm, vừa đả kích, đồng thời vạch rõ bộ mặt thật của họ. Tác giả xây dựng mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung thật tài tình: ai cũng có vẻ mặt buồn rầu nhưng kì thực ai cũng sung sướng, hạnh phúc. c. Cảnh đám tang và hoạt động của các nhân vật. c1: Cảnh dám tang: - Náo nhiệt, to tát: “Một đám tang…đến đấy” - Giống như một lễ hội: Phối hợp ta, Tây, Tàu. - Giống như một triễn lãm: “cá thợ ảnh thi nhau…kỏi giống” - Phô trương: Có các quan lớn, các nhan vật quan trọng… - Lố lăng: Có các mốt của tiêm may Aâu Hóa. Þ Qua đây ta thấy, đây không phải là một cái đám tang mà giống nhu một lễ hội to tát, linh đình. Thái độ của tác giả: Mỉa mai, châm biếm c2: Hoạt động của các nhân vật: - Xuân tóc đỏ: Xuất hiện đúng lúc chen vào giữa đám tang, cầm tiền của ông Phán mọc sứng không để cho ai thấy, là kẻ gián tiếp gây ra cái chết của cụ cố Tổ ® Xuân là một kẻ tinh quái, cơ hội, biết lợi dụng thời cơ. - Nhân vật đám đông: Đủ cả trai thanh, gái lịch: họ đến đây để có dịp chim nhau, cười tình với nhau…Qua những đoạn đối thoại vụn vặt, lộn xộn tác giả đã vạch rõ bộ mặt thật của những người mang danh tân thời, thanh lịch. d. Nghệ thuật: - Nghệ thuật xây dựng nhân vật đám đông (thấy cả một xã hội) - Trào phúng bậc thầy. - Cách xây dựng mâu thuẫn trào phúng tài tình. - Xây dựng chân dung trào phúng, hành vi trào phúng. - Nghệ thuật phóng đại mà như không phóng đại. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình. III/ Tổng kết: Với bút pháp trào phúng bậc thầy VTP đã khai thác triệt để cái nguyên lí của đạo làm người trong XHTS thành thị lúc bấy giờ. Oâng nêu lên sự đối kháng giữa cái “bi” và cái “hài”, giữa cái đau buốn mất mát của một gia đình có người chết với cái vui ve,û hạnh phúc của một tang gia để tạo nên tiếng cười châm biếm sâu cay. Aån sau tiếng cười đó là nỗi buồn của tác giả trước cảnh đời đen bạc vô luân của xã hội TS thành thị trước CM.

File đính kèm:

  • docHanh phuc cua mot tang gia Vu Trong Phung.doc
Giáo án liên quan