Giáo án ngữ văn 11 nâng cao: Tràng giang- Huy Cận

A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh hiểu được:

- Nỗi cô đơn buồn sầu của cái Tôi thi sĩ trước cảnh trời rộng sông dài.

- Qua đó thấy được tình yêu giang sơn thầm kín của tác giả

- Sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại

B. Tiến trình dạy học:

- Bài cũ: Khái quát tâm trạng nhân vật trữ tình trong “Đây thôn Vĩ Dạ”?

- Bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8631 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11 nâng cao: Tràng giang- Huy Cận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tràng giang Huy Cận Mục tiêu bài học: Giúp học sinh hiểu được: - Nỗi cô đơn buồn sầu của cái Tôi thi sĩ trước cảnh trời rộng sông dài. - Qua đó thấy được tình yêu giang sơn thầm kín của tác giả - Sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại Tiến trình dạy học: - Bài cũ: Khái quát tâm trạng nhân vật trữ tình trong “Đây thôn Vĩ Dạ”? - Bài mới: I. Vài nét về tác giả và tác phẩm II. Đọc – hiểu bài thơ a. Khổ thơ 1: b. Khổ thơ 2: c. Khổ thơ 3: d. Khổ thơ 4: III. Tổng kết: IV. Bài tập nâng cao: 1. Tác giả: - Huy Cận (1919 - 1905) - Quê: Hương Sơn, Hà Tĩnh - Là đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ Mới - Sự nghiệp sáng tác chia làm hai giai đoạn: + Trước cách mạng: thơ Huy Cận mang nặng nỗi cô đơn sầu hận: “Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm” + Sau cách mạng: thơ Huy Cận phản ánh cuộc sống vui tươI của nhân dân trong công cuộc xây dựng đất nước. - Phong cách thơ Huy Cận: + Thơ Huy Cận có sự kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố cổ điển với hiện đại. Cụ thể là: sự kết hợp giữa nỗi sầu nhân thế với nỗi cô đơn của cáI tôI cá nhân cá thể thời Thơ Mới. Sự kết hợp giữa những yếu tố đường thi với những yếu tố hiện đại trong thi pháp thể hịên. 2. Tác phẩm: - Hoàn cảnh ra đời “Tràng giang”: một chiều thu năm 1939, Huy Cận đứng ở bờ nam bến Chèm, nhìn cảnh sông Hồng mênh mông trong tâm trạng của người dân mất nước. Huy Cận đã viết bài thơ này và in trong tập “Lửa thiêng”, xuất bản năm 1940. 1. Nhan đề “Tràng giang”: - Hai âm hán việt: gợi sắc thái cổ kính, trang nhã (chất Đường thi, cổ điển). - Hai vần “ang” liền nhau: tác giả không dùng “trường giang” mà dùng “trường giang”, mặc dù nghĩa giống nhau. Việc láy âm “ang” là âm mở, vang, thanh thoát, gợi cảm giác về sự mênh mông bát ngát của con sông lớn. Nừu nói “trường giang” thì chỉ nói được chiều dài mà thôi. - Tràng giang: không chỉ dài mà còn rộng, không chỉ gợi không gian mà còn gợi cả thời gian. Hai tiếng tràng giang gợi nên một con sông chảy qua chiều dài lịch sử và chở nặng mối sầu thiên cổ của hồn thơ Huy Cận. 2. Lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”: - Thể hiện hoàn cảnh ra đời bài thơ, cảm hứng chủ đạo của bài thơ: tâm trạng nhà thơ trước cảnh trời rộng sông dài. - Lời đề từ đồng thời cũng thể hiện sự hoà cảm giữa tâm trạng nhân vật trữ tình với hồn sông nước quê hương. - Lời đề từ đồng thời cũng có ý nghĩa như một sự lưu ý với người đọc, rằng trong bài thơ, tâm trạng của nhân vật trữ tình mới là chủ yếu chứ không phải bức tranh sông nước. 3. Hình ảnh dòng sông mênh mông, tuyệt đối hoang vắng và hiu quạnh: - Sóng gợn: gợi sự tĩnh lặng và cảm giác buồn. - Buồn điệp điệp: sóng cũng mang tâm trạng buồn, nỗi buồn kéo dài như không bao giờ dứt. Có thể nói, ở đây, nỗi buồn của lòng người đã mượn chuyển động của sóng mà trở nên hữu hình, nỗi buồn ấy cứ loang rộng, lan xa theo muôn trùng sông nưqớc tràng giang. - Con thuyền xuôi mái: con thuyền trôi xuôi, hờ hững, có vẻ như vô tâm vô tình. - Nước song song: thuyền và nước vốn gắn bó gần gũi. Vậy mà ở đây thuyền và nước lại song song như thể chẳng bao giờ gặp nhau cả. Câu thơ vì thế gợi sự tan tác chia lìa và cảm giác buồn. Điều đáng nói là “thuyền xuôi mái” trôi hờ hững trên sông, hình ảnh này gợi sự nổi nênh của kiếp người trong xã hội cũ. Đó cũng là nỗi buồn của tác giả - một người dân mất nước. - Thuyền về > < nước lại Sầu trăm ngả Thuyền và nước như đã nói ở trên là luôn gắn bó với nhau. ở đây, thuyền về/ nước lại- cả hai đi ngược chiều nhau, càng đi càng xa, càng cô lẻ như chính tâm trạng của người đứng ngắm. - Nước sầu trăm ngả, còn lòng người sầu trăm mối. Sỗu vì cô đơn trước cuộc đời, sầu vì không giảI thoát được những bế tác tâm trạng, hay sầu về non nước “Hay lòng chàng vẫn tủi nắng sầu mưa/ Cùng đất nước và nặng buồn sông núi”. Bao nhiêu nguyên cớ để buồn đã được tác giả gói trọn trong cụm từ “sầu trăm ngả”! Nhưng, cái buồn của sóng, cái sầu của người, cái chia li tan tác của thuyền chưa phảI là cực điểm của nỗi buồn. Chính hình ảnh “củi một cành khô” trôi dạt lạc lõng trên mênh mông sông nước mới là đỉnh điểm của nỗi buồn sầu. - “Một” cành củi khô: gợi sự đơn lẻ giữa vũ trụ bao la rộng lớn. Đã thế lại còn “khô” - đã bị vắt kiệt hết sức sống. - “Lạc”: biểu hiện sự trôi dạt vô định, chẳng biết đI đâu về đâu, không đích hướng tới. - Phép đối: một – cành củi khô > < mấy dòng: số phận của cành củi là do dòng nước quyết định, còn số phận con người thì bơ vơ lạc lõng giữa dòng đời. => Khổ thơ đầu hay từng chữ một, và dường như hình ảnh nào cũng nhuốm đậm tâm trạng buồn sầu. Hình ảnh dòng sông mênh mông vô tận trong cáI nhìn của nhà thơ như mang sẵn trong mình nó cả mối sầu vạn kỷ. Nhà thơ đã mượn sông nước tràng giang để thể hiện nỗi sầu trăm ngả của lòng mình. - Không gian mặt đất: + Lơ thơ cồn nhỏ + Gió đìu hiu => gợi sự thưa thớt, lẻ loi, hiu quạnh. + Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều: => Âm thanh vãn chỡ chiều đã đủ để gợi nỗi buồn. Nhưng đó là âm thanh xa xăm mơ hồ như có như không. Nỗi buồn cô đơn trong tâm trạng nhân vật trữ tình vì thế càng trở nên vô vọng. - Không gian trên cao: + Nắng xuống – trời lên – sâu chót vót => không gian giản nở ra cả ba chiều; có cả chiều dài, chiều rộng và chiều cao. Tác giả không dùng “cao chót vót” mà dùng “sâu chót vót”. Đó là chiều sâu thăm thẳm của cáI nhìn lên. Đây là một sự sáng tạo mới mẻ của Huy Cận trong nghệ thuật biểu hiện. Đối lập với không gian đó là con người bé nhỏ, cô đơn lạc lõng. Dây cũng chính là một trong những nguyên cớ dẫn đến điệu buồn trong tâm trạng nhà thơ. - Không gian sông nước: + Sông: dài + Trời :rộng + Bến: cô liêu => Cảnh vật như mang nỗi buồn tự bên trong nó. => Khổ thơ thứ hai: không gian được mở rộng tràng giang vô cùng vô tận. Không gian ấy gợi sự đối lập với con người bé nhỏ, cô đơn, lạc lõng. - Bèo dạt về đâu hàng nối hàng: thân phận, số kiếp con người bơ vơ trong xã hội. - Không một chuyến đò, không cầu - Lặng lẽ bờ xanh, bãI vàng => Cả khổ thơ tan tác chia lìa, không một mối liên hệ, không một âm thanh. Tất cả đã thể hiện nỗi cô đơn tột cùng của một tâm hồn yêu đời, thiết tha với cuộc sống nhưng lại không giao hoà được với cuộc sống. Qua đó, tác giả đã tỏ tháI độ phủ nhận thực tại xã hội. - Lớp lớp mây cao đùn núi bạc - Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa => Không gian tối sầm theo bóng chiều sa, cánh chim bé nhỏ cô đơn đến tội nghiệp. Đó cũng là sự thể hiện cái Tôi thi sĩ cô đơn lạc lõng trước hiện thực đất nước. 4. Hình ảnh con người: - Dợn dợn: nỗi nhớ trào dâng, tâm trạng bất an - Không khói -> nhớ nhà => Câu thơ kết tác giả mượn tứ của ThôI Hiệu “Nhật mộ hương quan hà xứ thị/ Yên ba giang thượng sử nhân sầu”. Nếu ThôI Hiệu nhìn khói sóng trên sông mà chạnh lòng nhớ nhà, nỗi nhớ ấy gợi cảm giác yên bình, thì Huy Cận không khói vẫn nhớ nhà, nỗi nhớ ấy là nỗi nhớ của một tâm hồn chống chếnh bất an, cô đơn lạc lõng, không còn nơI bám víu, phảI tìm về với điểm tựa cuối cùng của lòng mình là gia đình, quê hương. - Bài thơ đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên mênh mông trời rộng sông dài, tuyệt đối hoang vắng, hiu hắt. - CáI TôI Huy Cận cô đơn sầu não trước trời rộng sông dài. Đó cũng là nỗi sầu nhân thế của thi nhân, của một tâm hồn nặng tình với đất nước. CáI sầu của Huy Cận cũng là cáI sầu chung cho cả thế hệ nhà thơ cùng thời. Đằng sau nỗi buồn sầu ấy là sự khát khao hơI ấm tình người, khát khao được giảI thoát cáI tôI cô đơn trong cảnh đất nước mất chủ quyền. Xét cho cùng, nỗi buồn sầu của Huy Cận trong bài thơ cũng bắt nguồn từ tấm lòng yêu nước kín đáo mà sâu sắc của ông. Có thể nói, “Tràng giang” của Huy Cận là dòng sông, dòng đời và dòng tâm trạng. - Kết hợp nhuần nhuyễn chất cổ điển và tính hiện đại. * Chất cổ điển và tính hiện đại trong bài thơ “Tràng giang”? * CáI TôI Huy Cận trong bài thơ “Tràng giang”?

File đính kèm:

  • docGiao an ngu van 11 NC.doc
Giáo án liên quan