Giáo án ngữ văn 11 kỳ I

Mục tiêu bài học: Giúp hs: Hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm cũng như nhân cách thanh cao của Lê Hữu Trác qua ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo về cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa.

Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài học.

Cách thức tiến hành: Đọc, tìm hiểu, phân tích, phát huy chủ thể hs.

Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: không.

3. Dạy bài mới:

 

doc97 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1511 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 11 kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1+2 Tuần 1 Ngày soạn: 4.9.2008 Đọc văn: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích Thượng kinh kí sự-Lê Hữu Trác) Mục tiêu bài học: Giúp hs: Hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm cũng như nhân cách thanh cao của Lê Hữu Trác qua ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo về cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài học. Cách thức tiến hành: Đọc, tìm hiểu, phân tích, phát huy chủ thể hs. Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: không. 3. Dạy bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt HĐ1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm. TT1: HS đọc tiểu dẫn sgk TT2: Tóm tắt vài nét tiểu sử về tác giả Lê Hữu Trác? TT3: Tại sao tác giả lấy hiệu là Hải Thượng Lãn Ông? TT4: Những đóng góp của ông về mặt y học và văn học? TT5: HS tìm hiểu tác phẩm. - Hãy cho biết thể loại, hình thức, và những nội dung cơ bản của tác phẩm Thượng kinh kí sự? - GV giới thiệu đôi nét về thể loại kí. TT6: Hãy cho biết đại ý đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh? GV tóm tắt bằng sơ đồ trên bảng phụ. HĐ2: Đọc hiểu văn bản. TT1: Gọi hs đọc đoạn văn chọn lọc, gv hướng dẫn TT2: GV hướng dẫn học sinh từng bước tìm hiểu đọan trích trên cơ sở câu hỏi nêu trong phần hướng dẫn học bài. Chia lớp thành các nhóm nhỏ. - Nhóm 1: Tìm những chi tiết miêu tả quang cảnh trong phủ chúa. Nhận xét đánh giá. GV gợi ý: + Cảnh trong phủ chúa được miêu tả ntn? Cảnh bên ngoài, cảnh bên trong? + Qua đó em có nhận xét gì về vị trí của chúa trong triều đình? - Đại diện tổ trình bày, gv nhận xét tổng kết. Hết tiết 1 – củng cố. - Nhóm 2: Tìm những chi tiết miêu tả cách sinh hoạt trong phủ chúa. Nhận xét đánh giá. - GV gợi ý: + Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa ra sao? + Qua những ghi nhận và quan sát của tác giả, em hãy nêu giá trị hiện thực của tác phẩm? Đoạn trích? - Đại diện nhóm trình bày, gv nhận định tổng kết. - Nhóm 3: Tìm những chi tiết cho thấy thái độ , tâm trạng của tác giả GV gợi ý: + Trước quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa, tác giả đã có những nhận xét ntn? Hãy tìm những chi tiết cho thấy điều đó? + Tác giả xác định căn bệnh của thế tử do đâu mà có? Cách chữa bệnh ntn? + Qua cách chữa bệnh ta biết thêm được gì về con người LHT? - Đại diện nhóm trình bày, gv nhận định tổng kết. - Nhóm 4: Phân tích những đặc sắc nghệ thuật. GV gợi ý: + Hãy nêu những giá trị nghệ thuật của đọan trích? + Qua những đặc sắc về nghệ thuật, em hãy nêu khái quát giá trị hiện thực của đọan trích? - Đại diện nhóm trình bày, gv nhận định tổng kết. HĐ3: Tổng kết HĐ4: Luyện tập củng cố. I. Giới thiệu. 1. Tác giả: - Lê Hữu Trác (1724 - 1791), hiệu Hải Thượng Lãn Ông. - Danh y: chữa bệnh, soạn sách, dạy nghề thuốc. - Bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh: + 66 quyển, công trình nghiên cứu y học + Cảm xúc của tác giả khi chữa bệnh ở miền quê. + Tâm huyến, đức độ của người thầy thuốc. - Nhà văn, nhà thơ có những đóng góp cho văn học nước nhà. 2. Tác phẩm: Thượng kinh kí sự - Thể loại: kí sự, ghi chép lại sự việc có thật, hoàn chỉnh. - Hình thức: + Viết bằng chữ Hán - Nội dung: + Tả cuộc sống ở kinh đô, cảnh sống xa hoa ở phủ chúa Trịnh, thế lực, quyền uy nhà chúa. + Thái độ coi thường danh lợi của tác giả. 3. Đoạn trích: Vào phủ chúa Trịnh - Lê Hữu Trác lên kinh, vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán. - Tóm tắt: Tiếp thánh chỉ → vào cung → qua nhiều lần cửa → vườn cây → hành lang quanh co → điếm “hậu mã..” → cửa lớn → hành lang phía tây → đại đường, quyển hồng, gác tía, phòng trà → trở ra điếm hậu mã → mấy lần trướng gấm → hậu cung → hầu mạch, dâng đơn → về nơi trọ. II. Đọc – hiểu: 1.Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa. a. Quang cảnh: - Khi vào phủ: qua nhiều lần cửa, mỗi cửa có lính canh, hành lang quanh co. - Cảnh bên ngoài: vườn hoa cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, hoa thắm, thoang thỏang mùi hương. → Cảnh rất nguy nga. - Trong khuôn viên: kiệu son, võng điều → đồ đạc nhân gian chưa từng thấy. - Nội cung: năm sáu lần trướng gấm, thắp nến, nệm gấm, màn là, đồ đạc sơn son thếp vàng. → Cầu kì, xa lạ với cuộc sống bên ngòai. → Phủ chúa cực kì lộng lẫy, tráng lệ. b. Cung cách sinh hoạt: - Có người vào: đầy tớ hét đường, cáng chạy, người báo rộn ràng, người đi lại như mắc cửi - Bảy tám thầy thuốc coi bệnh, phục dịch thế tử. → Vị trí trọng yếu, quyền uy tột đỉnh của chúa. - Nhắc đến chúa + thế tử: lễ nghi, khuôn phép. → Quang cảnh, cung cách sinh hoạt hiện lên sinh động qua ngòi bút miêu tả tỉ mỉ, cụ thể → nếp sống hưởng thụ cực kì xa hoa của gia đình chúa Trịnh. è Giá trị hiện thực của ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo, thể hiện sự phê phán kín đáo của tác giả. 2. Thái độ, tâm trạng của tác giả. a. Thái độ trước quang cảnh và sinh hoạt trong phủ chúa. - Bước chân đến đây… người thường + Được mời ăn: bấy giờ mới biết phong vị… - Ở trong tối om… gì cả. Vì thế… yếu đi → Nhận xét và cảm nhận tinh tế cái sang, cái đẹp, dửng dưng trước quyến rũ vật chất, không đồng tình lối sống tiện nghi, no đủ nhưng ngột ngạt, tù túng nơi phủ chúa. b. Tâm trạng khi chữa bệnh. - Hiểu rõ bệnh → sợ danh lợi ràng buộc → chọn phương thuốc hoà hoãn. - Trung quân, nhân đức → nói thẳng bệnh và cách chữa. → Thầy thuốc giỏi, tài năng, kiến thức sâu rộng, giàu kinh nghiệm, có lương tâm, đức độ. è Phẩm chất cao quý: khinh thường danh lợi, quyền quý, thích tự do, nếp sống thanh đạm. 3. Đặc sắc nghệ thuật. - Ngôn ngữ giản dị, quan sát tinh tế, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động. - Kể diễn biến sự việc khéo léo: khách quan nhưng giàu cảm xúc, cái tôi của tác giả bộc lộ rõ ràng, mạnh mẽ. - Chi tiết bình thường nhưng tạo được cái thần của cảnh và việc. è Giá trị hiện thực sâu sắc: việc ăn chơi của nhà chúa phơi bày trước mắt bạn đọc, đối lập hoàn toàn với cuộc sống cơ cực của nhân dân. III. Tổng kết. HS học phần ghi nhớ SGK. IV. Luyện tập: Hãy phát biểu suy nghĩ của em sau khi đọc xong bài Vào phủ chúa Trịnh? Củng cố: Nội dung và giá trị hiện thực của đọan trích. Dặn dò: Chuẩn bị bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân. Tiết 4 Tuần 1 Ngày soạn: 5.9.2008 Làm văn: BÀI VIẾT SỐ MỘT- NLXH Mục tiêu bài học: Củng cố kiến thức về văn nghị luận đã học ở THCS và học kì II lớp 10. Viết được bài nghị luận xã hội có nội dung sát với thực tế cuộc sống và học tập. Phương tiện thực hiện: Thiết kế bài học. Cách thức tiến hành: Thầy: ra đề và lập đáp án. Trò: ôn kĩ năng và kiến thức để làm bài Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: không. 3. Dạy bài mới: I. Đề bài: Qua đọan trích Vào phủ chúa Trịnh, ta cảm nhân sâu sắc về tài năng và nhân cách của lương y Lê Hữu Trác. Qua đó em hãy trình bày suy nghĩ của em về cái tài và đức trong xã hội ngày nay, hướng rèn luyện của bản thân? II. Đáp án: 1. Nội dung cần đáp ứng: Tài năng và phẩm chất của Lê Hữu Trác trong việc chuẩn đóan và chữa bệnh cho thế tử. Đối với việc hình thành nhân cách con người, không thể thiếu một trong 2 yếu tố tài và đức trong bất cứ thời đại nào. Ngày nay càng phải trau dồi cả tài và đức. Hướng rèn luyện của bản thân. 2. Về kĩ năng: - Bố cục rõ ràng, mạch lạc - Hành văn trong sáng - Hạn chế lỗi chính tả, viết tắt. - Giàu cảm xúc. Củng cố: Không Dặn dò: Chuẩn bị bài: Tự tình. Tiết 5 tuần 2 Ngày sọan: 8.9.2008 Đọc văn TỰ TÌNH (Hồ Xuân Hương) Mục tiêu bài học: Giúp hs: Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Thấy được tài năng nghệ thuật thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài học. Cách thức tiến hành: Đọc, tìm hiểu, phân tích, phát huy chủ thể hs. Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Dạy bài mới: Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói đòi quyền sống, là niềm khát sống mãnh liệt. Đặc biệt, những bài thơ Nôm của bà là những cảm thức về thời gian tinh tế, tạo nền cho tâm trạng. Tự tình II là một trong những bài thơ tiêu biểu cho điều đó, đồng thời thể hiện được những đặc sắc về thơ Nôm của HXH. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt HĐ1: Tìm hiểu phần Tiểu dẫn. TT1: HS đọc tiểu dẫn SGK TT2: Phần tiểu dẫn trình bày những nội dung gì? GV nhấn mạnh cá tính của HXH vì cá tính ấy in đậm trong sáng tác của nữ sĩ. HĐ2: Đọc - hiểu văn bản TT1: HS đọc diễn cảm văn bản TT2: Tìm hiểu nhan đề, kết cấu, giọng điệu. GV giới thiệu cho HS có hai cách tiếp cận bài thơ TT3: Tại sao tác giả chọn thời gian là đêm khuya? Yếu tố không gian và con người được nhắc đến trong mối tương quan ntn? TT4: Phân tích giá trị biểu cảm của các từ: Trơ – cái hồng nhan – nước non? - Hai câu đề đã nêu lên tâm trạng của HXH như thế nào? TT5: Hai câu thực thể hiện tâm sự gì của tác giả? GV chú ý cho HS thấy sự Việt hóa thể thơ Đường luật của HXH. - Phân tích giá trị biểu cảm của cụm từ: say lại tỉnh, và mối tương quan giữa hình tượng trăng sắp tàn “bóng xế” mà vẫn “khuyết chưa tròn” với thân phận nữ sĩ? TT6: Tìm hiểu thái độ của nhà thơ thể hiện ở hai câu luận. TT7: Hãy nhận xét đặc điểm cú pháp của 2 câu luận? GV chú ý cho HS thấy Việt hóa thể thơ Đường luật của HXH. TT8: Cách miêu tả thiên nhiên trong 2 câu thơ gợi cho em ấn tượng gì? TT9: Thái độ của nhà thơ đối với số phận được thể hiện ntn ở 2 câu cuối? - Phân tích ý nghĩa của việc sử dụng các từ ngữ: Ngán, Xuân, Lại; và nghệ thuật tăng tiến của câu thơ: Mảnh tình san sẻ tí con con? TT10: Em có suy nghĩ gì về hình tượng thiên nhiên (hàm ý so sánh) ở hai câu luận với hình tượng con người ở hai câu kết? HĐ3: Tổng kết HĐ4: Luyện tập và củng cố bằng cách trả lời các câu hỏi. I.Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: a. Cuộc đời: Hồ Xuân Hương, sinh vào khoảng thế kỉ XVIII. - Quê: Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An, sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long - Đi nhiều nơi – thân thiết với nhiều danh sĩ - Cuộc đời, tình duyên nhiều éo le, ngang trái. b. Sáng tác: Gồm chữ Nôm, chữ Hán - Thơ Nôm đường luật chủ yếu: Tập Lưu hương Kí, phát hiện 1964, 24 bài chữ Hán và 26 bài chữ Nôm - Nội dung: Tiếng nói thương cảm, khẳng định, đề cao vẻ đẹp, khát vọng của người phụ nữ - Nghệ thuật: + Trào phúng mà trữ tình + Lời thơ tự nhiên, vần điệu hiểm hóc → Bà chúa thơ Nôm 2. Bài Tự tình (II): nằm trong chùm thơ Tự tình (gồm 3 bài) II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Nhan đề và kết cấu bài thơ: a.Nhan đề: - Tự: Cách trữ tình - Tình: Nội dung trữ tình => Tự tình: thuật kể nỗi lòng mình b.Kết cấu: Theo mạch cảm xúc tâm trạng nhân vật trữ tình: Buồn tủi xót xa (4 câu đầu); phẫn uất trước duyên phận (2 câu tiếp); nỗi đau thân phận (2 câu cuối). → Giọng điệu trữ tình thống thiết. 2. Hai câu đề: Nỗi niềm buồn tủi - Thời gian: đêm khuya - “Trống canh dồn”: bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời của tâm trạng. - Trơ: đặt đầu câu → nhấn mạnh sự tủi hổ, bẽ bàng (về cái hồng nhan thật rẻ rúng, vô nghĩa, vô duyên.) - Trơ – (cái) Hồng nhan – (với) Nước non (Nhịp:1/3/3) + đảo ngữ: nhấn mạnh sự dằn vặt, biểu hiện sự bẽ bàng của duyên phận. → Hai câu thơ với âm điệu riết róng diễn tả cao độ sự cô đơn, lẻ loi. 3. Hai câu thực: Cảnh và tình - Uống rượu giải sầu →“say lại tỉnh”: Cảm nhận sâu sắc sự cô đơn, trơ trọi của bản thân - Vầng trăng (biểu tượng hphúc) = Con người (Khát khao hp) → Khuyết Bóng xế, chưa tròn → Tuổi xuân trôi qua mà nhân duyên muộn màng, dang dở → Càng cảm thấy đơn độc, nỗi sầu càng thê thảm. Hai câu thơ làm nổi bật tình cảnh của Xuân Hương. 4. Hai câu luận: Nỗi niềm phẫn uất - Cách sắp xếp: + danh từ - định từ - danh từ chỉ loại Rêu từng đám Đá mấy hòn + Động từ mạnh - Bổ ngữ - Đảo ngữ - đối Xiên ngang đâm toạc Mặt đất châm mây Từng đám mấy hòn → Cách miêu tả từ gần đến xa → Tạo âm hưởng mạnh cho câu thơ, tô đậm hình tượng thơ: TN quẫy đạp mạnh mẽ. Tâm trạng buồn, phẫn uất nhưng nhìn cảnh vật đầy sức sống bằng con mắt yêu đời Nổi bật bản lĩnh, cá tính mạnh mẽ, sức sống mãnh liệt của Xuân Hương, đồng thời thấy được tài năng sử dụng từ của bà. 5. Hai câu kết: Tiếng than thân - Ngán: ngán nỗi đời éo le, bạc bẽo - Xuân + Mùa xuân: đi rồi trở lại theo quy luật tạo hóa. + Tuổi xuân: tàn phai nhưng tình yêu không đến. - Lại: điệp từ → Tiếng thở dài chua chát nặng nề, ngao ngán - Mảnh tình (bé) – (lại) san sẻ - tí (ít ỏi) – con con → Thủ pháp nghệ thuật tăng tiến làm nổi bật sự xót xa, cay đắng cho số phận. → Vừa thách thức, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch Tính khái quát cao, đó là nỗi lòng người phụ nữ trong xã hội xưa. Giá trị nhân văn sâu sắc, thấm thía. III. Tổng kết: - Về nội dung: Bài thơ làm nổi bật bi kịch và khát vọng sống, hạnh phúc của HXH; mang nỗi buồn nhưng tạo sự cảm thông với số phận éo le, bất hạnh. - Về nghệ thuật: Từ ngữ thuần việt giản dị mà đặc sắc, hình ảnh chọn lọc, gợi cảm để diễn tả các biểu hiện phong phú, tinh tế của tâm trạng. IV. Luyện tập củng cố: 1.Ý nghĩa nhân văn toát lên từ bài thơ là gì? 2. Từ ngữ, hình ảnh nào để lại cho em nhiều ấn tượng nhất, hãy phân tích để thấy được tài năng của nữ sĩ họ Hồ? Dặn dò: - Học thuộc lòng bài thơ Tự tình (bài II) và cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ. - Chuẩn bị bài mới: Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến Tiết 6 Tuần 2 Ngày soạn: 8.9.2008 Đọc văn: CÂU CÁ MÙA THU (Nguyễn Khuyến) Mục tiêu bài học: Giúp hs: Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh VN vùng đồng bằng Bắc bộ. Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân: Tấm lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, tâm trạng thời thế. Thấy được tài năng thơ Nôm Nguyễn Khuyến với bút pháp nghệ thuật tả cảnh, tả tình, nghệ thuật gieo vần, sử dụng từ ngữ. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài học. Cách thức tiến hành: Đọc, tìm hiểu, phân tích, phát huy chủ thể hs. Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ “Tự tình” và phân tích để thấy được tài năng sử dụng từ ngữ để thể hiện tâm trạng của Xuân Hương. Cho biết những từ ngữ, hình ảnh nào gợi lên nét riêng của mùa thu làng quê Bắc Bộ VN? 3. Dạy bài mới: Trong các nhà thơ cổ điển VN, NK được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Điều đó không chỉ được thể hiện qua tình yêu của nhà thơ với cảnh vật mà còn là sự đánh giá về nghệ thuật bậc thầy trong việc tả cảnh tả tình của ông. Điều đó thể hiện rõ trong chùm thơ thu, đặc biệt là Thu điếu. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt HĐ1: HS tìm hiểu tri thức phần tiểu dẫn. TT1: HS đọc tiểu dẫn sgk. TT2: Tóm tắt những nét chính về cuộc đời NK? TT3: Những nội dung cơ bản trong sáng tác của NK? - Đóng góp nổi bật của NK cho thơ ca dân tộc là gì? TT4: Giới thiệu đôi nét về bài thơ? HĐ2: HS đọc hiểu văn bản. TT1: Gọi HS đọc diễn cảm bài thơ. TT2: Cảnh thu được tác giả phác họa ntn?- Có ao, có thu, có nước, có thuyền câu nhỏ → bài thơ nói chuyện câu cá mù thu. Cảnh thu được nhìn từ con mắt của người ngồi câu trong ao. TT3: Điểm nhìn cảnh thu có gì đặc biệt? TT4: Những hình ảnh nào gợi được nét riêng của mùa thu? Hãy cho biết đó là cảnh thu ở miền quê nào? TT5: Nhận xét về bức tranh mùa thu được thể hiện trong bài? TT6: Em có nhận xét gì về không gian trong Câu cá mùa thu? Không gian ấy góp phần diễn tả tâm trạng trữ tình ntn? TT7: Em hiểu ntn về 2 câu thơ cuối? TT8: Cách gieo vần trong bài thơ có gì đặc biệt? Cách gieo vần đó gợi cho ta cảm giác gì về cảnh thu và tình thu? - Ngoài cách gieo vần thành công, bài thơ còn những đặc sắc nghệ thuật nào khác? HĐ3: Tổng kết HĐ4: Luyện tập củng cố. I. Giới thiệu 1. Tác giả:- Nguyễn Khuyến (1835 - 1909), quê làng Hòang Xá, Ý Yên, Nam Định; sống ở Yên Đỗ, Bình lục, Hà nam. - Xuất thân: Gia đình nhà nho, đỗ đầu 3 kì thi → Tam nguyên Yên Đỗ. - Làm quan 10 năm, sau dạy học, sống thanh sạch tại quê nhà. - Bất hợp tác với chính quyền thực dân Pháp. 2. Sáng tác: Gồm cả chữ Nôm và chữ Hán, số lượng lớn, trên 800 bài: thơ, văn, đối. - Nội dung: + Tình yêu quê hương đất nước, gia đình, bè bạn. + Phản ánh cuộc sống của những người khổ cực. + Châm biếm, đả kích thực dân xâm lược, tầng lớp thống trị, nho sĩ cuối mùa. + Bộc lộ tấm lòng với dân, với nước. - Đóng góp nổi bật: thơ Nôm viết về làng quê, trào phúng. 3. Bài thơ: 1 trong 3 bài thơ thu đặc sắc. - Thể thất ngôn bát cú đường luật II. Đọc – hiểu: 1. Cảnh thu: - Điểm nhìn: có sự vận động từ gần (ao, thuyền câu) → cao xa (tầng mây, ngõ trúc) → gầ (thuyền, chân bèo). → Không gian, cảnh sắc mùa thu sinh động mở ra nhiều hướng. - Cảnh vật: + Màu sắc: trong veo, biếc, xanh ngắt, lá vàng + Đường nét có sự chuyển động Sóng: hơi gợn tí Lá khẽ đưa vèo Tầng mây lơ lửng → Gợi nên nét thu, hồn thu riêng của làng quê Bắc Bộ. + Sự vật: thuyền câu bé, ngõ vắng teo → tỉnh + Cá đớp dưới chân bèo → lấy động tả tỉnh → Tạo sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật; vắng tiếng, vắng người. Cảnh thu đẹp, dịu nhẹ, thanh sơ nhưng phảng phất buồn Bức tranh thu thật thơ mộng với kết hợp hài hòa giữa màu sắc, ánh sáng, âm thanh, đường nét. Bức tranh như có linh hồn, sức sống. 2. Tình thu: - Tả cảnh ngụ tình: nói chuyện câu cá → vẽ cảnh thu → đón nhận vào cõi lòng. - Không gian tĩnh lặng + sự tĩnh lặng của lòng người: tựa gối ôm cần→ quan sát và cảm nhận mọi sắc độ của mùa thu. → Thể hiện tâm trạng thi nhân: cô quạnh, uẩn khúc, người và cảnh như hòa vào nhau. Tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên, tấm lòng yêu nước thầm kín mà sâu sắc của NK. 3. Thành công về nghệ thuật: - Ngôn ngữ: gần gũi, giản dị mà trong sáng, gợi cảm + Khai thác giá trị tạo hình, biểu cảm của từ láy: lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng… - Thàng công trong cách gieo tử vận: gợi không gian vắng, thu nhỏ phù hợp với tâm trạng trữ tình - Hình ảnh, nét vẽ chân thực, đậm tính dân tộc. - Lấy động tả tĩnh→ thủ pháp quen thuộc của thơ đường. III. Tổng kết: HS đọc phần ghi nhớ sgk VI. Luyện tập – củng cố: Những từ ngữ, hình ảnh nào gợi lên nét thu riêng của mùa thu làng quê bắc bộ? Thành công về mặt nghệ thuật? Cái tôi trữ tình thể hiện trong bài thơ ntn? Dặn dò: Học thuộc bài thơ và phân tích Chuẩn bị: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận. Tiết 7 Tuần 2 Ngày soạn: 30.8.2008. Làm văn: PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN. Mục tiêu bài học: Giúp hs: Nắm vững cách phân tích và xác định yêu cầu của đề bài, cách lập dàn ý cho bài viết. Có ý thức và thói quen phân tích đề và lập dàn ý trước khi làm bài. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài học. Cách thức tiến hành: Đọc, tìm hiểu ngữ liệu, làm việc theo nhóm ở phần luyện tập. Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: thông qua 3. Dạy bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt HĐI: HD hs phân tích đề TT1: Tìm hiểu kiểu đề - GV gọi HS đọc SGK mục I và yêu cầu HS trả lời câu 1 + Đề nào có định hướng cụ thể, đề nào đòi hỏi người viết phải tự xác định hướng triển khai? TT2: HD hs phân tích đề 1 và 2 Bước 1: Đề 1 + Theo em vấn đề cần nghị luận ở đây là gì ? + Em hãy phân tích đề ở các mặt: nội dung, thao tác, phạm vi dẫn chứng HS đọc kỹ đề, gạch chân từ ngữ then chốt, xác định ý của Vũ Khoan nói là gì. Bước 2: Đề 2 + Chiếu bảng phụ để HS so sánh hai kiểu đề khác nhau. Đề 3 : HS tự làm. - Qua phân tích đề, em hãy rút ra những điểm chính trong cách thức phân tích đề văn nghị luận ? HĐII: HD hs lập dàn ý TT1: Em hiểu ntn là lập dàn ý? TT2: Mục đích của lập dàn ý khi viết một bài văn nghị luận? TT3: Khi lập ý cần tiến hành theo những bước nào? - Theo em có mấy luận điểm rút ra được từ ý kiến của Vũ Khoan? Xác lập luận cứ cho từng luận điểm đó? Dựa vào tâm trạng nhân vật trữ tình xác lập luận điểm, luận cứ - GV hướng dẫn HS tự lập dàn ý đề 3 - GV hướng dẫn HS sắp xếp luận điểm, luận cứ - Gợi ý giải bài tập I. Phân tích đề: 1. Phân tích đề: a. Đề1: Dạng đề có định hướng rõ nội dung nghị luận. - Vấn đề NL: việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới. - Yêu cầu nội dung: từ ý kiến của Vũ Khoan: + Người VN có nhiều điểm mạnh: thông minh, nhạy bén với cái mới. + Điểm yếu: thiếu hụt kiến thức cơ bản, khả năng thực hành và sáng tạo hạn chế. + Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu là thiết thực chuẩn bị hành trang vào thế kỉ XX. - Yêu cầu về phương pháp: bình luận, giải thích, chứng minh. - Yêu cầu về dẫn chứng: thực tế XH. b. Đề 2: Dạng đề tự do sáng tạo. - Vấn đề nghị luận: Tâm sự của HXH trong bài thơ Tự tình II. - Yêu cầu về nội dung: Cảm nghĩ của bản thân về tâm sự và diễn biến tâm trạng của HXH (cô đơn, chán chường, khát vọng được sống hạnh phúc). - Yêu cầu về phương pháp: Thao tác phân tích kết hợp nêu cảm nghĩ - Yêu cầu về dẫn chứng: Bài thơ Tự tình II c.Đề 3: Dạng đề tự do sáng tạo - Vấn đề nghị luận: Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ - Yêu cầu về nội dung: Thấy được cảnh thu nổi bật của Bắc bộ và tâm trạng của Nguyễn Khuyến trước cảnh thu ấy. + Nét đặc sắc trong nghệ thuật thơ Nôm đường luật của NK. - Yêu cầu về phương pháp: Thao tác phân tích kết hợp nêu cảm nghĩ - Yêu cầu về dẫn chứng: Bài thơ Câu cá mùa thu. 2. Cách phân tích đề: - Đọc kỹ đề bài, chú ý từ ngữ then chốt. - Xác định yêu cầu của đề về các mặt: + Hình thức nghị luận + Nội dung nghị luận. + Phạm vi tư liệu sử dụng. II. Lập dàn ý: 1. Khái niệm: Lập dàn ý là sắp xếp các ý theo trình tự lôgic 2. Mục đích: - Giúp người viết không bỏ sót ý quan trọng, loại bỏ những ý không cần thiết. - Lập dàn ý → viết dễ dàng, nhanh và hay hơn 3. Các bước lập dàn ý: - Đọc, xác định yêu cầu của đề - Xác lập luận cứ - Sắp xếp luận điểm, luận cứ + Mở bài: giới thiệu định hướng triển khai vấn đề. + Thân bài: sắp xếp luận điểm, luận cứ theo trình tự lôgic. + Kết luận: tóm lược nội dung trình bày, nêu những nhận định, bàn luận, khôi gợi suy nghĩ người đọc. * Lưu ý: Có ký hiệu trước mỗi đề mục để phân biệt luận điểm, luận cứ. III. Luyện tập. HS lập dàn ý cho 3 đề bài trên. GV hướng dẫn Củng cố: Kỹ năng lập dàn ý. Dặn dò: Chuẩn bị bài : Thao tác lập luận phân tích Tiết 9 Tuần 3 Ngày soạn: 8.9.2008 Đọc văn: THƯƠNG VỢ (Trần Tế Xương) Mục tiêu bài học: Giúp hs: - Cảm nhận được hình ảnh bà Tú: vất vả, đảm đang, thương yêu và lặng lẽ hy sinh vì chồng con. - Thấy được tình cảm thương yêu, quý trọng của Trần Tế Xương dành cho vợ. Qua lời tự trào, thấy được vẻ đẹp nhân cách và tâm sự của nhà thơ. - Nắm được những thành công nghệ thuật của bài thơ: từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng hình ảnh, ngôn ngữ VHDG, kết hợp giữa giọng điệu trữ tình và tự trào. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài học. Cách thức tiến hành: Đọc, tìm hiểu, phân tích, phát huy chủ thể hs. Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ “Thu điếu” và cho biết những từ ngữ, hình ảnh nào gợi lên nét riêng của mùa thu làng quê Bắc Bộ VN? 3. Dạy bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt HĐ1: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn. TT1: Đọc tiểu dẫn. Hãy tóm tắt những ý chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của TTX? TT2: Em có nhận xét gì về đề tài và giọng điệu của bài thơ? Xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ? HĐ2: Tổ chức cho HS đọc hiểu văn bản. TT1: gọi hs đọc văn bản, sau đó gv đọc lại, diễn cảm. TT2: Cảm nhận của em về hình ảnh bà Tú? Tìm những từ ngữ, có giá trị tạo hình ở đây? Biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng để biểu đạt những nội dung trên? TT3: Công việc và hoàn cảnh làm việc của bà Tú hiện lên qua những từ ngữ nào? Qua đó em có nhận xét gì về phẩm chất của bà Tú? TT4: Em có nhận xét gì về giọng điệu câu thơ thứ 2? Tại sao TTX lại đếm chồng và con như vậy? TT5: Tấm lòng thương vợ của tác giả thể hiện ntn? Xác định những biện pháp tu từ và phân tích giá trị biểu cảm của chúng? TT6: Tiếng “chửi” trong hai câu thơ cuối là của ai? Có ý nghĩa gì? TT7: Nêu những nhận xét của em về tâm sự và vẻ đẹp nhân cách Tú Xương? HĐ3: Từ những phân tích trên hs khái quát chủ đề. HĐ4: Tổng kết I. Giới thiệu: 1. Tác giả: Trần Tế Xương (1870 -1907) - Thi nhiều lần nhưng chỉ đậu tú tài nên thường gọi là Tú Xương. - Sáng tác: + 2 mảng trào phúng và trữ tình + Thể loại: thơ đường luật, văn tế, phú, câu đối. + Nội dung: hiện thực cuộc sống, tình yêu đất nước, người vợ thân yêu. 2. Bài thơ: - Đề tài và giọng điệu: + Viết về người vợ thân yêu, cảm nhận hoàn chỉnh. + Trữ tình kết hợp với tự trào. - Cảm hứng chủ đạo: Tấm lòng thương vợ và nhân cách Tú Xương. II. Đọc-Hiểu văn bản: Chân dung bà Tú: - Công việc: Buôn bán → nặng nề. - Thời gian: quanh năm - Bối cảnh: mom sông, thân cò Lặn lội khi quãng vắng >< eo sèo buổi đò đông → Cách nói và hình ảnh dân gian, đảo ngữ gợi những khó khăn, nguy hiểm trong công việc; thấy được sự tảo tần, ngược xuôi, vật lộn vất vả của bà Tú. - Gánh nặng: nuôi con, nuôi chồng. - Nỗi lòng và tâm trạng: + Duyên: tình cảm + Nợ: cuộc đời, bổn phận → Tình yêu, trách nhiệm với chồng con. + Âu đành: cam chịu số phận.

File đính kèm:

  • docGiaoan11hk1.doc
Giáo án liên quan